Luận văn Đồng tiền chung Asean - Sự cần thiết phát triển khu vực

Thực tế đến nay cho thấy, mối liên kết kinh tếgiữa các nước, các khu vực

ngày càng phát triển cảvềchiều rộng và chiều sâu. Nhưng nhìn chung , sựliên kết

này luôn diễn ra theo một trình tựnhất định, từliên kết thương mại đến liên kết thị

trường rồi liên kết kinh tếvà sau cùng là liên kết kinh tếtiền tệ. Trong đó liên kết

kinh tế- tiền tệlà hình thức liên kết cao nhất. Đối với các nước Châu âu việc liên

kết thịtrừơng bắt đầu từnhăm 1968 khi các thành viên EEC thoảthuận và thống

nhất thiết lập một biểu thuếquan chung. Đến 1/1/1993 thịtrường thống nhất đi vào

hoạt động chính thức, việc tựdo hoá lưu thông hàng hoá dịch vụ, vốn, lao động

một cách tựdo và do đó xuất hiện yêu cầu một chính sách tiền tệthống nhất.

Đông Nam á, bước chuyển biến bao trùm nhất trong quan hệthương mại

giữa các thành viên ASEAN đánh dấu bằng hiệp định thành lập khu vực tựdo

thương mại ASEAN (AFTA) được ký kết chính thức ngày 28/1/1992. Đây là nấc

thang thứhai trong tiến trình hình thành khu vực mậu dịch tựdo.

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đồng tiền chung Asean - Sự cần thiết phát triển khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tài chính - tiền tệ : a. Phương thức thanh tóan nội bộ khu vực trong ngắn hạn : Sự khác biệt cao giữa các nền kinh tế làm cho việc liên kết tiền tệ gặp khó khăn. Tuy nhiên, việc hợp tác tài chính ngay từ khâu đầu tiên của quá trình, nghĩa là trước khi nảy sinh vấn đề sẽ hòan thiện và hiệu quả hơn. Những hình thức này sẽ tác động vào chu kỳ kinh tế, giúp chính phủ kiểm sóat tốt hơn nền kinh tế của họ. Liên kết tiền tệ là một việc khó nhưng đây là một bàn đạp vô cùng quan trọng. Các nước trong khu vực có thể đưa ra một chỉ số tiền tệ ASEAN (ACI) làm đơn vị thanh tóan cho Trung tâm thanh tóan bù trừ ASEAN (PCH). Do PCH có chức năng thanh tóan các giao dịch ngọai hối ròng giữa các nước thành viên ASEAN, nên việc sử dụng ACI làm đơn vị thanh tóan thay cho đồng USD là rất hợp lý hay nói thương mại nội khối nên thực hiện bằng đồng tiền nội khối. ACI sẽ gồm các đồng tiền của ASEAN. Đồng thời, các cơ quan PCH sẽ công bố các tỷ giá hối đóai chính thức giữa ACI và các đồng tiền ASEAN. Sự dao động của những tỷ giá hối đóai này phụ thuộc vào sự bất cân bằng giữa các nước ASEAN, vì vậy ACI là một công cụ được hình thành để cân bằng các vị thế bên ngòai giữa các nước ASEAN với nhau. Ví dụ Thái lan đạt thặng dư cán cân thanh tóan nội khối ASEAN trị giá P% GDP trong Q tháng liên tiếp hay bất cân bằng cán cân thanh tóan theo kỳ trung bình 3 tháng vượt quá R% QDP trong S tháng, thì đồng Bath Thái lan sẽ tăng giá T% so với ACI. Sỡ dĩ phải cân bằng vị thế ngọai hối bên ngòai của các nước thành viên là vì cho dù sự ổn định của tỷ giá hối đóai là để tạo thuận lợi cho các dòng vốn và thương mại quốc tế thì sự ổn định đó có thể không bền vững nếu nó đi kèm với trạng thái bất cân bằng đến mức gây ra hiện tượng đầu cơ tiền tệ tai hại như kinh nghiệm của Thái lan năm 1997. Để đạt được tính bền vững , tỷ giá hối đoái cần được gắn với trạng thái cân bằng của nền kinh tế. Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là Trang : 56 trạng thái mất cân bằng có thể xuất hiện trong các tài khỏan đối ngọai của các nước. Do vậy, mặc dù là công cụ cân bằng các tài khỏan đối ngọai, ACI có thể biến động và gây ra một số rủi ro hối đóai. ACI không thực hiện chức năng là một lọai tiền tệ khác mà được sử dụng trong các trung tâm thanh tóan bù trừ (PCH) của ASEAN như đơn vị chuyển đổi hay thanh tóan chứ không phải là loại tài sản hay phương tiện trao đổi chung như USD. Trong các kênh khuyến khích tăng cường sử dụng đồng tiền khu vực của ASEAN. Trung tâm thanh tóan bù trừ Thuần (PCH) có vẻ thích hợp hơn các phương thức khác vì PCH không gây ra hiện tượng chuyển rủi ro hay bóp méo cơ chế thị trường. PCH giúp các quốc gia giảm thiểu sử dụng tiền ngọai tệ mạnh khác làm phương tiện trao đổi. b. Quỹ Ngoại Hối Khu Vực (Mở Rộng CMI) Các nước ASEAN cần phát triển hơn nữa Sáng kiến Chiang Mai với việc thiết lập một quỹ ngoại hối chung của khu vực trên cơ sở đóng góp một phần dự trữ ngoại hối của mỗi nước thành viên. Điều này hoàn toàn khả thi bởi vì lượng dự trữ ngoại hối trong khu vực là khá lớn. Quỹ ngoại hối cho phép các nước ngăn chặn có hiệu quả đầu cơ cũng như những tác động tiêu cực của hiệu ứng lây lan. Để giảm thiểu những tác động của hiệu ứng rủi ro đạo đức, đồng thời với việc lập quỹ cần tăng cường quá trình giám sát khu vực, nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách trong trường hợp cấp tín dụng và nếu cần thiết, tăng cường hiệu quả tham gia của khu vực tư nhân. Với sáng kiến Chiang Mai, hiện đã có 16 thoả thuận hoán đổi tiền tệ song phương với tổng giá trị lên đến 39,5 tỷ USD giữa các nước thành viên ASEAN+3. Trong vài năm tới, các nước sẽ tìm kiếm cách để mở rộng các kênh hoán đổi tiền tệ theo sáng kiến này và đa phương hoá quá trình hoán đổi tiền tệ hoặc xem xét việc ấn định một tỷ lệ dự trữ ngoại tệ để tài trợ cho các nhu cầu thanh toán ngắn hạn của các nước thành viên. Việc này có thể dẫn đến sự ra đời của một quỹ dự trữ ngoại tệ tập trung trong 3-5 năm tới. Trang : 57 c. Cơ chế tỷ giá hối đoái Đông Nam Á Những hình thức hợp tác tài chính – tiền tệ hiện hành ở ASEAN chưa bao hàm việc phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái trong khu vực. Trong khi đó tầm quan trọng của hình thức hợp tác này ngày một gia tăng, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực. Về cơ bản, các nghiên cứu và phân tích cho rằng có hai phương pháp chính để hợp tác tiền tệ khu vực. Theo phương pháp thứ nhất, hợp tác tiền tệ được tiến hành cho cả khu vực cùng một lúc. Phương pháp thứ hai thận trọng hơn và đề xuất hợp tác theo từng nhóm nhỏ trước khi tiến hành nhất thể hoá tiền tệ cho cả khu vực. Nhằm tìm kiếm một cơ chế giống như cơ chế tỷ giá Châu Âu ERM cho khu vực ASEAN. Đặc điểm của nó là : • Hình dung ra một đơn vị tiền tệ chung giống như ECU trong ERM. Hình thức của nó là một rổ các đồng tiền của các nước thành viên, mà mục tiêu là một rổ tiền tệ duy nhất. • Đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, theo hình thức với điều kiện cho vay dễ dàng và nhanh chóng gần giống với VSTFF của EMS để khắc phục tình trạng đầu cơ tiền tệ. • Cơ chế tỷ giá vùng mục tiêu – Target Zone là bắt buộc đối với mỗi nước thành viên (vùng mục tiêu tương tự như các biên độ sử dụng trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định nhưng hệ thống vùng mục tiêu cho phép các biên độ rộng hơn). • Quyền số được ấn định cho mỗi nước là tỷ trọng thương mại của mỗi nước so với tổng thương mại của cả khu vực. Như vậy có sự khác biệt so với hệ thống quyền số trong ECU bao gồm một lượng tiền tệ tuỳ vào quy định mỗi quốc gia trong rổ tiền tệ. • Tỷ giá hối đoái các nước thành viên được thả nổi trong biên độ ±15% so với tỷ giá trung tâm (giống với EMS giai đoạn trước 1993). Tỷ giá trung tâm không được xác định một cách đơn phương. Trang : 58 • Tỷ giá trung tâm sẽ được ấn định bởi một cơ quan cấp cao, định chế tiền tệ ASEAN giống AMI giống như EMI ở Châu Âu, để cơ quan lý cơ chế tỷ giá và thực thi những chính sách về cơ chế giám sát và hợp tác đã được chấp thuận. Lợi ích hợp tác đạt được từ ARM cũng giống như trong ERM nhưng ở mức độ mạnh hơn : • Giảm đi sự biến động của tỷ giá hối đoái thực trong khu vực do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế cơ bản trong khu vực gây nên và tăng cường mức độ đồng dao động của các đồng tiền trong khu vực. • Tránh được nguy cơ cạnh tranh phá giá. Giảm sự bất ổn định giá cả và tăng tỷ lệ đầu tư. • Xu hướng hội nhập thương mại nhanh hơn giữa các nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới một liên minh tiền tệ với một đồng tiền chung. Có một vài chi phí khác do thành phần của rổ tiền tệ : Sự tự do dao động trong ARM được cắt giảm. Bởi vì mục tiêu bây giờ là rổ gồm đồng tiền của các nước thành viên nên không phản ánh được tác động của sự dao động trong giá trị giữa các đồng tiền chủ chốt đối với tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là những dao động của tỷ giá hối đoái giữa USD và EUR. Đồng thời, việc cố định tỷ giá dễ đứng trước nhiều nguy cơ tấn công của đầu cơ Sự giảm sút mức độ tự do phải được bù đắp bởi những lợi ích của ARM. Để thực hiện thành công hình thức phối hợp tỷ giá này, các nước cần phải có sự thoả thuận và cam kết rõ ràng, cụ thể về lộ trình thực hiện cũng như sự phối hợp chính sách vĩ mô, đặc biệt là cần có sự tin tưởng và đồng thuận trong khu vực. Cơ chế tỷ giá Đông Nam Á sẽ học hỏi từ những kinh nghiệm từ cách hoạt động và phát triển của cơ chế tỷ giá Châu Âu (European Exchange Rate – ERM) từ đó từng bước hình thành một cơ chế tương tự ở ASEAN. Từ cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý (chỉ thả nổi ở một chừng mực nào đó) đến một hệ thống mà tỷ giá song phương giữa các nước thành viên được cố định chặt chẽ với nhau giống như trong cơ chế ERM. Để hỗ trợ cho bất kỳ hệ thống tiền tệ nào ở Đông Nam Á, các nước trong khu vực nên thoả thuận một đơn vị tiền tệ Trang : 59 chung giống như ECU trong liên minh tiền tệ Châu Âu và giá trị của nó sẽ được cố định với rổ tiền tệ. Họ cũng sẽ phải thiết lập ở ASEAN một định chế giống như quỹ hợp tác tiền tệ Châu Âu. Một đơn vị tiền tệ chung sẽ đóng vai trò chính và là thành phần chủ chốt trong cơ chế tỷ giá ARM. Ta có thể đặt tên gọi cho đơn vị tiền tệ này là ACU (Asia Currency Unit). Ý nghĩa của việc hình thành đơn vị tiền tệ chung cho khu vực là rất quan trọng vì nó chỉ ra độ lệch tỷ giá của từng đồng tiền so với tỷ giá trung bình của nó đối với cả rổ (tức độ lệch của tỷ giá đối với đồng ACU). Độ lệch này sẽ được tính toán và quy định cho phù hợp với các nước ở Đông Nam Á, ở Châu Âu biên độ dao động của các đồng tiền thành viên ban đầu được ấn định tối đa là ±2,25% so với tỷ giá trung tâm, ngoại trừ Italia, Anh và Bồ Đào Nha biên độ này là ±6% sau khủng hoảng tỷ giá vào những năm 1990s thì biên độ này được nới rộng là ±15%. Cũng giống như ECU, ACU sẽ được xác định theo phương pháp rổ tiền tệ, rổ tiền tệ này sẽ bao gồm 10 đồng tiền tương ứng của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. ACU sẽ đóng vai trò như là chiếc chuông cảnh báo cho những đồng tiền có tỷ giá lệch ra khỏi phạm vi cho phép đối với đồng ACU, khi đó NHTW có đồng tiền liên quan áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp đưa đồng tiền của mình trở lại biên độ an toàn đối với ACU. 3.3. Phát thảo về đồng tiền chung ASEAN : Khối ASEAN đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là xây dựng một hệ thống tiền tệ tương đối thống nhất. Trong đó việc đưa vào lưu hành đồng tiền chung có giá trị thống nhất đóng vai trò trung tâm. Góp phần ổn định cho các giao dịch thương mại, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giữa các nước trong khu vực. Mô hình tham chiếu đầu tiên khi thiết lập đồng tiền chung là hệ thống đồng tiền chung Châu âu với hình mẫu là EURO. Theo mô hình này 10 thành viên ASEAN sẽ hướng tới một đồng tiền chung có giá trị tương đương đồng nội tệ của các quốc gia. Đồng tiền này đặt tên là đồng ACU. Trang : 60 3.3.1 Chức năng : • Là đơn vị đo lường và biểu hiện giá trị cho tất cả các hàng hoá trong khu vực, hình thành một giá cả về một hàng hóa như nhau thống nhất trong ASEAN. • Việc mua bán các yếu tố đầu vào thương mại cũng như sản xuất đều phải thông qua đồng tiền chung hay nó đóng vai trò trung gian trong việc mua bán ký kết các hợp đồng thương mại và sản xuất được chấp nhận trong toàn khu vực. • Ngoài chức năng sử dụng trong lưu thông, đồng tiền này cũng có chức năng trong việc cất giữ. Được sử dụng dự trữ tại các nước thành viên, được xem như tài sản quốc gia như các ngoại tệ khác như :USD, EURO, Yen… • Đồng tiền chung này có thể thanh toán trong nội bộ khu vực, thanh toán các khoản cho vay, tín dụng, tiền nợ và được các quốc gia thành viên đảm bảo về giá trị. Bên cạnh đó, Đồng tiền chung tách rời khỏi hàng hoá cả về không gian cũng như thời gian, nó được xem như là đồng tiền đại diện của tất cả các quốc gia khu vực trong các hoạt động thương mại với các nước ngoài khối, được tự do chuyển đổi và thanh toán trên phạm vi toàn thế giới. 3.3.2 Đặc điểm : • Được áp dụng thống nhất tại các quốc gia ASEAN . • Được đảm bảo giá trị thông qua các quy định trong nội bộ khu vực như (những quy định về thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia trong tổng sản lượng của các nước thành viên đảm bảo giá trị cho đồng tiền chung này) 3.3.3 Vai trò : • Giúp cho quá trình mua bán trong nội bộ khối diễn ra một cách thuận lợi, giảm bớt những chi phí chuyển đổi giữa các đồng tiền , người sản xuất kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất dễ dàng. • Tạo một khu vực sản xuất kinh doanh rộng lớn toàn khu vực Đông Nam á, một thị trừơng lớn dùng chung một loại tiền tệ, tăng khả năng cạnh tranh và sự bền vững của các quốc gia trong nội bộ khối • Hình thành một thị trường lớn trong việc di chuyển các nguồn lực vốn, lao động, ….từ nơi ít hiệu quả đến nơi có hiệu quả hơn. Giải quyết mọi nhu cầu cho các Trang : 61 nước trong khu vực một cách thuận lợi và hiệu quả. Thông qua đầu tư từng bước trở thành một đồng tiền thế giới, một dồng tiền mạnh. 3.3.4 phương pháp tính ACU : Mỗi đồng tiền khu vực chiếm một tỷ trọng nhất định trong rỗ, tức tỷ trọng trong ACU. Tỷ trọng này phụ thuộc vào tỷ trọng GDP và tỷ trọng thương mại của nước thành viên trong ASEAN nội dung được mô tả như sau : Một số giả định sau : - Giả sử giá trị 1ACU =1USD ; Tỷ giá trung tâm là tỷ giá bình quân năm 2004 - Tỷ trọng% trong ACU dựa vào tỷ trọng thương mại và GDP 2004 có điều chỉnh. - Bảng 3.1 : SỐ LIỆU GDP VÀ TỶ TRỌNG GDP CÁC NƯỚC ASEAN Quốc gia Tên đồng tiền Mã chữ GDP của mỗi nước (tỷ USD) % GDP của toàn khu vực Brunei Dollar BND 9.000,00 1,07 Campuchia Riel KHR 4.540,82 0,54 Indonesia Rupiah IDR 260.650,85 30,93 Lào Kip LAK 2.400,00 0,28 Malaysia Ringgit MYR 117.992,00 14,00 Myanmar Kyat BUK 50.000,00 5,93 Philippin Peso PHP 86.666,67 10,29 Singapore Dollar SGD 106.532,57 12,64 Thái Lan Baht THB 161.977,78 19,22 Việt Nam Dong VND 42.824,56 5,10 Nguồn : ADB Asian Development Outlook 2005; Số liệu của Myanmar là năm 2003 Trang : 62 * Các đồng tiền trong ACU và tỷ trọng của chúng vào năm 2004 (Bảng 3.2) Quốc gia Tên đồng tiền Mã chữ Số lượng trong 1 ACU Tỷ giá trung tâm của ACU Tỷ trọng % trong ACU (đã điều chỉnh) (2) (3) (4) Brunei Dollar BND 0,01605 1,5 1,07 Campuchia Riel KHR 60,285 4019 1,50 Indonesia Rupiah IDR 2496,942 8940 27,93 Lào Kip LAK 132,864 10380 1,28 Malaysia Ringgit MYR 0,608 3,8 16,00 Myanmar Kyat BUK 0,45201 5,7 7,93 Philippin Peso PHP 5,712 56 10,20 Singapore Dollar SGD 0,18088 1,7 10,64 Thái Lan Baht THB 6,93966 40,3 17,22 Việt Nam Dong VND 983,1563 15781 6,23 Cột (2) : Sau khi đã ấn định được tỷ trọng và tỷ giá trung tâm với ACU ta suy ra số lượng không đổi của mỗi đồng tiền trong ACU. Cột (3) : Các nước ấn định tỷ giá trung tâm cố định của ACU với các đồng tiền trong rổ. Thông thường người ta gắn giá trị của ACU với đồng tiền nào đó. Từ đó dựa vào tỷ giá của đồng tiền này (USD) với các đồng tiền trong rổ trên thị trường ngoại hối để tính ra tỷ giá trung tâm của đồng tiền trong rổ. * Tỷ giá trung tâm VNĐ ở dạng phân tích Cột (5) tính bằng cách lấy tỷ giá trung tâm của VNĐ chia cho tỷ giá trung tâm của các đồng tiền còn lại. Bảng 3.3 : Biểu diễn tỷ giá trung tâm của VND ở dạng phân tích STT Quốc gia Tên đồng tiền Số lượng trong 1 EAC Tỷ giá VND / 1 ngoại tệ Giá trị VND tương đương (1) (2) (3) (4) (5) (4) x (5) 1 Brunei Dollar 0,01605 10520,667 168,857 2 Campuchia Riel 60,285 3,927 236,739 3 Indonesia Rupiah 2496,942 1,765 4407,102 4 Lào Kip 132,864 1,520 201,953 Trang : 63 5 Malaysia Ringgit 0,608 4152,895 2524,960 6 Myanmar Kyat 0,45201 2768,596 1251,433 7 Philippin Peso 5,712 281,804 1609,664 8 Singapore Dollar 0,18088 9282,841 1679,080 9 Thái Lan Baht 6,93966 391,588 2717,487 10 Việt Nam Dong 983,1563 1 983,1563 Tổng 15781 Vấn đề đặt ra là : giả sử tại thời điểm (t) quan hệ tỷ giá trên thi trường giữa các đồng tiền thay đổi, dẫn đến tỷ giá trung tâm của các đồng tiền với ACU cũng thay đổi. Ví dụ, ta sẽ tính giá trị của VND theo cách tương tự vào ngày 16/6/2005. Tính tỷ giá giữa VND so với các đồng tiền trong khu vực theo tỷ giá chéo với USD. * Tỷ Giá Giữa Việt Nam Đồng So Với Các Đồng Tiền Trong Khu Vực Theo Tỷ Giá Chéo USD. Bảng 3.4 TỶ GIÁ GIỮA VIỆT NAM ĐỒNG SO VỚI CÁC ĐỒNG TIỀN TRONG KHU VỰC THEO TỶ GIÁ CHÉO USD STT Quốc gia Tên đồng tiền Số lượng trong 1 ACU Tỷ giá VND / 1 ngoại tệ Giá trị VND tương đương (1) (2) (3) (4) (5) (4) x (5) 1 Brunei Dollar 0,01605 9478,37 152,127 2 Campuchia Riel 60,285 3,869 233,250 3 Indonesia Rupiah 2496,942 1,652 4124,900 4 Lào Kip 132,864 1,528 203,016 5 Malaysia Ringgit 0,608 4174,364 2538,013 6 Myanmar Kyat 0,45201 2535,038 1145,86 7 Philippin Peso 5,712 287,113 1639,990 8 Singapore Dollar 0,18088 9491,982 1,716,910 9 Thái Lan Baht 6,93966 387,848 2691,533 10 Việt Nam Dong 983,1563 1 983,156 Tổng 15929,23 Nguồn số liệu từ : Những điểm cần lưu ý : Cột (4) số lượng từng đồng tiền trong ACU được ấn định cố định không thay đổi. Trang : 64 Cột (5) là giá trị tại thời điểm (t) của một ngoại tệ tính bằng VND. Như vậy độ lệch tỷ giá lúc này là D = (15929,23 – 15781)/15781*100% = 0,94%. Ta có thể kết luận lúc này là VND đang giảm giá so với ACU. Khi tại một thời điểm (t) nào đó quan hệ tỷ giá trên thị trường giữa các đồng tiền thay đổi, dẫn đến tỷ giá trung tâm của các đồng tiền thay đổi với ACU. Khi đó xuất hiện độ lệch tỷ giá của chúng so với ACU. Ta có thể tính được độ lệch tỷ giá của bất cứ đồng tiền nào trong rổ tại một thời điểm bất kỳ. Công thức tính độ lệch tỷ giá đối với ACU (dựa trên cách tính của đồng EUR) Gọi : X1, X2,… Xn là số lượng các đồng tiền trong 1 ACU. Từ đó suy ra giá trị của 1 ACU sẽ là : 1ACU = X1 + X2 +… +Xn StJ/k là tỷ giá tại thời điểm (t), trong đó 1 K = ? J StJ/ACU :tỷ giá của đồng tiền J đối với ACU tại thời điểm (t), trong đó 1ACU = ?J ta tính được StJ/ACU như sau : ∑ = = n k KJ t kACUJ t SXS 1 // Gọi S0J/ACU là tỷ giá trung tâm của đồng tiền J đối với ACU ; DtJ là độ lệch tỷ giá của đồng tiền J đối với tỷ giá trung tâm, ta tính DtJ là độ lệch tỷ giá của đồng tiền đối với tỷ giá trung tâm, ta tính DtJ là độ lệch tỷ giá của đồng tiền J đối với tỷ giá trung tâm theo công thức : %100 / 0 / 0 / ACUJ ACUJACUJ t J t S SSD −= Nếu DtJ là số dương có nghĩa là đồng tiền J giảm giá, còn ACU thì tăng giá; nếu DtJ là số âm thì đồng tiền J lên giá còn ACU thì giảm giá. Một đồng tiền lên giá hay giảm giá đối với ACU thì cũng chính là lên giá hay giảm giá đối với cả rổ tiền tệ. Ta có Max DtJ là tỷ lệ % “độ lệch tỷ giá tối đa được phép” của đồng tiền J đối với tỷ giá trung tâm ACU, Max DtJ được định nghĩa là : Max Dj = mJ (1-wJ) Trang : 65 Trong đó mJ là biên độ dao động song phương tối đa của đồng tiền J và được ấn định là một tỷ lệ nào đó chung cho tất cả các đồng tiền. WJ là tỷ trọng của đồng tiền J trong ACU. Vì mỗi đồng tiền có tỷ trọng riêng trong ACU, cho nên mỗi đồng tiền cũng có một “độ lệch tỷ giá tối đa được phép” riêng. Điều dễ nhận thấy rằng : Đồng tiền nào có tỷ trọng trong ACU càng cao thì giá trị “độ lệch tỷ giá tối đa được phép” càng nhỏ do những đồng tiền có tỷ trọng cao biến động ít hơn đối với ACU và những đồng tiền có tỷ trọng nhỏ thì biến động ở mức cao hơn. Ta sẽ tính được giá trị của VND theo cách tương tự tại một thời điểm t bất kỳ, sau đó ta đem so sánh với tỷ giá cố định trong ACU đã tính được ở trên và suy ra được độ lệch tỷ giá. Nếu như nó vượt quá biên độ cho phép buộc có sự can thiệp của NHTW. 3.3.5 Thời hạn ra đời Câu hỏi đặt ra là bao giờ có đồng tiền chung ? Chúng ta đang sống trong một trật tự thế giới đa cực và nếu cục diện kinh tế không có gì thay đổi lớn tình hình kinh tế các nước ASEAN được cải thiện tốt hơn hiện nay thì khoảng 3 đến 5 năm nữa liên kết ASEAN sẽ dịch chuyển về phía trước bởi việc thực hiện AFTA. Song song đó một hành lang pháp lý, những chuẩn mực về cách ứng xử giữa các nước thành viên được thực hiện. Điều đó, sẽ là nền tảng cho việc hình thành nên một liên minh kinh tế tiền tệ với lợi thế là EU đã đi tiên phong trong lĩnh vực này. Nhưng từ khoảng 2015 đến 2020 sẽ là thời điểm khá thích hợp cho các nước gia nhập một liên minh tiên tệ. 3.4 Việt Nam sẽ chuẩn bị gì cho quá trình hội nhập đồng tiền chung Tiến trình liên kết kinh tế ASEAN như là giải pháp tồn tại khu vực trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam là nước đi sau nên yêu cầu về tốc độ liên kết trong các lĩnh vực thương mại, tài chính đặt ra còn gay gắt hơn. Để đạt được mục tiêu đó, một số khuyến nghị chính sách sau : Trang : 66 1./ Việt Nam cần có chính sách nghiên cứu tòan diện động thái và xu hướng phát triển, cạnh tranh và liên kết kinh tế thế giới, khu vực . Đây là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển và quyết sách đối ngọai. 2./ Đạt tiến trình liên kết trong quá trình liên kết, hội nhập. Xây dựng một chiến lược hội nhập tổng thể trong đó định rõ vị trí, nội dung và quan hệ logic của tiến trình liên kết ASEAN với tiến trình chung. 3./ Khẩn trương xây dựng một chiến lược hội nhập nhanh, lấy mục tiêu gia nhập WTO và đẩy mạnh tiến trình liên kết kinh tế ASEAN đây là nền tảng giải quyết vấn đề liên kết – hội nhập song phương và khu vực khác. Thực chất các chiến lựợc hội nhập nhanh bao hàm định hướng : • Định rõ lộ trình hội nhập nhanh phải định rõ được lộ trình hội nhập cho giai đọan 2005 – 2015. Tính bức bách của tình hình lộ trình không rõ ràng sẽ không hành động có hiệu quả đựơc. • Nỗ lực đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO rút ngắn thời hạn thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA ( giảm thuế xuống 0 – 5% trước 2006 và xuống mức 0 vào năm 2010 ) trên cơ sở đó, đẩy mạnh việc tham dự AIA và quá trình tự do tài chính khu vực. • Cố gắng thúc đẩy quá trình đi tới FTA song phương với một số nền kinh tế lớn và phát triển cao. Cần tập trung vào 2 đối tác Mỹ và Nhật bản. EU là đối tương cần cân nhắc tiếp theo. • Chủ động thúc đẩy hội nhập nhanh trong một số lĩnh vực ưu tiên 4./ Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách bên trong (bao gồm điều chỉnh định hướng cơ cấu và cải cách thể chế ) nhằm mục tiêu hội nhập đặc biệt là giai đọan trung hạn. Xây dựng một cấu trúc thị trường cơ bản mang tính hệ thống và đồng bộ. 5./ Đẩy mạnh điều chỉnh cơ cấu và cải cách bên trong bao gồm các nội dung : • Định hướng lại mô hình tăng trưởng, kiên quyết đọan tuyệt với mô hình hướng nội, thay thế nhập khẩu ; Chuyển sang mô hình cạnh tranh trên thị trường mở. Trang : 67 • Đổi mới căn bản công tác quy họach phát triển, chuyển sang phương thức chính phủ xây dựng và thực hiện quy họach “cứng” tổng thể quốc gia (quy họach phát triển cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển ngành theo vùng trên phạm vi quốc gia; thay thế dần loại trừ quy họach cục bộ ngành – địa phương. • Kiên quyết khắc phục tình trạng thiên lệch trong đầu tư, thúc đẩy đầu tư tư nhân, xem là phương thức hạn chế nguồn gốc trực tiếp đẻ ra tham nhũng, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động • Xây dựng các thể chế và nguyên tắc cơ bản của hệ thống kinh tế thị trường nhằm tạo một sân chơi thị trường bình đẳng và minh bạch, trên cơ sở đó, thúc đẩy quá trình hình thành các thể chế thị trường hiện đại. • Đẩy mạnh cải cách hành chính thực sự. Trong đó, ưu tiên là cải cách triệt để hệ thống tiền lương trong khu vực quản lý nhà nước theo nguyên tắc trả tiền theo chức năng. Không nên coi cải cách lương chỉ chủ yếu là điều chỉnh lương theo hướng nâng lương cho kịp mức lạm phát. • Tăng cường hiệu lực điều hành và quản lý nhà nước thông qua cam kết lộ trình hẳn hoi, gắn trách nhiệm cá nhân với việc thực hiện cam kết đó. Tăng cường giám sát thực thi các đạo luật và văn bản luật….. • Gia nhập WTO năm 2005 rút ngắn lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập ASEAN, đồng thời các biện pháp đột phá mang tính tổng thể . • Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng : Đây là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam với lộ trình 7 năm. Như vậy song song với mục tiêu trên thì hơn bất cứ ngành nào, lĩnh lực Ngân hàng cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt khi có mặt của các Ngân Hàng 100% vốn nước ngoài – có năng lực cạnh tranh rất lớn và sẽ làm thay đổi mạnh cơ cấu thị phần tiền tệ. Mặt khác các tổ chức tài chính nước ngoài cũng có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Những hạn chế về tỷ lệ nắm giữ dần phải gỡ bỏ ngay từ năm 2006 theo những cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại với Hoa kỳ. Trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của hiệp hội các nước ASEAN, thì Việt Nam sẽ phải mở cửa hoàn toàn các quy định về Trang : 68 việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài vào năm 2008. Chính vì vậy, hệ thống Ngân hàng của Việt Nam cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng để có thể tiếp cận được với các tiêu chuẩn quốc tế. Tiến tới Ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò có ảnh hưởng nhất định trong khu vực và trên thị trường tài chính thế giới. Chúng ta phải tiếp tục bổ sung thêm vốn cho các Ngân hàng thương mại Quốc doanh để đạt đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của thông lệ quốc tế (>8%). Cổ phần hoá Ngân hàng quốc doanh là bước đi rất cần thiết, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn. Ngân hàng nhà nước đã hoàn tất bản chào và các phương án trần về cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng trong hợp tác ASEAN và ASEAN + Trung Quốc và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để giảm sự phụ thuộc về vốn giữa ASEAN với các nước phát triển. • Việt Nam phải luôn kiểm soát tình trạng nợ nước ngoài của mình. Hiện nợ nước ngoài ở mức độ hợp lý hơn và vẫn nằm trong tầm kiểm soát, trong khi thâm hụt ngân sách đã được kiềm chế. Tổng nợ nước ngoài của Việt Na

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44044.pdf
Tài liệu liên quan