Theo Đông Nam Nhất Thống Chí, An Giang xưa là vùng đất tầm Phong Long, đến
năm Đinh Sửu thứXIX (1757) đời ThếTông, Quốc Vương Chân Lạp đã dâng đất này,trải qua
quá trình khai phá và phát triển gần 300 năm với nhiều biến cốlịch sửthăng trầm của các thời
kỳdựng nước và giữnước. Với vịtrí quan trọng giáp với biên giới Tây Nam tổquốc và là một
vùng trù phú có núi, có đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên tập trung nhiều người
dân đến đây định cư.[5]
Sựtập trung làm ăn sinh sống của người dân và qua quá trình đấu tranh giữlàng, giữ
nước lâu dài đã tạo nên những nền văn hóa, những di tích mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Những di tích thểhiện truyền thống văn hóa lâu đời của người dân nơi đây và có giá trịgiáo
dục đối với thếhệcon cháu. Hiện nay, các di tích này được khai thác phục vụcho mục đích du
lịch, nhằm tăng thêm sựhiểu biết của bạn bè bốn phương vềmảnh đất này.
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch An Giang - Tiềm năng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng – Thành Phố Long Xuyên).
Ngôi nhà được xây dựng năm 1887, do thân sinh của bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây
dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nền sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m,
rộng hơn 150m2.
Năm 1984, Bộ Văn Hóa ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử tầm cở quốc gia
với nhiều công trình được xây dựng để tưởng nhớ Bác như đền thờ Bác Tôn được xây dựng
trong khuôn viên 1.600 m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nhà trưng bày cuộc đời và sự
nghiệp của Bác, nơi đây còn lưu giữ các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động
giúp ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, đến cù lao ông Hổ, du khách thưởng thức các lọai trái cây, món ăn đặc sản
và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm làng cá bè ven bờ
cù lao…. Nơi đây, quý khách sẽ tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam
Bộ.
Bia Thoại Sơn
Là một di tích lịch sử đã in đậm dấu ấn từ hai thế kỷ qua, do Thoại Ngọc Hầu xây
dựng từ năm 1822.
Năm 1817 Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh và chủ trương đào kênh dẫn tới
Rạch Giá, kênh dài hơn 30km, có vị trí quan trọng trong việc giao thông vận tải và phát triển
nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân trong vùng. Ông được triều
đình khen ngợi và cho lấy tên Ông đặt tên cho con kênh là Thoại Hà.
Đánh dấu công trình trọng đại này, Thoại Ngọc Hầu đã soạn bài văn và cho khắc vào
bia đá. Năm 1922, Ông làm lễ dựng bia và khánh thành miếu thờ Sơn Thần tại triền núi Sập.
Bia có chiều cao, ngang 1.2m, dày 2 tấc, mặt bia chạm đúng 629 chữ. Đến nay bia vẫn giữ
nguyên vị trí ban đầu, nét chữ hán trên mặt vẫn còn sắc nét. Đây là một trong ba công trình di
tích loại bia ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến ngày nay.
Chùa Hòa Thạnh
Là ngôi chùa cổ, còn gọi là cây Mít, tọa lạc tại ấp Tây Hưng, Xã Nhơn Hưng, huyện
Tịnh Biên.
Ngôi chùa có lịch sử lâu đời và là cơ sở quan trọng của cách mạng trong suốt thời kỳ
chống giặc giữ nước, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19.
Trong cuộc đời bôn ba để truyền bá tinh thần yêu nước, cụ phó bảng nguyễn Sinh Sắc
(thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh), đã dừng chân nơi đây từ 1921-1923 trước khi về chùa Giồng
Thành ở Tân Châu .
Hiện nay, ở hậu liêu chùa có bàn thờ và chân dung cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Theo nhân dân trong vùng, trước đây trong khuôn viên phía sau chùa có hầm chứa vũ khí, súng
đạn và làm nơi trú ẩn cho binh sĩ, lâu dần không sử dụng hầm đã hoang phế và bị bồi lấp. Tuy
nhiên vẫn còn vết tích lò đúc đạn của nhà sư Hoàng Lễ - một nhà sư yêu nước - vẫn còn trên
nền chùa.
Ngày 17/05/2003 chùa được nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật.
Chùa Giồng Thành ( Long Hưng Tự)
Vừa là ngôi chùa cổ xây dựng vào năm 1875, nhiều cảnh đẹp, vừa là nơi cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của chủ tịch Hồ chí Minh) đã sinh sống một thời trước khi về Cao
Lãnh. Ngoài ra nó từng là cơ sở của cách mạng và huyện ủy Tân Châu qua hai thời kỳ chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước. Chùa nằm cách thị trấn Tân Châu 3km trên đường đi Phú Tân,
thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang.
Nền chùa trước đây là hào thành bảo vệ biên giới được xây từ thời Chúa Nguyễn cách
đây hơn 200 năm nên đặt tên là Giồng Thành. Hiện chùa còn giữ một hiện vật là giường ngủ
của cụ Nguyễn Sinh Sắc và đã xây dựng nhà trưng bày những di tích lịch sử trong đó có những
hình ảnh liên quan đến họat động cách mạng của Cụ và Bác Hồ.
Ngày 12/12/1986 chùa được Bộ Văn Hóa Và Thông Tin công nhận là di tích lịch sử.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh
Là người có công trong việc khai hoang lập ấp ở Miền Nam nên đã có rất nhiều nơi lập
bàn thờ của ông. Nhưng Đình Châu Phú tọa lạc tại trung tâm thị xã Châu Đốc được xem là thờ
chính.
Đình Châu Phú là một ngôi đình lớn và đẹp với khuôn viên rộng cả ngàn mét vuông,
mái đình lợp ngói âm dương màu đỏ, trên nóc gắn tượng Bát Tiên và Lưỡng Long Tranh Châu.
Bên trong đình có đỉnh đồng, hoành phi, liễn đối chạm trổ công phu, sắc sảo, thếp vàng óng ả,
nhiều dù lộng, chấn đỏ thêu rồng phụng sặc sỡ, đính kim tuyến lấp lánh. Tôn thêm vẽ tôn
nghiêm và nét đẹp cổ truyền. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn Hóa công nhận.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Hình 2.4 :Lăng Thoại Ngọc Hầu
Nằm trong cụm di tích của núi Sam, nhưng Lăng Thoại Ngọc Hầu lại là một công trình
kiến trúc nghệ thuật đẹp cổ kính. Lăng được xây dựng năm 1822, niên hiệu Minh Mạng thứ ba.
Toàn khu sơn Lăng là một kiến trúc hài hòa, duyên dáng: Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu
kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối; Khu chính giữa là lăng mộ và đền
thờ; Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân có áo mão cân đai của ông
đã được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng và đặc biệt có bức tượng bán thân của
Ông cao khoảng 2m; Mặt tiền sân rộng nổi bật với các long đỉnh, trong đó có bản sao của bia
Thọai Sơn, trước long đỉnh có khẩu súng Thần Công và bảng di tích xếp hạng. Bao bọc khu mộ
là bức tường dày cả mét và có 14 ngôi mộ chính thêm
Khoảng 50 ngôi mộ khác của những dân binh.
Ông Thoại Ngọc Hầu là một công thần nhà Nguyễn, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại
(1761- 1829) được tước phong Ngọc Hầu – Ông là người huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam)
và là một danh nhân có công khai khẩn đất hoang, lập làng, mở giao thông, bảo vệ biên cương
tổ quốc nói chung và vùng đất An Giang nói riêng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích có nhiều ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
tiêu biểu của An Giang dưới thời Phong kiến còn lưu lại, được Nhà Nước công nhận. Nhân dân
và chính quyền địa phương đã trùng tu, tôn tạo và bảo quản phát huy tốt trong công tác giáo
dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam
Hình 2.5: Miếu Bà Chúa Xứ - núi Sam
Tọa lạc ở khu danh thắng núi Sam, tại chân núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu
Đốc. Miếu được lập vào đầu thế kỉ XIV (khoảng 1820 – 1825 thời Minh Mạng). Khi ấy còn
làm tre lá đơn sơ, năm 1972 Miếu được xây lại, đến năm 1976 công trình mới hoàn thành quy
mô và tráng lệ theo kiểu hình khối tháp, có 4 tầng mái cong lợp ngói ống, tráng men xanh.
Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật rất cao.
Toàn khu Miếu Bà là một công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sự hài hòa của nền kiến
trúc truyền thống, dân tộc và hiện đại. Nghệ thuật chạm trổ rất tinh vi. Năm 1989 Miếu được
Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Sau Tết Nguyên Đán, du khách khắp nơi cả nước về đây dự lễ rất đông. Những năm
gần đây, chùa Bà thu hút hàng triệu du khách đến chiêm bái và tham quan khu danh thắng.
Chùa Tây An
Chùa thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Chùa Tây An cổ tự do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc
Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Đầu
tiên, chùa được cất bằng tre, thỉnh ông Hòa thượng là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh
đến trụ trì. Năm Thiệu trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hòa Thượng nữa tên là Đoàn
Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì, vị hòa thượng này có tài làm thuốc trị bệnh cho
nhân dân nên được nhân dân suy tôn với danh hiệu là Phật Thầy Tây An.
Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hòa thượng, ngày nay
ngôi chùa đã trở thành bức tranh nghệ thuật tuyệt hảo và để lại cho dân tộc Việt Nam một di
tích có giá trị với kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
Chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch, ngói, xi măng.
Chính diện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và
lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Âm, hai bên cửa có hai
bảng đề “ Tây An Cổ Tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có cột phướn cao 16m. Dưới bậc
thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên bên trên mặt trăng
lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Ở khía cạnh nghệ thuật chùa
lại được nổi bật với nghệ thuật phù điêu chạm khắc gỗ, trong chùa có hàng trăm tượng Phật,
mỗi tượng là một tác phẩm nghệ thuật cao có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống và triết lý phật
giáo. Chùa theo phái Đại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng Giêng,
tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng giỗ rất đông.
Chùa Xray Tôn (Xã Tón)
Chùa là một trong những ngôi chùa Khmer thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa),
chùa nằm tại thị trấn Huyện Tri Tôn.
Hình 2.6: Chùa Xrayton
Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm, bằng gạch ngói, cột bằng gỗ căm-xe, nền
chùa đắp cao 1.8m. Giống như các chùa Khmer khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chùa Xray
Tôn cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện nằm ở trung tâm
khu đất của chùa, với nóc nhọn, hai mái cong gộp lại. Trên nóc chùa là thần rắn Naga nằm dài
tượng trưng cho sự bất diệt và dũng mãnh. Mái chùa hình tam cấp, ngói đỏ, xanh vàng trông
đẹp mắt. Chung quanh chính điện chùa là các tháp nhỏ đựng tro của những người hỏa táng.
Trên đỉnh các tháp được chạm thần Bayon bốn mặt (Thần Sáng Tạo).
Ngôi chùa này còn là một trung tâm văn hóa, trường đọc kinh, học chữ, học đạo lý làm
người, là nơi tổ chức các lễ hội lớn hàng năm như: lễ Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào
tháng tư, lễ Pisat Bôchia là lễ nhớ ơn Phật vào rắm tháng tư, lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng
sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng sáu đến tháng chín, âm lịch), lễ Dolta là lễ thanh minh
cúng ông bà (từ 1-10/5 âm lịch), lễ Kà Thận là lễ sắm đồ cho sư sãi. Vào những ngày đó, bà
con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông.
Chùa Xray Tôn đã được Bộ Văn Hóa- Thông Tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ
thuật.
Chùa Mubarak
An Giang là tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có đa dân tộc bao gồm: Kinh, Khmer,
Hoa, Chăm. An Giang có một vạn người Chăm sinh sống ở các Huyện Châu Phú, Huyện Phú
Tân, Huyện Tân Châu, Huyện An Phú. Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Allah,
nên hầu như khắp nơi đều có thánh đường. Và một trong
Hinh 2.7: Thánh đường Hồi Giáo Mubarak
những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi,
được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, xã Phú Hiệp, Huyện Phú Tân .
Thánh đường được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Thánh đường được thiết kế
bởi kiến trúc sư người Ấn Độ, Mohamet Amin. Thánh đường như đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ vì
thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.
Hàng năm, thánh đường tổ chức các ngày lễ lớn: lễ sinh nhật Giáo Chủ Mohamet vào
ngày 12/3 Hồi lịch, lễ Roja hay còn gọi là lễ hành hương đến thánh địa La Mecque vào ngày
10/12 Hồi lịch…nối liền theo lễ Ramadan từ 1-30/9. trong những ngày lễ lớn này, người Chăm
tề tựu về thánh đường rất đông và hành lễ theo đúng nghi thức của đạo.
2.2.2.2. Lễ hội
An Giang có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc đặc trưng của địa phương và là nơi gắn
kết tinh hoa của bốn dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa với phong cách đặc trưng của vùng sông
nước đã tạo nên sự đa dạng nhưng rất độc đáo và rất riêng về văn hóa. Các lễ hội văn hóa dân
gian của các dân tộc: lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc) của dân tộc Kinh; lễ hội
Haji, Ramadan, lễ Cưới người Chăm; lễ hội Dolta, lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, tết Chol
Chnam thmay của dân tộc Khmer; Ngoài ra còn có lễ giổ các danh nhân như: lễ kỉ niệm ngày
sinh Cố Chủ Tịch Tôn Đức Thắng, Thoại ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh, cố quản cơ Trần Văn
Thành… thu hút sự chú ý của rất đông khách du lịch.
Các lễ hội thường diễn ra quanh năm và có sức thu hút lớn đối với người dân địa
phương cũng như khách du lịch. Đến với các lễ hội du khách có dịp tìm hiểu về cội nguồn văn
hóa lịch sử của địa phương, thưởng thức các lọai hình nghệ thuật, các trò chơi dân gian đặc sắc.
Đây chính là di sản văn hóa quý giá của Tỉnh, tạo cho hoạt động du lịch phát triển, phong phú
về lọai hình và mang đậm sắc thái địa phương.
Một số lễ hội tiêu biểu:
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc )
Bà Chúa Xứ núi Sam là một pho tượng cao gần 2m, khuôn mặt tô vẽ, đội mão, choàng
áo bào đỏ thêu rồng phượng che kín người. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là tượng đá cổ
tạc một người đàn ông ở trần, đống khố, theo phong cách Khmer thế kỷ thứ VI hay thứ VII
theo mô típ tượng thần Vitnu thường có ở nước Lào, Campuchia ,Ấn Độ.
Lễ hội tổ chức hàng năm trước ngày 15/4 âm lịch là bắt đầu mùa lễ vía Bà, cao điểm là
các ngày 24-27/4 âm lịch. Ngày 24 lúc 0h là lễ tắm Bà - buổi
lễ huyên náo cả đêm vì hàng chục ngàn du khách chờ tắm
Bà xong để tràn vào xin lộc bình an và làm ăn phát tài phát
lộc hoặc cầu phúc an lành, phong tục này tồn tại hàng trăm
năm nay. Ngày 25 là lễ rước bài vị từ Lăng Thoại Ngọc Hầu
về miếu Bà Hình 2.8: lễ vía Bà Chúa Xứ với đoàn rước nghi trượng long trọng.
Ngày 26
hát bội và múa lân cả ngày. Ngày 27 rước bài vị trả về Lăng Thoại Ngọc Hầu và chấm dứt mùa
Vía.
Lễ hội thu hút lựơng khách du lịch hàng năm trên 2 triệu khách nên năm 2001 Tỉnh đã
nâng cấp thành lễ hội “ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” và được Tổng Cục Du Lịch công nhân là lễ
hội cấp quốc gia - lễ hội trở thành 1 trong 15 lễ hội tiêu biểu cả nước.
Lễ hội Chol Chnam Thmay của Người Khmer
Lễ Chol Chnam Thmay tức là lễ “Vào Năm Mới” còn gọi là lễ Chịu tuổi của người
Khmer. Lễ vào đầu tháng ”Chét” theo phật lịch ngành Tiểu Thừa, thường tổ chức vào ngày 12-
15/4 âm lịch. Đây là thời gian khô ráo, mùa màng vừa gặt xong, rảnh rang nên mọi người được
giải trí.
Vào dịp này, người Khmer mua sắm thức ăn, bánh trái, quần áo, trang hoàng nhà cửa,
làm nhiều bánh đem cúng Chùa, làm quà biếu cho bà con và bạn bè. Nếu du khách đi vào dịp
này ở vùng Bảy Núi, Tri Tôn, Tịnh Biên với hơn 60.000 người khmer sinh sống sẽ thấy được
không khí rộn ràng, vui tươi của lễ hội trong ấm no, hạnh phúc, người dân khmer mặc những
trang phục truyền thống đầy màu sắc cũng như các loại hình sinh hoạt sôi nổi: thi đập nồi, thi
múa Lâm Thôn, thả diều, buổi tối có đốt pháo thăng thiên, đánh quay lửa, hát Dù Kê…suốt
ngày đêm.
Lễ hội Dolta của người Khmer
Lễ Dolta còn gọi là lễ cúng Ông Bà được người Khmer xem là lễ trọng thứ 2 trong
năm (sau lễ Chol Chnam thmay) nên họ tổ chức hết sức long trọng, thường diễn ra vào ngày
29/8-1/9 âm lịch hàng năm.
Lễ này đồng bào Khmer từ các phum, sóc trong trang phục truyền thống lũ lượt đến
Chùa cúng Phật; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào dịp này, hội đua bò
được tổ chức thu hút trên chục ngàn người từ nơi khác đến xem - đây là môn thể thao đậm đà
bản sắc dân gian của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi, An Giang. Tục đua bò đã có từ lâu đời,
cuộc đua thường tổ chức trên ruộng lúa xâm xấp, gọi là “đua bò bừa”. Ngày xưa, ngày lễ Dolta
trùng vào dịp xuống
giống vụ lúa Thu Đông nên bà con phum, sóc có bò mang đến bừa cho thửa ruộng của ngôi
chùa trong phum, sóc mình gọi là “bừa công quả”.
Để tạo không khí vui chơi, các chủ bò ngầm thi đua với nhau xem đôi bò nào khỏe,
bừa nhanh. Để động viên cổ vũ thêm, Sải Cả khen thưởng cho đôi bò thắng cuộc bằng phần
thưởng tinh thần như sợi dây “cà tha” có lục lạc đeo ở cổ bò.
Năm 1992 chính quyền hai huyện Tri Tôn,
Tịnh Biên thống nhất và tổ chức “ Lễ Hội Đua Bò” hàng năm
luân phiên tại hai điểm trường đua thuộc
Hình 2.9: Hội đua bò xã Lương Phi, huyện Tri Tôn và xã
Vĩnh Trung, huyện
Tịnh Biên.
Đây là dịp các đồng bào Kinh, Chăm, Hoa trong tỉnh và du khách tìm đến thưởng thức
và giao lưu văn hóa với người Khmer.
Lễ hội Ramadan của người Chăm
Lễ Ramadan là cái tết lớn nhất trong năm của người Chăm An Giang, thường diễn ra
từ 1/9 đến 30/9 theo Hồi lịch (Hồi lịch tính theo Mặt Trăng) được tổ chức hàng năm tại các
Thánh Đường của địa phương. Người Chăm gọi lễ này là “Pănơh” có nghĩa là “tháng nhịn” hay
“tháng ăn chay”, họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc lá suốt cả ngày nhưng vẫn làm những
việc thường ngày như dệt vải, chài cá…nhằm cho mọi người hiểu rõ ý nghĩa của sự ấm no và
thiếu thốn, đến khi Mặt Trời khuất núi thì mọi người được phép dùng những món ăn giàu tính
ẩm thực.
Vào dịp lễ, sáng sớm ngày đầu tết người Chăm vận đồ mới đi viếng mộ người thân và
sau đó đến từng nhà chúc tết nhau những đều tốt lành giống như tục xông đất của người kinh
trong dịp tết Nguyên Đán.
Vào đêm 27 của tháng Ramadan, các thánh đường sẽ tổ chức đọc kinh Coran. Đêm 30,
kết thúc bằng đại lễ Raya Phiktrok (hay còn gọi là Hari Raja Puasa – nghĩa là chấm dứt mùa
chay tịnh) mọi người kéo nhau đến Thánh đường Đại lễ.
Đây là dịp mọi người kiểm điểm hành động và sám hối sửa chửa.
Hội đền Nguyễn Trung Trực
Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông là thủ
lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ, người đã có chiến thắng vang dội là đã đánh chìm một
tàu của giặc Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ XIX).
Lễ hội mở ra vào ngày 18-19/10 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao của ông.
Sau lễ cúng và lễ tưởng niệm là đến mục diễn lại trận đánh con tàu trên. Lễ hội thường tổ chức
chơi cờ tướng, bơi thuyền và nhiều trò vui khác.
Lễ giổ Cố Quản Cơ Trần Văn Thành
Hàng năm vào ngày 21,22,23/2 âm lịch là ngày Ông Trần Văn Thành hy sinh, nhân
dân trong tỉnh và ngoài tỉnh hội tụ về rất đông để tưởng nhớ ông tại Láng Linh - Bảy Thưa
thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, An Giang . Tại nơi đây, Ông đã lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Láng Linh- Bảy Thưa (1867-1873) và là nơi tập hợp nhân dân và các tính đồ đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương để chờ cơ hội đánh Pháp.
Vào dịp này, các họat động văn nghệ, vui chơi, giải trí văn hóa nghệ thuật, thể thao và
các lọai hình dịch vụ diễn ra sôi nổi.
Lễ Hatji
Là lễ hội của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh,
Đồng Nai, thờ thượng đế Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7-10/12 (Hồi lịch) tại các Thánh
đường Hồi giáo.
Hàng năm ở An Giang lễ Hatji diễn ra tại thánh đường Chăm lớn Châu Giang xã Phú
Hiệp, huyện Phú Tân. Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích
ngày thánh Ibrohim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc hay
và thông suốt.
Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các cuộc vui chơi, sinh họat văn hóa
thể thao như ca hát, đua ghe… giống như người Kinh, đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui
chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau.
2.2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học
2.2.2.3.1. Dân cư và phân bố dân cư
Theo số liệu thống kê, An Giang là tỉnh đông dân, số dân trung bình năm 2005 là
2.194.218 người, tăng so với năm 2004 trên tổng diện tích 3406,2 km2, mật độ dân số không
đồng đều - ở Thành Phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, Phú Tân có dân số đông hơn các huyện
Tịnh Biên, Tri Tôn .
Bảng 2.3: Phân bố dân cư ở An Giang
Đơn vị hành chính Diện tích
(km2)
Dân số (người) mật độ
(người/km2)
Tổng số 3.535,51 2.194.218 621
Thành Phố Long Xuyên 115.31 270.059 2.342
Thị xã Châu Đốc 104.64 115.030 1.099
Huyện An Phú 217.65 184.155 846
Huyện Tân Châu 170.33 162.198 952
Huyện Phú Tân 327.89 240.711 734
Huyện Châu Phú 450.90 248.164 550
Huyện Tịnh Biên 355.43 120.850 340
Huyện Tri Tôn 600.30 122.090 203
Huyện Châu Thành 355.06 175.613 495
Huyện Chợ Mới 369.29 365.296 989
Huyện Thoại Sơn 468.71 190.052 405
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Dân cư An Giang cư trú dọc theo trục lộ giao thông, dọc hai bờ sông, kênh, rạch, tập
trung ở các trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa lớn, một số còn lại không sống trên bờ mà
họ sống dưới các ghe, nhà bè họp thành làng nổi trên sông - một loại hình độc đáo ở các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2.2.2.3.2. Dân tộc và các yếu tố khác
An Giang là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của 4 dân tộc kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đồng
bào các dân tộc sống hòa bình với nhau, đều có truyền thống lao động cần cù sáng tạo. Tuy
nhiên mỗi dân tộc lại có những phong tục tạp quán sinh hoạt truyền thống riêng, phong phú và
đặc sắc. Đây chính là yếu tố hổ trợ nhưng không kém phần quan trọng, tạo nên bản sắc văn hóa
riêng, hấp dẫn đối với du lịch của tỉnh.
An Giang là tỉnh phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, dệt
lụa, dệt chiếu, đan lát, thêu, mộc, chạm khắc, nuôi tôm, cá bè…Hàng năm An Giang tổ chức
nhiều lễ hội với nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn gắn với làng nghề, với đàn ca tài tử, các
điệu múa Lâm Thôn, nhảy Sạp…những câu từ mượt mà thấm đượm tình người của cải lương
Nam Bộ, những điệu nhảy và điệu múa đặc trưng đã làm cho kho tàng văn hóa dân gian độc
đáo hơn.
2.2.2.4. Các nguồn lực nhân văn khác
2.2.2.4.1. Làng Nghề truyền thống
Lãnh lụa và Lãnh “Tân Châu”
Từ đầu thế kỷ XX, tỉnh Châu Đốc xưa có những làng nghề nuôi tơ tằm và dệt lụa, lãnh
nổi tiếng. Lọai tơ tằm tốt cho lụa lãnh có chất lượng cao. Kỹ thuật dệt tinh khéo giúp cho mặt
hàng sản xuất được bền bỉ, đẹp khiến người tiêu thụ thích chọn.
Tơ lụa An Giang nói khác đi, lụa Tân Châu nổi tiếng do sự kết hợp tuần tự nhiều nghề
liên quan, họat động cận kề nhau: Tân Châu, Chợ Mới, Nhà Bàng…cuối thế kỷ XIX đã thể
hiện được mô hình kết hợp này: trồng dâuÆ nuôi tằmÆ nhuộmÆ tiêu thụ.
Trong các loại hàng vải lụa Tân Châu, loại lãnh đen là nổi tiếng hơn cả. Lãnh có nghĩa
là lạnh, được mọi người thích dùng làm quần áo mặc đủ cả bốn mùa trong năm. Lãnh lụa An
Giang được xuất khẩu bằng hai đường chính ngạch và tiểu ngạch sang các nước Campuchia,
Lào, Thái Lan, Philippines và Pháp. Thị trường nội địa chính là khắp vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long với Sài Gòn - Chợ Lớn, hàng theo mạng lưới thương nghiệp tỏa đi khắp nơi, ra cả
miền Đông Nam Bộ và Cao Nguyên. Đội ngũ bán hàng là phụ nữ và hành nghề với hình thức
nghiệp dư.
Lúc bấy giờ, người có tiền thích chưng diện rất chuộng lọai hàng Mỹ A. Sự khác biệt
giữa hàng lụa lãnh Mỹ A với hàng lụa khác là lọai này nhẹ, trơn, dịu mềm và mát khi trời nóng,
ấm khi trời lạnh. Do vậy mà số người đi bán hàng loại này rất đông, giúp cho các lò sản xuất
làm ra không kịp sức tiêu thụ.
Vùng tơ lụa Tân Châu nổi tiếng là:
“ Trai nào tài bằng trai Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu …”
Những năm sau này, làng nghề tơ lụa Tân Châu đứng trước nguy cơ tàn lụn, An Giang
chỉ còn vài lò họat động, sản phẩm tơ lụa, lãnh nhuộm Tân Châu vẫn còn nổi tiếng, được
khách nước ngoài tìm đến mua để tiêu dùng.
Loại hàng này vẫn tiếp tục khẳng định chất lượng và được cấp huy chương “ bàn tay
vàng” và huy chương vàng tại những cuộc triễn lãm hàng thủ công mỹ nghệ quốc tế Giảng Võ,
Hà Nội.[12]
Làng Gạch Ngói
Đi trên tuyến đường Quốc Lộ 1, từ Long Xuyên đi Châu Đốc qua địa bàn xã Bình Mỹ,
Châu Phú , An Giang mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy ven đường chất đủ loại gạch thẻ, gạch
ống, ngói lợp nhà và những nóc gạch nhô lên khỏi nhà dân – đó là làng nghề gạch ngói.
Hiện nay, ở Bình Mỹ có hơn 64 lò gạch. Tùy khả năng từng gia đình mà người ta bỏ
vốn khoảng 20 – 40 triệu đồng ra để xây dựng lò gạch với công suất khoảng 40.000 viên/mẻ.
Bên cạnh đó, lò gạch phải có vốn lưu động cao vì phòng khi khó tiêu thụ hàng. Thông thường
từ tháng 2, tháng 4, tháng 10 âm lịch người dân miền Tây Nam Bộ hay cất nhà thì vào lúc này
gạch hút hàng.
Thông thường vào mùa nước nổi nhiều khu vực đất gò cao, chủ đất cho lấy xuống một
lớp 40 – 50 cm, chủ lò mua lớp đất này làm nguyên liệu, cho vào máy cắt nén thành viên, chất
vào lò nung khoảng 15 – 17 ngày là xong một mẻ gạch. Hiện nay gạch bán ra tùy theo loại có
giá từ 150 – 210 đồng / viên, gạch thẻ có giá 180 đồng/ viên, lợi nhuận sẽ cao hơn khi giá gạch
lên.
Là một nghề thủ công đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động địa phương. Tuy nhiên cần có kế hoạch qui hoạch lại vùng khai thác
nguyên liệu cũng như khu vực sản xuất lò nung để đảm bảo vệ sinh môi trường và có cơ chế
quản lý thích hợp, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng gạch, mất uy tín
với khách hàng dẫn đến thiệt hại cho làng nghề đã có truyền thống từ lâu.[ 33]
Lưỡi Câu Phú Hòa
Tọa lạc tại Phú Hòa, Thành Phố Long Xuyên. Đây là “làng nghề ăn theo con nước”,
vào mùa nước nổi làng nghề này làm việc rất khẩn trương vì lưỡi câu bán rất chạy. Hiện nay,
làng nghề với vài chục hộ và hàng trăm lao động này mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng
trăm triệu lưỡi câu các loại như: lưỡi câu cá lòng tong, cá rô, cá lăng, tôm; thậm chí cả lưỡi câu
cá mập.
Làng nghề nơi đây hoạt động quanh năm, riêng tháng 6,7,8 là những tháng cao điểm
sản xuất lưỡi câu cá đồng , còn cá biển thì quanh năm. Lưỡi câu ở đây sản xuất theo nhiều kích
cỡ và loại khác nhau, mỗi loại mang một địa danh nào đó như: lưỡi câu Hòa Long lơi, Hòa
Long nhặt, câu ngang, lưỡi câu Vịnh Chèo, Chợ Lách, Hóc Môn.
Lưỡi câu làng Mỹ Hòa được hình thành cách đây khoảng nửa thế kỷ. Ban đầu cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVDLDLH003.pdf