Luận văn Đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

MỤC LỤC

MỤC LỤC. 3

MỞ ĐẦU . 5

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 9

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu. 10

5. Đóng góp khoa học của luận văn. 11

6. Bố cục của luận văn . 12

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI NINH

THUẬN. . 13

1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên của Ninh Thuận. . 13

1.2. Vài nét về truyền thống phụ nữ Ninh Thuận . 18

Chương 2: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG GIAI ĐOẠN (1954

– 1960). 23

2.1. Tình hình Ninh Thuận sau Hiệp định Genève và chủ trương của Đảng

đấu tranh đòi thi hành Hiệp định. 23

2.2. Phụ nữ Ninh Thuận chống dồn dân và chuẩn bị nổi dậy khởi nghĩa (1954

– 1960). 27

2.3. Phụ nữ Ninh Thuận trong phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) . 30

Chương 3: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG CHỐNG CHIẾN

TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1961 – 1975). 45

3.1. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng góp phần xây dựng căn cứ

kháng chiến vững mạnh. . 45

3.2. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh

vận . 50

3.2.1. Giai đoạn 1961 – 1968:.50

3.2.2. Giai đoạn 1969 – 1975. .56

3.3. Phụ nữ Ninh Thuận tích cực chiến đấu và tham gia phục vụ chiến đấu. 62

3.4. Phụ nữ Ninh thuận cùng cả nước tiến tới tổng tiến công và nổi dậy giải

phóng quê hương tháng 4/1975. 75

pdf101 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của phụ nữ ninh thuận trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm vào điều cấm của Cách mạng, có đồng bào đã hơn ba lần giương cung định bắn địch bảo vệ tài sản của mình nhưng cả ba lần đều không dám thực hiện. Có nhiều chị em bị địch xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm nhưng vẫn cắn răng chịu đựng vì tất cả họ đều không muốn làm trái điều Cách mạng qui định là dùng vũ trang đánh địch. Nếu chỉ đấu tranh bằng chính trị, lí lẽ với Mỹ - Diệm thì có lẽ Đảng bộ, chiến sĩ và đồng bào huyện Bác Ái sẽ không làm được điều kì diệu vào ngày 30/8/1 960 - huyện Bác Ái được giải phóng. Phong trào cách mạng của Ninh Thuận trong những năm 1954 – 1960, nhất là sau khi tiếp thu nghị quyết 15 của Ban chấp hành trung ương Đảng đặc biệt là ở miền núi đã phát triển nhanh, thực lực chính trị và lực lượng vũ trang cũng được tăng cường đáng kể. Bộ máy lãnh đạo từ tỉnh, huyện, xãđược củng cố. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Qua hơn 6 năm gian lao mà anh dũng chiến đấu với một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai toàn thắng, chị em phụ nữ Ninh Thuận đã chịu đựng không biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ,chết chóc đau thương. Dù đã giành được những thắng lợi to lớn nhưng kẻ thù vẫn còn đó, và cuộc chiến đấu của chị em vẫn còn tiếp tục với những kinh nghiệm đã tích lũy được qua 6 năm kháng chiến. Chắc chắn chị em sẽ tự tin và bản lĩnh hơn khi bước vào cuộc chiến đấu mới . Có thể thấy, trong suốt thời kì tiến hành đấu tranh chính trị đòi địch thi hành Hiệp định Genève cho đến cuối năm 1960,nhân dân Ninh Thuận đã chuyển sang một cuộc đấu tranh mới vô cùng gian khổ và phức tạp, gần như tay không đương đầu tên đế quốc đầu sỏ và bọn tay sai gian ác. Trong thời điểm địch tập trung đánh vào Đảng một cách ác liệt nhất, một số khá đông cán bộ đảng viên, quần chúng cách mạng là nam giới bị bắn giết tù đày, một số chuyển vùng tránh lánh đi nơi khác, chính chị em phụ nữ mà nòng cốt là cán bộ đảng viên và quần chúng cơ sở là người đứng mũi chịu sào, một mặt vừa lo sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình, mặt khác là lực lượng chính đấu tranh trực diện với kẻ thù từ đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống trề hề “trưng cầu dân ý”, bầu cử quốc hội, chống dồn dân, di dân, chống cướp đất lập khu dinh điền trù mật, chống bắt lính đến các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, bảo vệ những quyền lợi do cách mạng đem lại. Nhưng ác liệt, gay go, quyết liệt nhất là cuộc đấu tranh chống “tố cộng”, “diệt cộng”. Trong thời kỳ khó khăn, ác liệt chị em phụ nữ đã bám trụ, kiên trì giữ vững và xây dựng cơ sở vừa đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn của địch, vừa tai mắt, che giấu, bảo vệ cán bộ, giao thông liên lạc, tiếp tế hậu cần, làm công tác binh vận, diệt tề trừ gian, tham gia dân quân, du kích, bố phòng, góp phần xây dựng lực lượng hùng hậu trong đấu tranh chính trị diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ, đồng thời cũng là lực lượng tích cực trong công tác binh vận. Đặc biệt, trong thời kì này là vai trò, vị trí của căn cứ miền núi Bác Ái. Trong lúc cách mạng ở đồng bằng bị tổn thất nặng nề, chính căn cứ Bác Ái là chỗ dựa tin cậy đã nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng trong những lúc hiểm nghèo; là nơi phong trào được giữ vững. Không chỉ giữ vững, căn cứ Bác Ái còn phát triển mạnh mẽ dẫn đến các cuộc nổi dậy đồng khởi thành công, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào ở đồng bằng và đô thị. Qua phong trào chung đó, dưới sự lãnh đạo, Hội phụ nữ được duy trì và phát triển, giữ vững vai trò quan trọng trong tổ chức tập hợp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh trong mọi lĩnh vực, dưới mọi hình thức. Phụ nữ Ninh Thuận, nhất là phụ nữ Raglai trong thời kì này không quản ngại hi sinh, gian khổ cùng nhân dân toàn tỉnh chiến đấu kiên cường dũng cảm. Nhiều chị em bị địch bắt, tra tấn, tù đày vẫn một lòng trung thành với cách mạng và từ trong phong trào đã nảy sinh và hình thành một đội ngũ cán bộ phụ nữ vừa đông đảo về số lượng, vừa có phẩm chất cách mạng, năng lực để đảm nhiệm những công việc không chỉ dành riêng cho đoàn thể phụ nữ mà cả của Đảng và chính quyền tự quản...Góp phần trong thắng lợi chung đó là sự hi sinh quên mình của biết bao chị em phụ nữ Kinh và các chị em phụ nữ dân tộc khác. Trong đó, phụ nữ Raglai là có sự đóng góp nổi bật nhất, chị em cùng đồng bào dưới sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang và sự hướng dẫn tận tình của cán bộ cách mạng đã nổi dậy khởi nghĩa và đưa Bác Ái trở thành huyện đầu tiên của Nam Trung Bộ giành được chính quyền. Chương 3: PHỤ NỮ NINH THUẬN TRONG CHỐNG CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ(1961 – 1975) 3.1. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng góp phần xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh . Cuộc chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ bị thất bại thảm hại. Kẻ thù điên cuồng thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” để cứu vãn chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam, chống lại Cách mạng và nhân dân niềm Nam. Thực hiện chiến lược , Mỹ dùng âm mưu dùng lực lượng ngụy quân làm lực lượng chiến đấu chủ yếu ,quân Mĩ chỉ đóng vai trò chỉ đạo, yểm trợ vũ khí và kĩ thuật nhằm đánh bại lực lượng vũ trang cách mạng ,bình định miền Nam trong vòng 18 tháng... theo kế hoạch Stalay - Taylor. Ở Ninh Thuận, đế quốc Mỹ huy động lực lượng với qui mô lớn tổ chức đánh phá càn quét ở đồng bằng , vùng giáp ranh lẫn trên vùng căn cứ Bác Aí. Những cuộc càn quét đó đều có sự chỉ huy của cố vấn Mĩ. Địch còn tổ chức bọn biệt kích luồn sâu vào căn cứ Bác Aí làm nhiệm vụ chỉ điểm nơi đóng quân của ta để địch bắn phá .Đầu năm 1961, đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai đẩy mạnh bắt lính tăng quân để xây dựng ngụy quân xây dựng đồn bốt, công sự vững chắc. Địch đẩy mạnh dồn dân, lập ấp chiến lược.Tăng cường lực lượng do thám, chỉ điểm nhằm khống chế tinh thần, tác động tâm lý chiến tranh để uy hiếp tinh thần nhân dân, ngăn chặn quần chúng cơ sở tiếp xúc với cách mạng.Chúng tăng cường bọn ác ôn, bắt lính, xây dựng lực lượng ngụy quân bao gồm cộng hòa, bảo an,dân vệ, thành lập Ban chấp hành phụ nữ liên đới tỉnh Ninh Thuận rộng khắp tới các phường, xã... Trong những ngày quê hương giành được quyền làm chủ cũng như những lúc địch đưa lực lượng đến càn quét, khủng bố đẫm máu chị em phụ nữ Ninh Thuận, nhất là chị em vùng giải phóng vẫn siết chặt hàng ngũ vừa đấu tranh đấu chính trị, vừa vận động binh lính vừa phối hợp với bộ đội chống địch càn quét nhằm bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được. Trong năm 1961, Đảng bộ, chính quyền tỉnh có chủ trương vận động thanh niên, phụ nữ thoát ly. Và chị em dù còn ngổn ngang nỗi niềm vẫn hăng hái ủng hộ chủ trương. Ở đồng bằng, nhất là 2 huyện Ninh Hải, Ninh Phước chị em rất hăng hái tham gia thoát ly. Khi tỉnh có chủ trương “mở vùng” tiến về vùng ven biển. Khi lực lượng của ta vào các xã ven biển như Sơn Hải, Dinh Hải chị em đã thể hiện sự nhiệt tình cách mạng bằng nhiều hoạt động như: ủng hộ gạo, mắm, cá..và nhiều vật dụng sinh hoạt khác. Nhiều chị em còn tham gia làm công sự cho bộ đội tấn công địch. Chị em cũng hăng hái dẫn cán bộ đi diệt ác bắt tề, huy động đồng bào ra phá và đốt ranh rào, kêu gọi binh lính ra đầu hàng. Một trong những điều kiện quan trọng lúc này là phải xây dựng căn cứ vững mạnh cho cuộc kháng chiến, tỉnh ủy đã phát động phong trào đẩy mạnh sản xuất, xây dựng các tổ đội sản xuất...nhằm xây dựng vùng căn cứ Bác Ái vững mạnh. Hưởng ứng chủ trương trên, chị em phụ nữ miền núi cùng chị em toàn tỉnh hăng hái tham gia sản xuất, bố phòng, xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh. Tháng 1/1961, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp đánh giá tình hình miền Nam đã khẳng định :”Thời kì tạm ổn định của chế độ Mĩ - Diệm đã qua , thời k ì khủng hoảng l iên t iếp , suy sụp nghiêm t rọng bắt đầu tháng 2/1961, Trung ương cục sát nhập Liên tỉnh 3, 4 thành lập khu VI, giải thể Đảng ủy 50. Trên tinh thần tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên, Liên khu chỉ rõ vùng căn cứ chiến đấu núi rừng đấu tranh vũ trang là chủ yếu; vùng đồng bằng kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Huyện Bác Ái lúc này đã được giao lại cho Ninh Thận quản lí . Theo tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy Ninh Thuận, xác định huyện Bác Ái là căn cứ chiến lược. Bác Ái được xây dựng trở thành căn cứ vững mạnh toàn diện, đáp ứng đủ nhân tài vật lực cho chiến trường t rong t ình h ình mới , k iên quyết đánh bại mọi cuộc càn quét của đ ịch , là nơi sản xuất quan trọng trong những năm chiến tranh ác liệt Đảng bộ và quân dân Ninh Thuận đã chính thức bước vào một cuộc chiến đấu mới ác liệt nhưng cũng rất anh dũng, hào hùng. Trong đó lực lượng phụ nữ cũng tham gia rất tích cực, xông xáo trong tất cả mọi lĩnh vực. Các chị em đã không quản ngại khó khăn, hy sinh gian khổ vẫn một lòng theo Đảng, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mới mà cách mạng giao cho. Chị em phụ nữ Bác Ái tích cực tham gia vào lực lượng du kích với số lượng lên tới 352 người.[5; tr85]Chị em không quản ngại thực hiện mọi nhiệm vụ mà Cách mạng đã giao. Cùng với quân dân toàn huyện, chị em phu nữ cũng tham gia tính cực vào hoạt động xây dựng vùng căn cứ, tham gia dân quân du kích; phát triển vũ khí thô sơ như làm chông, thò, bẫy, băng cung; xây dựng bố phòng liên hoàn thôn xã; đặc biệt là chị em rất hăng hái trong việc đẩy mạnh tăng gia sản xuất; giao liên, tải đạn; cũng như phong trào văn nghệ, học chữ. Hưởng ứng cuộc phát động phong trào toàn dân tham gia xây dưng Bác Aí thành càn cứ địa vững mạnh toàn diện; vận động đồng bào nổi dậy làm chủ núi rừng, nâng uy thế chính trị của đồng bào lên, hạ uy thế của bọn tổng lý, làm từng bước trong sạch nội bộ quần chúng... Chị em tích cực tố giác những kẻ phản lại cách mạng, tay sai. Nhờ những đóng góp của chị em, cán bộ cách mạng đã phát hiện 19 vụ gián điệp ,tiêu diệt 12 tên phản động, quản chế 10 tên và giáo dục cho 45 tên khác.[4; tr76] Chị em đã được cán bộ hướng dẫn về ý thức làm chủ núi rừng, làng bản nên họ rất tích cực trong việc tố giác bọn tổng lý bao đời hà hiếp, áp bức họ. Từ đó, chị em luôn tự vận động, tuyên truyền cho nhau tham gia vào các hoạt động do huyện ủy phát động. Qua thực hiện phong trào trên, mà tình hỉnh an ninh trật tự ở căn cứ được giữ vững. Vì thế, huyện ủy có nhiều thuận lợi để phát triển công tác khác như: xây dựng lực lượng dân quân du kích, tăng gia sản xuất. Trong phong trào tăng gia sản xuất, chị em rất hăng hái, động viên nhau lao động sản xuất, xây dựng các tổ vần đổi công. Ở Bác Ái, tính đến đầu 1965 chị em đã tham gia gieo trồng được 322 khăn bắp giống ( đơn vị đo lường của người Raglai 1 khăn - 25 lít, 1 lít = 0,75 kg ), 777 khăn đậu, 60 khăn lúa và trồng được 143.111 bụi mì, chăn nuôi được 676 trâu bò, 1279 heo và 1879 gà. [30;tr27] Toàn căn cứ chị em đã tham giã thành lập được 161 tổ đổi vần công với 2071 lao động đảm bảo lương thực cho đồng bào và phục vụ chiến trường. [30;tr27] Chị em nào cũng lao động với tinh thần “làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm”.Trên mặt trận lao động sản xuất chính chị em là lực lượng nòng cốt, những thành quả lao động đó không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu lương thực cho chị em và gia đinh, mà ý nghĩa hơn nó góp phần cung cấp lương thực cho chiến sĩ, cán bộ trên vùng căn cứ. Những thành quả trên tuy không lớn, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt như vậy, thì nó trở nên quý giá biết bao. Không chỉ hăng hái tích cực trong lao động sản xuất mà chị em còn tích cực trong phong trào văn nghệ, vệ sinh phòng dịch, học văn hóa với tinh thần ngày ngày sản xuất tăng gia, đêm học tập, ca hát tưng bừng”. Chị em luôn sáng tạo, khắc phục khó khăn trong việc học chữ, không có giấy chị em dùng mo cau, vạt cây ỉàm bảng, dùng củ mì phơi khô làm phấn. Không có dầu thì chị em dùng dầu rái để thấp sáng. Bên cạnh phong trào học chữ, chị em còn tích cực tham gia công tác vệ sinh phòng bệnh. Chị em luôn thực hiện 4 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống chín và thân thể sạch. Được cán bộ hướng đẫn khi đau bệnh chị em đã b iế t dùng thuốc chữa bệnh , không gọi thầy cúng; chị em tham gia vận động đồng bào không tin vào mê tín dị đoan, thực hiện các quy tắc vệ sinh mà cán bộ đã hướng dẫn. Sôi nổi nhất vẫn là phong trào bổ phòng chống địch càn quét, ở căn cứ Bác Ái đâu đâu cũng có phong trào vót chông mà lực lượng chính là chị em phụ nữ, làm bàn xoa, cung tên...Từ năm 1962-1964, đồng bào Bác Ái đóng góp 10000 ngày công, vót được 10803376 cây chông các loại làm được 10901 hầm chông trong đó có 454 bàn xoa làm được 7252 mang cung, 961 bẫy đá và 1472 chiếc ná tự động. Đồng thời, họ xây dựng nhiều trạm gác, ranh rào. [4;tr28] Để có được những kết quả trên, sự đóng góp của chị em phụ nữ miền núi và chị em toàn tỉnh là hết sức to lớn. Chị em phụ nữ từ già đến trẻ, thậm chí các chị đang có con nhỏ... cũng tham gia vót chông, hái lá thuốc độc, đắp ranh rào...Bất kì cuộc thi “vót chông” nào, chị em cũng hưởng ứng tích cực. Ngày chị em đi rẫy, đêm về vót chông, cuộc sống thời chiến vất vả là thế nhưng chị em không nề hà một nhiệm vụ nào. Thật đáng ghi nhận biết bao, khi trong hoàn cảnh khó khăn, có khi phải “đói cơm lạt muối” nhưng chị em vẫn không khước từ. Chính tinh thần yêu nước mãnh liệt, khát khao cháy bỏng về cuộc sống tự do, cùng với sự lãnh đạo tài tình của tỉnh ủy, mà trực tiếp là sự hướng dẫn tận tình của các chị em cán bộ phụ nữ. Dù thầm lặng nhưng những đóng góp của chị em đã góp phần xây dựng căn cứ kháng chiến vững mạnh góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi 3.2. Phụ nữ Ninh Thuận là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận 3.2.1. Giai đoạn 1961 – 1968: Không chỉ là lực lượng hăng hái trong hoạt động xây dựng căn cứ vững mạnh mà chị em phụ nữ còn là lực lượng đi đầu trong đấu tranh chính trị và binh vận. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, cùng với nhiệm vụ mới chị em phụ nữ toàn tỉnh thật sự bước vào một mặt trận mới đầy khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy vinh dự, tự hào. Trong cuộc chiến giữa xây và phá ấp chiến lược ác liệt, dai dẳng, chị em phụ nữ đã thể hiện mình là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh chính trị và binh vận. Để công tác binh vận hiệu quả trong thời kỳ mới, Tỉnh ủy đã triệu tập hội nghị mở rộng kiểm điểm đánh giá tình hình và đề ra những chủ trương công tác cho thời gian tới. Tỉnh ủy nhận định: + Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống phá kế hoạch bình định, chống phá quốc sách ấp chiến lược, chống càn quét bảo vệ căn cứ + Tăng cường củng cố xây dựng căn cứ về mọi mặt, kiên quyết đánh bại mọi cuộc càn quét lớn nhỏ của địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất, tiếp tục mở rộng diện làm chủ và xây dựng cơ sở, mở rộng phong trào vào thị xã . + Ra sức vận động thanh niên chống bắt lính, thoát ly tòng quân, vận động binh lính địch đào rã ngũ, án binh bất động... Trên địa bàn toàn tỉnh, địch ra sức củng cố và phát triển xây dựng lực lượng bảo an thành hệt thống hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, địch còn tổ chức lực lượng bán vũ trang, bắt thanh niên tập quân sự, trangg bị vũ khí để canh gác tại chỗ và làm lực lượng hậu bị cho quân đội ngụy. Đồng thời tiến hành càn quét gom dân lập ấp chiến lược đối phó với ta quyết liệt. Đối phó với tình hình trên, ta thực hiện đấu tranh 2 chân 3 mũi. Đến năm 1963, trên toàn tỉnh có rất nhiều thôn xã đã thành lập tổ chức binh vận, chị em tham gia rất đông và tích cực. Nhiều nơi hoạt động rất hiệu quả như: Phước Dinh (Ninh Phước) cơ sơ đã vận động đông đảo đồng bào ra đấu tranh với địch, đòi được tự do đi lại, buôn bán. Qua nhiều ngày kiên trì đấu tranh cuối cùng tên đồn trưởng cũng phải chấp nhận yêu sách của bà con. Một địa phương khác cũng tiêu biểu trong hoạt động đấu tranh là Phước Thiện (Ninh Phước), địch dùng súng cối bắn vào thôn Từ Thiện làm chết một bé gái. Dưới sự chỉ huy của chi bộ, chị em đã vận động đồng bào tổ chức biểu tình với hàng trăm đồng bào tham dự, đoàn biểu tình đã khiêng thi thể em bé đến đồn, quận đòi bồi thường. Trước sự dấu tranh mạnh mẽ của đồng bào. Tên đồn trưởng đã phải xin lỗi và trị tội tên lính bắn chết em bé. Chị em còn vận động được một số tên làm tay sai cho địch trở về với gia đình. Ở các địa bàn người Chăm ở huyện Ninh Phước như : Hoài Trung, Đá Trắng, Hậu Sanh, Hữu Đức...phòng vệ dân sự không cho đồng bào vào rừng chặt củi. Ban đêm địch giăng dây thép và gài mìn dọc ngang khắp nẻo đường buộc nhân dân ban đêm phải ở nhà, khi có Việt Cộng vào phải đánh mõ báo tin...Ở Hữu Đức một số chị em trong lúc đi lại đã bị dây thép móc rách quần áo, nhân cơ hội đó, tổ chức đã vận động chị em cùng đồng bào, lôi kéo cả những gia đình dân vệ, tranh thủ các cả sư tìm cách lôi kéo bọn tề vệ bằng nhiều hình thức. Ở Phước Hải, chị em vận động thanh niên trong làng không đi lính ngụy bỏ ra rẫy trốn, nếu bị bắt đi lính cũng không gây tội ác, tranh thủ mang súng đạn về nộp cho cách mạng. Cuối năm 1964 – 1965, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy mà trực tiếp Hội phụ nữ, chị em đã liên tục tấn công địch trên mặt trận binh vận kết hợp chặt chẽ với lực lượng du kích bên trong. Trọng tâm của công tác binh vận lúc này trong thời gian này là ra sức tuyên truyền giáo dục những gia đình binh lính địch, tề, ngụy, kêu gọi chồng con em trả súng đào rã ngũ trở về làm ăn, khi giao chiến thì bỏ chạy hoặc quay súng bắn lại...Đồng thời móc nối xây dựng cơ sở nội tuyến trong đồn bót, trong dân vệ, phòng vệ dân sự diệt ác. Tình hình đấu tranh của quần chúng ở các xã Thuận Dinh, Thuận Diêm, Thuận Tâm (Ninh Hải) từ cuối năm 1964 đến 1965 rất sôi nổi, khiến bọn tề ngụy hoang mang lo sợ. Trước khí thế đó, tổ binh vận của Ninh Hải thường xuyên tổ chức cho chị em cơ sở vận động lính ngụy. Cơ sở binh vận ở đây có tổ chức khá chặt chẽ, địch ở vùng này có âm mưu gì, thì trước đó vài ngày cơ sở đã báo cho ta biết. Từ giữa năm 1965, nhằm cứu vãn sự thất bại của chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã chuyển sang chiến lược chiến tranh mới bằng việc điều động một lực lượng binh lính hùng hậu và một khối lượng khổng lồ vũ khí, phương tiện hỗ trợ chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Tình hình cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi chị em phải có hoạt động có tổ chức chặt chẽ hơn. Nắm được tình hình trên và để phát huy tối đa sức mạnh của lực lượng phu nữ, tỉnh ủy đã từng bước hình thành tổ chức lãnh đạo của phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở. Cuối năm 1965, tỉnh ủy thành lập Ban Dân Binh Vận, đồng chí Đặng Thị Thu làm công tác phụ vận. Mặc dù, ở cấp huyện lúc này chưa Ban chấp hành phụ nữ cấp huyện nhưng có cán bộ phụ nữ tham gia các đội công tác, hoặc xuống các xã, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy. Hầu hết đội ngũ cán bộ phụ nữ có mặt hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh. Ở huyện Thuận Nam có các đồng chí: Tư Nen, Liên, Hồng, Hoa và chị Sẳng. Ở huyện An Phước có các đồng chí: Thu, Nhụy và chị Trương. Ở huyện Thuận Bắc có các đồng chí: Năm Tuất. Ở huyện Bác Ái có các đồng chí: Chamalé Thị Lực, Chamalé Thị Hường và huyện Anh Dũng có đồng chí La Thị Nguyệt. Ngoài ra, ban cán sự phụ nữ ở cấp xã cũng được tăng cường và củng cố. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhất là giai đoạn (1965 – 1968) tỉnh ủy Ninh Thuận rất tin tưởng giao nhiệm vụ cho chị em và tăng cường cho công tác giáo dục động viên mọi chị em phụ nữ trong toàn tỉnh đoàn kết với mọi tầng lớp nhân dân hướng về cách mạng, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi khẩu hiệu: “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Được quân Mỹ và chư hầu yểm trợ, chính quyền tay sai đã huy động một lực lượng lớn ngụy quân ra sức bình định nông thôn, đẩy mạnh càn quét đánh phá các ấp làm chủ và tranh chấp của ta nhằm lập lại ấp chiến lược. Ngày 25/11/1965 địch sử dụng một tiểu đoàn có xe tăng yểm trợ càn quét vào Sơn Hải thuộc địa phận huyện Ninh Hải. Lúc này chị em đã tập hợp lực lượng đông đảo và mạnh dạn đấu tranh chính trị với địch. Sau đó, địch vẫn tiếp tục càn quét, chị em ở Sơn Hải, Vĩnh Trường từ thiện rầm rộ kéo xuống tỉnh đấu tranh. Sau nhiều lần càn quét, địch vẫn không thể dập tắt được lò lửa cách mạng ở Sơn Hải, Vĩnh Trường, Từ Thiện không những thế tinh thần cách mạng của nơi này còn lan rộng ra khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Hưởng ứng tinh thần cách mạng của chị em Sơn Hải, Vĩnh Trường, Từ Thiện. Chị em ở những nơi khác như: Từ Tâm, Hòa Thủy, Phước Lập, La Chữ, Hậu Sanh, Thương Diêm, Lạc Nghiệp...chị em cũng mạnh dạn đấu tranh chính trị với địch, tạo nên làn sóng đấu tranh chính trị mạnh mẽ rộng khắp trong vùng, gây nhiều khó khăn cho địch. Ở địa bàn Thuận Bắc, chị em cũng hăng hái phối hợp với các đội công tác đấu tranh trực diện với địch. Chị em phá rào, bung ra làm ăn tự do. Vừa lo tăng gia sản xuất ủng hộ cách mạng vừa ra sức đấu tranh chống bắt lính, đòi dân sinh, dân chủ. Điển hình cho tinh thần đấu tranh ấy là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hỉnh ở thôn Phương Cựu, xã Phương Hải đã dũng cảm vào nhà tên xã trưởng để vận động tài chính ủng hộ cách mạng, nhiều lần bị bắt, lao tù nhưng chỉ vẫn hăng hái hoạt động. Được lực lượng 610 hỗ trợ. Chị em ở các ấp Đá Trắng, Thái Dao, Hoài Trung, Bình Chữ đã nổi dậy đấu tranh chính trị, binh vận, phá ấp chiến lược, làm lỏng thế kìm kẹp của địch. Chị Đặng Thị Nhung thuộc đội công tác xã Phước Thái là một tấm gương điển hình trên mặt trận đấu tranh chính trị, binh vận. Chị cùng chị em trong xã hăng hái bám ấp, đột ấp, vũ trang tuyên truyền gây cơ sở, cùng nhân dân bung ra làm ăn, phá lỏng thế kìm kẹp của địch. Phong trào đấu tranh chính trị của chị em đã lan tỏa hầu khắp các nơi trong tỉnh, những hoạt động sôi nổi của chị em nông thôn, vùng biển đã gây nhiều ảnh hưởng tới chị em ở thị xã, thôi thúc chị em vùng lên đấu tranh. Chị em cơ sở chính trị của ta trong thị xã đã chỉ đạo chị em đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, xây dựng cơ sở ở phường Đô Vinh. Trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp của chị em,nhằm tăng cường và củng cố công tác Hội phụ nữ,giữa năm 1968, tỉnh ủy Ninh Thuận chỉ định Ban phụ vận tăng cường thêm một số chị em cốt cán. Song song với phong trào đấu tranh chính trị, chị em còn hăng hái trong phong trào vận động thanh niên thoát li, đấu tranh chống bắt lính, vận động binh lính địch bỏ ngũ trở về với cách mạng. Vừa đấu tranh chống bắt lính vừa vận động binh lính ngụy bỏ ngũ trở về thật sự là một cuộc đấu tranh lâu dài, dai dẳng và cũng không kém phần ác liệt, cam go. Tiêu biểu cho phong trào binh vận phải kể đến chị em phụ nữ huyện Ninh Phước, dù tổ vũ trang chỉ gồm 6 chị em nhưng do biết dựa vào quần chúng, nên chị em đã gây cho địch rất nhiều khó khăn. Chị em vừa trực tiếp đánh địch vừa vận động những gia đình có con đến tuổi đi lính và đã bị bắt đi lính đấu tranh chống bắt lính, đòi trả chồng, con, em về gia đình gây thành một phong trào rộng lớn trong huyện và lan sang cả thị xã.Mặc dù địch thực hiện hàng loạt cuộc bố ráp bắt thanh niên lính, chị em kêu gọi các gia đình có con em bị bắt lính cùng nhiều gia đình khác đổ ra đường ngăn chặn lực lượng bắt lính, những thanh niên bị bắt thì nhân dân chặn xe không cho đưa đi. Nổi bật là vụ việc, địch bắt 20 thanh niên ở Phước Khánh chở về Phan Rang. Chị em phụ nữ Phước Khánh đã theo con em mình qua Phan Rang rồi đến dinh tỉnh trưởng kêu khóc đòi thả con em được đông đảo chị em ở Phan Rang và cả phế binh tham gia, biến thành cuộc biểu tình chống bắt lính làm náo động cả thị xã. Rồi hàng tuần đều có những cuộc biểu tình chống bắt lính diễn ra đều đặn làm cho địch khó khăn nhiều trong hoạt động bắt lính. Có thể nói, từ năm 1961 – 1968, chị em từ miền núi đến đồng bằng, đô thị đã kiên cường tấn công địch bằng quân sự, chính trị và binh vận, giải phóng một vùng rộng lớn ở miền núi và giành quyền làm chủ phá lỏng, rã kèm ở một số ấp ở đồng bằng, góp phần cùng toàn Khu đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt” và “ chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. 3.2.2. Giai đoạn 1969 – 1975. Bước sang năm 1969, hầu hết các mặt hoạt động quân sự, chính trị, binh vận của ta ở Ninh Thuận đều tăng cường rõ rệt.Những hoạt động đấu tranh chính trị, binh vận của chị em được tổ chức chặt chẽ và quyết liệt hơn. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh chống ấp lập chiến lược của đồng bào các thôn Thương Diêm, Lạc nghiệp (Ninh Phước)kéo dài suốt mấy tháng. Nhiều nơi khác ở nông thôn và cả trong thị xã Phan Rang chị em hăng hái tham gia tuyên truyền, bàn tán Mỹ sẽ thua, ta sẽ thắng, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hòa bình, Mỹ rút nước, lật đổ Thiệu - Kỳ - Hương và đòi quyền dân sinh dân chủ. Chị em còn vận động nhiều gia đình binh sĩ viết thư trực tiếp kêu gọi chồng con em bỏ ngũ về nhà, chị em cùng đồng bào tiến đến gần các nơi có lính đứng canh để vận động, làm cho binh lính dao động về tinh thần. Những hoạt động trên rất phổ biến ở các nơi như: Thương Diêm, Lạc Nghiệp, Lạc Tân, Long Bình (Ninh Phước), Sơn Hải, Vinh Trường, Hòa Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_05_09_2399683423_2312_1872302.pdf
Tài liệu liên quan