Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang

Mục lục

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 7

1.1. Du lịch sinh thái và các hình thức tồn tại 7

1.2. Vai trò của du lịch sinh thái với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 20

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển du lịch sinh thái 31

Chương 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 40

2.1.Đặc điểm và tiềm năng của du lịch thái ở tỉnh Kiên Giang 40

2.2. Những đóng góp của du lịch sinh thái đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang thời kỳ 2001-2007 59

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH KIÊN GIANG 81

3.1. Phương hướng phát triển du lịch sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang 81

3.2. Các nhóm giải pháp 90

KẾT LUẬN 119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

 

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng khách quốc tế. Lượng khách Việt Kiều chủ yếu đến từ các nước, Mỹ, Úc, Cannađa, Pháp, Đức, Thụy Sỹ. Khách trong nước: Chủ yếu là khách đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh, các Tỉnh ĐBSCL và một số Tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Phần lớn khách đi công tác kết hợp với du lịch và khách hành hương liên tỉnh nhân dịp lễ hội truyền thống trong vùng. + Về lượng khách Tuy tỉnh chưa phân định rõ từng loại hình khách du lịch, nhưng đa số khách du lịch đều đến tham quan cảnh quan thiên nhiên và kết hợp với các loại hình du lịch bổ trợ khác. Trong 4 vùng du lịch của tỉnh loại hình DLST là nổi trội. Số lượng du khách hàng năm tăng đáng kể: Từ 63.794 lượt khách năm 1995 tăng lên 108.553 lượt khách năm 1999 đến năm 2007 tăng lên 2.516.861 lượt khách, bình quân hàng năm tăng 16,98%/năm. Trong đó, khách trong nước tăng từ 55.371 lượt năm 1995 lên đến 96.301 lượt năm 1999, tăng bình quân 14,84 %/năm. Năm 2004 là 272.314 lượt đến năm 2007 tăng lên 527.818 lượt bình quân tăng trưởng hàng năm là 25,11%; khách quốc tế tăng từ 8.423 lượt năm 1995 lên đến 12.252 lượt năm 1999 tăng bình quân 9,82%/năm. Năm 2004 từ 48.000 lượt tăng lên 73.306 lượt năm 2007 bình quân tăng trưởng hàng năm là 15,24%. Bảng 2.6: Số lượng du khách đến tỉnh Kiên Giang Đơn vị tính: lượt khách Năm Khách tham quan các khu du lịch Khách đến cơ sở lưu trú Khách trong nước Khách quốc tế 2000 1.183.306 114.837 105.921 8.916 2001 1.181.908 178.098 133.706 44.392 2002 1.318.473 197.755 149.554 48.201 2003 1.503.004 224.917 185.099 39.818 2004 1.825.500 320.314 272.314 48.000 2005 1.820.111 425.919 381.333 54.586 2006 1.897.000 505.938 441.334 64.604 2007 2.516.861 601.124 527.818 73.306 Nguồn: Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang. Tình hình khách du lịch những năm qua cho thấy lượng khách đến tỉnh Kiên Giang ngày một tăng. Trong đó lượng khách quốc tế tăng nhanh từ đó góp phần tăng nguồn thu đáng kể cho địa phương. Do thời vụ của kinh doanh du lịch những năm qua, khách du lịch đến vào tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau và tập trung nhiều vào tháng 2,3,4. Riêng du lịch lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch hàng năm lượng khách đến viếng trên 150.000 lượt người. + Về thời gian lưu lại bình quân của khách: Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch trong nước và nước ngoài từ năm 2004 đến nay tăng không đều và giảm so với năm 1999, thường xuyên giao động từ 1,33 đến 1,55 ngày (giảm 39,82%). Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay loại hình vui chơi giải trí còn nghèo nàng so với các tỉnh thành trong cả nước, giá cả dịch vụ cao, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu,… nên chưa giữ khách lưu lại lâu ngày ở địa phương. Bình quân thời gian lưu của khách du lịch giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 là 1,72 này, trong đó khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú bình quân là 1,91 này, khách du lịch trong nước là 1,69 ngày. Bảng: 2.7: Thời gian lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang Đơn vị tính: ngày Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thời gian lưu trú bình quân 1,33 1,66 1,50 1,53 1,60 1,74 1,68 1,75 - Khách quốc tế 1,63 2,05 1,52 1,82 1,72 1,80 2,09 1,83 - Khách trong nước 1,31 1,53 1,49 1,47 1,58 1,73 1,62 1,74 Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang. + Kết quả kinh doanh du lịch Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch của tỉnh Kiên Giang đạt khá, bình quân giai đoạn 1996 – 2000 là 13,65%, giai đoạn 2001 – 2005 tăng lên 30,11% và tăng liên tục trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, doanh thu chỉ tập trung vào một số khu du lịch trọng điểm như Phú Quốc, Thành Phố Rạch Giá. Bảng 2.8: Hiện trạng danh thu du lịch tỉnh Kiên Giang Đơn vị tính: tỷ đồng Doanh thu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kiên Giang 55,200 50,284 65,110 80,552 123,373 187.242 306.577 384.368 Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang. Doanh thu du lịch tăng mạnh vào năm 2006, 2007 điều đó cho thấy tiền năng du lịch dần được phát huy, công tác đầu tư bắt đầu có hiệu quả. Doanh thu về dịch vụ là tăng nhanh nhất. Nhà hàng, khách sạn hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống, các hoạt động khác chưa cao. + Đội ngũ lao động trong kinh doanh du lịch Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch tăng cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ này đang tham gia làm việc trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng, công ty lữ hành, khu vui chơi giải trí. Đội ngũ lao động trực tiếp có 33.519 người, lao động gián tiếp có 13.962 người. Lực lượng lao động chủ yếu là nhóm tuổi từ 25 đến 40 (chiếm 61%); có 30% được đào tạo (5 % có trình độ đại học và cao đẳng) 2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG THỜI KỲ 2001-2007 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.2.1.1. Những kết quả đạt được về kinh tế - Tích lũy vốn cho nông nghiệp – lâm nghiệp và công nghiệp Trong những năm qua, việc tập trung phát triển du lịch trong đó có DLST đã góp phần quan trọng tích lũy vốn và thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển: Nông nghiệp: Những năm qua, việc tập trung vốn đầu tư phát triển cho các khu du lịch, đồng thời đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng các nguồn vốn: vốn Trung ương, địa phương và huy động vốn nước ngoài. Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn cho DLST. Toàn tỉnh có 591.908 ha đất nông- lâm- ngư nghiệp. Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của nông – lâm– ngư nghiệp là: lúa, hồ tiêu, các loại thủy sản, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa màu và các sản phẩm khác. Phần lớn sản phẩm của nông nghiệp là tiêu dùng và xuất khẩu. Lâm nghiệp: Ngoài diện tích vườn quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng, rừng phòng hộ ven biển, còn có vùng đệm của các vườn quốc gia, rừng kinh tế trong dân. Chủ yếu là Tràm, Bạch đàn giá trị sản xuất năm 2007 đạt 147.664 triệu đồng. Đây là tiềm năng rất quan trong trong việc phát triển DLST. Nuôi trồng thủy sản: Diện tích tăng lên đáng kể, chuyển đổi từ đất nông nghiệp nhiễm phèn mặn năng suất thấp, năm 2001 là 42.589ha, đến năm 2007 tăng lên 106.219ha. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu là tôm, cá các loại, mực, và các loài hải sản khác. Sản lượng khai thác năm 2007 đạt 410.801 tấn. Các sản phẩm này mang lại lợi thế cho DLST phát triển và tiêu thụ mạnh ở các khu du lịch. Như: các loại hải sản tươi sống, cá đồng U Minh Thượng…đây là sản phẩm đặc trưng trong việc thưởng thức văn hóa ẩm thực. Ngoài ra, còn mang lại nguồn thu lớn cho người dân trong vùng. Công nghiệp: Phát triển DLST thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bao gồm: chế biến nước mắm, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ đóng và sửa chữa tàu, chế biến đông lạnh thủy sản – hàng nông nghiệp… Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là 8.780 cơ sở. Trong đó cơ sở ngoài quốc doanh là 8.762 cơ sở. Có 1 cơ sở 100% vốn nước ngoài. Ngành công nghiệp Kiên Giang phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của các ngành khác và trữ lượng tài nguyên. DLST có tác dụng tích cực đối với phát triển công nghiệp. Công nghiệp đã sản xuất các hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như nước mắm Phú Quốc, mật ong đóng chai của U Minh Thượng và nước uống có gas sản xuất từ sản vật của vùng (rượu Mõ quạ, Sim…). Các vùng du lịch có sự quan tâm đầu tư đã tạo ra động lực mới cho nông nghiệp và công nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Nhà nước và nhân dân mạnh dạn đầu tư cho phát triển nông – lâm ngư và công nghiệp tạo điều kiện cho nông – lâm – công nghiệp phát triển. Bảng 2.9: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số 2004 2005 2006 2007 1/Nông nghiệp 2/Lâm nghiệp 3/Thủy sản 4/Công nghiệp 7.134.527 119.356 3.572.978 7.859.043 9.085.901 127.446 4.255.996 9.200.089 9.264.489 129.561 5.156.669 10.922.000 11.431.411 147.664 6.262.631 13.391.326 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. Lĩnh vực nông – lâm – ngư, công nghiệp cùng với DLST trở thành thế mạnh của tỉnh Kiên Giang. Lĩnh vực này đóng góp phần lớn vào GDP, đặc biệt là tăng thu nhập cho lao động trong khu vực. Khi các khu DLST tiếp tục được Trung ương, tỉnh đầu tư ngày càng lớn, nguồn thu DLST càng tăng thì ngành này hứa hẹn sẻ tiếp tục phát triển, tỷ trọng, giá trị càng tăng. - Mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đã tạo điều kiện cho tỉnh Kiên Giang mở rộng kinh tế ra bên ngoài. Tỉnh Kiên Giang có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không, mở được nhiều tuyến du lịch sang các nước như Campuchia, Thái lan. Tuyến du lịch “Con đường vịnh Thái lan” trên biển và đường bộ ven biển đây là tuyến du lịch liên quốc gia giữa tỉnh Kiên Giang – Campuchia – Thái lan, sẻ tạo điều kiện để Kiên Giang phát triển kinh tế quốc tế. Ngoài ra, Kiên Giang có đường biên giới dài giáp với Campuchia; có cửa khẩu quốc tế Xà xía, thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế du lịch và kinh tế quốc tế. Lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú tại Kiên Giang tăng lên hàng năm chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Đây là những nước có thị trường rộng lớn để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; xuất, nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển. Thông qua khách du lịch quốc tế tỉnh Kiên Giang có điều kiện quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp đến thị trường quốc tế và có điều kiện mở rộng thị trường, ký các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa có giá trị lớn. Đồng thời, có điều kiện thuận lợi kêu gọi đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là: 215.606.000 USD đến năm 2007 là 266.000.000USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: gạo, tôm đông, mực đông, cá đông, cá cơm sấy, hải sản khô, nước mắm, hồ tiêu, hải sản tươi... Đặc biệt, đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu tương đối ổn định có giá trị kim ngạch cao như Nhật Bản, Nam Phi…các thị trường có xu hướng tăng nhanh như: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Malaysia… Phát triển DLST, đã thực sự tạo ra thị trường to lớn cho tỉnh Kiên Giang xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra nhiều lợi thế trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. - Phát triển DLST góp phần thúc đẩy đầu tư Phát huy lợi thế về DLST góp phần thúc đẩy đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư để khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển DLST như cơ sở hạ tầng, tôn tạo di tích, bảo tồn thiên nhiên… Nguồn vốn đầu tư được huy động từ vốn Trung ương và vốn địa phương, vốn huy động trong dân và vốn đầu tư nước ngoài… Các dự án đầu tư bao gồm: Khu DLST, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn… Tổng số dự án đầu tư là 138 dự án với quy mô 7.793ha, vốn đầu tư 51.139USD. Trong đó, nhiều khu du lịch được đầu tư lớn như: Phú Quốc hơn 10 dự án 49.303 tỷ đồng, U Minh Thượng hơn 75 tỷ đồng… Các dự án tiêu biểu: Khu dự án du lịch đầm Đông Hồ thuộc thị xã Hà Tiên với diên tích trên 30ha, vốn đầu tư 4 triệu USD; Dự án du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Hang vốn đầu tư 10 triệu USD, các dự án đầu tư vào đảo Phú Quốc. Nhiều khu DLST đang kiêu gọi đầu tư như: Phú Quốc, U Minh Thượng, Kiên Hải… Tổng số dự án đã được cấp phép, có chủ đầu tư và ghi nhận của UBND tỉnh là 236, diện tích đất 14.961ha vốn đầu tư 132.449 tỷ đồng. Trong đó 84 dự án đang triển khai vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng. Để tập trung khai thác có hiệu quả tiền năng lợi thế của tỉnh phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến măm 2020, trong đó có khai thác tiềm năng DLST, tỉnh Kiên Giang đang huy động các nguồn vốn thực hiện các dự án có tầm chiến lược lâu dài như: Xây Dựng sân bay quốc tế Dương Đông (Phú Quốc) để mở đường bay tới các nước trong khu vực và quốc tế, đầu tư xây dựng cảng An Thới (Phú Quốc) đạt tiêu chuẩn cảng biển quốc tế; Xây dựng nhà máy Nhiệt điện Kiên Lương chạy bằng than với công suất từ 3.600MW – 4.400MW bổ sung năng lượng cho tỉnh và cả nước, đồng thời xây dựng cáp ngầm đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra đảo Phú Quốc, đảm bảo nhu cầu phục vụ chiến lược phát triển kinh tế du lịch trên đảo. Tỉnh Kiên Giang đã quan tâm đầu tư nâng cấp và phát triển các loại hình giao thông. Sân bay Rạch Giá, sân bay Phú Quốc được nâng cấp đáp ứng nhu cầu mở các tuyến của các hãng hàng không trong nước và ngoài nước. Công ty thương mại du lịch và các nhà đầu tư đã đưa các tàu cao tốc, canô, vào hoạt động tuyến Rạch Giá – Phú Quốc, Rạch Giá – Kiên Hải, Rạch Giá – Nam Du... Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch tỉnh Kiên Giang đang được triển khai như: Mũi Nai, Thạch Động, Hòn Phụ Tử, Cảng Bãi Vòng, Cảng Rạch Giá, Công viên Văn hóa An Hòa; Các khu di tích văn hóa lịch sử trọng điểm như: Nhà tù Phú Quốc, di tích căn cứ U Minh Thượng, Khu mộ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng, tháp bốn sư liệt sĩ, Nhà bảo tàng- bảo tồn thành phố Rạch Giá. Tổng số vốn đầu tư các dự án này chiếm khoảng 34% tổng vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnh. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư các vùng, ngành trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển trong những năm qua theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nông thôn được cải thiện đáng kể. Bên cạnh tập trung đầu tư các vùng trọng điểm còn quan tâm đầu tư vùng sâu, vùng xa, xã nghèo của tỉnh. Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tăng lên đáng kể. Nguồn vốn đầu tư phát triển huy động khá nên đã đầu tư tăng thêm năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cảng sông, cảng biển…được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đến nay đã có 54 tuyến đường về trung tâm các xã được nhựa hóa, 88,72% số hộ được sử dụng điện, 76,61% dân số được sử dụng nước sạch. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, trạm xá…cơ bản được kiên cố. Tỷ lệ huy động nguồn vốn đầu tư so với GDP năm 2007 đạt 40% với tổng số vốn là 8.362 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực nông – lâm - thủy sản chiếm 26%, công nghiệp xây dựng chiếm 40%, dịch vụ chiếm 34%. Tập trung đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nguồn vốn đã đầu tư mạnh vào Phú Quốc với mục đích xây dựng Phú Quốc thành trung tâm DLST chất lượng cao của cả nước và khu vực; đồng thời, đầu tư vào các vùng trọng điểm khác như: Hà Tiên, Kiên Lương, Rạch Giá và các vùng phụ cận, U Minh Thượng, các trung tâm thương mại, các lĩnh vực quan trọng khác. Tỉnh Kiên Giang đã chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước coi đây là yếu tố quyết định thúc đẩy các ngành kinh tế khác nói chung DLST nói riêng phát triển bền vững. - Ứng dụng khoa học - công nghệ nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang đã kéo theo việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho DLST phát triển bền vững, có vai trò là động lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. + Ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên động, thực vật quý hiếm, tài nguyên nhân văn; quy hoạch, xây dựng phát triển đề án DLST ở vườn quốc gia U Minh Thượng, huyện đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Hải…. Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng lợi thế, phát hiện đặc điểm độc đáo, động thực vật quý hiếm, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Kiên Giang… từ đó làm tăng lượng khách tham quan du lịch. + Ứng dụng khoa học – công nghệ trong việc thực hiện các loại hình DLST: DLST biển, núi đá hang động, rừng thiên nhiên, sông nước, và giới thiệu về văn hóa độc đáo của vùng du lịch . Bên cạnh, tỉnh Kiên Giang còn hợp tác trong nước và quốc tế trong việc ứng dụng khoa học - công nghệ nghiên cứu, bảo tồn các khu DLST như: KDTSQ Kiên Giang, Hòn Phụ Tử và nhiều công trình di tích lịch sử nhân văn, hợp tác xử lý ô nhiểm môi trường ở các khu du lịch, bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm. + Khoa học - công nghệ được ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm DLST. Chất lượng sản phẩm DLST được nâng cao rõ rệt. Cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra an toàn thực phẩm, quản lý và phát triển DLST, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh DLST của tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt, ứng dụng khoa học – công nghệ trong các công cụ, phương tiện quan sát như ống nhòm để xem chim thú, ngắm cảnh thiên thiên hoang dã trong rừng, trang bị phương tiện lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ biển… + Ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển tua, tuyến du lịch: DLST tỉnh Kiên Giang mở ra nhiều tua tuyến: Rạch Giá – Phú Quốc, Phú Quốc– Hòn Chông, Hòn Chông - Hà Tiên - Rạch Giá, Thành phố Hố Chí Minh - Phú Quốc - Kiên Giang, Kiên Giang - các tỉnh ĐBSCL. Điều kiện thực hiện các tua, tuyến này đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ cao nhất là về phương tiện như máy bay, cano…và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy. Vận chuyển bằng đường bộ, chủ yếu là xe du lịch, xe khách; đường thủy đưa cao tốc vào phục vụ cho du khách… từ đó giảm thời gian đáng kể so với trước đây (giản tứ 4 – 5 giờ); vận chuyển hàng không chủ yếu là 2 cảng hàng không Rạch Giá và Phú Quốc; mỗi ngày đều có chuyến bay Rạch Giá – Thành Phố Hồ Chí Minh, Rạch Giá – Phú Quốc và Phú Quốc – Thành Phố Hồ Chí Minh 6 chuyến một tuần. Hiện đang xây dựng cảng hàng không Dương Đông (Phú Quốc) thành cảng hàng không quốc tế. + Ứng dụng khoa học – công nghệ trong tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông đại chúng tuyên truyền quảng bá, xây dựng chuyên mục, chuyên đề về du lịch, xây dựng các phóng sự, cộng tác vời đài truyền hình khu vực và Trung ương giới thiệu “Kiên Giang vẽ đẹp tiềm ẩn”, xây dựng trang Web giới thiệu về tiềm năng DLST của tỉnh Kiên Giang; phát hành sách và các ấn phẩm lưu hành trong nước và quốc tế. + Khoa học – công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, dự báo, nghiên cứu thị trường. Từ đó tiến hành bố trí lại sản xuất, cây trồng, vật nuôi ở từng vùng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất. Khoa học – công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Năng suất lúa bình quân từ 42,2 tạ/ha năm 2000 lên 51,08 tạ/ha, năm 2007, sản lượng từ 2,28 triệu tấn lên 2,97 triệu tấn năm 2007. Bình quân thu nhập đầu người năm 2000 là 4,68 triệu đồng/người/năm tăng lên 13,39 triệu đồng/người/năm 2007 (837 USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2000) + Ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra vật liệu mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức. Tạo khí Biogas làm chất đốt và xử lý vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ vật liệu Composite sản xuất phương tiện vận tải, bồn chứa nước thay cho gỗ, ứng dụng công nghệ và chế phẩm sinh hóa học trong việc xử lý nước cho sinh hoạt và xử lý vệ sinh môi trường. Khoa học – công nghệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao: năm 2000 tăng 8,45%, Năm 2001 tăng, 7,48 %, năm 2002 tăng 14,04%, năm 2003 tăng 9,06%, năm 2004 tăng 12,20%, năm 2005 tăng 12,77, năm 2006 tăng 10,03%, năm 2007 tăng 13,20%. Phát triển DLST góp phần ứng dụng khoa học – công nghệ trên nhiều lĩnh vực, tăng hiệu quả của du lịch và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng khoa học – công nghệ tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của du khách. Khoa học xã hội nhân văn cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh. Nhiều đề tài khoa học đã được triển khai, tập trung vào các vấn đề bức xúc của ngành như phát triển du lịch bền vững, DLST, nghiên cứu thị trường,… đã ứng dụng vào thực tiễn phát triển phát triển DLST. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cơ bản đã ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần tích cực phục vụ hội nhập của du lịch tỉnh Kiên Giang với khu vực và thế giới. Phát triển DLST nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế, một số hàng hóa có sức cạnh tranh thị trường trong nước và thế giới như: gạo, các mặt hàng hải sản, hồ tiêu, mật ong… từ đó kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Đến nay, Kiên Giang có kim ngạch xuất khẩu năm 2005 là: 215.606.000USD đến năm 2007 là 266.000.000USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản, lâm sản, thủy sản và các loại hàng hóa khác qua các thị trường chủ yếu là Nhật, Mỹ, Nga, Nam Phi…. - Giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động Phát triển DLST đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Đối tượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực này là: lao động làm cho các nhà hàng, khách sạn quản lý các khu DLST, hướng dẫn viên du lịch, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cho du khách, lao động trong các khu đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, nhân viên chăm sóc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và lực lượng lao động tạo ra sản phẩm du lịch; lao động làng nghề, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Ngoài ra, còn tạo ra việc làm cho lao động tư nhân hoạt động phục vụ yêu cầu khách du lịch: đò, xe ôm, thuyền, những người biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống… Như vậy, phát triển DLST kéo theo một lượng lao động lớn có công ăn việc làm. Tổng số lao động trong độ tuổi ở tỉnh Kiên Giang năm 2007 là 1.084.237 người. Lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là: 882.010 người. Tỷ lệ chưa có việc làm là 3,61%. Hiện tại lao động phục vụ du lịch trên 60%, riêng khách sạn nhà hàng là 33.519 người. Các khu DLST đã góp phần giải quyết lượng lao động lớn, làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương; tỷ lệ lao động trong nông, lâm nghiệp giảm dần, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và thất nghiệp ở địa phương. 2.2.1.2. Những kết quả đạt được về mặt xã hội - Xây dựng nông thôn mới Thời gian qua, DLST góp phần quan trong trong việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển nhanh hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và các lĩnh vực khác. Đến nay, hầu hết các khu du lịch đều có điện lưới quốc gia. Đến nay, tòan tỉnh có 88,72% hộ sử dụng điện lưới quốc gia lên 88,72%, hộ dùng điện phát máy, ắc quy 1,28%. Hộ chưa sử dụng điện là 10% (Riêng các khu du lịch sinh thái điện lưới quốc gia đã rộng khắp), hộ sử dụng nước sạch là 76,61%. Phát triển DLST góp phần nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Hệ thống giáo dục – Đào tạo được mợ rộng. Hiện nay, toàn tỉnh có 46 trường mẩu giáo, 492 trường phổ thông, đã tiến hành xóa mù chử và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 4 trường cao đẳng, đại học với 378 giáo viên có hơn 2.550 sinh viên, 2 trường trung học chuyên nghiệp với hơn 280 giáo viên, và trên 5.082 sinh viên, hàng năm tốt nghiệp ra trường trên 2.000 sinh viên. Phối hợp với các trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành cho hàng nghìn sinh viên có trình độ đại học và cao đẳng. Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Các cơ sở đào tạo từng bước nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, ngành nghề và loại hình đào tạo. Đã nâng cấp trường Trung học Sư Phạm lễ trường Cao đẳng Sư Phạm, Trung học chuyên nghiệp thường xuyên lên Cao đẳng cộng đồng, Trường trung học kinh tế kỷ thuật, trường trung cấp nghề đã mở ra nhiều ngành đào tạo mới, hàng năm tuyển mới trên 4.000 học sinh, sinh viên thuộc 60 ngành nghề khác nhau. Cơ sở vật chất kỷ thuật được tăng cường đáp ứng yêu cầu đào tạo trên nhiều lĩnh vực. Hàng năm, có trên 28% học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, tổ chức dạy nghề cho khoảng 15.000 người, giải quyết việc làm cho trên 20.000 người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở được đẩy mạnh, trong đó có đội ngũ lao động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Với đội ngũ này, tạo cơ sở cho DLST phát triển. - Đô thị hóa nông thôn Phát triển DLST tạo ra cho các vùng phát triển nhanh chống. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể; hoạt động thương mại và dịch vụ tại vùng du lịch sôi động. Những khu thương mại, dịch vụ được hình thành, đời sống của người dân được nâng lên nhờ hưởng lợi từ DLST, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi, hình thành những khu mua bán tập trung, khu đô thị mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch phát triển nhanh chống. Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, nâng cấp sân bay, xây dựng nhiều bến cảng phục vụ tốt cho nhu cầu của du khách; Nhiều dự án lớn đã và đang tập trung đầu tư tại Phú Quốc, Kiên Lương, Hà Tiên... Nâng cấp các cảng biển, một số dự án nước ngoài đang tập trung đầu tư khai thác tiềm năng DLST biển, đảo…. Hiện nay,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAN SUA LAN II IN.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan