Luận văn Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

Sựkiện cái chết của Trịnh Sâm đã làm đảo lộn cảphủchúa. Đó là sự đổvỡtừ

gia đình đến xã hội. Các tác giảhọNgô đã rất tài tình khi ghi chép lại sựkiện này.

Phút lâmchung của chúa Trịnh Sâm có Thánh mẫu và ThịHuệ ởbên. Cảba người

đều khóc nhưng chỉcó Trịnh Sâm là khóc thật vì nghĩ đến đạo hiếu chưa tròn và kiếp

này duyên cầm sắt dang dở. Thánh mẫu “nức nở, sụt sịt, ngập ngừng hồi lâu, ý muốn

nói đến ngôi thếtử, nhưng vì có ThịHuệ ở đấy nên cũng khó hé răng, dùng dằng mãi

chưa ra” [39, tr.29]. Nhưvậy bà đến đây không phải là đểvĩnh biệt con trai mà là

muốn nói đến ngôithếtử. Còn ThịHuệthì “nấc lên đến hơn một khắc”, “cắt tóc thề”

rồi xin liều thân mà chết theo chúa. Cách khóc của ThịHuệqua ngòi bút của các tác

giảhọNgô cũng thấy tiếc thương nhưng ẩn sâu bên trong chỉlà một màn kịch vì “sợ

không dự định trước, đến lúc tình thếkhẩn cấp sẽbịngười khác cướp mất” [39, tr.28]

ngôi thếtửcủa con. Khi Trịnh Sâmvừa nằm xuống, trong phủ đã xảy ra những cuộc

nội chiến tranh giành quyền lực lẫn nhau.

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của thể loại ký giai đoạn văn học thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uệ ái phi của Trịnh Sâm, Chỉnh nói “Chết được đấy” [39, tr.85] ngầm tỏ ý khen ngợi. Hoặc đối với cái chết của người bạn thân thiết Đỗ Thế Long, Chỉnh đều có những lời bình đanh thép và tàn độc: “Rồng (Long) thì phải đưa xuống nước, không nên cho ở trên cạn để nó làm mê hoặc thiên hạ” [39, tr.112]. Qua ngòi bút của các tác giả họ Ngô, ta nhận ra được sự phong phú trong tính cách của nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh. Nhân vật này đã phản ánh một phần nào lịch sử xã hội Việt Nam đầy biến động những năm cuối thế kỷ XVIII. Bên cạnh đó nhân vật này còn là một thành công nghệ thuật rất đặc sắc của các tác giả họ Ngô.  Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ) - nhân vật anh hùng Trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhân vật Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ) hiện lên rõ nét không nhờ diện mạo mà chủ yếu qua hành động ngôn ngữ. Có thể nói Nguyễn Huệ là một trong những danh tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử nước ta bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm. Trong phong trào Tây Sơn, nổi bật nhất có lẽ là Nguyễn Huệ, một ngôi sao sáng nhất của vòm trời Nam Hà. Để làm nổi bật cái hơn đời của nhân vật, nhà văn đã không đi theo con đường truyền thống và ngoại hình của nhân vật gần như bị bỏ qua. Người đọc biết được con người này chủ yếu nhờ những gì mà nhân vật bộc lộ qua lời nói và hành động. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na có viết: “Để khắc họa tính cách nhân vật, tác giả thường chọn những thời điểm mà vào khoảnh khắc đó, hoàn cảnh cuộc sống trong mối quan hệ phức tạp đa phương với xã hội, nhân vật buộc phải bộc lộ bản chất, bộc lộ tính cách, phải hiện nguyên hình. Ngô gia đã rất tài ở việc tạo dựng tình huống như vậy” [36, tr.97]. Hoàng Lê nhất thống chí không trực tiếp ca ngợi Nguyễn Huệ nhưng từ cuộc sống chiến đấu Nguyễn Huệ đã đi vào huyền thoại lịch sử như một anh hùng cứu nước hùng vĩ. Phải chăng các tác giả đã quá đề cao nhân vật này khi đặt nhân vật xuất hiện ở những thời điểm quyết định nhất. Đó là lần Nguyễn Bình ra Bắc Hà lần thứ nhất với tinh thần “phò Lê diệt Trịnh” và lần ra Bắc Hà để đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh. Chính từ những tình huống này mà phẩm chất anh hùng lẫn đời thường của nhân vật hiện lên rất sống động. Lần đầu tiên khi Nguyễn Bình xuất hiện, cả triều thần nhà Lê ngẩn ngơ trước thái độ của ông đối với vua của họ “Bình sập xuống đất lạy năm lạy và rập đầu vái ba vái” [39, tr.114]. Khi vua Lê Hiển Tông mời ngồi vào chiếc sập ở bên trái sập ngự thì “Bình nhún nhường không dám ngồi. Hoàng thượng phải hai ba lần dụ, Bình mới ngồi ghé vào một góc chiếu cuối sập, một chân bỏ thõng xuống đất” [39, tr.114]. Điều này thể hiện một sự thần phục chân thành trước vương quyền cao quý. Vốn xuất thân từ tầng lớp nông dân nên Bình rất lo lắng khi đối diện với cuộc sống văn vật và con người tài hoa Bắc Hà. “Bình tự nghĩ rằng ở nước ngoài xa xôi mới đến, chưa am hiểu phong tục tập quán của nước này; cho nên công việc giao thiệp với các quan trong triều, Bình đều nhất nhất nghe theo Chỉnh” [39, tr.117]. Vậy mà về sau, khi đã nhận thức được vai trò của mình đối với thời cuộc Bình dần tự tin “ung dung uống chè” cùng hoàng thượng. Ở Nguyễn Bình hiện lên những nét rất dân dã, giản dị nhưng bên cạnh đó cũng nổi lên tính kiêu hãnh tự phụ một cách chất phác. Sau ngày cưới Ngọc Hân, công chúa thứ 9 của vua Cảnh Hưng, “Bình vốn có tính kiêu căng, chợt hỏi công chúa: - Con trai con gái nhà vua, đã có mấy người được vẻ vang như nàng. Công chúa đáp: - Nhà vua ít lộc, các con trai con gái cũng thanh bạch nghèo khó. Chỉ riêng thiếp có duyên, lấy được lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời được sa vào chốn lâu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi! Bình nghe câu ấy, thích thú lắm” [39, tr.122]. Khi về làm phò mã cho đến khi vua Lê mất, Nguyễn Bình thực hiện đầy đủ nghi lễ của một phò mã. “Bình mặc đồ tang, đứng ở trên điện tế, coi xét lễ nghi hết sức chu đáo, lúc đang tế có viên Tả phiên lại hơi có vẻ cười, Bình sai lôi ra chém ngay. Đại khái đối với việc tang lễ, Bình hết sức kính cẩn như vậy” [39, tr.127]. Sau khi việc an táng vua Cảnh Hưng đã chu toàn, “lúc công chúa Ngọc Hân về phủ, Bình nhơn nhơn ra vẻ tự đắc mà rằng: - Tiên đế có hơn ba mươi người con trai, ngày nay báo hiếu lại chỉ ở một người con gái, nào có ai giúp được mảy may? Người xưa thường bảo “Con gái thường làm rạng rỡ cho nhà cửa”, quả cũng đúng thật! Công chúa cảm tạ và nói: - Nhờ công đức của Thượng công, thiếp được báo hiếu với hoàng khảo, mở mặt với anh chị em. Tục ngữ vẫn nói: “Trai không ăn mày vợ, gái phải ăn mày chồng”, chính là như thế đó! Bình nghe nói, thích lắm” [39, tr.128]. Có thể nói trong bối cảnh triều nhà Lê bấy giờ, Nguyễn Bình có vai trò rất lớn. Vai trò đó không chỉ thể hiện ở phương diện chính trị là bảo vệ vương quyền họ Lê mà còn thể hiện ở phương diện gia đình dòng tộc với cương vị là chồng công chúa Ngọc Hân và là con rể họ Lê. Thiết nghĩ với vai trò và công lao như vậy thì việc Nguyễn Bình có những ngông nghênh “nhơn nhơn tự đắc”, “thích thú lắm” khi công chúa Ngọc Hân tán thưởng đó cũng là chuyện thường tình trong tâm lý con người. Ngoài những nét tính cách trên thì Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ) còn bộc lộ tài năng và khí phách của người anh hùng dân tộc đã tiến công như vũ bão tiêu diệt quân đội hùng mạnh của phong kiến nhà Thanh sang xâm lược nước ta. Để đáp ứng lại lời thỉnh cầu của Chiêu Thống, nhà Thanh đã kéo hơn 20 vạn quân tràn sang nước ta với mưu đồ cướp nước. Nguyễn Bình đã vạch trần âm mưu muốn “lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện” của chúng. Tại núi Tam Điệp, trước ba quân tướng sĩ, Quang Trung (Nguyễn Huệ) động viên quân lính, kêu gọi họ đồng tâm hiệp lực để dựng nghiệp lớn với lời hiển dụ khẩn thiết hào hùng. “… Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi… Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…” [39, tr.356]. Ở Nguyễn Huệ đó là biểu hiện tập trung nhiều sứ mệnh lịch sử. Ông vừa là anh hùng của dân tộc vừa là lãnh tụ kiệt xuất của nông dân. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà chính trị tài giỏi có tầm chiến lược xa rộng. “Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày; có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao… Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng” [39, tr.357]. Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Nguyễn Huệ qua ngôn ngữ và hành động. Nhân vật này ít nhiều đã phản ánh rõ lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam đương thời. Các tác giả ban đầu muốn đề cao sự nghiệp nhất thống của phong kiến nhà Lê nhưng những tình cảm ấy cũng không che lấp được cái nhìn hiện thực, khách quan.  Những nhân vật phụ nữ tiêu biểu Bên cạnh các nhân vật nói trên, những người phụ nữ cũng được các tác giả họ Ngô đề cập đến trong Hoàng Lê nhất thống chí. Tác phẩm không chú trọng đến việc miêu tả cuộc đời hay số phận của những người phụ nữ nhưng cuộc sống của họ cũng phản ánh ít nhiều đến đời sống gia đình, xã hội của giai cấp phong kiến đương thời. Trước hết, chúng ta phải nói đến đó là Đặng Thị Huệ - một nàng phi được yêu dấu nhất hậu cung. Từ một cung nữ bình thường nàng được chúa Trịnh Sâm đem lòng yêu mến đặc biệt. Từ đó, nàng được sống cùng một nơi với chúa, y như vợ chồng nhà thường dân. Xe, kiệu, quần áo của nàng đều được sắm sửa như đồ dùng của chúa. Trước Thị Huệ, chúa càng lúc càng bị mê hoặc và chỉ còn biết chiều lòng người đẹp mà thôi. Việc các tác giả họ Ngô cho nhân vật Đặng Thị Huệ xuất hiện ngay từ hồi đầu tác phẩm không phải là ngẫu nhiên. Chính sự kiện nàng được yêu dấu nhất đã gây ra việc bỏ con trưởng lập con thứ của chúa Trịnh Sâm. Hai câu mở đầu hồi 1 đã cho chúng ta thấy rõ điều này: Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung Vương Thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín Đặng Thị Huệ không chỉ đẹp, thông minh mà còn có một dã tâm muốn cướp ngôi thế tử. Nàng cấu kết với Quận Huy để tranh ngôi đọat vị cho con. “Quận Huy và Thị Huệ trong ngoài liên kết với nhau, thế lực nghiêng cả thiên hạ” [39, tr.14]. Mong ước của Thị Huệ cũng đã được thực hiện nhưng từ khi Trịnh Cán lên ngôi chúa trong phủ luôn xảy ra những cuộc nội chiến. Trịnh Sâm mất nàng không còn chỗ dựa nhưng ở Thị Huệ vẫn tỏ ra một thái độ cứng cỏi trước đòn roi và sự trả thù của Dương Thị Ngọc Hoan. Đặng Thị Huệ nhận cái chết một cách dũng cảm “đến ngày giỗ đại tường của Tiên vương, Tuyên phi bèn uống thuốc độc mà chết” [39, tr.85]. Bên cạnh chúa lúc bấy giờ không chỉ có Thị Huệ mà còn có Dương Thị Ngọc Hoan (mẹ của chúa Trịnh Tông). Một lần nhờ sự giúp đỡ của kẻ trung hầu nàng được hầu hạ chúa và sinh ra thế tử Tông. Mặc dù đã có Trịnh Tông nhưng chúa vẫn không tỏ thái độ vui mừng khi thấy các quan văn võ đến mừng. “Chúa tự nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng là đầu rồng vẽ không phải rồng thật, mà chỉ có đầu không có đuôi, như vậy chưa hẳn đã là điềm tốt cả” [39, tr.10]. Do đó chúa cũng không có ý định lập kế tự cho Trịnh Tông. Được thế tử Tông, Ngọc Hoan không màng đến việc gì khác nhưng ngờ đâu Thị Huệ được chúa sủng ái nên con của nàng được chúa hết mực yêu thương. Trước thực tế đó, Thái phi Ngọc Hoan cùng với con là Trịnh Tông kết mưu đọat vị. Sự việc bất thành, con nàng bị truất thành con thứ và hai mẹ con bị giam ở cung riêng. Nhờ Thánh mẫu (mẹ Trịnh Sâm) thương tình che chở, bênh vực và nhờ binh lính, lòng dân bấy giờ giúp cho, mẹ con nàng trở lại như xưa và lên kế vị. Sở dĩ mẹ con Trịnh Tông được như thế là do quan niệm chính thống bấy giờ, việc truyền ngôi cho con cả chứ không cho con thứ bao giờ. Dương Thị Ngọc Hoan đã có dịp để trả thù Đặng Thị Huệ khi con mình lên ngôi. “Thái phi liền sai người bắt Tuyên phi đến trước mặt mình, kể tội, rồi buộc Tuyên phi phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy. Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi rập đầu xuống đất. Nhưng Tuyên phi vẫn nhất định không chịu lạy mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau.” [39, tr.84]. Chỉ sau khi bị cô đồng dọa, Ngọc Hoan mới chịu buôn tha Thị Huệ. Thế mới biết sự trả thù của Ngọc Hoan ghê gớm đến dường nào. Nhẫn tâm hơn nữa khi Quận Huy (thuộc phe cánh Đặng Thị Huệ) vừa ngã xuống, Ngọc Hoan lại ngầm sai người đến bắt hai con trai của Quận Huy (tức cháu mình) phải uống thuốc độc khiến một người chết, một người tuy thoát chết nhưng vẫn bị giam chặt. Đến chúa Trịnh Tông còn biết nghĩ tình anh em cô cậu mà tha chết cho hai em vậy mà bác gái Ngọc Hoan lại không tha được cho hai cháu. Còn đối với vợ Quận Huy (em chồng Ngọc Hoan) thì Ngọc Hoan làm cho khổ cực đủ đường khiến “công chúa vừa đau buồn vừa uất hận nên đã thành bệnh mà chết” [39, tr.84]. Thế nhưng khi đứng trước thế lực của đám khiêu binh Dương thái phi vừa khóc vừa dỗ dành binh lính, thậm chí còn “ngồi sụp xuống đất, chắp hai tay vái lạy, van xin” kiêu binh tha mạng cho em trai. Hoàng Lê nhất thống chí còn cho người đọc thấy một số nét về công chúa Lê Thị Ngọc Hân - một nhân vật nữ mà tên tuổi được ghi trên những trang sử vẻ vang của nước ta cùng với người chồng anh hùng Nguyễn Huệ và với tác phẩm Ai tư vãn nổi tiếng của nàng. Lê Thị Ngọc Hân là cô gái nết na xinh đẹp nhất trong số năm, sáu nàng con gái chưa chồng của vua Lê Hiển Tông. Vua Lê ưng thuận gả nàng cho Nguyễn Huệ theo sự thu xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh với mưu đồ chính trị. Mưu đồ đó là ràng buộc Tây Sơn vào việc giữ vững ngôi vua Lê đang lung lay. Tuy là cuộc lương duyên sắp đặt nhưng lại rất tốt đẹp. Nàng được hưởng những ngày sung sướng trong tình thương yêu quý mến của chồng. Nhìn chung, những nhân vật lịch sử đã góp phần làm cho bức tranh lịch sử xã hội trong tác phẩm càng thêm rõ nét. Do tính chất lịch sử của tác phẩm mà nhân vật cũng mang tính lịch sử rõ nét. Các tác giả Hoàng Lê Nhất thống chí thật tài tình ghi lại lịch sử nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII với những sự kiện, con người có thật nhưng tất cả hiện lên không khô khan, cứng nhắc, sự kiện không che lấp con người. Có thể nói, so với các tác phẩm cùng thời thì Hoàng Lê Nhất thống chí là một thành công xuất sắc, có giá trị cả về mặt văn học và lịch sử. 2.2. KÝ GHI CHÉP VỀ NHỮNG CHUYỆN KỲ LẠ Nội dung phản ánh của ký khá đa dạng và phong phú. Các tác phẩm ký có những mối liên hệ chặt chẽ, sâu xa với hiện thực xã hội. Những chuyện kỳ lạ trong tác phẩm liên quan đến hiện thực và cũng là hiện thực của cuộc sống. Dân gian cho rằng trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần thì trừu tượng, khó nắm bắt nên con người đã thần thánh hóa nó thành khái niệm “linh hồn” và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Cũng theo dân gian, hồn của người này (đã chết lâu) có thể nhập vào xác của người kia (mới chết), sinh ra chuyện Hồn Trương Ba da hàng thịt (truyện dân gian). Do cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết chỉ có xác là tiêu tan còn hồn tiếp tục tồn tại trong một cõi khác. Văn hóa tâm linh người Việt gắn liền với việc thờ cúng thần linh và ngược lại thần linh có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con người. Người Việt không chỉ thờ thần trong gia đình mà còn có các thần linh chung của thôn xã hoặc toàn dân tộc. Văn hóa Việt Nam cũng rất coi trọng việc thờ thần Thành Hoàng. Thành Hoàng trong một làng là vị thần cai quản, che chở, định đọat phúc hoạ cho làng đó. Không có làng nào là không có thần Thành Hoàng. Cái “lệ làng” này mạnh đến mức năm 1572 (đời Lê Anh Tông), triều đình phải giao cho Nguyễn Bính (nguyên là Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ) sưu tầm và soạn ra thần tích của thần Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần cho các vị này. Được phong thần là những vị có tên tuổi, tước vị rõ ràng, đó là những người có công lập ra làng xã, những vị anh hùng dân tộc từng sinh ra, sống hoặc mất đi ở làng. Ngoài những vị thần Thành Hoàng được thừa nhận nhiều làng thờ làm thần những người vốn là trẻ con, người ăn mày, ăn trộm, người mù… Sở dĩ những người này được thờ là vì họ (theo niềm tin của dân gian) chết vào giờ thiêng nên đã gây ra dịch bệnh, hỏa hoạn… khiến cho mọi người lo sợ. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ cũng có những bài ký kể ngắn gọn về việc thờ các thần ở quê tác giả như: Đền thờ làng Tuấn Kiệt, Đền Đế Thích, Đền thờ Cao tướng công, Thần hổ, Thần trẻ con, Miếu bà Chúa ngựa... Như vậy để lý giải được những ghi chép về những chuyện kỳ lạ trong các tác phẩm ký thì phải gắn nó với văn hóa tâm linh của người Việt. Những chuyện kỳ lạ này cũng là hiện thực đời sống vốn đa dạng phong phú. 2.2.1. VIỆC NẰM MỘNG, BÁO MỘNG Những chuyện nằm mộng, báo mộng xảy ra thật khó lý giải nhưng nó lại gắn liền với niềm tin dân gian, với tâm linh người Việt. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có khá nhiều những chuyện kỳ lạ mà đôi khi ông cũng không thể lý giải được. Nói về việc thi cử, Phạm Đình Hổ thuật lại: “Khoa thi hội Thịnh Khoa năm Kỷ Hợi (1779), có người mộng vào trước điện đình, thấy truyền lô xướng danh các quan tiến sĩ tân khoa, đến người thứ mười lăm thì tên là Ngô Tiêm. Những người cầm sổ tên bảo nhau: “Tên này học vấn không giỏi lắm, nhưng phúc đức thì rất xứng đáng”. Khi người ấy tỉnh dậy, hỏi khắp hết bạn bè, không thấy có ai là tên Ngô Tiêm. Ngô Tiêm năm ấy mới đỗ khoa thi hương nên không mấy người biết. Sau cùng, đến kỳ đệ tứ, ông vào thi, viết mãi đến tối mới được một đoạn cổ văn, còn đương cầm bút cấu tứ nghĩ ngợi, chợt thấy một quan Thể sát đến hỏi rằng: “Cửa trường đã đóng rồi mà quan tân tiến sĩ cớ sao vẫn ở trong lều?” Bấy giờ, ông mới biết là đã tối rồi, liền cầu khẩn xin giúp đỡ cho. Quan Thể sát bảo ông cầm bút nghiên đi theo. Đến chỗ sau nhà thập đạo, thấy trong nhà thập đạo đương soạn quyển, phía sau vách ló ra vệt ánh sáng. Quan Thể sát bảo rằng: “Cứ ngồi đấy mà làm văn cho xong quyển đi, rồi tôi bảo”. Ông cứ y theo lời. Quan Thể sát thỉnh thoảng lại đi ra thăm hỏi. Đến khi gà gáy sang canh ba, ông mới viết xong quyển, giao cho quan Thể sát cầm vào nộp lại cho phòng. Quan Thể sát lại đưa cho ông một cái mũ chữ đinh, bảo cứ đội mũ ấy vào rồi đi theo lính tuần canh mà ra ngoài cửa trường. Về sau, quả nhiên đỗ tiến sĩ. Ông đến nơi trường thi cũ tìm dãy nhà tranh dưới gốc cây táo, hỏi thăm người đêm hôm ấy, thì không gặp ai cả, không biết là cớ làm sao” [21, tr.80]. Việc thi cử ngày trước là để chọn người hiền ra làm quan. Ngô Tiêm tuy học vấn không giỏi lắm nhưng phúc đức thì rất xứng đáng cho nên được báo mộng và quả nhiên sau này đỗ tiến sĩ. Khoa giáp vốn có mệnh số hay điều này xuất phát từ niềm tin người hiền tài ắt sẽ đỗ đạt ra làm quan. Phạm Đình Hổ không lý giải về chuyện kỳ lạ này mà ông chỉ ghi chép lại những điều ông biết hoặc theo lời kể của người khác. Do bắt nguồn từ niềm tin giữa người sống và người chết luôn có một mối liên hệ với nhau nên người chết vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho người sống. Đấy là nét đặc thù của văn hóa người Việt. Cách ghi chép của các tác giả ký bắt nguồn từ hiện thực đời sống cùng với văn hóa tâm linh người Việt. Các tác giả họ Ngô cũng ghi lại những chuyện kỳ lạ liên quan đến nằm mộng, báo mộng. Sau khi giết thái tử Duy Vỹ, Trịnh Sâm bắt đầu có chí thống nhất đất nước, định bắt cả ba con của thái tử giam vào một nơi. “Một hôm, chúa tắm gội ăn chay, rồi ngự ra hồ Tây để cầu thần báo mộng. Đang đi, chợt thấy trước mặt có một cái kiệu, trên kiệu có một người ngồi chĩnh chiện, nhìn kỹ thì té ra đó lá thái tử Vỹ. Chúa truyền hỏi quân lính có ai trông thấy xe kiệu gì ở trước mặt không. Quân lính đều nói không thấy. Chúa lo lắm, liền sai quay ngay về cung. Đêm ấy, chúa đang nằm trong màn bỗng thấy một người đội khăn hồng, mình vận áo đỏ, tay cầm một chiếc mái chèo, vạch màn ra rồi đứng ở đầu giường trừng mắt nhìn mình. Chúa vội hỏi ai thì người ấy đáp rằng: - Ta là Duy Vỹ đây! Chúa cả sợ, bấy giờ mới biết đó là linh hồn của thái tử Vỹ [39, tr.61]. Theo quan niệm của dân gian con người khi chết đi thì linh hồn vẫn còn. Thái tử Duy Vỹ bị ghép vào tội chết là do ác tâm của Trịnh Sâm nên linh hồn chưa siêu thoát. Các tác giả họ Ngô không bàn đến vấn đề tâm linh mà chỉ ghi chép lại những sự kiện kỳ lạ xảy ra trong tác phẩm. Hoàng Lê nhất thống chí kể rằng sau khi Thái tử Duy Vỹ bị Trịnh Sâm giết hại, một người đàn bà trong cung bế các con của Thái Tử chạy trốn về phía Hà Tây, vào ngủ nhờ nhà một người dân ở làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm. Và “người dân này đêm trước đã mơ thấy có người bảo rằng: Mày phải quét rửa nhà cửa sân đường cho sạch sẽ, thiên tử và Thái hậu sắp sửa tới nơi” [39, tr.61]. Chuyện một người dân ở làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm nằm mộng thấy thiên tử và thái hậu sắp sửa tới nơi là một điềm may mắn có các bậc chí tôn ngự tới. Người dân này đã đợi ở ngoài cổng mãi đến sẩm tối mới thấy một người đàn bà bồng con đến trước cổng xin ngủ nhờ. Người đàn bà đó chính là cung phi họ Nguyễn và con là Duy Kỳ (Chiêu Thống sau này). Chuyện nằm mộng, báo mộng thật khó giải thích nhưng nó vẫn xảy ra trong đời sống. Khi vua Lê Hiển Tông còn làm hoàng tử cũng có một chuyện kỳ lạ xảy ra. “Khi còn làm hoàng tử, vì việc ông hoàng Lê Duy Mật chống lại họ Trịnh, nên nhà vua bị chúa Trịnh nghi ngờ, đem giam vào nhà viên nội thị Hồng Quận công. Đến năm Canh Thân (1740) Nghị Tổ lên làm chúa Quận Hồng ra trấn Sơn Nam, chúa liền chuyển nhà vua đến giam ở nhà cậu mình là Bính Quận công. Khi chưa có lệnh ấy của chúa, một đêm Quận Bính bỗng mơ thấy thiên tử tới nhà, cờ quạt phấp phới, nhã nhạc vang lừng, rõ ra cảnh tượng của đời thái bình. Sớm hôm sau thấy Quận Hồng cho giải hoàng tử đến giam ở nhà mình, Quận Bính hết sức ngạc nhiên, nghĩ rằng giấc mộng ban đêm không phải là chuyện tình cờ, bèn vào kể lại với chúa. Bấy giờ bốn phương đang loạn lạc, thế nước ngả nghiêng, chúa thấy điềm lành ấy, muốn nhờ vào phúc đức của nhà vua để dẹp cho yên thiên hạ, liền cho đón về, lập nên ngôi và đặt hiệu là Cảnh Hưng” [39, tr.123]. Chuyện kỳ lạ này lại liên quan đến vua Lê Hiển Tông. Từ giấc mộng của Quận Bính chúa muốn nhờ vào phúc đức của nhà vua để dẹp yên thiên hạ. Sau khi nhà vua lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Hưng thì thiên hạ lại bình yên. Giấc mộng của Quận Bính đã báo trước một điềm lành sắp xảy ra. 2.2.2. NHỮNG ĐIỀM BÁO Những điềm báo có thể là những điềm tốt, nhưng cũng có thể là những điềm gở. Có thể nói đứng trên góc độ khoa học thì khó lý giải nhưng nó lại mang dấu vết văn hóa, niềm tin dân gian. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ được viết tương đối tự do cho nên tác giả không sắp xếp theo một hệ thống. Có những đề mục ông trình bày rất cặn kẽ nhưng có cái ông chỉ ghi vắn tắt vài chi tiết, có cái ông dẫn ra sách này, sách nọ nhưng có cái ông viết theo trí nhớ hoặc theo lời kể của người khác. Viết về Điềm cây đa, Phạm Đình Hổ cho rằng “loài cây cỏ vô tri mà còn báo tin không sai như thế thì cũng lạ thay”. Nguyên miếu thần làng tác giả có cây đa to; khi nào trong làng có người đỗ đại khoa thì cành đa tự nhiên mọc ra một cái rễ nhỏ vòng quanh thân cây như là đeo đai. Năm Nhâm Thìn (1772), đời Cảnh Hưng, cây đa lại mọc đai và khoa ấy có Võ Hương Tôn đỗ. Không chỉ vậy mà ở “làng Cổ Bi cũng có một cây gạo to, trong làng có ai thi đỗ thì cây gạo mới nảy hoa. Năm Nhâm Thìn, cây gạo ấy cũng nảy hoa” [21, tr.158]. Có thể nói, quan niệm vạn vật hữu linh, địa linh nhân kiệt, khí thiêng sông núi đã trở thành ngọn nguồn của ý niệm thiêng liêng trong tâm hồn con người Việt Nam và chi phối đời sống tâm linh của họ. Bên cạnh Điềm cây đa, Phạm Đình Hổ còn ghi lại cả những điềm báo mà ông được biết. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên có thể gây ra những tai họa cho con người và cuộc sống. Tuy nhiên không phải lúc nào thiên nhiên cũng đối xử hung bạo, khắc nghiệt với con người. Dường như giữa con người và trời đất luôn có một sự linh ứng đặc biệt báo trước mọi điềm sắp xảy ra. “Mùa hè năm Kỷ Dậu (1789) chúa Tây Sơn lấy được Bắc Thành, vào đóng ở Khang Công phủ. Gặp khi ấy mấy ngày mưa luôn, nhà tiền đường nước sâu hơn một thước, phút chốc nước rút, giữa sân thấy một đám đất sụt xuống sâu rộng đến vài thước. Quan Đại tư mã là Nguyễn Văn Dụng đóng ở trong thành; đang ngồi ở nhà ngoài làm việc chợt thấy trên không có một đàn chim đánh nhau, có một con chết sa xuống giữa sân. Được ít lâu, ông dời dinh ra đóng ở ngoài thành, phường Phúc Phố, về phía đông bắc phủ chúa Trịnh. Một hôm, trời không có mây mà tự nhiên sét đánh vào nhà ngoại đường, vỡ tan cái cột ngoài hiên” [21, tr.150]. Điềm báo này tương ứng với hiện tượng tự nhiên xảy ra rất lạ. Chẳng thế mà sau đó Nguyễn Văn Dụng đến cửa sông Hoàng Giang để bố trí việc phòng thủ đường thuỷ, sai đắp đồn luỹ ở trên bãi sông, nửa đêm tự nhiên đất sụt, mất ba khẩu súng đại bác. Những chuyện kỳ lạ này xảy ra thật khó có thể lý giải. Có những chuyện Phạm Đình Hổ chứng kiến nhưng cũng có những chuyện mà ông được nghe kể và ghi lại. Chẳng hạn như chuyện xảy ra vào đời Cảnh Hưng năm Giáp Ngọ (1774) khi Phạm Đình Hổ mới lên bảy tuổi, theo hầu đấng tiên đại phu ra nhà riêng ở phố Hà Khẩu. Một hôm ra chơi ngoài đường, thấy người hàng phố đứng trông lên trời. Tác giả cũng trông theo, thì thấy bóng mặt trời đã xế, sắc đỏ như huyết và tách ra làm hai. Sau lại nghe các bạn hữu nói chuyện rằng năm Giáp Ngọ kéo quân vào đánh trong Nam, chúa Trịnh Thịnh Vương (Trịnh Sâm) ra ngự lầu Ngũ Long để tiễn quận Việp đem quân đi. Trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ kể rằng: “Bấy giờ Dương Ương đương làm quan ở Kinh. Khi mới tan buổi chầu, mặt trời xế chiều rồi, Dương công mới rẽ sang hướng bắc về Phú Thị, gặp người học trò là Nguyễn Hán. Dương công hỏi: “Nhà ngươi có trông thấy gì không?” Nguyễn Hán thưa rằng: “Có trông thấy hai con rồng trắng bay từ bắc sang nam, chốc lại thấy bay từ nam sang bắc, dễ thường đương lúc nhà chúa đem quân đi chăng?” Dương công nói: “Lần đi này thì tất là thắng trận, nhưng thiên đạo hảo hoàn từ đây mới gây nên việc binh tranh” [21, tr.150]. Cuộc trò chuyện giữa D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN017.pdf