Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

Nhu cầu học tập hàng đầu của sinh viên ngành Việt Nam học hiện nay là mang tính

tích cực. Qua nghiên cứu cho thấy, sinh viên có nhu cầu học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn

hóa, xã hội của Việt Nam, và học chuyên sâu về tiếng Việt chiếm ưu thế so với những nhu cầu khác.

Nhu cầu của sinh viên không bị phân tán ra nhiều lĩnh vực, việc học chuyên môn sẽ được tập trung

cao, sẽ làm cho kết quả học tập cao hơn.

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể dễ kiếm việc làm, đảm bảo cuộc sống sau này” (tỷ lệ 43.3%, thứ bậc 3/12). “Học để có nghề nghiệp chuyên môn cao” (tỷ lệ 41.3%, thứ bậc 4/12). Qua đó cho thấy động cơ của học viên được thúc đẩy từ những gì mang tính thiết thực cho bản thân. Điều này cũng cho thấy sinh viên người nước ngoài rất tin tưởng việc học ngành Việt Nam học sẽ giúp họ dễ kiếm việc làm, đảm bảo cuộc sống sau này, cũng như có nghề nghiệp chuyên môn cao trong tương lai. - Các động cơ “Học để nâng cao kiến thức”, “Học để phát triển, hòan thiện nhân cách”, “Học để phát triển Việt Nam”, “Học để về phục vụ quê hương, đất nước tôi” lần lượt chiếm các tỷ lệ 27.9%, 19.2%, 9.6%. Như vậy, động lực thúc đẩy sinh viên học tập là để nâng cao kiến thức, để phát triển, hòan thiện nhân cách. Và quan trọng hơn là có một bộ phận không nhỏ sinh viên học để phát triển Việt Nam. Ngoài ra, một số sinh viên học ngành Việt Nam học để về phục vụ quê hương, đất nước mình, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước. - Động cơ “Học để có bằng cấp” (tỷ lệ 17.3%, thứ bậc 7/12), “Học để đáp ứng mong đợi của cha mẹ”, (tỷ lệ 13.5%, thứ bậc 8/12). Đây là các động cơ bên ngoài, cho thấy bản thân sinh viên chưa có sự định hướng cho việc học tập của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên học tập vì những động cơ này không cao. - Những động cơ không tích cực như: Học để không thua kém bạn bè (7.7%), Học để được mọi người ngưỡng mộ (5.8%). Tuy tỷ lệ sinh viên lựa chọn những động cơ này không cao, nhưng vẫn cho thấy rằng vẫn còn một bộ phận sinh viên xuất phát từ những động cơ muốn thể hiện bản thân, chứng tỏ sự hào nhoáng bên ngoài. Tóm lại: Nhìn tổng thể, phần lớn động cơ học tập hiện nay của sinh viên người nước ngoài là xuất phát từ các động cơ bên trong, mang tính tích cực. 2.2.3.. Thực trạng kế hoạch học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Kế hoạch học tập phản ánh thái độ, tinh thần tự giác của sinh viên đối với việc học tập của mình. Qua việc khảo sát kế hoạch học tập của sinh viên cũng phần nào cho thấy động cơ học tập của các bạn. Kế hoạch học tập của sinh viên người nước ngoài được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kế hoạch học tập của sinh viên người nước ngoài STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Luyện nói 38 36.5 3 2 Luyện nghe băng, đĩa, nghe CD của sách 23 22.1 4 3 Luyện viết 20 19.2 5 4 Đọc hiểu 10 9.6 12 5 Phát âm 18 17.3 6 6 Ngữ pháp 12 11.5 11 7 Tập trung học thuộc lòng nhiều từ 16 15.4 8 8 Giao tiếp thường xuyên với người Việt, đi chơi, học tập chung với người Việt 40 38.5 2 9 Đọc sách, báo, xem tivi, xem phim, nghe nhạc Tiếng Việt nhiều 55 52.9 1 10 Xin làm trong công ty, vừa học vừa làm 17 16.3 7 11 Tập làm thông dịch viên tiếng Việt 5 4.8 15 12 Quen bạn gái/bạn trai người Việt Nam 15 14.4 9 13 Đi du lịch nhiều nơi ở Việt Nam để tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa 14 13.5 10 14 Nghiên cứu thêm các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Lịch sử Việt Nam 4 3.8 16 15 Đến lớp thường xuyên để nghe 9 8.7 13 giảng bài 16 Học bài, làm tất cả bài tập thầy cô cho và ôn tập ở nhà 6 5.8 14 17 Thường xuyên tự học 4 3.8 16 18 Biết sắp xếp thời gian và học tập tốt 3 2.9 17 19 Rất lười học, không có kế hoạch gì cả 3 2.9 17 20 Chưa có kế hoạch học tập gì, vì sắp đi quân ngũ 2 1.9 18 - Kết quả bảng 3 cho thấy: sinh viên người nước ngoài học ngành Việt Nam học ưu tiên cho việc “Đọc sách, báo, xem tivi, xem phim, nghe nhạc Tiếng Việt” (52.9%), “Giao tiếp thường xuyên với người Việt, đi chơi, học tập chung với người Việt” 38.5%. Kết quả này rất phù hợp, vì những hoạt động trên không những giúp cho sinh viên người nước ngoài nâng cao kiến thức, trau dồi thêm khả năng tiếng Việt mà còn hiểu thêm về văn hóa của Việt Nam. - “Luyện nói” 36.5%, “Luyện nghe băng, đĩa, nghe CD của sách” (22.1%), Luyện viết (19.2%), “Phát âm” (17.3%). Đây là những lựa chọn được nhiều sinh viên quan tâm trong kế hoạch học tập của mình. Đây là điều dễ hiểu, vì đối với đối tượng sinh viên là người nước ngoài, để có thể học chuyên sâu về lịch sử, văn hóa… của Việt Nam thì việc các bạn cần phải nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt là điều tất yếu, cho nên rất nhiều sinh viên lên kế hoạch cho việc luyện nói, luyện nghe băng, đĩa, nghe CD của sách, luyện viết và phát âm tiếng Việt. - Xin làm trong công ty, vừa học vừa làm; Tập trung học thuộc lòng nhiều từ; Quen bạn gái/bạn trai người Việt Nam; Đi du lịch nhiều nơi ở Việt Nam để tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa; Tập làm thông dịch viên tiếng Việt. Các nội dung này cũng được sinh viên người nước ngoài quan tâm đưa vào kế hoạch học tập của mình. Kết qủa này cho thấy, kế hoạch học tập của sinh viên gắn liền với những hoạt động mang tính thiết thực và gần gũi với cuộc sống. - Việc luyện ngữ pháp, đọc hiểu cũng được sinh viên người nước ngoài quan tâm nhưng chỉ xếp sau luyện kỹ năng nghe, nói và viết. - “Rất lười học, không có kế hoạch gì cả”, tuy có tỷ lệ sinh viên lựa chọn rất thấp 2.9%, nhưng cũng phản ánh thực trạng vẫn còn một số ít sinh viên chưa có ý thức và động cơ học tập tốt. Con số 1.9% sinh viên chưa có kế hoạch học tập gì, vì sắp đi quân ngũ có lẻ rơi vào sinh viên nước Hàn Quốc, vì tại đất nước này tất cả các bạn nam đến tuổi trưởng thành đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước một cách gay gắt. Tóm lại: Đa số sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM có kế hoạch học tập rõ ràng, tích cực. Những kế hoạch học tập này mang tính thiết thực, gắn liền với những hoạt động thực tế. 2.2.4. Thực trạng khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 4: Khó khăn trong quá trình học tập STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Khó học từ mới 8 7.7 11 2 Khó phát âm 34 32.7 2 3 Khó khăn nghe băng, đĩa 11 10.6 8 4 Tiếng Việt có đến 6 dấu nên dễ nhầm 23 22.1 4 5 Một từ tiếng Việt có nhiều nghĩa 32 30.8 3 6 Gặp khó khăn trong môn viết, sai chính tả, nhầm lẫn ngữ pháp 35 33.7 1 7 Thời gian học không phù hợp 10 9.6 9 8 Qúa nhiều bài tập 13 12.5 6 9 Giao thông bất tiện, thời tiết nóng, nên việc đi học vất vả 11 10.6 8 10 Tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng Việt với người Việt 6 5.8 12 11 Giáo viên người Việt nói nhanh, không nghe kịp 8 7.7 11 12 Không theo kịp bài giảng trên lớp 9 8.7 10 13 Hòan cảnh sống một mình, nhớ gia đình, bạn bè ở quê 3 2.9 15 14 Nhiều sinh viên trong lớp rất giỏi, nên tôi theo không kịp các bạn 11 10.6 8 15 Thư viện đông đúc và ồn ào 12 11.5 7 16 Không đủ chỗ tự học 8 7.7 11 17 Môi trường học không vệ sinh 2 1.9 18 Có nhiều điểm khác giữa từ thầy cô dạy và từ trong từ điển 8 7.7 11 19 Tôi vừa đi học, vừa đi làm, mà thời gian học tập chia ra làm 02 buổi, gây khó khăn và lãng phí 10 9.6 9 20 Khó khăn trong làm việc nhóm 4 3.8 14 21 Yêu cầu học tập rất cao 12 11.5 7 22 Xã hội và văn hóa khác nhau 9 8.7 10 23 Mỗi người Việt phát âm một giọng khác nhau nên tôi khó nghe được 21 20.2 5 24 Thời gian học tập nhiều, không có thời gian ôn tập 5 4.8 13 25 Không có khó khăn gì nhiều 6 5.8 12 - Những khó khăn trong học tập sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của sinh viên. Đặc biệt, đối với những sinh viên du học tại Việt Nam, việc học một chuyên ngành ở đại học không phải bằng tiếng mẹ đẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát những khó khăn trong học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại Việt Nam, và thu được kết quả như sau: - Đa số sinh viên người nước ngoài gặp khó khăn trong môn viết, sai chính tả, nhầm lẫn ngữ pháp ở mức cao nhất (33.7%), kế đến là khó khăn trong việc phát âm (32.7%). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì ngữ pháp tiếng Việt rất uyển chuyển, sự phong phú của tiếng Việt với những thanh dấu, sắc thái, ngôn ngữ khác nhau, lối xưng hô cùng với những đặc điểm phát âm của từng vùng,... gây nhiều khó khăn cho sinh viên nước ngoài trong việc học ngôn ngữ tiếng Việt. - Một từ tiếng Việt có nhiều nghĩa; hay tiếng Việt có đến 6 dấu cũng gây khó khăn cho sinh viên trong việc phân biệt, dễ nhầm lẫn. - Các khó khăn “Mỗi người Việt Nam phát âm một giọng khác nhau nên tôi khó nghe được”; “Qúa nhiều bài tập”, “Thư viện đông đúc và ồn ào” được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ lần lượt là 20.2%, 12.5%, 11.5%. - Hai khó khăn “Giao thông bất tiện, thời tiết nóng, nên việc đi học vất vả”; “Nhiều sinh viên trong lớp rất giỏi, nên tôi theo không kịp các bạn” được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ ngang nhau (10.6%). Kết quả này cho thấy, những lí do khách quan như thời tiết, giao thông bất tiện cũng gây cản trở, ảnh hưởng đến việc học của sinh viên. Điều này cũng dễ hiểu vì đa số sinh viên đến từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi giao thông thuận lợi và có khí hậu mát mẻ hơn TPHCM rất nhiều, nên khi sang học ở Việt Nam bước đầu chưa thể thích nghi được nên các bạn cảm thấy khó khăn. Bên cạnh đó, việc nhiều sinh viên trong lớp học giỏi hơn mình cũng gây cho các bạn những áp lực nhất định. - Thời gian học không phù hợp; Sinh viên vừa đi học, vừa đi làm, mà thời gian học tập chia ra làm 02 buổi, cũng gây khó khăn cho các bạn, và hai lí do này được sinh viên lựa chọn với tỷ lệ 9.6%. - Các khó khăn: Không theo kịp bài giảng trên lớp; Yêu cầu học tập rất cao; Giáo viên người Việt nói nhanh, không nghe kịp; Không đủ chỗ tự học; Có nhiều điểm khác giữa từ thầy cô dạy và từ trong từ điển; Tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng Việt với người Việt, không ảnh hưởng nhiều đến sinh viên. - Tuy chỉ có 5.8% sinh viên cho rằng mình không gặp khó khăn gì nhiều, nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng, có lẻ con số này rơi vào những sinh viên chăm chỉ học tập và có học lực cao. Tóm lại: Việc du học bao giờ cũng gây cho sinh viên những khó khăn nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, giao tiếp… Tuy nhiên, với những động cơ học tập tích cực, sinh viên người nước ngoài theo học ngành Việt Nam học tại Việt Nam chắc chắn sẽ vượt qua được. 2.2.5. Thực trạng nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu học tập là một yếu tố mang tính động lực thúc đẩy người học tham gia vào hoạt động học tập. Nhu cầu học tập của sinh viên được nghiên cứu khảo sát qua những vấn đề sau: Bảng 5: Nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay: STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Học chuyên sâu về tiếng Việt 32 30.8 2 2 Học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam 51 49.4 1 3 Học một ngoại ngữ khác. 20 19.2 3 4 Học tin học 5 4.8 5 5 Học về quản lý 6 5.8 4 - Phân tích kết quả bảng 5 cho thấy: Trong những vấn đề sinh viên có nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay thì chiếm tỷ lệ nhiều nhất vẫn là “Học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam” (tỷ lệ 49.4%, thứ bậc 1/5). “Học chuyên sâu về tiếng Việt” chiếm tỷ lệ thứ 2 (tỷ lệ 30.8%, thứ bậc 2/5). So với tổng thể thì hai nhu cầu học chuyên sâu về chuyên môn này chiếm tỷ lệ khá cao (80.2%). - “Học một ngoại ngữ khác”, “Học về quản lý”, “Học tin học” lần lượt chiếm tỷ lệ 19.2%, 5.8%, 4.8%. Việc học ngoại ngữ, học tin học sẽ hỗ trợ rất lớn cho cuộc sống và công việc sau này, nên cũng được sinh viên người nước ngoài quan tâm. Bên cạnh đó, một số sinh viên sẽ giúp gia đình quản lý công ty ở Việt Nam sau này, nên việc học về quản lý ngay từ bây giờ cũng được các bạn quan tâm. Tuy nhiên, các nhu cầu này vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối thấp so với tổng thể, qua đó cho thấy nhu cầu học tập hàng dầu của sinh viên người nước ngoài hiện nay vẫn là học chuyên sâu về chuyên môn tiếng Việt, tìm hiểu tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Tóm lại: Nhu cầu học tập hàng đầu của sinh viên ngành Việt Nam học hiện nay là mang tính tích cực. Qua nghiên cứu cho thấy, sinh viên có nhu cầu học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam, và học chuyên sâu về tiếng Việt chiếm ưu thế so với những nhu cầu khác. Nhu cầu của sinh viên không bị phân tán ra nhiều lĩnh vực, việc học chuyên môn sẽ được tập trung cao, sẽ làm cho kết quả học tập cao hơn. 2.2.6. Thực trạng mục đích học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Với thực trạng nhu cầu học tập như trên, việc xác định mục đích học ngành Việt Nam học sẽ làm rõ hơn động cơ học tập của sinh viên. Bảng 6: Mục đích học tập STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Học để làm bước đệm học ngành khác 13 12.5 4 2 Học để dễ tìm việc làm 46 44.2 1 3 Học để thăng tiến sau này 17 16.3 3 4 Học để nâng cao trình độ chuyên môn 23 22.1 2 5 Học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách 5 4.8 5 - Kết quả trên cho thấy mục đích học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài khá đa dạng, và phần lớn là hướng tới những mục đích thiết thực với bản thân, phát triển bản thân và phục vụ cho yêu cầu công việc, tương lai sau này. Trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là mục đích “Học để dễ tìm việc làm” (44.2%). “Học để nâng cao trình độ chuyên môn” (22.1%) đứng vị trí thứ hai. Kết quả này nói lên phần nào nhận thức đúng đắn trong mục đích học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài. - Tuy nhiên, vẫn còn 12.5% sinh viên học ngành này chỉ để làm bước đệm cho việc học ngành khác. Và chỉ có 4.8% sinh viên học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách. Đây là một con số rất đáng suy nghĩ. Bởi vì bên cạnh việc học để nâng cao kiến thức, thì việc học để phát triển phẩm chất đạo đức, nhân cách cũng là một nhiệm vụ không thể thiếu trong những nhiệm vụ học tập của người sinh viên. Tóm lại: Mục đích học tập của sinh viên người nước ngoài hướng đến những gì thiết thực cho bản thân và cho công việc chuyên môn. 2.2.7. Thực trạng kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả học tập phản ánh hiệu quả học tập và nói lên phần nào động lực thúc đẩy trong học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 7: Kết quả học tập STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Xuất sắc 4 3.8 5 2 Giỏi 12 11.5 4 3 Khá 24 23.1 2 4 Trung bình – khá 44 42.3 1 5 Trung bình 17 16.3 3 6 Yếu 3 2.9 6 Kết quả bảng 7 cho thấy học lực của sinh viên ở mức cao, trong đó: - Sinh viên có kết quả học tập ở mức trung bình - khá chiếm tỷ lệ cao nhất 42.3%, kế đến là mức học lực khá 23.1%, đứng vị trí thứ 2 trong tổng thể. - Có gần 40% sinh viên đạt học lực xuất sắc, giỏi, khá. Đây là một kết quả khá cao và đáng khích lệ. Học lực này phản ánh đa số sinh viên người nước ngoài có động cơ tích cực và ý thức học tập tốt. - Chỉ có 16.3% sinh viên có học lực trung bình - Và vẫn còn 2.9% sinh viên có học lực yếu, con số này có lẻ rơi vào những sinh viên chưa có động cơ học tập tích cực. Tóm lại: Học lực của sinh viên người nước ngoài học ngành Việt Nam học tại Việt Nam ở mức cao. Qua đó cho thấy, xuất phát từ những lí do, động cơ học tập tích cực đã ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên. 2.2.8. Thực trạng lý do đến lớp của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Lý do đến lớp của sinh viên mỗi ngày nói lên một phần động lực thúc đẩy họ trong học tập. Khảo sát lý do đến lớp của sinh viên thu được kết quả như sau: Bảng 8: Lý do đến lớp của sinh viên: STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Được điểm danh 17 16.3 3 2 Uy tín của giảng viên 10 8.7 4 3 Sự cuốn hút của môn học 31 29.8 2 4 Tiếp thu tri thức và phương pháp 47 45.2 1 - Dựa vào kết quả của bảng 8, có thể nhận thấy ngay lý do phổ biến nhất thúc đẩy sinh viên đến lớp là việc tiếp thu tri thức và phương pháp, chiếm (45.2%). Kế đến là “Sự cuốn hút của môn học” (29.8%). Tuy nhiên, cũng đáng tiếc là tỷ lệ sinh viên đến lớp chỉ vì được điểm danh lên đến (16.3%), trong khi uy tín của giảng viên chỉ có (8.7%). Như vậy uy tín của giảng viên là động lực chưa đủ mạnh để trở thành lý do đến lớp của sinh viên. - Tuy nhiên tỷ lệ ở bảng trên cũng cho thấy, tỷ lệ lựa chọn như thế là sự biểu hiện tích cực trong động cơ học tập của sinh viên. Tóm lại: Lí do đến lớp của sinh viên là mang tính tích cực. 2.2.9. Thực trạng hứng thú học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của sinh viên đối với việc học ngành Việt Nam học, khi việc học này vừa có ý nghĩa đối với sinh viên, vừa đem lại sự thích thú, cảm xúc tích cực mạnh mẽ trong quá trình học. Cũng chính vì vậy mà hứng thú học tập là một mặt động cơ học tập mạnh mẽ kích thích người học, tạo nên niềm say mê, khát khao học tập. Mặt biểu hiện động cơ này được khảo sát qua câu hỏi “Các bạn hứng thú với chương trình học tập ở trường ở mức độ nào?”. Kết quả thu được biểu hiện qua bảng 9 dưới đây: Bảng 9: Hứng thú học tập STT Nội dung F % Thứ bậc 1 Say mê 11 10.6 3 2 Hứng thú 65 62.5 1 3 Không hứng thú 23 22.1 2 4 Đôi khi chán 6 5.8 4 - Bảng 9 cho thấy tỷ lệ sinh viên hứng thú với chương trình học tập ngành Việt Nam học ở mức độ khả quan, chiếm (62.5%). Điều này phù hợp với những thông tin thu được qua quan sát và trao đổi trực tiếp với sinh viên. Nhiều sinh viên khẳng định có những nội dung thực sự gây hứng thú cho họ trong học tập. - Ngoài ra, còn có một bộ phận sinh viên có hứng thú ở mức độ say mê (10.6%). Những mức độ hứng thú này cho thấy động cơ học tập tích cực của sinh viên. Đây là những động lực mạnh mẽ cho sinh viên trong việc học tại trường, cần được quan tâm và phát huy. - Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua tỷ lệ sinh viên không hứng thú (22.1%), đôi khi chán (5.8%). Với những mức độ hứng thú này, dễ dẫn đến sinh viên có những thái độ và hành vi học tập không phù hợp. - Chúng tôi có đưa ra mức “rất chán” để đo lường mức độ hứng thú của sinh viên người nước ngoài, nhưng không có bạn nào chọn mức độ này. Mức độ hứng thú cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng môn học và từng giảng viên lên lớp. Có những môn học rất hứng thú nhưng cũng có những môn nhàm chán. Có những giờ học gây được hứng thú nhờ vào phương pháp và cách thể hiện bài giảng của thầy cô. Tóm lại: Sinh viên người nước ngoài hứng thú với chương trình học ở mức cao. 2.2.10. Thực trạng hành vi học tập của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Động cơ học tập là yếu tố bên trong, nội tại tạo nên động lực, sức mạnh tinh thần thúc đẩy hành động bên ngoài của người học. Các chỉ báo để đánh giá các mặt của động cơ như: nhu cầu, hứng thú, thái độ v.v… cũng đều được người học biểu hiện ra bên ngoài qua những hành động học tập. Vì vậy trong việc nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên không thể bỏ qua những biểu hiện hành vi của người học Bảng 10: Hành vi học tập của sinh viên Stt Các biểu hiện hành vi Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ N % N % N % N % 1 Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ 38 36.5 58 55.8 8 7.7 0 0 2 Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, khoa học 33 31.7 61 58.7 10 9.6 0 0 3 Tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài 9 8.7 48 46.2 46 44.2 1 1 4 Nghiên cứu đầy đủ tài liệu tham khảo theo yêu cầu của môn học 11 10.6 62 59.6 30 28.8 1 1 5 Tham gia các buổi thảo luận, semina 8 7.7 38 36.5 48 46.2 10 9.6 6 Độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập 16 15.4 65 62.5 22 21.2 1 1 7 Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử 67 64.4 30 28.8 7 6.7 0 0 8 Tìm kiếm cách học cho phù hợp 20 19.2 67 64.4 16 15.4 1 1 9 Mạnh dạn hỏi giảng viên khi chưa hiểu hoặc có ý kiến khác 15 14.4 44 42.3 43 41.3 2 1.9 10 Xây dựng đề cương cho các câu hỏi ôn tập 10 9.6 56 53.8 33 31.7 5 4.8 11 Tích cực trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp 23 22.1 54 51.9 27 26.0 0 0 12 Sử dụng nhiều hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp 21 20.2 60 57.7 22 21.2 1 1 13 Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giao tiếp với người Việt Nam 27 26 63 60.6 14 13.5 0 0 14 Rèn luyện kỹ năng nghe 34 32.7 59 56.7 11 10.6 0 0 15 Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm 40 38.5 49 47.1 15 14.4 0 0 16 Rèn luyện kỹ năng đọc 28 26.9 60 57.7 16 15.4 0 0 17 Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp 27 26 68 65.4 9 8.7 0 0 Bảng 11: Trung bình hành vi học tập của sinh viên Stt Các biểu hiện hành vi M Std.Deviation ĐLTC Thứ bậc 1 Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ 3.288 .602 2 2 Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, khoa học 3.221 .606 4 3 Tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài 2.625 .656 15 4 Nghiên cứu đầy đủ tài liệu tham khảo theo yêu cầu của môn học 2.798 .629 12 5 Tham gia các buổi thảo luận, semina 2.423 .771 16 6 Độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập 2.923 .633 11 7 Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử 3.576 .618 1 8 Tìm kiếm cách học cho phù hợp 3.019 .622 8 9 Mạnh dạn hỏi giảng viên khi chưa hiểu hoặc có ý kiến khác 2.692 .738 13 10 Xây dựng đề cương cho các câu hỏi ôn tập 2.682 .714 14 11 Tích cực trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp 2.961 .695 10 12 Sử dụng nhiều hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp 2.971 .674 9 13 Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giao tiếp với người Việt Nam 3.125 .618 6 14 Rèn luyện kỹ năng nghe 3.221 .622 4 15 Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm 3.240 .689 3 16 Rèn luyện kỹ năng đọc 3.115 .643 7 17 Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp 3.173 .565 5 Trị trung bình 3.003 Kết quả điều tra khảo sát được trình bày ở bảng 10 và bảng 11 chỉ ra những thói quen trong hành vi học tập của sinh viên. Dựa vào 2 bảng kết quả này, chúng ta nhận thấy: - Hành vi sinh viên thực hiện với mức độ cao nhất là “Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử” với 64.4% ở mức luôn luôn (trung bình 3.576). Tuy nhiên vẫn còn 28.8% sinh viên ở mức thường xuyên, và 6.7% sinh viên thỉnh thoảng. Điều này phản ảnh vẫn còn một số sinh viên chưa nghiêm túc, gian lận trong kiểm tra thi cử. - Việc đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ; Rèn luyện kỹ năng nghe, và chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, khoa học cũng được sinh viên thực hiện ở mức độ cao (trung bình 3.288 và 3.221). Nhưng cũng còn có những sinh viên thỉnh thoảng mới đi đúng giờ và chú ý nghe giảng. Điều này khó có thể chấp nhận đối với những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường - Việc “Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm” cũng được sinh viên thực hiện ở mức độ khá cao (trung bình 3.240). Điều này cũng dễ hiểu, vì việc học một chuyên ngành khác không phải bằng tiếng mẹ đẻ tại một quốc gia khác, thì để có thể học tập một cách hiệu quả ngành Việt Nam học buộc sinh viên người nước ngoài phải rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng phát âm tiếng Việt. - Đặc biệt, trong đó còn có một số sinh viên chưa bao giờ tham gia các buổi thảo luận, semina (tỷ lệ 10%); Và nhiều sinh viên hiếm khi tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài; hay mạnh dạn hỏi giảng viên khi chưa hiểu hoặc có ý kiến khác. Với những hành vi học tập như thế thì sẽ không thể nào đạt hiệu quả cao trong học tập. Việc sinh viên thỉnh thoảng mới thực hiện những hành vi học tập quan trọng này cho thấy chứa đựng đằng sau nó là những động cơ học tập yếu ớt, không có thái độ tích cực và đúng đắn đối với việc học. - Nhìn vào kết quả của bảng 11, ta nhận thấy: các câu có độ trung bình cao như câu 7, 1, 15, 14, 17, 13, 16,8 (có trung bình từ 3.000 trở lên). những câu này tập trung vào hành động học tập tích cực đối với ngành Việt Nam học. Hầu hết sinh viên người nước ngoài đều tập trung vào các hành động: Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử; Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ; Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm; Rèn luyện kỹ năng nghe; Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp; Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giao tiếp với người Việt Nam; Rèn luyện kỹ năng đọc; Tìm kiếm cách học cho phù hợp. Những thói quen học tập này của sinh viên thể hiện tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, gắn việc học với những hoạt động thực tiễn. Đây là điều đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tổng thể, với trị trung bình khá cao 3.003, cho thấy hành vi học tập của sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài là mang tính tích cực, chủ động. 2.3. Kết quả so sánh giữa nam và nữ sinh viên người nước ngoài tại TPHCM về động cơ chọn học ngành Việt Nam học. 2.3.1. Kết quả so sánh giữa nam và nữ về lí do chọn học ngành Việt Nam học Bảng 12: Bảng kết quả so sánh giữa nam và nữ về lí do chọn học ngành Việt Nam học. STT Nội dung Nam Nữ P F % F % 1 Thích học tiếng Việt. 17 28.3% 8 18.2% .231 2 Để có thể giao tiếp thành thạo tiếng Việt 6 10% 9 20.5% .134 3 Muốn tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam 29 50% 25 55.5% .579 4 Muốn tìm hiểu về kinh tế Việt Nam 13 21.7% 0 0% .001 5 Hiện nay tôi đang sống ở Việt Nam, chưa nói được tiếng Việt nên chọn ngành này 7 11.7% 8 18.2% .250 6 Học ngành Việt Nam học để sau này có thể sống ở Việt Nam 11 18.3% 8 18.2% .384 7 Để sau này có thể dễ dàng làm việc ở Việt Nam 8 13.3% 10 22.7% .211 8 Việt Nam là nước đang phát triển, sẽ có nhiều nước khác đầu tư vào Việt Nam 27 46.7% 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH026.pdf
Tài liệu liên quan