Trong luận văn này, chúng tôi chỉchọn môn toán và môn ngữvăn đểtiến hành tác
động thửnghiệm nhằm năng cao khảnăng nhớsốvà nhớtừcủa học sinh.
+ Đối với môn toán: chúng tôi soạn ba giáo án dạy học chú trọng đến việc khai
thác khảnăng tập trung trí tuệcủa học sinh kết hợp với giải bài tập toán theo nhóm
trên lớp nhằm làm tăng khảnăng nhớsố.
+ Đối với môn ngữvăn: chúng tôi xác định nội dung tác động thửnghiệm dạy
đọc và nhớtheo hợp tác đểthửnghiệm tác động làm tăng khảnăng nhớtừ.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Bước chuẩn bị
+ Tổchức hoạt động học theo nhóm: 4 học sinh. Các học sinh làm việc từng
cặp trong nhóm 4 học sinh.
+ Với môn toán, giáo viên lựa chọn các bài tập mang tính khái quát cao
và hướng dẫn, gợi ý cho học sinh khai thác cách giải bằng khảnăng tập trung trí tuệ
đểgiải được bài toán nhanh gọn và chính xác.
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dung lượng trí nhớ của học sinh lớp 6, 7 ở một số trường trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ ở học sinh lớp 6 và lớp 7 trong mẫu
nghiên cứu cũng có kết quả giống với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh
(1991) về khả năng ghi nhớ máy móc có chủ định của học sinh lớp 6 và lớp 7 dao
động xung quanh ngưỡng chuẩn về khối lượng ghi nhớ ở người trưởng thành (7 ± 2).
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Bảng 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ của mẫu điều tra thực
trạng
Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc
Kém 4 1.1 4
Trung bình 102 27.6 2
Khá 242 65.4 1
Giỏi 22 5.9 3
Tổng 370 100.0
Nếu phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bài tập trắc nghiệm mức độ
nhớ từ theo cách đánh giá truyền thống đối với học sinh lớp 6 và lớp 7 (như đã trình
bày trong mục 2.2.1.5) là:
+ 1-2 từ: loại kém
+ 3-5 từ: loại trung bình
+ 6-8 từ: loại khá
+ 9-10 từ: loại giỏi
Kết quả phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ như bảng 3.3 cho thấy, số học
sinh có khả năng nhớ từ kém là 4 (1.1%), trung bình là 102 (27.6%), khá là 242
(65.4%) và giỏi là 22 (5.9%). Như vậy chủ yếu học sinh có mức độ nhớ từ đạt loại
khá và trung bình là 93% (264 học sinh). Kết quả cũng cho thấy có rất ít học sinh có
khả năng nhớ từ đạt loại giỏi: 5.9% (22 học sinh) và vẫn còn một số học sinh: 4
(1.1%) có mức độ nhớ từ kém.
Như vậy khả năng nhớ từ của học sinh đầu cấp THCS trong mẫu nghiên cứu
nằm gần ngưỡng chuẩn 7 ± 2 so với người trưởng thành.
Biểu đồ 3.1. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ từ
Tần số
0
50
100
150
200
250
300
Kém Trung bình Khá Giỏi
Mức độ nhớ từ
Theo biểu đồ 3.1 số học sinh có mức độ nhớ từ khá là 65.4% (242 học sinh)
chiếm mức độ cao nhất, mức độ nhớ từ trung bình là 27.6% (102 học sinh) chiếm vị
trí thứ hai, số học sinh có khả năng nhớ từ giỏi tương đối ít là 5.9% (22 học sinh) và
số học sinh có mức độ nhớ từ kém chiếm tỉ lệ thấp nhất là 1.1% (4 học sinh). Từ kết
quả này cho thấy, khả năng xử lí thông tin và gìn giữ thông tin về từ bằng thính giác
và thị giác như nghiên cứu đã làm ở học sinh lớp 6 và lớp 7 có chiều hướng tiến bộ.
Như vậy, kết quả khảo sát phù hợp với đặc điểm ghi nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7
(đầu cấp THCS).
- Khả năng ghi nhớ từ theo lớp
Nếu so sánh điểm trung bình về khả năng nhớ từ giữa học sinh lớp 6 và lớp 7
(theo bảng 3.4), ta thấy: lớp 6 có điểm trung bình (Mean) = 5.98 với độ lệch chuẩn
(SD) = 1.506 và lớp 7 có điểm trung bình (Mean) = 6.58 với độ lệch chuẩn (SD) =
1.403. Như vậy khả năng nhớ từ có tăng lên theo lớp (lứa tuổi).
Bảng 3.4. Khả năng nhớ từ theo lớp của mẫu điều tra thực trạng
Lớp Số học sinh (N) Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
6 188 5.98 1.506
7 182 6.58 1.403
Tổng 370 6.27 1.485
- Lỗi ghi nhớ từ của học sinh
Chất lượng nội dung từ ghi nhớ theo phương pháp phân tích lỗi của A.R. Luria
như đã trình bày ở mục 2.2.1.5. cho thấy, học sinh nào có khả năng ghi nhớ ở mức độ
cao hơn thì ít mắc lỗi về loạn ngôn từ và lặp lại từ theo các liên tưởng phụ.
Bảng 3.5. Các lỗi ghi nhớ từ của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng
Loạn ngôn từ Liên tưởng phụ Trật tự từ Lớp Dân tộc Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng
Kinh 19 22 11 6 Khmer 23 42 24 46 13 24
Kinh 15 15 7 7 Khmer 18 33 16 31 10 17
Theo kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, số lỗi của học sinh lớp 6 mắc phải về loạn
ngôn từ là 42, về liên tưởng phụ là 46, về tái hiện sai trật tự từ là 24 nhiều hơn học
sinh lớp 7 mắc lỗi về loạn ngôn từ là 33, về liên tưởng phụ là 31 và tái hiện sai trật tự
từ là 17 (lỗi tái hiện sai trật tự từ chỉ tính trong bài tập tác động củng cố khi học sinh
tái hiện đủ 10 từ) .
Nếu so sánh số lượng lỗi ở tất cả các dạng lỗi ta đều thấy học sinh Khmer mắc
lỗi nhiều hơn học sinh Kinh cùng lớp (lứa tuổi).
Ở học sinh Kinh, đa số học sinh lớp 6 và lớp 7 mắc lỗi loạn ngôn từ kiểu ngữ
nghĩa. Theo chúng tôi, do ảnh hưởng bởi phương ngữ nên khi nghe tên gọi những sự
vật theo tiếng Việt chuẩn thì học sinh nhớ theo thói quen của mình và tái hiện chúng
cũng bằng con đường như vậy. Thí dụ các em thường tái hiện từ “túp lều” thành “cái
lều”, từ “ngọn sào” thành “cây sào”, từ “đàn bầu” thành “đờn bầu”. Cũng giống như
học sinh dân tộc Kinh, học sinh dân tộc Khmer cũng mắc lỗi về ngữ nghĩa. Điều này
có thể giải thích do hoàn cảnh sống, môi trường học tập, tập tục của địa phương đã
ảnh hưởng đến kết quả ghi nhớ của học sinh Khmer. Mặt khác, cũng có thể vì học
sinh thường xuyên giao tiếp với nhau bằng tiếng Khmer, ít giao tiếp bằng tiếng Việt
hoặc có thể do ảnh hưởng bởi hiện tượng giao thoa ngôn ngữ khi học sinh cùng một
lúc học nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Khmer) đã làm phát sinh các lỗi loạn ngôn từ như
đã nêu trên, dẫn đến làm giảm sút khả năng ghi nhớ của học sinh Khmer so với học
sinh Kinh cùng tuổi.
Ngoài việc mắc các lỗi về ngữ nghĩa, học sinh Khmer lớp 6 và lớp 7 còn phạm
lỗi về ngữ âm. Thí dụ các em tái hiện từ “túp lều” thành “túp liều”, từ “ngọn sào”
thành “ngọn sàu”, từ “vỉa hè” thành “dĩa hè” hay “đỉa hè”, từ “sóng biển” thành
“sống biển”, từ “bác sĩ” thành “bát sĩ”.
Học sinh Kinh và Khmer tương tự nhau về lỗi liên tưởng phụ, các em đưa thêm
vào những từ không có trong dãy từ đã cho. Thí dụ những từ như “củ khoai”, “thời
tiết”, “gió biển”, “y sĩ”, “quả núi”, “cái lều”, “cây sào” là những từ không có trong
dãy từ đã cho nhưng các em lại đưa thêm vào.
Vẫn còn không ít học sinh dân tộc Kinh và Khmer, lớp 6 và lớp 7 tái hiện sai
trật tự từ sau khi các em thực hiện xong lần củng cố thứ chín (lần tái hiện thứ 10).
Theo chúng tôi, lỗi tái hiện sai trật tự từ có thể dẫn đến việc mắc lỗi tái hiện từ theo
liên tưởng phụ và làm giảm sút dung lượng trí nhớ từ của học sinh.
3.1.1.2. Đánh giá mức độ nhớ số
- Mức độ nhớ số
Mức độ nhớ số của học sinh đầu cấp THCS trên toàn mẫu nghiên cứu:
Mức độ nhớ số của 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) như bảng 3.6
cho thấy từ 1.0 - 10, với điểm trung bình cộng (Mean) = 5.43, độ lệch chuẩn (SD) =
1.692.
Bảng 3.6. Mức độ nhớ số của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên toàn
mẫu điều tra thực trạng
Biến số Số học sinh
Điểm
thấp nhất
(Min)
Điểm cao
nhất
(Max)
Điểm trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Nhớ số 370 1.0 10 5.43 1.692
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số
Theo cách xếp loại khả năng nhớ số của học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp
THCS) như bản đánh giá mức độ nhớ số trình bày trong mục 2.2.1.5 là:
+ 1-2 số: loại kém
+ 3-5 số: loại trung bình
+ 6-8 số: loại khá
+ 9-10 số: loại giỏi
Về phân loại học sinh theo khả năng nhớ số ở bảng 3.7 cho thấy, loại kém có
3.5% (13 học sinh), loại trung bình có 51.6% (191 học sinh), loại khá có 41.4% (153
học sinh) và loại giỏi có 3.5% (13 học sinh).
Bảng 3.7. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số của mẫu điều tra thực
trạng
Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc
Kém 13 3.5 3
Trung bình 191 51.6 1
Khá 153 41.4 2
Giỏi 13 3.5 3
Tổng 370 100.0
Như vậy, số học sinh có mức độ nhớ số trung bình nhiều hơn các loại khác.
Theo biểu đồ 3.2, mức độ nhớ số của học sinh chiếm mức độ cao nhất là trung
bình (51.6%), ở vị trí thứ hai là khá (41.4%), cùng ở vị trí thứ ba là giỏi và kém
(3.5%). Như vậy có đến 93% học sinh có mức độ nhớ số là trung bình và khá điều đó
cho thấy khả năng nhớ lại các biểu tượng là số bằng thính giác và thị giác như học
sinh đã thực hiện trong mẫu điều tra là tương đối cao.
Biểu đồ 3.2. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ số
Tần số
0
50
100
150
200
250
Kém Trung bình Khá Giỏi
Mức độ nhớ số
- Khả năng ghi nhớ số theo lớp
Theo bảng 3.8, với 370 học sinh lớp 6 và lớp 7, kết quả cho thấy mức độ nhớ
số trung bình là 5.43, với độ lệch chuẩn (SD) = 1.692. Trong đó, khả năng nhớ số của
học sinh lớp 6 có điểm trung bình (Mean) = 5.28 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.673 và
học sinh lớp 7 có điểm trung bình (Mean) = 5.59 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.702.
Như vậy khả năng nhớ số của mẫu nghiên cứu có tăng lên theo lớp (lứa tuổi). Kết quả
nghiên cứu cũng khẳng định được giả thuyết nghiên cứu của đề tài là: khả năng ghi
nhớ phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lứa tuổi (lớp) của học sinh.
Bảng 3.8. Khả năng nhớ số theo lớp của mẫu điều tra thực trạng
Lớp Số học sinh (N) Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
6 188 5.28 1.673
7 182 5.59 1.702
Tổng 370 5.43 1.692
- Chất lượng nội dung ghi nhớ số
Học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc Khmer đều có khả năng ghi nhớ số
rời rạc theo chiều hướng tăng dần về số lượng sau mỗi lần củng cố. Học sinh lớp 7 có
khả năng ghi nhớ theo chiều hướng tăng cao hơn học sinh lớp 6. Những số mà học
sinh nhớ tốt là những số nằm ở đầu dãy và cuối dãy số, nhưng các em thường quên
nhiều những số nằm ở giữa dãy số đã cho.
Học sinh, đặc biệt là học sinh khá và giỏi, đã biết cách sắp xếp các số rời rạc
thành những số có trật tự hệ thống bằng cách gộp các số rời rạc thành cụm hai và cụm
ba để dễ ghi nhớ. Thí dụ, các em thường gộp các số rời rạc thành cụm hai, cum ba
như: 68-32, 49-27, 26-75, 68-32-49, 91-26-75. Ngoài ra, học sinh cũng nhớ dãy số đã
cho theo các liên tưởng. Em Nguyễn Phú An học sinh lớp 6/2 trường THCS Hùng
Vương phát biểu: “khi ghi nhớ, em liên tưởng số 68 là biển số xe Kiên Giang, 32 là
số bạn trong lớp, 27 là số chậu lan em tưới nước hàng ngày, số 51, 49 là tuổi của ba
và mẹ em, 83 là số nhà em, số 91 là năm sinh của anh em, 26 là ngày sinh nhật em, số
75, 74 là tuổi của ông và bà em”.
3.1.1.3. Đánh giá mức độ nhớ hình
- Mức độ nhớ hình
Mức độ nhớ hình của 370 học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) như bảng
3.9 cho thấy là 1.0 – 5.0, với điểm trung bình cộng (Mean) = 3.74, độ lệch chuẩn
(SD) = 0.874.
Bảng 3.9. Mức độ nhớ hình của học sinh lớp 6, 7 (đầu cấp THCS) trên
toàn mẫu điều tra thực trạng
Biến số Số học sinh
Điểm
thấp nhất
(Min)
Điểm cao
nhất
(Max)
Điểm trung
bình
(Mean)
Độ lệch
chuẩn
(SD)
Nhớ hình 370 1.0 5.0 3.74 .874
Kết quả này cho thấy, khả năng ghi nhớ hình ở học sinh lớp 6 và lớp 7 trong
mẫu nghiên cứu tương đối cao so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh
(1991) về khả năng ghi nhớ máy móc có chủ định của học sinh lớp 6 và lớp 7 là 3.0
hình.
- Phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình
Theo cách xếp loại khả năng nhớ hình của học sinh lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp
THCS) như đã trình bày trong mục 2.2.1.5 là:
+ 1-2 hình: loại kém
+ 3 hình: loại trung bình
+ 4 hình: loại khá
+ 5 hình: loại giỏi
Bảng 3.10. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình của mẫu điều tra
thực trạng
Loại Tần số Phần trăm (%) Thứ bậc
Kém 3 0.8 4
Trung bình 134 36.2 2
Khá 162 43.8 1
Giỏi 71 19.2 3
Tổng 370 100.0
Kết quả phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình như bảng 3.10 cho thấy số
học sinh có khẳ năng nhớ hình kém là 3 (0.8%), trung bình là 134 (36.2%), khá là
162 (43.8%) và giỏi là 71 (19.2%). Như vậy chủ yếu học sinh có mức độ nhớ hình đạt
loại khá và trung bình và giỏi là 99.2% (367 học sinh). Kết quả cũng cho thấy có rất ít
học sinh có khả năng nhớ hình đạt loại kém: 0.8% (3 học sinh).
Theo biểu đồ 3.3 thì mức độ nhớ hình của học sinh chiếm mức độ cao nhất là
khá (43.8%), ở vị trí thứ hai là trung bình (36.2%), ở vị trí thứ ba là giỏi (19.2%), học
sinh có mức độ nhớ hình kém chiếm 0.8%. Như vậy có đến 99.2% học sinh có mức
độ nhớ hình là khá, trung bình và giỏi điều đó cho thấy khả năng nhớ lại các biểu
tượng bằng hình tượng như nghiên cứu đã làm ở học sinh lớp 6 và lớp 7 có tiến bộ.
Như vậy, kết quả khảo sát phù hợp với đặc điểm ghi nhớ của học sinh lớp 6 và lớp 7
(đầu cấp THCS).
Biểu đồ 3.3. Phân loại học sinh theo khả năng nhớ hình
Tần số
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Kém Trung bình Khá Giỏi
Mức độ nhớ hình
- Khả năng ghi nhớ hình theo lớp
Theo bảng 3.11, với 370 học sinh lớp 6 và lớp 7, kết quả cho thấy mức độ nhớ
hình trung bình (Mean) = 3.74, với độ lệch chuẩn (SD) = 0.874.
Nếu so sánh điểm trung bình về khả năng nhớ hình giữa học sinh lớp 6 và lớp 7
theo bảng 3.11 ta thấy, học sinh lớp 6 có điểm trung bình (Mean) = 3.62 với độ lệch
chuẩn (SD) = 0.914 và học sinh lớp 7 có điểm trung bình (Mean) = 3.86 với độ lệch
chuẩn (SD) = 0.815. Như vậy khả năng nhớ số của mẫu nghiên cứu có tăng lên theo
lớp (lứa tuổi).
Bảng 3.11. Khả năng nhớ hình theo lớp của mẫu điều tra thực trạng
Lớp Số học sinh (N) Điểm trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (SD)
6 188 3.62 .914
7 182 3.86 .815
Tổng 370 3.74 .874
- Lỗi ghi nhớ hình của học sinh
Chất lượng nội dung hình ghi nhớ theo phương pháp phân tích lỗi của T.D.
Martxinkovxkaia như đã trình bày ở mục 2.2.1.5. cho thấy, học sinh nào có khả năng
ghi nhớ ở mức độ cao hơn thì ít mắc lỗi về tri giác hình, đảo hướng hình và vẽ lại
hình theo liên tưởng phụ.
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, học sinh lớp 6 mắc 68 lỗi về tri giác hình, 35 lỗi
về đảo hướng hình, 73 lỗi về liên tưởng phụ, trong khi đó học sinh lớp 7 mắc 57 lỗi
về tri giác hình, 26 lỗi về đảo hướng hình và 60 lỗi vẽ lại hình theo liên tưởng phụ.
Nhìn vào số lượng lỗi ở tất cả các dạng lỗi thể hiện ở bảng 3.12 ta thấy học
sinh Khmer trội hơn học sinh Kinh cùng lớp (lứa tuổi).
Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi nhớ hình của học sinh là do
các em tri giác vội vàng và quan sát thiếu tính tỉ mĩ. Mặt khác, có thể do học sinh dựa
vào kinh nghiệm hay thói quen vẽ hình đã quen biết trước nên khi tái hiện đã mắc lỗi
đảo hướng hình và liên tưởng phụ. Ngoài ra, tái hiện sai trật tự hình sau lần củng cố
thứ tư (lần tái hiện thứ năm) cũng là nguyên nhân làm giảm sút dung lượng trí nhớ
hình của học sinh vì lỗi tái hiện sai trật tự hình có thể dẫn đến việc mắc lỗi khác như tái
hiện hình theo liên tưởng phụ.
Bảng 3.12. Các lỗi ghi nhớ hình của học sinh theo mẫu điều tra thực trạng
Lỗi tri giác Lỗi đảo hướng Liên tưởng phụ Trật tự hình Lớp Dân tộc Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng Số lỗi Tổng
Kinh 27 17 32 24 6 Khmer 41 68 18 35 41 73 25 49
Kinh 21 12 26 21 7 Khmer 36 57 14 26 34 60 22 43
3.1.2. Thực trạng kết quả tác động của các bài tập củng cố ở học sinh lớp 6 và
lớp 7 (đầu cấp THCS)
3.1.2.1. Kết quả nghiên cứu tác động ảnh hưởng của bài tập củng cố từ
- Ảnh hưởng của tác động củng cố từ theo tổng mẫu nghiên cứu và theo lớp
Kết quả bảng 3.13 cho thấy, củng cố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ghi
nhớ từ của học sinh cả hai lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) của mẫu nghiên cứu. Điều
này thể hiện sau lần củng cố thứ nhất (lần tái hiện thứ hai) thì mức độ ghi nhớ từ của
học sinh tăng lên rõ rệt với điểm trung bình (Mean) = 8.25, độ lệch chuẩn (SD) =
1.76 so với kết quả tái hiện đầu tiên với điểm trung bình (Mean) = 6.27, độ lệch
chuẩn (SD) = 1.48. Đến lần củng cố thứ ba thì đa số học sinh đầu cấp THCS nhớ đủ
10 từ của bài tập trắc nghiệm, sau đó, số còn lại vừa ít vừa rơi vào những học sinh có
mức độ ghi nhớ không cao.
Xét riêng từng khối lớp 6 và lớp 7 thì ta thấy khối lượng ghi nhớ từ của học
sinh cũng tăng lên theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, phải tới lần củng cố thứ
năm thì đa số học sinh lớp 6 mới nhớ hết 10 từ, trong khi đó, sau lần củng cố thứ ba
thì học sinh lớp 7 đa phần nhớ gần hết 10 từ. Điều này chứng tỏ tác động củng cố có
ảnh hưởng khác nhau tới mức độ ghi nhớ từ của học sinh hai khối lớp, học sinh lớp 7
có khả năng nhớ đủ 10 từ sau ít lần củng cố so với học sinh lớp 6.
Ở phần lớn các thời điểm, kể từ lần củng cố thứ nhất, khả năng ghi nhớ từ của
học sinh lớp 7 đều cao hơn so với học sinh lớp 6. Sự chênh lệch khối lượng ghi nhớ
từ giữa học sinh lớp 7 và học sinh lớp 6 có ý nghĩa về mặt thống kê với kiểm nghiệm
t như ở bảng 3.13. Khả năng ghi nhớ từ của học sinh lớp 7 ở lần củng cố thứ nhất có
điểm trung bình (Mean) = 8.58 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.52, ở lần củng cố thứ ba
có điểm trung bình (Mean) = 9.27 với độ lệch chuẩn (SD) = 0.99, ở lần củng cố thứ
tư có điểm trung bình (Mean) = 9.36 với độ lệch chuẩn (SD) = 0.86 cao hơn so với
học sinh lớp 6 ở lần củng cố thứ nhất có điểm trung bình (Mean) = 7.93 với độ lệch
chuẩn (SD) = 1.90, ở lần củng cố thứ ba có điểm trung bình (Mean) = 8.66 với độ
lệch chuẩn (SD) = 1.52 và ở lần củng cố thứ tư có điểm trung bình (Mean) = 8.73 với
độ lệch chuẩn (SD) = 1.50.
Bảng 3.13. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh theo lớp và tổng
mẫu điều tra thực trạng
Lớp 6 Lóp 7 Tổng mẫu Lần ĐTB N SD ĐTB N SD t ĐTB N SD
1 7.93 182 1.90 8.58 172 1.52 -3.5* 8.25 354 1.76
2 8.58 147 1.60 8.88 111 1.06 -1.73 8.71 258 1.40
3 8.66 89 1.52 9.27 75 .99 -2.9* 8.94 164 1.33
4 8.73 59 1.50 9.36 36 .86 -2.2* 8.97 95 1.33
5 8.93 41 1.58 9.37 16 .80 -1.07 9.05 57 1.42
6 8.47 17 1.54 9.14 7 .90 -1.07 8.67 24 1.40
7 8.45 11 1.21 9.50 4 .57 -1.62 8.73 15 1.16
8 8.89 9 .92 9.00 1 .82 -.11 8.90 10 .87
9 9.43 7 .78 9.00 1 .70 .51 9.38 8 .74
*: Có sự khác biệt ý nghĩa ở mức α = 0.05 (2 phía)
- Ảnh hưởng của tác động củng cố từ đối với học sinh dân tộc Kinh và Khmer
Theo bảng 3.14 cho thấy, củng cố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ghi nhớ
từ của học sinh Kinh và Khmer đầu cấp THCS trong mẫu nghiên cứu. Số lượng học
sinh Kinh và Khmer nhớ đủ 10 từ của bài tập trắc nghiệm có chiều hướng tăng lên
sau mỗi lần củng cố tính từ lần củng cố thứ nhất.
Xét theo từng khối lớp ta thấy khả năng ghi nhớ từ của học sinh Kinh và
Khmer cũng tăng lên theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, ở phần lớn các thời điểm,
kể từ lần củng cố thứ nhất, mức độ ghi nhớ từ của học sinh lớp 7 đều cao hơn so với
học sinh lớp 6, học sinh Kinh lớp 6 cao hơn học sinh Khmer lớp 6 và học sinh Kinh
lớp 7 cao hơn học sinh Khmer lớp 7.
Chỉ tới lần củng cố thứ ba thì đa số học sinh Kinh và Khmer lớp 7 nhớ đủ 10
từ, trong khi đó phải tới lần củng cố thứ năm thì đa số học sinh Kinh và Khmer lớp 6
mới nhớ hết 10 từ. Mặt khác, vẫn còn bốn học sinh chưa nhớ đủ 10 từ sau lần củng cố
thứ chín và đều rơi vào học sinh Khmer có học lực yếu (3 học sinh lớp 6 và 1 học
sinh lớp 7). Những học sinh này cần được theo dõi thêm để tìm ra nguyên nhân khắc
phục những cản trở gây khó nhớ từ nhằm giúp các em tìm cách ghi nhớ tốt hơn.
Bảng 3.14. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh Kinh và Khmer
Lớp 6 Lớp 7 Chung Lần Dân tộc N ĐTB SD N ĐTB SD N ĐTB SD
Kinh 107 8.09 1.93 95 8.82 1.27 202 8.46 1.60 1 Khmer 75 7.81 1.86 77 8.29 1.75 152 8.05 1.81
Kinh 88 8.66 1.41 55 9.02 .933 143 8.80 1.25 2 Khmer 59 8.46 1.86 56 8.75 1.17 115 8.60 1.56
Kinh 58 8.95 1.22 32 9.41 1.04 90 9.11 1.17 3 Khmer 31 8.13 1.87 43 9.16 .949 74 8.73 1.49
Kinh 39 9.08 1.24 12 9.50 .905 51 9.18 1.17 4 Khmer 20 8.05 1.76 24 9.29 .859 44 8.73 1.46
Kinh 23 9.30 1.32 4 9.00 1.15 27 9.26 1.28 5 Khmer 18 8.44 1.79 12 9.50 .674 30 8.87 1.52
Kinh 8 8.75 1.48 2 8.50 .707 10 8.70 1.33 6 Khmer 9 8.22 1.64 5 9.40 .894 14 8.64 1.49
Kinh 5 8.60 1.14 2 9.50 .707 7 8.86 1.06 7 Khmer 6 8.33 1.36 2 9.50 .707 8 8.63 1.30
Kinh 4 9.25 .957 0 4 9.25 .957 8 Khmer 5 8.60 .894 1 9.00 6 8.67 .816
Kinh 2 10.00 .000 0 2 10.00 .000 9 Khmer 5 9.20 .837 1 9.00 6 9.17 .753
- Ảnh hưởng của tác động củng cố từ theo học lực của học sinh
Kết quả bảng 3.15 cho thấy, khả năng ghi nhớ từ của học sinh yếu, trung bình,
khá và giỏi đầu cấp THCS của mẫu nghiên cứu tăng dần theo số lần củng cố. Sau lần
củng cố thứ nhất và thứ hai thì đa số học sinh giỏi và khá đầu cấp THCS nhớ đủ 10
từ. Trong khi đó, đến lần củng cố thứ tư và thứ năm
thì đa số học sinh trung bình và yếu đầu cấp THCS mới nhớ đủ 10 từ.
Xét theo năng lực học tập của học sinh từng khối lớp thì ta thấy khả năng ghi
nhớ từ của học sinh cũng tăng lên theo chiều hướng tích cực sau mỗi lần củng cố. Ở
phần lớn các thời điểm, kể từ lần củng cố thứ nhất, mức độ ghi nhớ từ của học sinh
lớp 7 có học lực giỏi, khá, trung bình và yếu đều cao hơn so với học sinh lớp 6 có
cùng trình độ học lực.
Bảng 3.15. Kết quả nhớ từ sau khi củng cố của học sinh theo học lực
Yếu+Kém Trung bình Khá Giỏi Lớp Lần
N ĐTB SD N ĐTB SD N ĐTB SD N ĐTB SD
1 41 6.78 1.86 77 7.87 1.96 47 8.68 1.53 17 8.88 1.16
2 41 7.85 1.85 60 8.35 1.61 35 9.51 .658 11 9.55 .688
3 32 8.28 1.81 41 8.71 1.47 12 9.33 .492 4 9.25 .500
4 23 8.22 1.67 25 8.68 1.40 8 9.88 .354 3 10.0 .000
5 21 8.76 1.78 19 9.05 1.39 1 10.0
6 8 8.00 1.60 9 8.89 1.45
7 6 8.33 1.36 5 8.60 1.14
8 5 8.60 .894 4 9.25 .957
6
9 3 9.20 .837 2 10.0 .000
1 30 7.47 1.88 81 8.73 1.31 41 8.80 1.22 20 9.20 1.58
2 25 8.24 1.42 52 8.88 .900 28 9.32 .723 6 9.50 .837
3 19 8.63 1.34 39 9.41 .785 15 9.60 .632 2 10.0 .000
7
4 15 9.33 1.04 16 9.25 .775 5 9.80 .447
5 6 9.17 .983 9 9.44 .726 1 10.0
6 3 9.00 1.00 4 9.25 .957
7 2 9.50 .707 2 10.0 .707
8 1 9.00
9 1 9.00
1 71 7.07 1.89 158 8.31 1.71 88 8.74 1.39 37 9.05 1.39
2 66 8.00 1.70 112 8.60 1.35 63 9.43 .689 17 9.53 .717
3 51 8.41 1.65 80 9.05 1.23 27 9.48 .580 6 9.50 .548
4 38 8.66 1.54 41 8.90 1.22 13 9.85 .376 3 10.0 .000
5 27 8.85 1.63 28 9.18 1.21 2 10.0 .000
6 11 8.27 1.48 13 9.00 1.29
7 8 8.63 1.30 7 8.86 1.06
8 6 8.67 .816 4 9.25 .957
C
hu
ng
9 4 9.17 .753 2 10.0 .000
3.1.2.2. Kết quả nghiên cứu tác động ảnh hưởng của bài tập củng cố số
- Ảnh hưởng của tác động củng cố số theo lớp và tổng mẫu nghiên cứu
Bảng 3.16. Kết quả nhớ số sau khi củng cố của học sinh theo lớp và tổng
mẫu điều tra thực trạng
Lớp 6 Lóp 7 Tổng mẫu Lần ĐTB N SD ĐTB N SD t ĐTB N SD
1 6.96 181 1.91 7.56 174 1.93 .003 7.25 355 1.94
2 7.95 165 1.70 8.40 140 1.53 .016 8.15 305 1.64
3 8.35 124 1.42 8.75 96 1.22 .031 8.53 220 1.35
4 8.53 91 1.49 9.05 64 .950 .015 8.74 155 1.31
5 9.01 67 1.06 9.38 40 .897 .076 9.15 107 1.01
6 9.28 36 .849 9.33 15 .816 .830 9.29 51 .832
7 9.31 16 .793 9.29 7 .756 .941 9.30 23 .765
8 9.25 8 .463 9.75 4 .500 .116 9.42 12 .515
9 9.67 6 .516 10.00 1 .459 .576 9.71 7 .488
Theo bảng 3.16 cho thấy, củng cố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ghi nhớ
số của học sinh cả hai lớp 6 và lớp 7 (đầu cấp THCS) của mẫu nghiên cứu. Điều này
thể hiện sau lần củng cố thứ nhất (lần tái hiện thứ hai) thì mức độ ghi nhớ số của học
sinh tăng lên rõ rệt với điểm trung bình (Mean) = 7.25, độ lệch chuẩn (SD) = 1.94 cao
hơn so với kết quả tái hiện đầu tiên với điểm trung bình (Mean) = 5.43, độ lệch chuẩn
(SD) = 1.69. Đến lần củng cố thứ năm thì đa số học sinh đầu cấp THCS nhớ đủ 10 số
của bài tập trắc nghiệm.
Xét riêng từng khối lớp 6 và lớp 7 thì ta thấy khả năng ghi nhớ số của học sinh
cũng tăng lên theo số lần củng cố. Tuy nhiên, đa số học sinh lớp 6 nhớ đủ 10 số ở lần
củng cố thứ sáu thì học sinh lớp 7 chỉ tới lần củng cố thứ năm đã nhớ gần đủ 10 số.
Điều này chứng tỏ tác động củng cố có ảnh hưởng khác nhau tới khả năng ghi nhớ số
của học sinh hai khối lớp, học sinh lớp 6 mất nhiều lần củng cố mới nhớ đủ 10 số so
với học sinh lớp 7.
Khối lượng ghi nhớ số của học sinh lớp 6 đều thấp hơn so với học sinh lớp 7 ở
phần lớn các thời điểm kể từ lần củng cố thứ nhất. Theo kết quả bảng 3.16 ta thấy,
mức độ ghi nhớ số của học sinh lớp 6 ở lần củng cố thứ nhất có điểm trung bình
(Mean) = 6.69 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.91, ở lần củng cố thứ ba có điểm trung
bình (Mean) = 8.35 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.42 và ở lần củng cố thứ sáu có điểm
trung bình (Mean) = 9.28 với độ lệch chuẩn (SD) = 0.85 có điểm trung bình thấp hơn
so với học sinh lớp 7 ở cùng thời điểm củng cố thứ nhất có điểm trung bình (Mean) =
7.56 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.93, ở lần củng cố thứ ba có điểm trung bình (Mean)
= 8.75 với độ lệch chuẩn (SD) = 1.22 và ở lần củng cố thứ sáu có điểm trung bình
(Mean) = 9.33 với độ lệch chuẩn (SD) = 0.82.
- Ảnh hưởng của tác động củng cố số đối với học sinh dân tộc Kinh và Khmer
Bảng 3.17. Kết quả nhớ số sau khi củng cố của học sinh Kinh và Khmer
Lớp 6 Lớp 7 Chung Lần Dân tộc N ĐTB SD N ĐTB SD N ĐTB SD
Kinh 105 6.97 1.95 93 7.65 1.85 198 7.29 1.93 1 Khmer 76 6.93 1.87 81 7.47 2.02 157 7.21 1.96
Kinh 91 7.81 1.63 74 8.61 1.39 165 8.17 1.57 2 Khmer 74 8.11 1.79 66 8.17 1.66 140 8.14 1.72
Kinh 72 8.32 1.30 49 9.04 1.02 121 8.61 1.24 3 Khmer 52 8.40 1.57 47 8.45 1.34 99 8.42 1.46
Kinh 54 8.56 1.59 30 9.13 .900 84 8.76 1.41 4 Khmer 37 8.49 1.34 34 8.97 1.00 71 8.72 1.20
Kinh 39 9.15 .844 18 9.56 .856 57 9.28 .861 5 Khmer 28 8.82 1.30 22 9.23 .922 50 9.00 1.16
Kinh 21 9.38 .805 5 9.20 .837 26 9.38 .804 6 Khmer 15 9.13 .915 10 9.40 .843 25 9.24 .879
Kinh 8 9.25 .886 3 9.33 .577 10 9.30 .823 7 Khmer 8 9.38 .744 4 9.25 .957 12 9.33 .778
Kinh 4 9.25 .500 2 10.00 .000 5 9.40 .548 8 Khmer 4 9.25 .500 2 9.50 .707 6 9.50 .548
Kinh 3 10.00 .000 0 3 10.00 .000 9 Khmer 3 9.33 .577 1 10.00 3 9.33 .577
Kết quả bảng 3.17 cho thấy, khả năng ghi nhớ số của học sinh Kinh và Khmer
đầu cấp THCS trong mẫu nghiên cứu có chiều hướng tăng lên theo ảnh hưởng tích
cực của các lần củng cố. Đa số học sinh Kinh và Khmer đầu cấp THCS nhớ đủ 10 số
ở lần củng cố thứ năm.
Theo kết quả ở bảng 3.17 ta cũng thấy, khả năng ghi nhớ số của học sinh Kinh,
Khmer lớp 6 và học sinh Kinh, Khmer lớp 7 tăng lên theo số lần củng cố. Tuy nhiên
mức độ ghi nhớ số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH004.pdf