2.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu nhằm ứng dụng một số khái niệm, lý thuyến của xã hội học vào nghiên cứu thực nghiệm vấn đề động lực học tập của sinh viên để phác hoạ, mô tả hiện trạng về “ động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay ”. Trên cơ sở những thông tin thực nghiệm thu được góp phần hoàn thiện, bổ sung vào kho tàng tri thức lý luận xã hội học giáo dục ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố tác động. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý, các ngành các đoàn thể để tìm ra giải pháp để làm tăng các yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả hiện trạng động lực học tập của sinh viên thông qua
Hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học
Lý do lựa chọn nghành học
Kết quả học tập
Chỉ ra sự khác nhau về động lực học tập của các sinh viên có đặc trưng khác nhau ( năm học, giới tính, trường, nguồn gốc xuất thân.)
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên hiện nay ( quan niệm sống, việc làm khi ra trường, các chính sách xã hội.)
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số những giải pháp, kiến nghị để làm tăng những yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
21 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động lực học tập của sinh viên ở một số trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến động cơ học tập chưa đúng đắn, học tập theo kiểu “ đối phó ”, miễn sao vượt qua các “ cửa ải ”. Bằng cấp đối với họ chỉ có ý nghĩa “ trang trí ”, là tấm vế vào đời. Đã không Ýt những mánh khoé gian dối trong kiểm tra thi cử....Bởi vậy, việc tự xác định cho mình động cơ học tập đúng đắn là rất cần thiết. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh mẽ quyết định đến kết quả học tập của sinh viên đó là động lực học tập của họ. Động lực học tập của sinh viên là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu và nhà quản lý giáo dục quan tâm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Với lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề : " Động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay " làm khoá luận tốt nghiệp.
2.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu nhằm ứng dụng một số khái niệm, lý thuyến của xã hội học vào nghiên cứu thực nghiệm vấn đề động lực học tập của sinh viên để phác hoạ, mô tả hiện trạng về “ động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay ”. Trên cơ sở những thông tin thực nghiệm thu được góp phần hoàn thiện, bổ sung vào kho tàng tri thức lý luận xã hội học giáo dục ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu động lực học tập của sinh viên chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố tác động. Trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý, các ngành các đoàn thể để tìm ra giải pháp để làm tăng các yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mô tả hiện trạng động lực học tập của sinh viên thông qua
Hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học
Lý do lựa chọn nghành học
Kết quả học tập
Chỉ ra sự khác nhau về động lực học tập của các sinh viên có đặc trưng khác nhau ( năm học, giới tính, trường, nguồn gốc xuất thân...)
Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên hiện nay ( quan niệm sống, việc làm khi ra trường, các chính sách xã hội...)
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số những giải pháp, kiến nghị để làm tăng những yếu tố tích cực, góp phần làm tăng động lực học tập của sinh viên trong điều kiện chuẩn bị nhân lực cho công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
4. ĐỐI TƯỢNG , KHÁCH THỂ, PHẠM VI VÀ MẪU
NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu động lực học tập của sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên ở một số trường đại học - cao đẳng Hà Nội hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là một số trường đại học -cao đẳng ở Hà Nội.
Việc xác định không gian nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở :
Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của cả nước, là nơi các quá trình kinh tế, chính trị, văn hoá diễn ra mạnh mẽ nhất.
Là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, mật độ dân cư dày, số lượng sinh viên đông và có nguồn gốc xuất thân từ khắp mọi miền đất nước.
4.4. Mẫu nghiên cứu
Mẫu của đề tài được xác định theo 2 bước :
Bước 1 : Trong 43 trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội chọn 9 trường thuộc 3 nhóm nghành là khoa học kỹ thuật côngnghệ, khoa học xã hội và nhân văn, y và dược.
Bước 2 : Chọn ngẫu nhiên trông 9 trường 750 người làm đơn vị quan sát và thu thập thông tin. Cụ thể được trình bày trong bảng sau :
STT
Đặc điểm
Số lượng người
%
1.
Giới tính
1.1.Nam
1.2.Nữ
368
364
51,5
48,5
2.
Nơi sinh
2.1.T. phố- Thị xã
2.2.Nông thôn
3.3.Miền nói
385
277
88
51,3
36,9
11,7
3.
Chỗ ở
3.1.Nội trú-thuê nhà
3.2.ở cùng gia đình
551
199
73,5
26,5
4.
Năm học
4.1.Năm thứ I
4.2.Năm thứ II
4.3.Năm thứ III
4.4.Năm thứ VI
4.5.Năm thứ V
4.6.Năm thứ VI
52
177
259
182
62
18
6,9
23,6
34,5
24,3
8,3
2,4
5.
Trường
5.1.ĐH Y Hà Nội
5.2.CĐ lao động XH
5.3.ĐH Sư phạm I
5.4.ĐH Bách Khoa
5.5.ĐH N. Thương
5.6.ĐH Kiến trúc
5.7.ĐH Kinh tế
5.8.ĐH KHXH&NV
5.9.ĐH KHTN
92
92
95
101
28
78
74
90
100
12,3
12,3
12,7
13,5
3,7
10,4
9,9
12,0
13,3
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
Trong đề tài nghiên cứu này, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng làm phương pháp luận nhận thức vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là :
Cơ cấu xã hội những quy luật vân động phát triển của xã hội là đối tượng nghiên cứu của xã hội học phải được xem xét như nó đang tồn tại, đang thể hiện chứ không phải theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu.
Các hiện tượng, các quy luật xã hội cần được xem xét như nó đang xảy ra một cách bình thường: có nghĩa là các nghiên cứu xã hội học hướng tới các hiện tượng ngẫu nhiên bất bình thường không bản chất.
Qúa trình nhận thức xã hội học không chỉ dừng lại ở bên ngoài sự vật hiện tượng mà cần nhận thức được bản chất bên trong cũng như quy luật khách quan của nó.
Những hiện tượng xã hội cần phải được xem xét trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, cần phải chỉ ra được vai trò của từng yếu tố trong mối quan hệ đó.
Các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm cần phải xuất phát từ thực tế lịch sử của một xã hội cụ thể.
Xuất phát từ lý thuyết xã hội học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đối tượng nghiên cứu của đề tàI sẽ được tiếp cận một cách khách quan, khoa học nhằm tránh những sai sót về mặt nhận thức và tư duy.
Lý thuyết hành động xã hội của Max.Weber : Khi định nghĩa hành động như là hành vi của con người khi một tác nhân hay những tác nhân coi nó như là có ý nghĩa một cách chủ quan, Weber nhấn mạnh “ động cơ thúc đẩy” có trong ký ức của chủ thể là “ nguyên nhân” của hành động. Tuy vậy, chúng ta cũng cần nắm được động cơ của chủ thể bằng việc sử dụng thấu cảm và suy xét có lý. Khi chóng ta biết động cơ, chúng ta giải thích được hành động đó. Để giải thích đối với khoa học liên quan tới ý nghĩa của các hành động là nắm được sự phức tạp của các ý nghĩa mà một hành động chỉ có thể nhận biết được bằng trí óc một cách trực tiếp thích hợp với nó nhờ ý nghĩa có dụng ý chủ quan của nó. Weber phân biệt ra 4 kiểu động cơ : phục tùng truyền thống theo thãi quen, hành vi hợp lý có xúc cảm được định hướng tới một giá trị, hành vi hợp lý được định hướng tới một mục đích.Giải thích có khoa học để thấy rõ động cơ đúng. Chúng ta thực hiện điều này một phần nhờ việc xác định đúng vị trí hành động trong bối cảnh của nó. Nói chung, toàn bộ sự nhấn mạnh của Weber là vào việc giả thích các hành động nhờ những phán đoán có thông tin về những lý do của chủ thể hành động. Điều này làm xuất hiện những vấn đề ở 2 mức :
Thứ nhất, Weber thường được coi là có cố gắng thoả hiệp với thuyết thực chứng để tạo nên một xã hội khoa học. Hoàn toàn rõ ràng rằng những việc giải thích theo lời lẽ về lý trí của chủ thể là không chút nào tương hợp với nghiên cứu của thuyết thực chứng về các nguyên nhân vật chất bên ngoài mà có thể được phát hiện ra theo thực nghiệm. Ngay cả với quan điểm này, các nhà thực chứng khó có thể hoàn toàn phớt lờ ý thức, mà trái lại họ sẽ gần như giành mọi cố gắng để chỉ rõ những nguyên nhân bên ngoài xác định những lựa chọn của chủ thể. Về nguyên tắc, Weber đã thừa nhận rằng các lựa chọn được sinh ra bởi những môi trường xã hội và bởi cá tính của chủ thể. Tuy nhiên, sự tạo ra kết quả là phức tạp đến nỗi việc dự đoán là điều không thể có trên thực tế. Cho nên các quy luật nguyên nhân là không thể có được, và như vậy sự thoả hiệp của Weber với thuyết thực chứng chỉ là cục bộ.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Luận văn dựa trên việc thu thập các thông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Nguồn thông tin thu thập trên các báo, tạp chí, các công trình khoa học đã được đăng tải, các chuyên khảo, tài liệu...có liên quan đến dề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng số liệu khảo sát xã hội học về sinh viên 9 trường Đại học- Cao đẳng ở Hà Nội do sinh viên K41- XHH - Đại học KHXH & NV thực hiện 6/2000.
5.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu 20 người đại diện cho 9 trường nhằm làm rõ một số khía cạnh của đề tài mà thông tin định lượng chưa phản ánh đủ ( 10 Nữ ; 10 Nam ; 6 ở thành phố ; 10 ở nông thôn ; 4 ở miền núi ).
5.2.3.Phương pháp quan sát
Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi quan sát hành vi thái độ của người được phỏng vấn.
6. GỈA THUYẾT NGHIÊN CỨU
6.1.Gỉa thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài tôi đưa ra một số giả thuyết sau :
Gỉa thuyết 1 : Động lực học tập của sinh viên có sự diễn biến phức tạp và có sự phân hoá mạnh mẽ. Những sinh viên học trong các ngành được xã hội coi trọng, dễ xin việc và có thu nhập cao thì có động cơ học tập tốt hơn so với sinh viên học một số ngành sau khi tốt ghiệp khó xin việc
Gỉa thuyết 2 : Các nhóm sinh viên khác nhau về năm học, giới tính, nơi sinh, trường học có động cơ học tập khác nhau
Gỉa thuyết 3 : Các yếu tố như: việc làm sau khi ra trường, quan niệm sống của sinh viên, các chính sách xã hội là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển động lực học tập của sinh viên.
6.2. Khung lý thuyết
NÒn kinh tÕ thÞ trêng ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa
KÕt qu¶ häc tËp
KiÕn nghÞ vµ gi¶I ph¸p
Lý do chän ngµnh häc
Ho¹t ®éng häc tËp vµ nghiªn cøu khoa häc
®éng lùc häc tËp cña sinh viªn
ChÝnh s¸ch x· héi
Quan niÖm sèng cña sinh viªn
ViÖc lµm sau khi ra trêng
PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chất lượng và hiệu quả của giáo dục đào tạo luôn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của một nền giáo dục. Mục tiêu đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố vừa mang tích chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan và thường xuyên tạo nên những mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Một trong những yếu tố ảnh hưởng có tác động mạnh quyết định đến kết quả học tập của sinh viên- sự biểu hiện trước hết của chất lượng và hiệu quả- đó là động lực học tập của sinh viên.
Động lực học tập của sinh viên đã và đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục và đào tạo quan tâm. Trong cuốn “ Hồ Chí Minh bàn về giáo dục ” Nhà xuất bản Thanh niên- 1980 Bác đã nhấn mạnh : “ Nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là học. Ngày nay ta đã được độc lập tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng là người chủ thì phải học tập ”. Nhưng học để làm gì, học như thế nào, học để phục vụ ai ? Đó là một loạt vấn đề mà Bác đã nêu lên rất cụ thể cho thanh niên ta. Người nhắc nhở : “ Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, làm tròn nghĩa vụ của người chủ nước nhà. Người mong muốn thanh niên phải coi việc học là để trở thành con người toàn diện, Ých quốc lợi dân và phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, đáp ứng với nhữmg đòi hỏi ngày càng lớn của đất nước.
Những năm gần đây đã có rất nhiều bài viết chuyên đề và đề án nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên như :
Đề án về động lực học tập của sinh viên- Mã số 151 của Viện ngiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Kết quả điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu Thanh niên năm 1992 trong đề án cấp Nhà nước KX- 04- 09
Báo cáo chuyên đề về động lực học tập của sinh viên các trường Đại học phía Nam của tác giả Nguyễn Duy Lãm
Báo cáo chuyên đề về động lực học tập của sinh viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của đồng tác giả Lê Đức Ngọc và Hoàng Bà Thịnh
Báo cáo tổng quan kinh nghiệm quốc tế về tạo ra động lực học tập cho sinh viên của tác giả Phan Tất Gía
Tổng luận “ Động lực học tập của sinh viên trong cơ chế thị trường hiện nay ” của tác giả Nguyễn Văn Buồm...
Những đề án và báo cáo trên tập trung đề cập tới vấn đề hiện trạng về động lực học tập của sinh viên, nhưng nhân tố ảnh hưởng tới động lực học tập của họ và các biện pháp để tạo ra động lực học tập cho họ...Đây là những cơ sở khoa học và kinh nghiệm quý báu giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.
2. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG
CƠ CẤU XÃ HỘI
Sinh viên là một nhóm nhân khẩu xã hội có nết đặc trưng của tầng lớp trí thức và là một bộ phận dân cư trẻ tuổi được xã hội quan tâm, chăm sóc, đào tạo một cách có hệ thống,cơ bản để trở thành lực lượng lao động và quản lý xã hội trong tương lai. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đặc biệt quan tâm đến sinh viên, luôn đánh giá cao vai trò, vị trí trong sự nghiệp cách mạng. Trong thư gửi Đại hội quốc tế sinh viên XHCN ngày 19 tháng 12 năm 1983, Ănghen viết : “... giải phóng công nhân còn cần có bác sỹ, kỹ sư, nhà hoá học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề không phải chỉ là nắm lấy việc quản lý bộ máy chính trị mà còn là toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa và ở đây cần có tri thức vững chắc ”.
Tiếp nối tư tưởng Êy của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở thanh niên, sinh viên một lực lượng trẻ, khoẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, giàu ý chí nghị lực và ước mơ. Người khẳng định : thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Trước khi đi xa Bác căn dặn: “ Đảng ta cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên ”.
Vị trí, vai trò quan trọng của sinh viên tiếp tục được khẳng định trong văn kiện Đại hội IV, V, VI, VII của Đảng cũng như trong thức tiễn cách mạng giải phóng dân tộc, tái thiết đất nước.
Đất nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thành công cao hơn 10 năm đổi mới là những tiền đề cần thiết để đưa đÊt nước ta sang một thời kỳ mới- thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do những hạn chế lịch sử để lại, trên con đường đi tới Việt Nam gặp khó khăn rất lớn trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững. Trong công trình nghiên cứu “ Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 ”- GS.Đặng Ngọc Dinh đã kết luận : “ Là một nước đi sau về phát triển kinh tế, Việt Nam nhất thiết phải tận dụng quá trình chuyển giao công nghệ hiện đại để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua quá trình chuyển giao công nghệ từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ quản lý ”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực trình độ cao. “ Nguồn nhân lực trình độ cao có ý nghĩa quyết địnhcho sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta ”.
Như vậy, một lần nữa lịch sử lại đặt lên vai thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng một trách nhiệm to lớn nhưng vinh quang- những người kiến trúc sư, những người thợ xây dựng đầu tiên của nền kinh tế tri thức Việt Nam.
Qúa khứ, hiện tại là thế chắc chắn trong tương lai cũng vấn thế: Sinh viên luôn là lực lượng đi đầu trên các mặt mới của đời sống xã hội nước ta.
3. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
3.1. Khái niệm sinh viên
Khái niệm sinh viên được dịch ra từ thuật ngữ Studen, danh từ Studen lại được bắt nguồn từ Study. Do đó, theo nghĩa thông thường sinh viên là người làm việc, học tập, người tìm hiểu vcà khai phá tri thức. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là thanh niên đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dong_luc_hoc_tap_cua_sinh_vien_o_mot_so_truong_dai.doc