MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
3. Phương pháp nghiên cứu . 5
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
5. Nguồn sử liệu . 10
6. Đóng góp mới của luận văn . 10
7. Cấu trúc của luận văn . 11
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BẾN TRE TRƯỚC NĂM1954 . 12
1.1 Những nét chung về đất và người Bến Tre . 12
1.1.1 Vài nét về địa lý lịch sử tỉnh Bến Tre . 12
1.1.2 Phụ nữ Bến Tre trong công cuộc khai phá, định cư . 16
1.2 Truyền thống cách mạng của phụ nữ Bến Tre trước 1954. 21
1.2.1 Thời thuộc Pháp (1867-1945) . 21
1.2.2 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). 24
Tiểu kết chương 1. 29
CHƯƠNG 2. ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TRONG
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1960) . 31
2.1 Tình hình Bến Tre sau hiệp định Giơ-ne-vơ . 31
2.1.1 Sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam Việt Nam . 31
2.1.2 Chính sách của Mĩ – Diệm ở Bến Tre . 33
2.1.3 Chủ trương của Đảng ta về vai trò, vị trí của phụ nữ. 39
2.2 Phong trào đấu tranh của phụ nữ từ năm 1954 đến trước Đồng Khởi
năm 1960 . 42
2.2.1 Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ. 42
2.2.2 Chống tố cộng, diệt cộng, lập khu trù mật. 45
2.3 Phụ nữ Bến Tre trong Đồng Khởi. 50
2.3.1 Quá trình hình thành đội quân tóc dài và vai trò của đội quân này
trong Đồng Khởi . 502.3.2 Nguyễn Thị Định – người phụ nữ tiêu biểu của đất Bến Tre . 58
Tiểu kết chương 2. 63
CHƯƠNG 3. ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TỪ SAU
ĐỒNG KHỞI NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975. 66
3.1 Phụ nữ Bến Tre trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965) 66
3.1.1 Đế quốc Mĩ phát động chiến tranh đặc biệt . 66
3.1.2 Âm mưu của địch đối với nhân dân và phụ nữ Bến Tre. 67
3.1.3 Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang làm thất bại
“quốc sách” ấp chiến lược của Mĩ-ngụy . 68
3.1.4 Công tác binh vận . 73
3.1.5 Xây dựng hậu phương kháng chiến . 74
3.2 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong những năm chống chiến tranh
cục bộ (1965-1968) . 76
3.2.1 Âm mưu và hành động mới của Mĩ – ngụy. 76
3.2.2 Phong trào phụ nữ tham gia du kích chiến tranh. 79
3.2.3 Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận . 80
3.2.4 Phục vụ chiến đấu . 82
3.3 Phụ nữ Bến Tre góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa”
chiến tranh của Mĩ (1969-1973). . 85
3.3.1 Tình hình miền Nam sau năm 1968 và âm mưu của Mĩ. 85
3.3.2 Phụ nữ trong công tác vũ trang chiến đấu. 88
3.3.3 Phát triển công tác binh vận trên diện rộng. 88
3.3.4 Phụ nữ trong đấu tranh chính trị . 89
3.4 Hoạt động của phụ nữ Bến Tre từ sau Hiệp định Pari đến giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975) . 91
3.4.1 Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Pari, mở rộng và xây dựng vùnggiải phóng . 91
3.4.2 Chuẩn bị và tham gia tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. 94
KẾT LUẬN . 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 109
PHỤ LỤC. 117
133 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm nức lòng nhân dân yêu nước miền
Nam” [85, 111]. Thực tế đấu tranh ở Bến Tre và toàn miền Nam cũng cho thấy, đây
là lần đầu tiên, có một cuộc đấu tranh với quy mô lớn thu hút hàng ngàn phụ nữ
được tổ chức thành đội ngũ hẳn hoi, có tiền quân, có hậu bị, có liên lạc, có tiếp tế,
tiến hành một cuộc đấu tranh trực diện với địch. Có thể xem đây như một điển hình
độc đáo về tinh thần quật khởi của phụ nữ miền Nam. Danh từ “đội quân tóc dài”
xuất hiện từ đây, mở đường cho sự hình thành đội quân chính trị khổng lồ trên khắp
miền Nam.
Cuộc đấu tranh kéo dài suốt 12 ngày. Địch bắt giam những chị em hăng hái đi
đầu, bắt đem phơi nắng, ngâm nước, cắt tóc, rồi vẽ lên áo, lên nón những khẩu hiệu
như “Đả đảo cộng sản”, “Đả đảo Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh vẫn tiếp
tục.
Trước khí thế tiến công của lực lượng phụ nữ, của hàng ngàn bà mẹ già đầu tóc
bạc phơ, các chị em ẵm con nhỏ, tay không tấc sắt nhưng đầy tình cảm thiết tha bảo
vệ xóm làng, ruộng vườn, dựa vào thế hợp pháp, với lý lẽ sắc bén của chính nghĩa,
đã thuyết phục được binh lính ngụy, buộc địch phải lùi bước. Ngày 16-4-1960, đại
diện chính quyền Sài Gòn đã phải đến kiểm tra tại chỗ và hứa sẽ rút hết quân. Ngày
20-4-1960 lực lượng địch rút khỏi 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh [6,
56], [61, 70]. Như vậy, cuộc phản công quy mô lớn của địch vào vùng điểm đồng
khởi ở Bến Tre đã thất bại, lực lượng cách mạng, cơ quan lãnh đạo được bảo vệ.
“Tản cư ngược” cũng là một hình thức đấu tranh mới mà thực chất là cuộc đấu
tranh chính trị, binh vận, có tác dụng căng kiềm địch, làm cho địch bị động đối phó,
hỗ trợ đắc lực cho đấu tranh quân sự, là phương thức tiến công có hiệu quả, nhưng
lại giữ được thế hợp pháp, bảo tồn được lực lượng ta.(Kết luận của Liên tỉnh ủy
miền Trung Nam Bộ và Tỉnh ủy Bến Tre) [61, 71]. Cũng từ đây, Tỉnh ủy Bến Tre
tập trung chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ đội quân tóc dài thành từng đội như tổ chức
chiến đấu của quân đội, có lực lượng dự bị, có lý lẽ, phương pháp đấu tranh và được
phát triển rộng khắp.
55
Kinh nghiệm “tản cư ngược” của Bến Tre được nhiều địa phương ở Nam Bộ vận
dụng: đấu tranh của hơn 8.000 người (đại bộ phận là phụ nữ) ở thị xã Mỹ Tho (9-
1960), cuộc đấu tranh của hơn 8.000 chị em phụ nữ huyện Bến Lức, Thủ Thừa
(Long An), cuộc chống càn của hơn 20.000 phụ nữ ở Củ Chi (năm 1962)[93,
219-220]
Trong Đồng khởi đợt 2, ngày 24-9-1960, chị em phụ nữ được huy động từ các
địa phương vào thị xã mua gạo, muối, dầu hỏa dự trữ, tung tin tiểu đoàn 502 sắp
đánh lớn nhằm gây lạc hướng sự chú ý và phòng bị của địch, trên thực tế, hướng tấn
công chính là huyện Giồng Trôm và hướng phụ là Mỏ Cày. Cùng với 5 xã điểm,
đêm 24-9-1960, hàng chục vạn nhân dân của gần 100 xã trong tỉnh đồng loạt nổi
trống mõ, đốt ống lói, đốt đuốc, thắp đèn sáng rực xã ấp biểu tình thị huy, vây đồn,
phát loa gọi hàng, chiếm đồn bót địch. Trước uy lực của toàn dân đồng khởi, nhiều
đồn bót địch đã nộp súng xin hàng (Giồng Trôm có 20 đồn, Ba Tri có 10 đồn..).
Như vậy, công tác binh vận của các bà, các chị một lần nữa lại phát huy hiệu quả,
góp phần giảm đáng kể thiệt hại cho lực lượng vũ trang.
Trong năm Đồng khởi, cùng với đấu tranh vũ trang, hoạt động đấu tranh chính
trị và binh vận cũng được phụ nữ phối hợp nhịp nhàng và đạt được những thắng lợi
nhất định. Thành tích này góp phần vào kết quả chung của cả tỉnh. Tính đến cuối
năm 1960, có 51 trong tổng số 115 xã của tỉnh Bến Tre được giải phóng, 21 xã
được giải phóng 1 phần, nhân dân làm chủ 300 ấp trong tổng số 500 ấp [6, 65].
Trên cơ sở những thắng lợi của Đồng khởi Bến Tre, từ tháng 6-1960, Xứ ủy
Nam Bộ đã quyết định phát động Đồng khởi trong toàn Nam Bộ. Tháng 9-1960,
Ban lãnh đạo miền Trung Nam Bộ rút kinh nghiệm từ Đồng khởi Bến Tre, ra nghị
quyết phát động Phong trào Đồng khởi trong toàn khu 8.
Với phong trào Đồng khởi, đến cuối năm 1960, nhân dân đã giành quyền tự
quản ở 1.383 xã trong tổng số 2.627 xã toàn miền Nam, số dân vùng giải phóng
khoảng 5,6 triệu người. Phân cục tình báo Trung ương Mĩ ở Sài Gòn lúc đó phải
thừa nhận: “Vào cuối năm 1960, toàn bộ vùng nông thôn nam và tây Sài Gòn và
một số vùng phía Bắc Sài Gòn đã bị cộng sản kiểm soát ½ và bao vây Sài Gòn. Đấu
56
tranh chính trị phát triển mạnh ở các tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre), Vĩnh Long, Long
An, Định Tường, An Xuyên, Ba Xuyên, An Giang, Bình Dương, Tây Ninh và Bình
Tuy” [76, 16]. Đại sứ Mĩ tại Sài Gòn cũng dự báo về những biến động ở miền Nam:
“Chế độ Diệm đang đương đầu với nguy cơ riêng rẽ nhưng có liên quan với nhau.
Nguy cơ từ những âm mưu biểu tình và đảo chính ở Sải Gòn có thể xảy ra sớm hơn;
khởi nguyên âm mưu này là do các phần tử không cộng sản chiếm đa số nhưng
cộng sản đang ra sức thâm nhập và khai thác một âm mưu như thếNếu tiến bộ
hiện nay của cộng sản vẫn tiếp tục thì điều đó có nghĩa là nước Việt Nam tự do sẽ
mất vào tay cộng sản” [76, 16]. Như vậy, Những kẻ tiến hành chiến tranh ở Việt
Nam hoàn toàn nhận thức được tác động của phong trào Đồng khởi và sự phát triển
mạnh mẽ của cách mạng miền Nam sau Đồng khởi.
Điều đó cũng cho thấy, Đồng khởi bắt nguồn từ Bến Tre, nhưng nó không còn
đơn thuần là cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân Bến Tre từ tay không cướp đồn
địch mà đã trở thành quá trình liên tục tấn công và nổi dậy của toàn miền Nam, tạo
ra một bước ngoặt mới cho cách mạng miền Nam. Đó là một hình thái khởi nghĩa
từng phần độc đáo với ba mũi giáp công, thể hiện một trong những đặc trưng sáng
tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Đánh giá về phong trào Đồng khởi, Đại tướng Hoàng Văn Thái, nguyên Tư lệnh
mặt trận B2 trong kháng chiến chống Mĩ đã khẳng định Bến Tre như là lá cờ đầu
của cách mạng miền Nam trong những năm đầu của thập kỉ 60:
Phong trào Đồng khởi Bến Tre đã mở đầu cho cuộc tiến công và nổi dậy
lần thứ nhất của cách mạng miền Nam, mở đầu cho một cuộc khủng hoảng
triền miên của chính quyền Mĩ – Diệm. Rõ ràng phong trào Đồng khởi ở
Bến Tre đã đi vào lịch sử như một ngọn cờ đầu. Nó đã có một vị trí rất
xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam và
xứng đáng được gọi là Quê hương Đồng khởi với tất cả nội dung và hình
thức của nó. [86, 96]
Các tác giả trong quyển “Bến Tre – 30 năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ”
đã viết: “Cuộc Đồng Khởi năm 1960 là biểu tượng của tiềm năng cách mạng và
57
năng lực sáng tạo của quần chúng được phát huy cao độ. Nó là sản phẩm đầu tiên
của nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương thứ 15”
Như vậy, rất rõ ràng, cao trào Đồng Khởi Bến Tre đã mở đầu cho cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của 60 vạn dân tỉnh Bến Tre. Nó góp phần xuất sắc vào
cao trào tiến công và nổi dậy ở các tỉnh Nam Bộ và toàn miền Nam.
Từ trong cuộc Đồng Khởi ấy, lực lượng phụ nữ, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, đã
hình thành nên một “đội quân tóc dài” hùng hậu tham gia vào ba mũi giáp công mà
sau này đội quân ấy nhanh chóng phát triển trên toàn miền Nam. Họ được đánh giá
là “có sức níu máy bay, bịt nòng đại bác, chặn đứng chiến xa và bẻ gãy hành quân
càn quét của địch” [68, 167].
Cùng thống nhất với quan niệm đội quân tóc dài ra đời đầu tiên trong phong trào
Đồng khởi năm 1960 của Bến Tre, tác giả Thạch Phương nhấn mạnh: “Là con đẻ
của phong trào đấu tranh cách mạng, một sáng tạo đặc sắc và độc đáo của chiến
tranh nhân dân thời chống Mĩ, “đội quân tóc dài” được khai sinh từ cuộc Đồng khởi
của tỉnh Bến Tre đầu năm 1960, rồi sau đó đã phát triển và lan nhanh ra cả miền
Nam” [86, 455].
Những người phụ nữ vốn hiền hòa, yêu hòa bình, luôn ước nguyện được sống
bình yên, nhưng chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra đã mang đến cho người phụ nữ
quá nhiều tai họa, mất mát, khổ đau. Suy cho cùng, những hậu quả khủng khiếp của
chiến tranh đều trút lên vai của người phụ nữ, mà nỗi đau lớn nhất là nỗi đau mất
cha, mất chồng, mất con, mất đi những người thân yêu khác. Hơn ai hết, họ hiểu cái
giá phải trả cho chiến tranh, cho nên “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, đó là sự
đúc kết từ truyền thống, từ lịch sử dân tộc. Và cái cách mà họ tham gia trong cuộc
chiến đấu cũng rất đặc biệt, mà nữ ký giả Pháp - chị Madeleine Riffaud trong
chuyến đi thăm vùng giải phóng ở miền Nam vào đầu năm 1965, đã cảm nhận đây
là một “đội quân kỳ lạ”:
Quả thật ở miền Nam Việt Nam đang tồn tại một đội quân kỳ lạ không súng
ống, có mặt ở khắp nơi, thành thị cũng như nông thôn, một đội quân mà các
bản tin của các hãng thông tấn hầu như không bao giờ nói đến, song lại
58
đóng vai trò to lớn trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam Việt Nam
chống xâm lược, ngay cả trước khi những người du kích đầu tiên cầm lấy vũ
khí. Đó chính là “đội quân tóc dài” tập hợp hàng triệu nữ chiến sĩ. [68, 167]
Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn, chị sẽ thấy đội quân đông đảo ấy đấu tranh
không chỉ bằng sức mạnh chính trị đơn thuần mà họ còn tham gia vào lực lượng vũ
trang khi cần thiết. Chính chị em phụ nữ là những người đã vận dụng một cách linh
hoạt và nhuần nhuyễn “ba mũi giáp công” trong từng cuộc đấu tranh, trong từng
chiến dịch và suốt cả thời kỳ vận động cách mạng, coi đó như là một thứ chiến
pháp, một vũ khí đấu tranh có hiệu quả cao nhất.
Cuộc đồng khởi ở Bến Tre đi liền với sự phát triển của “đội quân tóc dài” là một
hiện tượng độc đáo của cách mạng miền Nam mà bà Nguyễn Thị Định là một trong
những người lãnh đạo xuất sắc cuộc đồng khởi.
2.3.2 Nguyễn Thị Định – người phụ nữ tiêu biểu của đất Bến Tre
Sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre, ngay từ nhỏ, Nguyễn Thị Định đã được bồi đắp tình yêu thương con
người, lòng yêu quê hương đất nước và căm thù sự áp bức bất công trong xã hội.
Năm 16 tuổi, chị được người anh trai giác ngộ cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ
giao liên, rải truyền đơn và tham gia vận động quần chúng đấu tranh. Như nhiều
phụ nữ khác, dưới chế độ của Mĩ - ngụy ở miền Nam, cuộc sống riêng tư của chị
gặp nhiều bất hạnh. Tuổi thanh xuân, chị kết hôn với anh Bích – là tỉnh ủy viên Bến
Tre. Nhưng mới sinh con được ba ngày thì chồng bị đày đi Côn Đảo (sau này chết ở
đó). Vài tháng sau, sau khi đi thăm chồng về, chị bị địch bắt giam rồi đày đi Bà Rá
– một nơi rừng sâu nước độc giáp biên giới Campuchia. Suốt 3 năm với bao cực
hình tra tấn, người phụ nữ ấy vẫn không hề nao núng, vẫn giữ vững khí tiết người
cộng sản. Đến cuối năm 1943, chị mới được phóng thích do bị đau tim. Vượt qua
nỗi đau mất chồng, chị vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng với tâm niệm “Chị thương
ảnh (tức chồng chị- tác giả), phải chiến đấu trả thù cho ảnh !” [88, 238]
59
Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, Nguyễn Thị Định đã có
nhiều đóng góp cho cách mạng Bến Tre nói riêng và phong trào cách mạng miền
Nam nói chung.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chị Ba Định được giao công tác ở hội phụ nữ
cứu quốc tỉnh. Đến cuối năm 1946, trong Đại hội phụ nữ, bà được bầu làm ủy viên
ban chấp hành. Trong lúc đang cùng với Hội phụ nữ Bến Tre làm hết sức mình để
động viên, giúp đỡ bộ đội thì bà được tỉnh ủy giao nhiệm vụ mới, đó là cùng với
ông Đào Văn Trường – Tư lệnh quân khu 8, giáo sư Ca Văn Thỉnh và bác sĩ Trần
Hữu Nghiệp ra thủ đô báo cáo với Bác Hồ về tình hình Nam Bộ sau Hiệp định Sơ
bộ và xin chi viện vũ khí. Vượt qua những khó khăn gian khổ do điều kiện thời tiết,
sóng gió ngoài biển khơi và sự kiểm soát chặt chẽ của địch, đoàn ghe chở vũ khí đã
về đến nơi an toàn, tăng cường đúng lúc sức mạnh vật chất và tinh thần cho đồng
bào, chiến sĩ Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp trở lại xâm
lược.
Sau năm 1954, nhiều cán bộ chủ chốt tập kết ra Bắc nhưng bà Nguyễn Thị Định
nhận lệnh ở lại miền Nam và được chỉ định vào thường vụ Tỉnh ủy bí mật tỉnh Bến
Tre. Trong khi Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa ký chưa ráo mực thì Mĩ đã lập nên chính
quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn. Dựa vào Mĩ, Thiệu ra sức phá hoại hiệp
định, bắt bớ, trả thù những người kháng chiến cũ. Bà bị truy nã gắt gao “Thưởng
10.000 đồng cho ai bắt được tên Nguyễn Thị Định, một tên “Việt cộng cái” rất lợi
hại, người mập trắng, mày rậm, tóc quăn, có cái bớt ở má phải”. Trong những năm
tháng khó khăn ác liệt ấy, Nguyễn Thị Định đã phải cải trang nhiều lần, đóng nhiều
vai đời thường, khôn khéo tìm cách hòa nhập vào dân, bám đất, bám dân để lãnh
đạo phong trào chờ thời cơ nổi dậy.
Tháng 11-1959 bà Nguyễn Thị Định nhận nhiệm vụ về Khu ủy ở Đồng Tháp
Mười để lĩnh hội nghị quyết 15. Sau khi học xong, với vai trò Phó Bí thư tỉnh ủy, bà
đã chủ trì hội nghị truyền đạt lại tinh thần của Nghị quyết. Sau cuộc thảo luận sôi
nổi, hội nghị đã nhất trí vá hạ quyết tâm phát động phong trào toàn dân đồng khởi
phá đồn bót, làm tan rã hệ thống kìm kẹp của giặc, giành lại quyền làm chủ Cũng
60
tại hội nghị này, bà Nguyễn Thị Định đề nghị chọn huyện Mỏ Cày làm trọng điểm
để châm ngòi cho phong trào đồng khởi với một khẳng định: - điều căn bản là ta
phải tin tưởng vào quần chúng và luôn bám chặt vào quần chúng để chiến đấu thì
nhất định thắng lợi.
Đánh giá về vai trò của bà Nguyễn Thị Định trong phong trào Đồng khởi,
thượng tướng Trần Văn Trà đã viết:
Khi nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về cuộc Đồng khởi nổi tiếng này, tôi
không khỏi ngạc nhiên về tài tổ chức, huy động lực lượng, về trình độ vạch
kế hoạch và triển khai thực hiện, về nghệ thuật lãnh đạo và ứng phó với tình
hình, về phương châm, phương thức đối với những phản ứng của địch.
Không có một lòng tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của nhân dân,
cũng như không có một tinh thần trách nhiệm cao, một dũng khí mạnh mẽ,
thì khó mà có một chủ trương và một sự chỉ đạo phong trào thành công lớn
như vậy. Rõ ràng, qua phong trào này, nổi bật lên tài thao lược, ý chí cao,
nghệ thuật điều hành của người chỉ huy đội quân tóc dài, vừa hình thành tổ
chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp và đã đem lại
thắng lợi vẻ vang [88, 244].
Nhận định trên đây đã phần lớn nêu bật được khả năng cùng những cống hiến
lớn của bà đối với cuộc Đồng Khởi tại quê hương. Nhưng không dừng lại ở đó,
thắng lợi của phong trào Đồng Khởi góp phần phát triển một cách sáng tạo hình
thức và phương pháp đấu tranh cách mạng miền Nam: đánh địch bằng ba mũi giáp
công (quân sự, chính trị và binh vận) trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông
thôn và đô thị. Đội quân làm nên phong trào Đồng khởi phần đông là những người
phụ nữ, trong đó sự lãnh đạo, chỉ huy đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sự đóng
góp của bà Nguyễn Thị Định đối với cách mạng miền Nam là rất to lớn.
Sau ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960), bà được
bầu làm ủy viên đoàn chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng, rồi làm Bí thư Đảng
đoàn phụ nữ khu 8. Năm 1965, trước tình hình giặc Mĩ ồ ạt đưa quân vào miền
Nam, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, với những kinh nghiệm lãnh
61
đạo, sự hiểu biết về nghệ thuật tiến hành chiến tranh ở miền Nam, bà được Bác Hồ
và Bộ chính trị giao nhiệm vụ mới: làm Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải
phóng miền Nam. Ngoài công tác chung, bà đảm nhiệm việc theo dõi phong trào
chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị.
Điều đáng quý là anh em chiến sĩ không chỉ biết đến bà với tư cách là một Phó
tư lệnh, mà bà được xem như người chị cả thân thương với tên gọi “chị Ba” trìu
mến. “Chị lo cho mọi người từ miếng ăn, manh áo, liều thuốc. Các cô cấp dưỡng, y
tá thường tíu tít quanh chị, nhận những lời khuyên nhủ, dạy bảo của một bà mẹ
hiền” [88, 245]. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1968, với tư cách
là Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, bà tiếp tục lãnh đạo đội
quân tóc dài lập nhiều thành tích. Trong người phụ nữ ấy đan xen những phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: yêu chồng thương con, đảm đang công việc
nhà, nhân hậu, quan tâm đến mọi người. Hình ảnh bà ngồi khâu áo cho các chiến sĩ
mãi mãi là hình ảnh thân thương và gần gũi, đọng lại trong lòng nhiều chiến sĩ giải
phóng. Nhưng cũng chính người phụ nữ ấy đã cắn răng vượt qua nỗi đau riêng (mất
chồng, mất con) để nắm vai trò lãnh đạo trên chiến trường với tư cách là một Phó tư
lệnh năng động và dũng cảm. Phụ nữ Bến Tre, phụ nữ miền Nam có quyền tự hào
về bà “Phó tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ
nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho cả miền Nam, cho cả dân
tộc ta” [84, 1] (Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại cuộc mít-tinh kỉ niệm
ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
Sau cao trào đồng khởi, ngụy quân ngụy quyền trong tỉnh lâm vào tình trạng
khủng hoảng trầm trọng. Bộ máy kìm kẹp ở xã, ấp rệu rã, tinh thần binh sĩ sa sút,
hoang mang. Lực lượng phụ nữ qua thực tiễn đấu tranh đã có một bước trưởng
thành đáng kể và trở thành một đội quân hùng hậu. Nói “đội quân” ở đây không có
nghĩa là nói đến số đông người hợp lại bình thường, mà nói đến một đội quân với ý
nghĩa đầy đủ nhất của từ này: chặt chẽ về mặt tổ chức, có tuyển lựa, có huấn luyện,
hiệp đồng chiến đấu, biết tiến thoái hợp tan khi cần thiết. Vũ khí của họ không phải
là súng đạn mà là tinh thần, ý chí, lý và lẽ. Cũng có cả liên lạc, hậu cần, trinh sát,
62
tiếp tế, được tổ chức thích ứng với quy mô và đặc điểm của từng cuộc đấu tranh.
Đội quân chính trị này tiếp tục đóng vai trò nổi bật trong giai đoạn chống “chiến
tranh đặc biệt” (1961-1965) và cả sau này vẫn phát huy tác dụng đáng kể trong
“chiến tranh cục bộ” (1965-1968).
Cuối năm 1960, trong khí thế đồng khởi thắng lợi, Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) và trở thành trung tâm đoàn kết các lực
lượng yêu nước dân chủ. Ở các tỉnh đều vận động thành lập Ủy ban Mặt trận dân
tộc giải phóng. Phụ nữ Nam Bộ vô cùng phấn khởi, cùng nhân dân mít-tinh chào
mừng Mặt trận và cùng nhau quyết tâm thực hiện nội dung cơ bản của Mặt trận đề
ra. Cùng với phụ nữ các tỉnh Gia Định, Sa Đéc, Mỹ Tho, ở Bến Tre, phụ nữ các
thôn ấp quét dọn nhà cửa sạch sẽ, chưng bông, treo đèn, mọi người mặc quần áo
mới, đồng bào đạo Cao Đài mặc toàn đồ trắng đi tới địa điểm làm lễ mít – tinh.
Các đoàn thể như Nông dân giải phóng, Phụ nữ giải phóngtrở thành thành
viên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Một giai đoạn lịch sử mới được
mở ra đầy triển vọng.
Sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ngày 8-3-1961,
Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Sự ra đời của
Hội vào giữa cao trào đồng khởi của nhân dân miền Nam góp phần thúc đẩy phong
trào cách mạng phát triển rộng, mạnh hơn. Từ đây, Hội đã thực sự trở thành trung
tâm đoàn kết tất cả các tầng lớp phụ nữ miền Nam không phân biệt tuổi tác, giai
cấp, dân tộc, xu hướng chính trị, tôn giáo. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mặt trận, Hội
đã tổ chức động viên chị em phụ nữ sát cánh cùng toàn dân đấu tranh chống Mĩ -
Diệm, chuẩn bị bước sang một giai đoạn đấu tranh quyết liệt hơn.
63
Tiểu kết chương 2
Là một bộ phận của phụ nữ Nam Bộ sống dưới chế độ Mĩ - ngụy, phụ nữ Bến
Tre cũng như phụ nữ ở các nơi khác trên toàn miền Nam phải chịu nhiều thiệt thòi,
hy sinh, mất mát. Bên cạnh những chính sách chung đối với nhân dân, phụ nữ còn
phải đối đầu với những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mĩ và chính
quyền Diệm, do chúng nắm được những đặc điểm tâm lý và những đặc trưng về
giới. Nếu như những người phụ nữ trực tiếp tham gia cách mạng hoặc có chồng con
theo kháng chiến phải chịu những hình phạt tra tấn man rợ hòng uy hiếp, làm giảm
sút ý chí của người cộng sản thì cuộc sống của những người phụ nữ bình thường
khác cũng chẳng khá hơn. Cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của họ chính là con
đường xô đẩy chị em đi vào con đường trụy lạc, nhiều người đã đánh mất dần
những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Tất cả nằm trong âm mưu
của đế quốc Mĩ, đó là sự đầu độc về tinh thần một cách thâm độc được che đậy
bằng các Mĩ từ, bằng lối tuyên truyền lừa bịp mà một bộ phận không nhỏ chị em bị
nhầm tưởng.
Nhưng thực tế thì không thể che đậy được. Việc Mĩ từ chối hiệp thương tổng
tuyển cử, thống nhất nước nhà – nguyện vọng tha thiết của nhân dân, của phụ nữ
trải qua nhiều năm tháng chiến tranh, việc dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình
Diệm với bộ máy kìm kẹp đến tận xã, ấp, việc chúng khủng bố, đàn áp những người
kháng chiến cũ, việc chúng cướp ruộng đất, không cho nhân dân được tự do buôn
bántất cả đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người phụ nữ. Cho
nên, phụ nữ Bến Tre hiểu rằng, số phận của họ gắn chặt với vận mệnh dân tộc, gắn
chặt với số phận phụ nữ trên toàn miền Nam. Từ sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được
ký kết và từng bước bị phá hoại, phụ nữ Bến Tre nhiệt tình trong các cuộc đấu tranh
đòi Mĩ - Diệm thi hành hiệp định. Từ 1954-1956, hoạt động đấu tranh chỉ đơn thuần
là đấu tranh chính trị theo chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ và Đảng ủy Bến Tre.
Những năm 1957-1959, khi chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” được mở ra, phong
trào cách mạng gặp những tổn thất nặng nề thì chính những người phụ nữ, bằng sự
dũng cảm, gan dạ với cả tấm lòng đã không quản ngại hy sinh che chở, bảo vệ
64
Đảng, bảo vệ cán bộ. Không chỉ là các mẹ, các chị mà ngay cả những em thiếu nhi
cũng thực hiện với một tinh thần tự nguyện, tự giác cao. Thế mới thấy, lòng yêu
nước, tinh thần cách mạng dường như đã ăn sâu bám rễ vào máu thịt nhân dân, trở
thành truyền thống. Cuộc kháng chiến chống Mĩ trong những ngày đầu đầy khó
khăn là một thử thách đối với nhân dân, nhưng cũng là cơ hội để những nét đẹp
được khơi dậy đúng lúc.
Nhờ đó, tính mạng của cán bộ, Đảng viên, các chiến sĩ cộng sản được bảo vệ.
Chỉ có thể len lỏi trong quần chúng, bám dân, bám đất họ mới tồn tại được và tìm
cách gây dựng lại lực lượng, tổ chức lại phong trào. Có thể nói, không có tấm lòng
của những người phụ nữ, không có sự đùm bọc chở che của các mẹ, các chị, thì với
chủ trương “tát cạn nước để bắt cá” của Mĩ - Diệm, lực lượng cách mạng chắc gì đã
còn, và nếu không còn thì cũng sẽ không có phong trào Đồng khởi ở Bến Tre làm
dấy lên cao trào đồng khởi trên khắp miền Nam. Tất nhiên, đó chỉ là giả thuyết, còn
thực tế đã chứng minh, người phụ nữ đã làm được nhiều hơn thế. Điều đáng nói ở
đây là sự đóng góp có ý nghĩa lớn lao ấy lại diễn ra trong âm thầm lặng lẽ, không
cần ai nhớ, không mong được sử sách nêu tên, nhưng chính các mẹ, các chị và các
em gái Bến Tre là chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng tại tỉnh nhà, góp
phần quan trọng đưa cách mạng vượt qua những năm tháng đầy khó khăn, thử
thách.
Đồng khởi là cái mốc đánh dấu sự lớn mạnh về lực lượng, sự trưởng thành về ý
thức của phụ nữ Bến Tre. Tham gia công tác chuẩn bị, làm địch ngụy vận, trực tiếp
chiếm bót, gỡ đồn, diệt ác phá kìm.công việc nào cũng có mặt nữ giới. Trước
Đồng khởi, đấu tranh chính trị còn là những hoạt động tản mạn, cục bộ: biểu tình
tuần hành chống âm mưu phá hoại hiệp định hoặc những cuộc giằng co nhỏ lẻ để
giữ gìn từng ngôi nhà, từng thửa ruộng thì năm 1960, đấu tranh chính trị mang dấu
ấn hoàn toàn khác: lực lượng hùng hậu, có tổ chức chặt chẽ, có lý lẽ vững chắc, là
một “đội quân” hẳn hoi. Lực lượng này có đóng góp không hề nhỏ trong các mũi
tấn công địch.
65
Năm đồng khởi cũng là lần đầu tiên đấu tranh của phụ nữ được tổ chức chặt chẽ
tấn công trực diện vào hàng ngũ địch với khí thế và tinh thần của một “đội quân”.
Vì thế, sẽ không có gì ngạc nhiên khi lấy cái mốc đội quân tóc dài đã ra đời từ chính
cuộc đồng khởi của Bến Tre, ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một mũi
nhọn tấn công địch trên khắp miền Nam. “Đội quân” này đã thực sự trở thành một
bộ phận quan trọng trong thế trận hợp thành của chiến tranh nhân dân với ba mũi
giáp công: chính trị - quân sự - binh vận.
Qua đồng khởi, Bến Tre đã thể nghiệm thành công phương pháp cách mạng về
sự kết hợp ba mũi giáp công, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân,
góp cho cách mạng miền Nam một kinh nghiệm lớn về nghệ thuật lãnh đạo khởi
nghĩa đồng loạt và phương thức kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và
binh vận.
66
CHƯƠNG 3. ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TỪ SAU
ĐỒNG KHỞI NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1975
3.1 Phụ nữ Bến Tre trong thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt (1961-1965)
3.1.1 Đế quốc Mĩ phát động chiến tranh đặc biệt, mở đầu bằng chương trình
“bình định” miền Nam trong 18 tháng
Sự phát triển của cách mạng miền Nam từ cao trào đồng khởi năm 1960 đã tác
động mạnh đến chính quyền Ngô Đình Diệm, làm cho chúng ngày càng lục đục,
chia rẽ. Trong khi đó, tại Mĩ, Ken-nơ-đi đã bước vào Nhà Trắng với tư cách là tổng
thống Mĩ sau thắng lợi của cuộc bầu cử năm 1960. Tập đoàn cầm quyền Ken-nơ-đi
- Giôn-xơn chuyển sang chiến lược toàn cầu phản ứng linh hoạt và thực hiện thí
điểm chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Mĩ coi Việt Nam là
phòng tuyến cuối cùng chống cộng ở khu vực Đông Nam Á.
Nội dung chính của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_1676098036_6996_1872640.pdf