Luận văn Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀPHẠM THÁI

1.1. Bối cảnh thời đại.8

1.2. Chân dung Phạm Thái .16

1.3. Thơvăn Phạm Thái.19

Chương 2: NỘI DUNG THƠVĂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA

PHẠM THÁI

2.1. Thơvăn Phạm Thái và hiện thực xã hội đương thời .22

2.1.1. Hình ảnh xã hội thời tao loạn .22

2.1.2. Hình ảnh quan lại đương thời.24

2.2. Thơvăn Phạm Thái và hình ảnh con người cá nhân .29

2.2.1. Con người tài hoa, phong lưu, lãng mạn .30

2.2.2. Con người đa tình và tựdo trong tình yêu .36

2.2.3. Con người ngang tàng, cuồng phóng .45

2.2.4. Con người tuyệt vọng, chán đời .51

2.3. Thơvăn Phạm Thái và hình ảnh thiên nhiên .54

2.3.1. Những bức tranh thiên nhiên mĩmiều.54

2.3.2. Những bức tranh thiên nhiên ảm đạm .61

2.4. Thơvăn Phạm Thái và tôn giáo.66

2.4.1. Nho giáo .66

2.4.2. Phật giáo .70

2.4.3. Đạo giáo .78

Chương 3: NGHỆTHUẬT THƠVĂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA

PHẠM THÁI

3.1. Thểloại.92

3.1.1. Truyện thơ.92

3.1.1.1. Tựtruyện .92

3.1.1.2. Nhân vật.96

3.1.1.3. Kết cấu truyện.101

3.1.2. Thơtrữtình.109

3.1.2.1. Thơ Đường luật.109

3.1.2.2. Thơlục bát và song thất lục bát.114

3.1.3. Văn xuôi .122

3.1.3.1. Văn tế.122

3.1.3.2. Các tờphảkhuyến và bài văn khao thần ôn dịch .126

3.1.4. Phú.127

3.2. Từngữ.133

3.2.1. Từngữtrau chuốt, điêu luyện .133

3.2.2. Từngữbình dân, “quảng trường”, “chợbúa” .136

3.3. Giọng điệu.141

3.3.1. Giọng điệu cảm thương.142

3.3.2. Giọng điệu trào phúng .143

3.3.3. Giọng điệu bi tráng.148

KẾT LUẬN.154

TÀI LIỆU THAM KHẢO.158

pdf173 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của Phạm Thái trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin về thuật phong thủy, tướng số, về cầu tiên giáng bút, về mộng mị… [26, tr. 5]. Thơ văn Phạm Thái ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng của Đạo giáo. Trước tiên đó là niềm tin vào thuật phong thủy. “Thuật phong thuỷ là cách áp dụng nguyên lí âm dương và ngũ hành vào việc xem đất” [96, tr. 339]. Căn cứ vào hình thế đất đai và “tùy theo sự tương sinh, tương khắc, chế hóa của ngũ hành mà thầy địa lý tán ra lợi hại của thế đất ấy” [26, tr. 110 – 111] để quyết định dựng đình chùa, đặt tỉnh lỵ, kinh đô, nhà ở, đặt mồ mả…. Trong các thế kỷ XVI - XIX, ở khắp nơi đâu đâu cũng thấy áp dụng thuật phong thủy trong xây dựng đến “đặt mồ mả trong các gia đình bình thường dân nghèo cũng không thể thiếu được vai trò của ông thầy địa lý” [26, tr. 115]. Trong Sơ kính tân trang, nhà họ Phạm có lòng tin tuyệt đối vào thuật phong thủy nên gia họ cho sửa sang lại phần mộ của tiền nhân. Phần mộ này đã được chôn cất theo thuật phong thủy: Sửa sang một cuộc âm phần, Hàm thư đan phượng lắm phần tinh hoa. Minh đường chung tú thay là, Án Thai sơn trấn, chẩm Sa thủy triền. Hai bên tốn bút, tân nghiên, Huyệt hình tướng pháp hợp bên văn hình. (Sơ kính tân trang) Hình thế nơi chôn tiền nhân họ Phạm là: chim đỏ ngậm sách. Theo phép phong thủy, huyệt chôn nơi có nước tụ mà hình đất lại quang đãng, sáng sủa thì gọi là “minh đường” còn “Án Thai sơn trấn” là những ngôi mộ kết văn nghiệp thì đằng trước có “án”. Ở đây, Phạm Thái cho rằng mộ tiền nhân họ Phạm chôn phía trước có những gò đống chắn như một cái “án” phía trước. Đằng sau ngôi mộ có dòng nước chảy qua bãi cát rồi bao quanh lấy ngôi mộ. Không những thế, nơi chôn tiền nhân họ Phạm hai bên huyệt có những gò đống như cái bút, cái nghiên. Thế đất phải gắn liền với bốn phương quy tụ, phía trước phải có gì làm tiểu án (như có núi chắn, sông ngăn). Ngoài ra, còn có bàng sa triều cúng (bãi cát rộng chầu cúng vào). Phía sau phải có gì làm điểm dựa, gọi là hậu chẩm, có long mạch như thúc vào… “Thuật phong thủy là lấy mỗi chỗ đứng làm trung tâm, với bốn phương trời đất hội tụ chầu về, thành ngũ phương ngũ thần” [26, tr. 117]. Như vậy, theo phong thủy, thế đất chôn tiền nhân họ Phạm là thế đất tốt, con cháu sẽ có người tài giỏi. Thật vậy, sau này sinh ra một Phạm Kim rất tài hoa. Đạo giáo còn ảnh hưởng rất rõ trong thơ văn Phạm Thái ở khía cạnh “niềm tin tướng số” và hệ quả kéo theo đó là niềm tin vào việc đoán số tử vi. Cũng xuất phát từ thuyết lý của Đạo giáo: người theo phép đất, đất theo phép trời, trời theo phép đạo, đạo theo phép tự nhiên thì mỗi con người sinh ra là một tiểu vũ trụ, mỗi tiểu vũ trụ gắn liền với đại vũ trụ. Đại vũ trụ, trăng sao, trời đất cho phối chặt chẽ mọi mặt đời sống của mỗi con người, tiểu vũ trụ. Từ thuyết lý này, các nhà thần học Đạo giáo đặt ra thuật xem tướng, đoán số [26, tr. 121]. Thuật xem tướng trước đây khá phổ biến ở nước ta, người hành nghề xem tướng thường có chút ít Nho học, Đạo học, giỏi tính toán âm dương, ngũ hành. Thuật xem tướng thường cho là con người sinh ra, cha mẹ cho hình thể, trời cho nguyên khí (con trời sinh tính). Tính khí được biểu hiện ra cốt tướng, nhìn tướng mạo ở mỗi người mà đoán ra tính nết, tính cách của người ấy - “Trông mặt mà bắt hình dong”. “Xem tướng thường xem ở chỗ ấn đường (giữa hai lông mày) xem hình thể các ngón tay, xem những nếp gấp trong lòng bàn tay…mà đoán ra nhiều thứ ở mỗi con người như vận mệnh, danh vị, tài lộc, sức khỏe, tình duyên…” [26; tr. 120 – 121]. Trong Sơ kính tân trang, Nhạn đồng đã “cảnh báo” tướng mệnh của Quỳnh Thư cho chủ biết: “Hai cung nhật nguyệt thần quang, Tài thông minh với văn chương rất kỳ. Song hiềm phúc ấn tiêm đê, E đường thọ khảo kém bề nhân.”. Theo sách coi tướng, “Hai cung nhật nguyệt thần quang” là hai con mắt sáng long lanh, linh hoạt như có “thần”, tướng người thông minh, giỏi văn học. Nhạn đồng thấy Quỳnh Thư có “phúc ấn tiêm đê” nghĩa là chỗ giữa trán, phía trên sống mũi, nhọn và thấp. Đó là tướng người yểu mệnh. Tin vào tướng số nên người ta cũng tìm cách đoán số tử vi. Theo cách tính số tử vi người ta không chỉ biết được số mệnh của một người cụ thể mà còn tính ra được ngày giờ, tháng năm lành dữ của người đó. “Việc tin theo số tử vi ngày xưa khá thịnh hành ở lớp người có chữ Nho học” [26, tr. 132]. “Theo quan niệm sinh tử của Đạo giáo, mỗi con người sinh ra tồn tại gắn với một vì sao trên trời” [26, tr. 126 -128]. Vì sao trên trời tắt thì con người gắn với vì sao ấy ở hạ giới cũng chết. Cai quản việc sinh tử đó là Ngọc Hoàng, giúp việc cho Ngọc Hoàng có Nam Tào (coi việc sinh), Bắc Đẩu (coi việc tử). Theo tư duy của Đạo giáo nên khi cha mẹ Phạm Kim chết, Phạm Thái đã viết: “Sao chìm Bắc cực, mây lồng Nam tinh” (Sơ kính tân trang). Còn sao “chiếu mệnh” của Phạm Kim là ngôi sao thứ nhất trong chùm sao Bắc đẩu (khôi tinh): “Cẩm đường rạng vẻ khôi tinh một người”. Ngôi sao này ứng vào bản mệnh chức quan tể tướng của triều đình. Phạm Kim mới ra đời có tướng mạo khác thường và khi xem số tử vi đã thấy rõ: Tử vi xem mới lạ dường, Lộc Quyền chiếu mệnh, Khúc Xương giáp trì. Âm, Dương lưỡng điệu càng ghê, Việt, Khôi, Tử, Phủ đóng về thân cung. Còn e Dương, Kiếp, Đà Không, Nửa trung vận chửa khỏi vòng truân chuyên. (Sơ kính tân trang) Theo phép xem số tử vi, “Hóa lộc” chủ về lương bổng, “Hóa quyền” chủ về địa vị. “Văn khúc Văn Xương” là chủ về văn tài. Theo tinh thần Đạo giáo, thần Văn Xương gắn với chòm sao Khuê. Theo phép xem số tử vi, phải xét những ngôi sao ở một cung, chủ yếu là cung mệnh, những ngôi sao ở hai bên (giáp trì) và những ngôi sao ở các cung khác chiếu tới. Xung quanh ngôi sao cung mệnh của Phạm Kim, ở cung thân có các ngôi sao thể hiện số cực quý: Thiên Việt, Thiên Khôi, Tử Vi, Thiên Phủ. Nhưng bên cạnh đó cũng có những ngôi sao xấu: Kình Dương, Địa Kiếp, Đà La, Thiên Không. Chính những ngôi sao này đã báo trước số Phạm Kim “truân chuyên”. Cũng là một cách “xem ngày giờ tốt xấu”, trong Sơ kính tân trang, Phạm Kim có tài bói chân giò. Phạm Kim – Quỳnh Thư yêu nhau hai năm. Khi Phạm Kim có việc về quê. Trong lúc ấy, Quỳnh Thư bị viên đô đốc chốn kinh kỳ ép duyên. Quỳnh Thư đã gửi thư báo cho Phạm Kim biết việc đó. Phạm Kim nhận được thư, lòng lo âu nên tự bói: Độn xem một quẻ mối âu, Khắc âm hậu thổ, động câu, Đằng thần. Bói thì quẻ thủy lôi truân, Lục thần vương hổ, lục thân không tài. Chân giò ủ cái, xung ngoài, Vị Ly hỏa vượng, cung Đoài kim suy. (Sơ kính tân trang) Theo quẻ bói, Phạm Thái thấy móng giữa chân giò có vẻ “ủ ê”, móng ngoài có vẻ “lo buồn”. Cũng theo phép xem chân giò, ở cung Ly hành hỏa vượng và ở cung Đoài hành kim suy thì có chuyện bất hạnh xảy ra cho sáu loại người thân (cha, mẹ, anh, em, vợ, con). Ở đây, chuyện bất hạnh xảy ra cho người yêu (Quỳnh Thư)! Thơ văn Phạm Thái đầy những việc bói toán. Ở Chiến tụng Tây Hồ phú, Phạm Thái đã “bói” rất chính xác năm Tây Sơn sụp đổ là năm Nhâm Tuất nên có người ngờ rằng Phạm Thái đã viết tác phẩm này sau khi Tây Sơn đã mất ngôi (chứ không phải năm 1801): “…Quẻ lục hợp bói ra cũng phải, Nhâm Tuất kia âu hẳn nát như tro.”. Từ những ý tưởng duy tâm siêu hình cho rằng con người có thể thoát tục “sống cùng Trời thượng đế” của Trang Tử đã dẫn đến một lối tu luyện Đạo giáo thần tiên gồm “Nội đan” và “Ngoại đan”. “Nội đan” là luyện cơ thể đạt đến như có một thứ thuốc trong nội tạng tự chống được bệnh tật, trường sinh bất lão. “Ngoại đan” là luyện thuốc bên ngoài gọi là tiên đan (thuốc tiên), uống vào trường sinh bất lão. “Luyện tiên đan thành phần chủ yếu là chu sa (thần sa) (sulfát thủy ngân), thạch tín được luyện qua ở nhiệt độ cao” [26, tr. 48 – 49]. Trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái, có Thụy Châu (hậu thân của Quỳnh Thư) vốn là cô gái vốn tính phóng khoáng, cải trang làm đạo sĩ đi chơi khắp nơi. Phạm Thái có đoạn thơ miêu tả cách “sinh hoạt”, “tu luyện” của các “môn đồ” theo Đạo giáo (đạo sĩ): Khói hòe nấu liễu đòi khi, Chè mai cốt bánh tùng chi sẵn nhiều. Hoàng tinh sơn dược mấy liều, Đồ trưa: kim cúc, đồ chiều: ngọc chi. Nhân sâm, ý dĩ liệu ky, Sớm vui tùng bách, tối bì trầm hương. Luyện tu biết mấy linh đan, Hút mây từng tháng, thở sương từng thì. Mới hay thay, lẽ huyền vi! Đạo thanh tĩnh, phép từ bi nhiệm màu. (Sơ kính tân trang) Phạm Thái cho ta biết các đạo sĩ thường dùng gỗ hòe tốt để nấu “linh đan” (ngoại đan) trong hàng cây liễu. Ngoài ra, Phạm Thái đã ghi lại những “thực phẩm” rất cao nhã của các đạo sĩ như “chè mai” (chè nấu với hoa mai), bánh tùng (nấu lẫn với hoa tùng) hay đó chính là những từ sáng tạo để chỉ quá trình “phục thực”, “tịch cốc” của giới đạo sĩ chăng? Đó là hoàng tinh, sơn dược, kim cúc, ngọc chi, nhân sâm, ý dĩ. Đạo sĩ luyện nội đan ăn uống cốt cho khỏi đói (liệu cơ), sao cho thân thể nhẹ nhàng, cơ thể bay bổng, đi nhanh như bay. Đã là “người tiên” thì không ăn thức ăn “phàm tục” mà ăn toàn những chè mai, bánh tùng, hoa cúc. Các đạo sĩ tu luyện theo cách “Đạo dẫn” “hút mây”, “thở sương” nhiều tháng nhiều ngày. Đó chính là cách “vận khí dưỡng thân”! “Cách luyện này có chịu ảnh hưởng của Phật giáo trong Yoga, phát triển thành khí công…” [96, tr. 322]. “Linh đan” có chức năng chữa bệnh hay cứu sống người (cải tử hoàn sinh). Khi Phạm Kim bệnh, có “linh đan” của Quỳnh Thư (tiên) chữa bệnh thì hết ngay (Sơ kính tân trang).Trước khi có “linh đan” ấy, người nhà Phạm Kim tưởng Phạm Kim bị ma làm cho ngơ ngẩn như người mất trí nên chữa trị theo kiểu: Ma từng chữa thuốc từng tra, Thầy non Biển thước, sư già Lão quân. Bệnh mười chẳng giảm một phân, Rè chuông, thưng trống, sai cân, mòn cầu. Thiếp Minh đô cũng xấu màu, Thư phong chữ kín, gương lầu bóng không. Kinh cầu văn cũng dơ tuồng, Ráo bình nước phép, nhẵn vòng trang thiêng. Thôi vẻ đạo, lại màu tiên, Gieo khấn bắc nhịp cầu lên mấy lần. Bùa trấn quỷ, ấn khu thần. Giá phong chú nhiệm, đằng vân phép màu. (Sơ kính tân trang) Đạo giáo có thể chia thành Đạo giáo thần tiên (Đạo giáo quý tộc) và Đạo giáo phù thủy (Đạo giáo dân gian) nhưng kỳ thực chúng thường không tách rời nhau. Người nhà Phạm Kim đã cho tìm danh y (Biển Thước) có tài “cải tử hoàn sinh”, tìm đạo sĩ tài giỏi (Lão quân) để chữa bệnh cho chàng. Chính vì chữa bệnh theo Đạo giáo nên mới có “rè chuông, thưng trống”, rồi còn dùng thuật “đồng thiếp”. ““Thiếp” là một thuật phù thủy nói rằng có thể đánh đồng cho người sống xuống âm phủ đi tìm người chết” [96, tr. 321]. Người nhà Phạm Kim đã đánh “đồng thiếp” để đi tìm Quỳnh Thư. Song không gặp cho nên phong thư còn kín và chiếc gương trong tay thầy phù thủy dùng để soi tìm Quỳnh Thư vẫn sạch trơn không thấy bóng ai. Phạm Thái đã cho ta hình dung rõ cách chữa bệnh của các thầy thuộc “Đạo giáo phù thủy” nào là có giấy phù phép thiêng liêng (vòng trang thiêng), phép thuật (gieo khăn bắc cầu), dùng bùa, ấn, đọc thần chú (chú nhiệm). Nhưng tất cả đều vô hiệu! Đó chính là lúc Phạm Thái phản ánh bọn lang băm đương thời “đang phù phép” kiếm tiền là chính! Điều này một lần nữa ta thấy trong con mắt nhìn của Nhạn đồng với giới “đạo sĩ”: “Chẳng qua hết gạo lỡ tiền, Túi thơ bầu rượu, giả tiên dối đời” (Sơ kính tân trang). Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng đầy bọn “lừa đảo”, bán thánh buôn thần, quàng xiên đồng cốt, bọn tà ma quỷ quái lộng hành.... Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, nhiều tác phẩm truyện Nôm có đề cập đến sinh hoạt tôn giáo này như Phạm Công – Cúc Hoa, Truyện Kiều… Niềm tin thiêng liêng từ Đạo giáo còn biểu hiện ra ở khía cạnh niềm tin “cầu tiên giáng bút”. Người ta tạo một cái bút có hình giống như con hạc (hạc bút). Khi cầu tiên giáng bút, người ngồi đồng điều khiển hạc bút, làm cho đầu mỏ hạc viết thành những dòng thơ trên mâm cát hoặc mâm gạo, những dòng thơ đó coi như lời tiên phán bảo cho con người về tiền vận sức khỏe, xuất hành…Đây thường là cách chơi chữ của những người Nho học theo Đạo giáo, đặt ra để đề cao “cầu tiên giáng bút, một lối tư duy nhập thần cũng như hiện tượng đồng bóng trong tín ngưỡng thờ Mẫu” [26, tr. 124 - 125]. Sau khi cần vương thất bại, tình duyên dang dở, Phạm Kim đã đi tu. Dưới mái chùa, chàng đã gặp một đạo sĩ và hai người đã cùng nhau xướng họa. Đạo sĩ từ giã ra đi, Phạm Kim nghi ngờ về nguồn gốc của đạo sĩ nên đã “cầu tiên giáng bút”: “Đốt lò, niêm áng bùa thiêng, Rượu châm bạch tuyết, hoa truyền thanh hương. Lưỡng khẩu thánh, cửu thiên lang, Kinh đưa phách nguyệt, hạc nương bóng thần” (Sơ kính tân trang). Phạm Kim đã dùng rượu lễ rất chay tịnh, dùng hoa có hương thanh khiết rồi khấn cầu thánh thần. Lời của “tiên” đã “giáng” xuống qua “hạc bút” của Phạm Kim là bốn câu thất ngôn. “Cửa Bắc cây chen màu “Thảo dĩ”, Lầu Nam nguyệt rạng vẻ “Trường cung”. Lầu lầu vàng đúc vành gương báu, Vành vạnh châu trao chiếc lược hồng” (Sơ kính tân trang). Những bài thơ được “giáng” thường là lối chơi chữ lắt léo của mấy “ông tiên” rất giỏi về Nho học ở lối chiết tự, ghép chữ lắt léo, tinh vi. Chính vì vậy, bốn câu mà Phạm Kim được “tiên” “giáng” không thể là những câu nôm na được mà phải là “Có chiều cao viễn, có phần huyền vi” (Sơ kính tân trang). Những điểm ấy, Phạm Kim xem thơ, đã “hiểu” rõ tất cả vì chàng đã giải thích cho Nhạn đồng nghe: “…Kính nơi cảnh Phật, sơ về động Tiên” (Sơ kính tân trang). Trang Chu nổi tiếng với câu chuyện “không biết người hóa bướm hay bướm hóa người” (Thiên Tề vật luận). “Trang Tử chủ trương coi “nhân sinh nhược mộng” [33, tr. 29]. Trong thơ văn Phạm Thái có đề cập đến nhiều giấc mộng. Đó là giấc mộng gặp lại người yêu đã chết của Phạm Kim (Sơ kính tân trang). Mộng thấy Quỳnh Thư là tiên là chuyện hư nhưng việc Phạm Kim hết bệnh nhờ tiên cho “linh đan” được thuật lại như là chuyện thật. Ngoài ra, trong thơ Phạm Thái còn có giấc mộng hủy xà của Phạm công, mộng thấy cây lan của nhà họ Trương đó là điềm sinh con gái quý. Và sự thật đúng như mộng! Phạm Kim đã cho rằng việc đời thực tế đối với chàng chỉ như chuyện ngủ đỗ, nằm nhờ, không thực: “Oanh ru bên trướng giấc hoa nồng, Say tỉnh hồn mai thực bướm ong. Non nước mơ màng chừng lữ để, Mây mưa phảng phất đỉnh Vu phong” (Sơ kính tân trang). “Mộng mị” hay tư tưởng “đời như mộng ảo” không chỉ có trong Đạo giáo mà còn có cả trong Nho giáo với những “giấc Nam Kha” (giấc Hoè An), “giấc mai”, “giấc lá hươu”… Thông thường, chuyện mộng mị của Đạo giáo luôn gắn với cảnh tiên, người tiên. Trong thơ văn của mình, Phạm Thái nhiều lần đề cập đến cảnh ấy. Trong Sơ kính tân trang, trên 10 lần, Phạm Thái nhắc đến:“Tùng Lĩnh”, “Đào Nguyên”; “Vũ Lăng” “Bồng, Doanh” “Dao trì” “Bồng Đảo”, “Mai Hiên”. Ở bài Cầm tháo, Phạm Thái cũng 3 lần nhắc đến cảnh tiên. Trong Văn tế Trương Quỳnh Như, tiên cảnh là chốn “non Bồng nước Nhược”. Thế giới tiên cảnh luôn là ước mơ của những những con người chán cảnh đua chen trong vòng danh lợi, muốn tránh cõi đời ô trọc. Đó là thế giới người ngọc thung thăng với xiêm áo “bảy màu”, của hương, nhạc…: “Quân thiều nhạc tấu tiên nga, Điệu Tham Nghê vũ, khúc pha sinh hoàng” (Sơ kính tân trang). Mãi đến nửa đầu thế kỷ XX, cõi tiên vẫn còn “thu hút” Thế Lữ, Tản Đà! Điều đặc biệt là Phạm Thái đã ca ngợi những người tự tu tiên, tìm cảnh Bồng Lai ngay trong cõi hồng trần này: cuộc sống “ngao du” của Thụy Châu có phong cách như tiên ông đạo cốt! Phạm Thái là tác giả đầu tiên đã xây dựng hình ảnh một phụ nữ giả đạo sĩ chỉ để đi chu du cho thoả chí! (Sơ kính tân trang). Trong văn học ảnh hưởng Đạo giáo thường đề cập đến chuyện tình yêu giữa tiên và người trần thế. Trong Sơ kính tân trang, đó là mối tình của Quỳnh Thư và Phạm Kim. Quỳnh Thư vốn là tiên bị đày. Hết hạn đi đày Quỳnh Thư được trở về tiên cảnh nhưng nàng xin “bị đày” tiếp vì:“…đã trót trần duyên, Lại xin xuống để vẹn nguyền trần gian”. Cuối cùng, nàng được toại nguyện! Như vậy, hạ giới có một sức hút kỳ lạ hơn cả tiên cảnh với Bạch Viên (Bạch Viên Tôn Các), Quỳnh Thư (Sơ kính tân trang)… Phật chủ trương xuất thế (tu hành) để diệt dục, lấy khổ hạnh và trầm tư mặc tưởng làm phương tiện. Lão thì chủ trương phóng nhiệm, để phiêu dật trong cõi thiên nhiên, lấy nhàn tản vô vi làm kế hoạch. Chỗ giống nhau của Phật và Lão là cả hai đều khởi thuyết ở quan niệm “nhân sinh hư ảo”. Trong thơ văn Phạm Thái trên 10 lần Tiên, Bụt (Phật) cùng xuất hiện sóng đôi với nhau. Các nhà nho trong những thời kỳ sa đọa của đẳng cấp đều phải bước vào thế giới Phật, Lão để tìm sự an ủi. Nhưng họ có nhiều khuynh hướng thiên về Lão hơn Phật, vì nhà nho đã đến lúc thoái lui thì ưa nhàn tản, vô vi và hiếu lạc hơn là khổ hạnh diệt dục. Nhà nho cầu nhàn không phải suy nghĩ về đạo lý mà là để hưởng thụ cuộc đời lạc thú. Họ thoát tục không phải bằng tu hành mà bằng rượu, thơ, cờ, đàn, ả đào, trăng, gió, núi, sông. Họ “có cốt cách giang hồ, cốt cách tài tử hơn là cốt cách khổ hạnh” [162, tr. 187]. Nguyễn Công Trứ có lúc thoát cái “tục” (danh lợi) để đi tìm những cái “thanh” như rượu, thơ, cờ, đàn, ả đào, nàng hầu, tổ tôm. Họ “lợi dụng những khe hở của mệnh để hành lạc” [162, tr. 385]. Chờ đợi mãi không thấy vinh quang, Cao Bá Quát đắm mình trong cái không khí mơ màng của Lão giáo: “Mảnh hình hài không có có không.” (Uống rượu tiêu sầu). Vì thế, họ chủ trương quên đời phiền toái bằng đắm mình trong thiên nhiên hoặc sống gấp trong hành lạc để tận hưởng cuộc đời. Ý niệm thoát trần cũng là một trong những điều kiện của người tài tử (Tài tử đa cùng phú – Cao Bá Quát). Vào thế kỷ XVIII – XIX, tư tưởng của Trang Tử là niềm an ủi nhất thời cho những nhà nho tài tử như Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát với tâm lí thị dân phương Đông, bất lực, tìm cái vui trong khoảnh khắc với thiên nhiên, rượu, sắc đẹp tạm quên cảnh ngang trái của đời mình [96, tr. 343]. “Nguyễn Du tìm đến Lão – Trang” [21, tr. 132]. Nguyễn Du định chìm trong mộng để quên đời thực đắng cay. Ông đã hào hứng ca ngợi các thú đi săn, ở ẩn…nhưng người như ông làm sao quên đời được! Các nhà thơ trong giai đoạn này có tìm đến Nho, Phật, Đạo …nhưng cuộc sống được khẳng định trong tác phẩm văn học không phải là chủ nghĩa khổ hạnh của Phật giáo cũng không phải là thái độ siêu thoát tiêu cực hay an nhiên tự tại một cách “vô trách nhiệm” của Đạo giáo…mà là cuộc sống trần tục với tất cả những niềm vui nỗi buồn trần tục. Phạm Thái trong Sơ kính tân trang cũng mượn quan niệm luân hồi của đạo Phật để cho đôi trai gái Phạm Kim – Trương Quỳnh Thư không chờ đến kiếp lai sinh mới lấy nhau như chàng và nàng đã hẹn mà lấy nhau ngay kiếp này, hưởng hạnh phúc ở cõi đời này. Đó cũng là ao ước của người chinh phụ: “Đành muôn kiếp chữ tình là vậy, Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau” (Chinh phụ ngâm). Trong một số tác phẩm bác học, nhà thơ có khi đi đến những triết lý tiêu cực, có màu sắc tôn giáo, kêu gọi con người thoát ly cuộc đời. Nhưng xét cho kỹ những trường hợp như thế thường không phải là họ thấm nhuần tôn giáo, coi tôn giáo là cứu cánh của cuộc sống mà đó là biểu hiện của sự bế tắc của nhà thơ trước việc lý giải cuộc sống, một chừng mực nào cũng thể hiện thái độ phủ nhận của họ trước thực tại xấu xa mà họ cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, cải thiện. Nói một cách khác, họ rơi vào thứ chủ nghĩa chiết trung: có khi phản ánh cuộc sống theo lôgíc phát triển của nó nhưng ở khía cạnh khác họ lại “nhìn nhận cuộc sống theo một nhãn quan có tính chất tôn giáo – cố gò cuộc sống vào một lối giải thích có tính chất duy tâm, định mệnh” [73, tr. 77 - 78]. Một vấn đề cần quan tâm là việc trong thơ văn Phạm Thái chứa đậm sắc thái tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo thì hình ảnh con người cá nhân của Phạm Thái cũng như con người cá nhân trong thơ Phạm Thái có mờ nhạt không? Tại sao Phạm Thái đi tìm tôn giáo? Nếu trả lời rằng nguyên nhân chỉ là do Phạm Thái tín ngưỡng thì e không đúng với thái độ ngang tàng, “phá chấp” của Phạm Thái. Ở Đạo Phật, Phạm Thái đã phạm phải những điều trong “ngũ giới” (uống rượu, vọng ngữ), vẫn thù hằn với Tây Sơn (phạm nguyên tắc “từ bi”)…Nếu trả lời do Phạm Thái chán nản, bi quan tìm an ủi nhất thời. Điều đó có phần đúng chứ không phải hoàn toàn đúng. Phạm Thái trước sau vẫn là hình ảnh một con người có cái tôi nổi bật, nhu cầu khẳng định con người cá nhân mạnh mẽ. Phạm Thái tìm đến Đạo giáo là do Đạo giáo hợp với nhu cầu khẳng định con người cá nhân, khẳng định cái tôi ấy. Bởi vì “Đạo giáo bắt nguồn từ một nhu cầu thực tế mà tôn ty luận của Pháp gia, Nho gia không đáp ứng được: Nhu cầu khẳng định cá nhân” [96, tr. 319 - 320]. Khi một xã hội bị quyết định hoàn toàn bởi bộ máy quan liêu, khi đất nước rối loạn do hành động tham nhũng của bọn quan liêu, con đường bảo vệ nhân cách của cá nhân là quay lưng với chính trị đi vào thế giới của thần tiên, tìm cách tu tiên để vượt ra ngoài tôn ty luận. Về mặt tâm thức, Đạo giáo là sự phối hợp của tín ngưỡng dân gian với mơ ước khẳng định giá trị cá nhân của con người không kể tôn ti, theo một ảo tưởng tuy không được thực hiện nhưng vẫn có thực trong tâm lý con người. Thông thường, kẻ sĩ “khi gặp thời thì dựa vào Nho, khi thất thế thì theo Đạo, lúc quẫn thì theo Phật. Và trong mỗi quan hệ bộc lộ một khía cạnh của cái tôi cá nhân” [138, tr. 76]. Các tác giả trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX đều có kiến thức về cả Nho, Phật, Lão và trong các sáng tác của mình đều có ảnh hưởng đậm nhạt của tam giáo khác nhau, có sự mâu thuẫn về tư tưởng trong thế giới quan cũng khác nhau. Từ Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du…đến cả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến giai đoạn sau này trong thơ văn cũng ảnh hưởng tam giáo rất rõ. Gần như trong tác phẩm nào của Phạm Thái cũng có ngôn ngữ, hình ảnh, tư tưởng Phật giáo. Nhưng Phạm Thái chưa bao giờ là một chân tu mặc dù Phạm Thái thấm nhuần sâu sắc Phật giáo. Nếu coi Phạm Kim là “bóng dáng” của Phạm Thái thì ta biết điều Phạm Thái hằng tâm vẫn là “chí Nho”, thậm chí nó tồn tại ngay dưới mái chùa, trong lúc đang tụng niệm kinh Phật. Nhìn chung, thơ văn Phạm Thái phản ánh trung thực tâm lý chiến bại của tầng lớp quý tộc Lê – Trịnh và ít nhiều phản ánh được sự xáo trộn của “Một phen thay đổi sơn hà” (Văn chiêu hồn - Nguyễn Du) cũng như số phận thăng trầm của các tầng lớp trong xã hội. Trong chiến tranh ly loạn, mọi giá trị đạo đức phong kiến chao đảo lung lay, con người đua nhau “Nhảy vòng phú quý lao xao” (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) bộc lộ những tính toán ích kỷ, thay thầy đổi tớ nhưng cũng có những con người trung thành với những tín điều xưa cũ, sắt son với lời dạy của thánh hiền. Phạm Thái phản ánh được hai mặt ấy của một thời đại loạn. Điều đáng quý ở thơ văn Phạm Thái là ca ngợi không tiếc lời những con người trung thành, hiếu đễ, tiết nghĩa, những người xả thân vì “nghĩa lớn” nhưng Phạm Thái đã thụ động, tỏ ra không có cái nhìn linh hoạt về thời cuộc nên đã ảnh hưởng không ít đến “chất lượng” phản ánh hiện thực của thơ văn ông. Tuy thế, Phạm Thái cũng góp phần cảnh tỉnh người đọc biết nhìn thẳng vào “mặt trái của xã hội”. Thơ văn Phạm Thái ít nhiều đã góp phần phản ánh được diện mạo xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là đã phản ánh được sự rối ren, nhiễu nhương, suy thoái của xã hội nói chung, của chốn quan trường, nơi Phật đài nói riêng. Hòa dòng cùng thơ văn của Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… thơ văn Phạm Thái đã góp phần tạo nên dòng sông văn học phản chiếu hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX một cách sinh động. Các cây bút cùng gặp nhau trong khuynh hướng tư tưởng phê phán hiện thực. Ðây là khuynh hướng tư tưởng tập hợp đông đảo nhất các nhà văn nhà thơ từng sống qua các triều đại Lê - Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn. Các nhà văn cùng gặp gỡ nhau trong việc nhận thức và lý giải tính chất phi lý của xã hội phong kiến thời kỳ khủng hoảng và suy thoái, khi các triều đại phong kiến dù tiêu cực hay tích cực đều tỏ ra ít nhiều mất sức sống và không thoả mãn được nhu cầu của các tầng lớp xã hội, đều ít nhiều mâu thuẫn với quyền sống chính đáng của con người, đều không thoả mãn được khát vọng nhiều mặt của mọi bộ phận con người cũng như sự phát triển tất yếu của xã hội. Mặt khác, quan trọng hơn, thơ văn Phạm Thái là tiếng nói khẳng định con người cá nhân đồng thời nó phản ánh và diễn tả nhiều trạng thái tư tưởng và tình cảm phức tạp nhất của con người trong một thời kỳ lịch sử nhiều giông bão bậc nhất trong thời trung đại. Đó là những con người tài hoa, phong lưu, lãng mạn, đa tình và khát khao tình yêu tự do nhưng cũng ngang tàng, cuồng phóng và bi quan, chán nản không kém. Xã hội phong kiến chủ trương tiêu diệt cá tính, đè bẹp mọi nhu cầu cá nhân, đề cao con người sống “khắc kỷ phục lễ”, sống theo “phận”, “mệnh”. Thơ văn Phạm Thái ca ngợi những con người “bất chấp” những khuôn phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN040.pdf