Luận văn Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam

MỤC LỤC

Mở đầu 1

1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.2.Phạm vi 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

5.Bố cục của đề tài 3

6.Đóng góp của đề tài 3

NỘI DUNG 5

1.1. Khái niệm truyện cười 5

1.2. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam 8

Chương 2. Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 10

2.1.Nhân vật 10

2.1.1. Cách đặt tên nhân vật 10

2.1.2. Lời nói đáng cười 11

2.1.3. Cử chỉ đáng cười 12

2.1.4. Tính cách đáng cười 13

2.1.5. Hoàn cảnh đáng cười 14

2.2 Kết cấu kịch tính, bất ngờ 16

2.2.1 Kết cấu “tiệm tiến” 16

2.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh” 17

2.3. Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Viêt Nam 18

2.3.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết 18

2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa 25

2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 32

2.3.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ 36

2.3.5 Chơi chữ dựa vào tiếng lóng 38

2.4 Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm Việt Nam 38

2.4.1 Nói tục là để thoát ly sự bực bội, để đối phó với trường họp bất bình trong xã hội 39

2.4.2 Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của con người. 41

Chương 3. Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam 44

3.1 Mục đích của truyện cười dân gian Việt Nam 44

3.1.1 Truyện cười nhằm mục đích “mua vui” 44

3.1.2 Truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm 45

3.2 Ý nghĩa của truyện cười dân gian Việt Nam 49

3.2.1 Ý nghĩa xã hội 49

3.2.2 Ý nghĩa nhân sinh 51

Kết luận 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12189 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đại thì dung lượng chủ yếu của các truyện cười sử dụng cách phiên âm tiếng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh - một ngôn ngữ đươc xem là tiếng phổ thông của thế giới. Thời kỳ Pháp mới chiếm đóng Hà Nội, có me Tây được bà con gọi là mụ đội chóp. Mụ vốn làm nghề buôn bán ở chợ, nhờ được chồng và các quan Tâu chiều chuộng mà bà bỗng chốc trở nên có nhiều tiền của, thế lực. Nhiều người muốn được chức tước, lợi lộc phải nhờ đến tay mụ, nghe đâu, trong số đó, có cả bậc đại thần... Ba Giai đặc tả mụ đội chóp trong bài thơ: Cô quả tiên, chẳng phải thường Không làm quan tắt thế mà sang Tam khoanh trùm lõ bồng bồng tú Nhất phẩm khâm già dạ dạ ran 2.3.1.4 Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái) + Dạng tổ hợp lái được nêu trực tiếp . Lái để vui đùa, để đánh đố “Có một thái giám đến xin chữ Quỳnh để treo đại tự trên nhà. Trạng Quỳnh cho hai chữ “Thiên đức”. “Thiên đức” nghĩa là đức tốt. Viên thái giam thích lắm, đóng khung thật đẹp để treo. Nhưng rồi có người giải nghĩa “thiên đức” không phải là đức tốt mà là đực thiến. Thật đau hơn cả thiến!” . Lái để làm đẹp lời “Xiển Bột có anh học trò đỗ đạt sắp ra làm quan, về nhà làm tiệc mừng, mời Xiển Bột tới dự. Xiển chè chén xong, viết tặng bốn chữ “Thượng đẳng tối linh”. Anh ta thích lắm, đem treo giữa nhà. Ít lâu sau, bạn của anh ta (quan phủ, quan huyện) đến chơi, thấy bức trướng tỏ ra kinh hãi: “Chỉ hoàng đế mới xưng thế, quan bác làm vậy mà đến tai triều đình thì khó tránh khỏi tội phản nghịch vô đạo.”Anh ta hoảng hốt, cho mời Xiển Bột đến. Ông giải thích : “Thượng đẳng” là bậc trên, “tối linh” là lính tôi,có gì sai đâu?”. . Lái để châm biếm, đả kích Truyện kể về mụ Tư Hồng, là một người đàn bà lẳng lơ, làm giàu bất chính mà được phong là “Ngũ phẩm Nghi nhân”, bố mụ là “Hàn Lâm thi độc”. “Mụ sử sang làm tiệc mừng,xin cụ Tam Nguyên Yên Đỗ mấy chữ đại tự, khắc cổng. Cụ Tam cho “chi chi dã”, và giảng giải là ba chữ này rút ra từ một câu trong sách cổ “Đại tiểu do chi xuất nhập khả dã”, nghĩa là lớn nhỏ đều có thể ra vào cửa này. Mụ Tư Hồng thích lắm, cho khắc ngay. Nhiều người đi ngang cổng nhà mụ Tư đọc chữ đề, đều nén nụ cười khinh bỉ. Mụ ta tìm người gạn hỏi, mới hay rằng cụ Tam đã chửi mình; Bởi chi chi dã là cha cha đĩ! Thật điếng người!”[ ,73] . Lái để văng tục Lái để văng tục tức tránh việc phải nói, phải viết thẳng từ ngữ tục. Chẳng hạn trong Đá bèo chơi[, ], Trạng đã chửi bà lớn bằng cách nói lái “đá bèo” tức là “đéo bà” mà bà không biết chính mình đang trở thành trò cười cho thiên hạ. Việc nói lái để văng tục có tác dụng chửi những tầng lớp trên bằng cách hạ nhục vị thế của chúng xuống tận hàng thấp nhất để so với cái tục tĩu mà không hề bị chịu sự trừng phạt. Bởi cái bề mặt của từ ngữ lái đã ngụy trang cho cái tục ấy nhưng người ta vẫn phát hiện ra để cười. + Dạng tổ hợp từ lái được nêu gián tiếp, thông qua một tổ hợp khác . Lái để đùa vui, văng tục Trạng Quỳnh có lần dâng Chúa Trịnh một hũ mắn “đại phong”. Chúa ăn rất ngon miệng, nhưng không biết tên “đại phong” nghĩa lý ra sao, nên gọi Quỳnh vào giải thích: Trạng cắt nghĩa “đại phong” là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương. Đây là quá trình tư duy kết hợp với suy luận theo quan hệ nhân quả, và cách đồng nghĩa Hán Việt – thuần Việt. Ngọa sơn, “ngọa” là nằm, “sơn” là núi, núi thì có đèo, cho nên ‘ngọa sơn” bằng “ngáy đèo” tức “đéo ngày”. Trạng Quỳnh chơi thái giám và vua Tự Đức: “vi sương tứ địch” nghĩa là “làm sao cho sáo” lái lại là “làm sao cho sướng”. “Dĩ phát tư phùng” nghĩa là “lấy tóc mà may”, lái lại là “lấy tay mà móc”! .Lái để châm biếm, đả kích Làng Mỹ Lộc có một người đàn bà thường hay lăng nhăng, tằng tịu với nhiều hạng người nhưng lại làm bộ đoan chính. Khi chồng chết, bà ta làm vẻ thương tiếc, khóc lóc thảm thiết và xin chữ để thờ. Một nho sĩ đã cho một chữ “dĩ” nghĩa là rất lớn; và giải thích là rút từ “dĩ chi sự lễ” (lấy lễ mà thờ). Bà ta không biết rằng nhà nho nọ đã mắng mình. Bởi “dĩ” viết to là dĩ lớn là “đại dĩ”, “đại dĩ” là “đĩ dại”! [ ,134] 2.3.1.5 Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ + Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán .Tách ghép chữ Hán Truyện Trạng Quỳnh có mẫu kể về việc Quỳnh trêu ghẹo con gái quan Bảng nhãn (người Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội), quan bảng ra vế đối khó, nếu đối không được sẽ bị đòn: “Thằng quỷ ôm cái đấu, đứng cửa khôi nguyên” Vế ra sử dụng cách ghép chữ: “quỷ” + “đấu” = “khôi” Quỳnh đối lại: “Con mốc nấp cây bàng, dàn nhà bảng nhã” Vế đối cũng sử dụng cách ghép chữ: “mộc” + “bàng” = “bảng”. Ý nghĩa cũng tương xứng (“mộc” (con mộc): một loại ma gỗ, ma cây) . Đọc nhầm chữ Hán Truyện Trạng Lợn có mẩu: “Chung Nhi cùng bạn cùng bạn trẩy kinh ứng thi, hôm nọ đi đến một làng thì trời tối, định tìm chỗ xin ở qua đêm. Bất đồ, khi qua đình, Chung Nhi lại giục mọi người rảo chân nhanh: Đi mau để trọ nơi khác, làng này bất yên! Thấy các bạn ngạc nhiên, Chung Nhi chỉ tay vào tấm bia trước đình. Ở đấy có khắc hai chữ “hạ mã” (xuống ngựa). Các bạn suýt bật cười vì sự nhầm lẫn, nhưng Chung Nhi lôi đi, vẻ quyết liệt, đành nghe theo. Vừa đi ra tới, quả nhiên thấy trong làng phát hỏa. mọi người cho có thần linh báo trước, chứ không làm sao mà một người lặn lội lên tận kinh đô để thi, lại đọc “hạ mã” thành “bất yên” (không an lành) được”. Hay trong truyện “Ông thầy đồ dốt, một lần dạy đến chỗ “phàm huấn mông” (phàm việc dạy học), thầy không biết nghĩa là gì, cứ dạy rằng: “phàm” là ông Phàm, “huấn” là ông Huấn, “mông” là ông Mông. Lần khác, dạy chữ “bôi” (chén nhỏ) mà không biết âm và nghĩa ra sao; thấy chữ “mộc” (cây) đứng bên chữ “bất” (không), thầy đoán một đằng nghĩa, một đằng âm, bèn dạy: - “bất” là cây bất. Học trò hỏi: - Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ? Thầy vội mắng át đi: - Cây bất tận ngoài bể Đông, chúng bay biết thế nào được mà hỏi? Ở cạnh trường, có một người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mới hát ru con rằng: “Ai trồng cây bất bể Đông, Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm?” 2.3.1.6 Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Quốc ngữ + Chuyển đổi các yếu tố thuộc một bộ phận của âm tiết chữ Quốc ngữ .Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận vần: Dạng này giữ nguyên phụ âm đầu và thanh điệu, bộ phận vần chuyển đổi theo hướng thêm vào, bớt ra hoặc thay thế một số âm nào đó. “Thấy mấy chàng trai cứ quấn quýt, quẩn quanh bên các cô tiếp viên ở quán rượu mà không chịu về, dù đêm đã khuya, chủ quán muốn đóng cửa, bèn nhờ một người đứng tuổi đọc rằng: Cây luồng mà bỏ u rê, Làm cho mấy chú mải mê không về. Nghe vậy, các chàng đỏ mặt, kéo nhau về”. “Luồng” là một loại tre nứa. Chữ “luồng” mà rút bỏ đi “u”, “g” trở thành nhân tố gây sự bất ổn, được nêu cụ thể ở dòng bát. Trước đám đông mà gọi mặt chỉ tên “nó”, dù là gián tiếp đi nữa, cũng xấu hổ, nên các chàng đành rút lui. “Bỏ u rê” cũng chỉ việc bón phân u rê (cùng âm). .Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận thanh điệu + Đọc nhầm, đọc lệch lời do viết chữ Quốc ngữ Do viết không có dấu thanh Ví dụ: Cuối thời Pháp thuộc, có làng nhận được lệnh của quan huyện phải cử người đi dự mít tinh. Tờ chỉ thị có dòng “Khi đi phải co co”. Các vị hương chức mới bập bõm chữ Quốc ngữ, người đọc “Khi đi phải co co (co tay); người đọc “khi đi phải cò cò (nhảy lò cò);...Sau hỏi người thư lại ở huyện, mới rõ là “Khi đi phải có cờ”!”. 2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa 2.3.2.1 Chơi chữ theo cách trái nghĩa + Đặt cặp trái nghĩa (hay đối lập nhau về ý nghĩa) Trong truyện Thủ Thiệm: “Thủ Thiệm bị quan huyện sai lính lệ bắt giam. Quan thét: - Lệ đâu! Đưa thằng này xuống buồng giam, giam đầu nó lại! Thủ Thiệm đến cửa buồng giam, chỉ đưa đầu vào, nhất định không bước thêm. Lính giục vào, ông nói: - Quan chỉ bảo giam đầu chứ không bảo giam đít. Cuối cùng, quan buộc lòng phải thả ông ra”. Thủ Thiệm dựa vào lời quan: “Giam đầu chứ không bảo giam đít”. “Giam đầu” là một ngữ cố định kết hợp với “giam đít” ngữ tự do để tạo nên chơi chữ theo cách trái nghĩa, tạo tiếng cười cho người đọc. Truyện Trạng Quỳnh: Trường thọ [ ], lập luận của Trạng Quỳnh:(Đây là quả) đoản thọ chứ không phải (quả) trường thọ, bằng chứng là tôi mới ăn vào đã chết ngay; mà kẻ dám đem quả đoản thọ dâng vua là mang tội khi quân, phải trừng trị (Trạng biết, vua rất quý kẻ thân tín đã dâng đào kia, tất sẽ không kết tội, như vậy mình được an toàn) + Dùng nhiều cặp trái nghĩa, đối lập về nghĩa trong cùng một văn bản . Đối phản nghĩa ở câu đối: “Miệng kẻ sang có gang có thép Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm” “Miệng kẻ sang” trái nghĩa với “đồ nhà khó”. Hay: “Roi thất phân đánh đít mẹ học trò; Lộng bát bông che đầu cha quan lớn”. “Đầu cha quan lớn” (của Xiển Bột nói) trái nghĩa với “đít mẹ học trò” (của quan huyện Hoằng Hóa nói). 2.3.2.2 Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa “Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia mới cưới nhau. Mấy hôm sau, chồng ra đồng làm việc. Đến bữa, vợ ra gọi chồng về. Vì còn e thẹn, người vợ không biết gọi chồng là gì, nên kêu trổng: - Ai ơi, về ăn cơm! Chồng nghe thấy, hỏi đùa: - Cơm ai nấu? Vợ nguýt yêu, đáp: - Nấu chứ ai!” Từ “ai” xuất hiện ba lần trong truyện. “Ai” ở lời gọi chồng của người vợ, như “anh” (ngôi thứ hai); “ai”ở hai lần xuất hiện sau chỉ ngôi thứ ba. 2.3.2.3 Chơi chữ theo cách lệch nghĩa + Tạo từ ngữ lệch “Ê, sao mày viết là “ta có”? - Cái gì cơ? - Phần giải toán này, thì “ta có” mà tây chúng cũng có đấy chứ”.[HHT,30-12-1999] Từ ngữ lệch: “tây...có” thay vì “ta có”. “Ta”trong ngữ “ta có”, là chúng ta , hiểu như sự suy ra tất yếu, không phải bàn cãi, để dùng trong toán (khoa học chính xác nói chung). Do vậy, “ta” không có quan hệ gì với “tây”, để đặt ra vấn đề “tây có” như nhân vật truyện cười nêu. +Tạo sự hiểu lệch từ ngữ . Mở rộng và thu hẹp nghĩa Truyện Xiển Bột: “Thời Pháp xâm lược nước ta ,có nhiều tổ chức nổi lên, bí mật chống lại, nên phủ, huyện lệnh cho các làng hành đêm phải cử người ra đình canh phòng. Lần ấy, toán tuần canh gặp đông rét buốt, họ chia nhau lần lượt góp “gốc” mỗi tối. Xiển Bột có cảm tình với những người “nổi dậy”, chán trò canh gác này, ông đào ít gốc chuối gánh ra, rồi đổ ào vào đống lửa, khiến lửa đang cháy tắt phụt. Bị quở trách, Xiển nói: - Các anh bảo tôi góp gốc, thì gốc chuối chẳng phải là gốc đó sao?” “Gốc” chỉ gốc cây. Cách lập luận của Xiển Bột: nộp gốc (cây), gốc chuối cũng là gốc (cây) cho nên anh ta nộp gốc chuối. Chỗ ngụy biện, là biến gốc cây có khả năng đốt cháy để sưởi, thành gốc cây chuối, thứ không đốt được. Ở đây, Xiển đã mở rộng nghĩa của “gốc” (ra khỏi bối cảnh sử dụng của từ này). + Biến nghĩa . Biến từ ngữ chuyên môn thành từ ngữ thông thường “ Hai anh rủ nhau đi ăn trộm, bị bắt đưa ra tòa. Tòa kết án thủ phạm sáu tháng tù ngồi, tòng phạm sáu tháng tù treo. Khi tòa cho phép phát biểu lần cuối cùng, anh tòng phạm liền nói: - Thưa tòa, tòa xử con nặng quá. Chánh án bảo: - Tòa chỉ xử anh án treo, nặng gì? - Dạ thưa tòa, anh này rủ con đi ăn trộm và lấy những hai phần, mà được ngồi. Con dại dột đi theo, chỉ được một phần, thì phải treo. Xin tòa xét lại cho con nhờ!”[11,328] “Án treo” là án tù không phải thi hành ngay (sẽ thi hành nếu trong thời gian quy định, người bị kết án này lại phạm tội và bị xử án lần nữa); Còn án tù ngồi thì phải vào nhà lao. Anh nọ hiểu theo nghĩa thông thường của “treo”(là móc lên cao, để cho thõng xuống), “ngồi” (khác với “đi”, “đứng”, “treo”,...), nên mới khẩn khoản tguwa quan tòa như vậy. . Biến ngữ cố định, thành ngữ, tục ngữ theo một hướng nghĩa riêng Ví dụ truyện Ông nọ bà kia[ ], “ông nọ bà kia” tức việc làm nên danh vọng ,có địa vị xã hội, bị Trung Quốc biến thành ông này với bà kia (không phải vợ mình), nhằm mục đích chế giễu đám người hám danh. 2.3.2.4 Chơi chữ theo cách tạo nước đôi về nghĩa + Tạo nước đôi về nghĩa chủ yếu bằng loạt cùng âm “ Một anh học trò nghèo yêu cô con gái nhà khá giả và được cô yêu lại. Thấy anh học trò chưa làm nên danh phận gì, người bố cô gái muốn anh ta từ bỏ ý định lấy con mình, nên thách cưới thật cao. Ông ta thách: - Một trăm quan. Chàng rể tương lai đáp: - Con xin chín chục. Chẳng lẽ đòi đủ một trăm quan, đâm ra quá gay gắt, nên ông ta bằng lòng. Đến giờ nạp lễ, trước đông đủ bà con họ hàng hai bên, chàng rể đặt lên cái mâm mười quan tiền. Ông bố vợ hỏi: - Sao lại thế này? Chàng rể lễ phép thưa: - Hôm trước bố nói một trăm, con xin chín chục, bố đã bằng lòng rồi. Vậy không còn mười quan là gì!”[11,113] “Con xin chín chục”có hai cách cắt nghĩa khác nhau: 1. Chàng rể xin nộp lễ cưới chín chục quan, thay vì một trăm quan (cách hiểu của bố vợ); theo đó: “xin” biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự (“xin” đứng trước một đông từ khác, bổ nghĩa cho động từ này; Ví dụ: Con xin về nhà trước); “Chín chục” (khoản tiền sính lễ phải nộp) là nội dang thông tin, kết hợp với “nộp”, “đi”, ... liền trước; 2. Chàng rể xin ông bố vợ cho mình chín chục quan (và ông bố vợ đã đồng ý, nên tuy đòi một trăm quan nhưng trừ chín chục quan đã cho, thành thử, chỉ còn lại mười quan) (cách bẻ của chàng rể); theo đó: “xin” là ngỏ ý với người nào đó, để người này cho mình cái gì, hoặc đồng ý cho mình làm điều gì (“xin” chàng trai đã lợi dụng hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt (bố vợ với chàng rể tương lai, chuyện cưới hỏi trang trọng), để dùng từ “xin” lập lờ, nhằm đánh bẫy bố vợ. Chơi chữ tạo nước đôi (do loạt cùng âm kết hợp với yếu tố ngầm) như trên thật là thú vị, cách khai thác ưu điểm của ngôn ngữ Việt. + Tạo nước đôi về nghĩa theo cách dùng hình ảnh hai mặt Thực chất là sự kết hợp nhiều phương tiện chơi chữ, đặc biệt là đa nghĩa, gần nghĩa, ...và một số biện pháp tu từ (như ẩn dụ, hoán dụ, ...). Ví dụ: “Trường học của thầy đồ nọ ở cạnh một người đàn bà góa. Bà này nổi tiếng hiền lành, chưa nói nặng lời với ai một lời. Mấy anh học trò lớn tuổi thách nhau làm sao chọc cho chị ta nổi tam bành một phen. Cậu lém lỉnh nhất đám nhận làm việc khó khăn này. Hôm ấy, trời tối lại mưa rét, anh học trò đến nhà người đàn bà, nói: - Thưa chị, em vừa về thăm nhà lên, chẳng may đến muộn, cả xóm đều đi ngủ. Thấy nhà ta còn đỏ lửa, em xin chị làm phúc cho chung hơi một lúc, kẻo ướt át, lạnh lẽo quá: Người đàn bà chất thêm củi , bảo anh ta vào sưởi. Lát sau, anh ta van đói, mở bị gạo mang theo ra, rồi hỏi mượn cái sấp cái ngửa. Chị chủ hiểu ý, đem vung nồi ra. Cơm sôi, lại xin mượn cái ngó ngoáy, ... Cơm nước xong, anh học trò xin phép sang bên trường, kẻo trễ hẹn thầy mắng.Chờ chị chủ nhà đóng cửa, anh ta liền ngồi “bĩnh” ra một bãi lù lù, người đàn bà góa điên tiết, chạy sang phía nhà thầy đồ, chửi toáng lên: - Tổ cha thằng họcn trò! Đêm hôm rét mướt đến đây, muốn “chung hơi” tao cho chung hơi, muốn “sấp ngửa”, tao cho cho sấp ngửa, muốn “ngó ngoáy” tao cho ngó ngoáy, ...thế mà còn ỉa ra cửa nhà tao. Thầy mi không biết dạy mi, thì sang đây hốt sạch”[11,137]. Lời người đàn bà trong truyện ngoài việc trình bày trung thực sự việc xảy ra đêm hôm trước, còn tạo ra một cách hiểu khác, là anh học trò đã chung đụng, ăn nằm với chị ta. Có lẽ do giận quá mà chị ta không nhận ra ý nghĩa này lúc nói. 2.3.2.5 Chơi chữ dựa vào sở chỉ Sở chỉ (hoặc “cái sở chỉ”) là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác định gồm những đối tượngcuj thể, được từ (có nghĩa ổn định) hay một tổ hợp lâm thời biểu thị. + Tạo nhiều tổ hợp cùng sở chỉ Bên cạnh từ ngữ thường dùng, có các tổ hợp lâm thời được tạo ra để cùng chỉ một con người, một sự vật, hiện tượng. Do sự mâu thuẫn giữa chúng (các từ, các tổ hợp lâm thời này), mà ý nghĩa thẩm mĩ hình thành. Truyện cười sử dụng hình thức chơi chữ này để tạo ra tiếng cười. Truyện Đậu phụ, “Nhà sư nọ ăn vụng thịt chó. Chú tiểu bắt gặp, bèn hỏi: - Bạch sư cụ, cụ ăn gì đấy ạ ? Ông sư nói dối: - Ăn đậu phụ. Một lát sau, có tiêng chó cắn nhau ầm ĩ ở sau chùa. Sư bảo tiểu ra xem chuyện gì. Chú tiểu ra xem, trở vào thưa: - Bạch sư cụ, đó là đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!” “Đậu phụ” và “chó” cùng chỉ loài khuyển cầy đang cắn nhau. Ông sư gọi thịt chó là đậu phụ, tức là đã thực hiện một sự đồng nhất (giữa hai loại thức ăn trong soong nồi), để che đậy; Chú tiểu gọi chó (đang cắn nhau) là đậu phụ, cũng là chuyện đánh đồng, nhưng thay vì cho khuất lấp đi, lại mở bung ra, sống động và “ầm ĩ” nữa. Hay truyện Thuốc độc, “thuốc độc” và “rượu” cùng chỉ chất khiến anh đầy tớ “nằm oặt dưới đất, nồng nặc hơi men”, sau khi uông vào. Ông chủ muốn”dán nhãn” thuốc độc vào chai rượu nhằm răn đe anh đầy tớ, không ngờ anh ta ranh ma quá thể. + Tạo một tổ hợp có nhiều sở chỉ “Một ông quan muốn ăn thịt ếch, sai lính không biết con tên là con thanh lịch, mới gọi là con thanh tịnh. Lính không biết con thanh tịnh là con gì gặp ai cũng hỏi.Hỏi nhằm nhà sư, nhà sư bảo: “Trên đời chỉ có kẻ tu hành là người thanh tịnh mà thôi”, Vậy là lính bắt nhà sư trói lại, mang về giam: - Bẩm, con đã bắt được con thanh tịnh về đây rồi ạ. Quan truyền: - Thế thì chặt đầu, lột da cho ta! Sư nghe hoảng hồn, van nài: - Nhờ các anh bẩm lại với quan, hôm nay tôi có ăn mấy miếng thịt cầy, không còn thanh tinh nữa. “Thanh tịnh” trong cách hiểu của ông quan,là “ếch”; trong cách hiểu của ông sư, là “kẻ tu hành” ; còn trong cách hiểu của người lính, thì đó chính là ông sư nọ. Truyện nhằm đả kích cả quan lẫn sư. + Tạo một tổ hợp không phải gọi tên gọi thường dùng, để gọi tên người, và goi tên sự vật, hiện tượng. Dùng tên sư vật này để gọi sư vật kia, khi giữa chúng có mối quan hệ này xác định tuy nếu A nhưng thực chất là nói đến B. . “Có anh nọ đến nhà anh kia. Đến bữa, anh kia thành thực mời: - Chẳng mấy khi lại chơi, xin mời anh dùng vơi vợ chồng tôi bữa cơm rau. Liếc nhìn mâm cơm chỉ có rau muống và đĩa mắn, anh nọ xoa tay: - Thôi, thôi!...Anh cứ vẻ , để khi khác. Anh kia giận dỗi: - Anh chê cơm nhà tôi nghèo? -Ấy chết ! Đâu phải. Nói anh tha lỗi, thật tình là tôi ăn rồi. Đúng lúc đó, vợ anh kia bưng đĩa thịt gà thơm phức lên, kèm mấy quả ớt chín đỏ, đặt vào bàn. Mắt anh nọ sáng lên: - Ồ, ớt tươi à! Có ớt tươi thì tôi ăn vậy”.[15,101] “Ớt tươi” mà anh nọ nói ra, hiểu là “đĩa thịt gà”. Ở đây, là cách dùng vật có giá trị cao hơn, khi chúng cùng xuất hiện. + Tạo lẫn lộn sở chỉ Tạo lẫn lộn sở chỉ là cách làm của hàng loạt truyện cười, giai thoại. Đó là sự lẫn lộn giữa người và vật, giữa người này với người kia, giữa các sự vật với nhau và giữa các đối tượng hành động của con người. Cách chơi chữ này chủ yếu dựa trên cơ sỡ cùng âm. Ví dụ lẫn lộn giữa người với động vật trong truyện sau: “Lão nọ được mời ăn cỗ. Lão uống thật nhiều rượu. Khi tan cuộc, trên đường về nhà, lão ta lảo đảo rồi nhắm nằm vật xuống vệ đường nôn thốc nôn tháo. Lão rên một hồi rồi thiếp đi. Một con chó tiến lại gần, ăn hết những thức ăn mà lão nọ nôn ra. Ăn xong, nó liếm lên cằm, lên miệng lão ta. Anh say thấy buồn nôn và ngứa ngáy. Trong cơn mê, lão ú ớ: - À, phải, phải! Bác cứ mời đi! Bác cứ mời đi!”[11,75] “Bác” ở lời ú ớ của lão say, chỉ một người cùng mâm trong bữa ăn cỗ; còn trong ngữ cảnh, đối tượng tương ứng là con chó. Hàm ý đánh đồng lão say cùng hàng với con chó để phê phán. 2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 2.3.3.1 Chơi chữ theo cách tách, ghép từ ngữ Tách từ ngữ làm đôi, không cho chúng hợp nhất như vốn có, hoặc ghép hai đơn vị tưởng rằng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng thật ra là hai yếu tố, thành tố của một từ ngữ, để chơi chữ, là điều thường gặp. Có thể chia hình thức chơi chữ này thành hai phần: cách tách, ghép từ; và cách tách ngữ. Hình thức tách, ghép từ ngữ này cũng được sử dụng trong truyện cười nhưng số lượng của nó chiếm tỉ lệ nhỏ. 2.3.3.2 Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ Đảo trật tự, vị trí từ ngữ sẽ làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa (của từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản được đảo). Có hai loại cơ bản sau: đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản và đảo toàn bộ văn bản. Truyện Chửi quan huyện thằng, “Viên quan huyện Thằng nọ có tính hống hách. Một hôm, y chặn một cô bé học trò trên đường đi học, về tội gặp y mà không chào, ra vế đối và bắt cô bé phải đối lại ngay, nếu không đối được, sẽ bị đánh đòn: - “Học trò là học trò con, tóc bỏ lon xon là con học trò.” Cô bé đối lại: - “Quan huyện là quan huyện thằng, xử kiện lằng nhằng là thằng quan huyện.” Viên quan huyện nọ tức lắm nhưng đành đấu dịu với “con ong non”, bởi vế đối cũng chững chạc, khó có thể coi thường”.[1,] “Huyện thằng” là chức quan đặt ra thời Lê mạt, cho nhà giàu nộp thóc để lấy, hàng dưới tri huyện, chuyên trách việc tuần phòng. Cái thú vị của câu này là cách vần vè dân dã và lối đảo: “học trò con” (học trò bé nhỏ)đối với “con học trò” (cô bé học trò); “Quan huyện thằng” (quan huyện loại “thằng”) đối với “thằng quan huyện” (thằng cha quan huyện). Hay truyện “Anh chàng say rượu chân nam đá chân xiêu trở về. Vợ thấy vậy ra đón vào, than thở: - Khổ quá! Đã bảo uống vừa vừa thôi kẻo say… Anh chồng chống chế: - Ai bảo ta say! Nói cho mà biết nhé, tao uống ba say chưa chai!” [15,17] “Ba say chưa chai” tức là ba chai chưa say. ở đây từ ngữ đã bị đảo vị trí do anh chàng này say rượu nên nói năng không còn là trật tự lôgic thông thường nữa. 2.3.3.3. Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu + Chuyển từ ra ngữ, câu . Chuyển từ đa tiết ra ngữ tự do Truyện Chị nỡ lòng nào…, “tương truyền, Trạng Quỳnh (quê ở Hoằng Hóa), đã đùa cô bán bánh giầy, quê ở Tuyên Quang, bằng bài thơ sau: Tuyên Quang , Hoằng Hóa cũng thì vua Nắng cực cho nên phải mất mùa Lại đứng bên hàng xin xỏ chị Nỡ nào mà chị lại không cho!” [2,68] Từ “xin xỏ” có nghĩa là “xin với thái độ tự hạ mình (nói khái quát)”. Nó được anh chàng đang “nắng cực” (nói lái) thốt ra với chị bán bánh giầy, nên cũng mang ý nghĩa “xin được xỏ (chị)”, “xin phép xỏ (chị)” – “xỏ” chỉ hành động giao hợp – đó là ngữ tự do. . Chuyển từ đa tiết thành câu Chuyển từ đa tiết thành câu tức là tạo ra một ngữ cảnh để biến tên gọi sự vật, hiện tượng thành câu (một cấu trúc đề - thuyết, hay chủ - vị). Ngữ cảnh tác động vào từ (tổ hợp từ) là tên gọi sự vật, hiện tượng, theo cách tách đôi tổ hợp ra, chất vấn về sự bất hợp lý của âm tiết cuối trong tổ hợp tên gọi (dùng hiện tượng cùng âm để đánh đồng). + Rút gọn ngữ, câu “Anh nhà nghèo có việc phải nhờ đến lý trưởng, bèn tìm cách trả ơn. Nhà có nuôi một con chó nhỏ, anh ta hứa nó lớn sẽ thịt để mời ông lý chén. Hôm ấy, ông lý đến chơi, khen con chó to và mập. Gặp lúc đứa bé, con anh ta, đang bẩn chèm nhèm ra quần. Anh ta hu con chó đến dọn. Nhưng con chó chỉ ngó rồi bỏ đi. Anh ta mắng chó: - Mi có ăn đi không? Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó!”. Câu “Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó”, bổ ngữ chỉ đối tượng của “ăn” (cứt) , bổ ngữ này mà câu nói trở nên mơ hồ, lẫn lộn giữa hai từ ăn trên, là hành động của chủ thể duy nhất xuất hiện (ông lý). Cách nói của nhân vật trong truyện, đặt trong hoàn cảnh giao tiếp, nhằm phê phán chuyện ăn bẩn của ông lý. 2.3.3.4. Chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửtring câu + Cách ngắt nhịp câu Sử dụng hiện tượng ngắt giọng (ngừng lời nói), ngắt nhịp câu (bằng dấu phẩy, khi viết) vào chơi chữ, tức tạo ra khả năng ngắt nhịp không bình thường, để làm thay đổi ý nghĩa của câu, hoặc hình thành nên một lượng thông tin mới. Việc ngắt giọng, ngắt nhịp (gọi chung là ngắt nhịp) không bình thường này, sẽ hình thành các kiểu kết hợp khác nhau giữa các thành phần ngữ pháp của ngữ, của câu, tạo nên sự thay đổi về ngữ nghĩa , trên cơ sở cùng âm. Có hai cách ngắt nhịp để chơi chữ thường gặp:1. Dùng hình thức ngắt nhịp để ghép hoặc tách hai thành phần ngữ pháp cạnh nhau, tạo ra những cách kết hợp khác biệt, làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa củae chúng ; và 2.Dùng hình thức ngắt nhịp để tách một từ đa tiết làm hai, mỗi bộ phận thuộc một thành phần ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: “Ở một đám ma nọ, có một cô gái khóc cha rraats thảm thương: Cha ơi con đẻ cha ra làm gì Bây giờ cha chết ai thì nuôi u! Nhiều người nghe vậy, ngớ ra. Sau hỏi mới rõ, cô con gái khóc thế này: Cha ơi, con đẻ, cha ra (thăm) làm gì. Do kiểu ngắt giọng nức nở, bất bình thường trong lúc khóc, mới tạo nên sự hiểu nhầm như vậy”. Hay truyện Đơn xin ly dị, “người đàn bà nọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn quá làm đơn xin ly dị. Quan phủ phê “phó hồi cải giá bất đắc phu cựu” (ý nói : không thể đi lấy chồng khác được, phải trở về với chồng cũ). Chị ta tức lắm, tim gặp Xiển Bột, nhờ viết đơn khác để lên quan lần nữa. Xiển xem đơn cũ, bảo: - Còn phải đơn từ nữa làm gì, quan phê thế này là cho chị ly dị rồi.Này nhé “phó hồi cải giá” là chi về đi lấy chồng khác, “bất đắc phu cựu” là không được về vớib chồng cũ nữa. Chị ta nghe giải thích thế, về đi lấy chồng. Anh chồng cũ phát đơn lên kiện quan tỉnh. Quan tỉnh đòi quan phủ lên hỏi. Quan phủ thưa là không hề cho chị ta lấy chồng. Chị ta bị đòi tới, đưa đơn ra, nói đúng như lời Xiển nói. Quan phủ phải đem nửa cơ nghiệp ra khấn quan tỉnh mới được yên”.[] Người phê đơn không có ý ngắt giọng giữa câu, nhưng người được phê thì cứ ngắt theo cách phù hợp với mình (mẩu truyện ngắt sau “cải giá”). Buông lửng câu: là hình thức được sử dụng vào chơi chữ, chủ yếu là buông lửng ở cuối câu, cuối vế câu nhằm thể hiện những nội dung vừa nói. Ở đây, chỗ buông lửng (kkhoong nói ra) lại là điều cần biểu đạt, là thông tin mới. Từ, ngữ buông lửng được nhận ra nhờ ngữ cảnh, hoàn cảnh nói, và hiểu biết, kinh nghiệm của ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTieu luan cua Nhan.doc
Tài liệu liên quan