Luận văn Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho Thanh niên Bạc Liêu hiện nay

Mục lục

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 7

1.1. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và của thanh niên 7

1.2. Đạo đức mới và vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay 27

Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN BẠC LIÊU HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 50

2.1. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay 50

2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên và những vấn đề đặt ra 66

2.3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay 74

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

 

 

 

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho Thanh niên Bạc Liêu hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất, quyết định nhất đòi hỏi thanh niên phải có được. Chính vì thế Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể phải giáo dục thanh niên, biến chủ nghĩa yêu nước, lợi ích chân chính của dân tộc thành nội lực bên trong cho mỗi thanh niên, nhờ thế nó thôi thúc, khơi dậy nhiệt tình cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, biết kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc với tinh thần không chịu đói nghèo, lạc hậu. Yêu nước theo đạo đức mới phải gắn liền với CNXH, bảo vệ Đảng cộng sản việt Nam, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ lợi ích của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Hai là, phải nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì việc giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân và xã hội có một ý nghĩa quan trọng chiến lược. Vì vậy, yêu cầu đạo đức mới của thanh niên hiện nay là phải hiểu được cơ sở lý luận và gương mẫu đi đầu trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các nhân và xã hội. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ ấy đòi hỏi thanh niên phải tự đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân khi nó mâu thuẫn với lợi ích của tập thể, lợi ích của toàn xã hội. Ba là, phải có bản lĩnh cách mạng. Bản lĩnh cách mạng được thể hiện rất phong phú, đa dạng nhưng trước hết nó thể hiện ở tính cần cù, chịu khó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, lao động và chiến đấu. Mặt khác, bản lĩnh cách mạng còn thể hiện trong sự tự rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân, nghiêm khắc với mình trong tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức. Điều này thể hiện ở chỗ luôn lấy những chuẩn mực đạo đức và quy phạm, hành vi nhất định để chế ước bản thân mình, xây dựng cho mình những đức tính như trung thực, cầu thị, không che giấu khuyết điểm, sai lầm, dũng cảm thừa nhận và kiên quyết khắc phục những sai lầm, khuyết điểm… Bốn là, có tinh thần đoàn kết, thương yêu con người, giúp đỡ mọi người. Đây là một phẩm chất rất quan trọng của thanh niên, vì dưới CNXH đã tạo điều kiện cần thiết để con người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau với tinh thần: “mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người ”. Chính tinh thần đoàn kết, thương yêu con người, giúp đỡ mọi người, sẽ giúp cho thanh niên sống hoà đồng hơn, dễ cảm thông với những khó khăn vất vả của người khác, tạo lập được ý thức vì tập thể, vì xã hội, biết sống cho mọi người, từ đó sẽ đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, lối sống thờ ơ, lãnh đạm, bàng quang với nỗi khổ của người khác. Năm là, thanh niên Việt Nam phải có được lý tưởng cách mạng, có ước mơ, hoài bão lớn lao, cao đẹp. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với thanh niên vì hiện nay có rất nhiều thanh niên không có hoặc lợt phai lý tưởng cách mạng, thờ ơ với chính trị, sống vì hiện tại bất chấp tương lai, chạy theo những ham muốn thấp hèn. Khi có lý tưởng, ước mơ, hoài bão cao đẹp sẽ giúp cho thanh niên vững vàng trong cuộc sống, định hướng cho mình tới cái hay, cái đẹp phù hợp với lý tưởng đạo đức mới mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đây là điều rất quan trọng giúp cho thanh niên trở thành những con người có ích cho chính cuộc sống của mình và cho đất nước. Từ đó hình thành ở thanh niên niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới, vào con đường đi lên CNXH. Chính niềm tin đó sẽ thôi thúc thanh niên tham gia vào những hoạt động thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tiến tới xây dựng thành công CNXH. Sáu là, thanh niên phải có nhân cách tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh, chân thật, thuỷ chung son sắc. Chân thành với tình bạn, chung thuỷ trong tình yêu, lành mạnh trong lối sống là một yêu cầu tất yếu của thanh niên. Trong lứa tuổi thanh niên, nhu cầu về tình bạn, tình yêu nam nữ là những vấn đề rất lớn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của thanh niên, nhưng đây cũng là những vấn đề nhạy cảm và tế nhị. Vì vậy xã hội phải giáo dục, định hướng cho thanh niên có cái nhìn và hành động đúng đắn, phù hợp với những chuẩn đạo đức của truyền thống dân tộc. Chính tình bạn chân thật, vô tư trong sáng và tình yêu thuỷ chung, son sắc sẽ là động lực giúp cho thanh niên vượt qua những khó khăn, gian khổ để vươn lên trong cuộc sống. Thế nhưng nếu tình bạn, tình yêu được tạo dựng trên những mưu toan, tính toán cá nhân tầm thường, tất yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập, lao động và chiến đấu của thanh niên. Chính vì vậy phải giúp cho thanh niên có quan niệm, hành động đúng trong việc xây dựng cho mình một tình bạn trong sáng chân thành trên cơ sở của sự hợp tác, bình đẳng hoàn toàn tự nguyện, tin cậy lẫn nhau và một tình yêu thuỷ chung dựa trên sự rung động của trái tim một cách vô tư, không vụ lợi. Ngoài ra phải rèn luyện nhân cách, lối sống lành mạnh cho thanh niên. Nhân cách, lối sống lành mạnh ấy phải được biểu hiện thành thái độ, tinh thần đấu tranh của họ với cái xấu, cái ác, cái phản đạo đức. 1.2.2. Vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay Ngày nay trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của sự phát triển. Tuy nhiên, trong sự phát triển không chỉ diễn ra sự kế thừa mà còn luôn luôn có sự đổi mới, tái tạo. Đây là hai mặt thống nhất biện chứng trong sự phát triển, luôn tồn tại song hành, thâm nhập và bổ sung lẫn nhau. Hơn nữa theo quan niệm mácxít, không chỉ tồn tại sự kế thừa theo thời gian (theo lịch đại) mà còn tồn tại sự kế thừa theo không gian (kế thừa đồng đại). Vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn. Khẳng định điều này là do: Thứ nhất, các giá trị đạo đức truyền thống giữ vị trí nền tảng, làm cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới nói chung và xây dựng đạo đức mới cho thanh niên nói riêng. Hơn nữa nó còn tạo điều kiện cho nền đạo đức mới được khẳng định và phát triển vững chắc. Bởi vì các giá trị đạo đức truyền thống làm nên bản sắc Việt Nam, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đạo đức truyền thống là tiền đề trực tiếp của đạo đức cách mạng (đạo đức mới). Đạo đức mới của thanh niên là sự tiếp nối và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của thời đại trước để lại. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, truyền thống của thanh niên đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển đạo đức của người thanh niên trước đây thì ngày nay những giá trị ấy vẫn không ngừng phát huy ảnh hưởng tích cực trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho người thanh niên hiện đại. Những giá trị đạo đức truyền thống được lựa chọn về cơ bản là phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Có những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời bị gạt bỏ, nhưng cũng có những giá trị mới được khẳng định và sẽ đề cao, như coi trọng giá trị cá nhân, tính năng động, dám nghĩ dám làm... khả năng thích ứng của người Việt Nam trong điều kiện mới rất nhanh chóng. Song, không ai phủ nhận được vai trò nền tảng của các giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống tinh thần. Một hệ thống đạo đức xã hội sẽ không thể phát triển nếu gạt bỏ đạo đức truyền thống và không hướng tới mục tiêu ngày càng phát triển con người toàn diện. Mặc dù có sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường nhưng những giá trị đạo đức truyền thống đích thực vẫn được nhân dân ta gìn giữ, phát huy trong đời sống đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. Xây dựng nền văn hóa mới, đạo đức mới mà lãng quên những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là sẽ tự đánh mất mình, “trở thành bóng mờ, hoặc bản sao chép của người khác” như nhà thơ Nga Gamđatôp đã từng nói. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một những mẫu mực trong việc đánh giá được tầm quan trọng và đã kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Đối với Người, kế thừa các giá trị truyền thống nói chung, các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cần phải thực hiện theo phương thức: Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sữa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay thì phải làm [36, tr.94 - 95] Trong tư tưởng đạo đức của Người, nguyên tắc kế thừa được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và trở thành nguyên tắc có tính chất chỉ đạo trong sự tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống và nhân loại để xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cộng sản. Thứ hai, các giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở góp phần định hướng trong việc giáo dục ý thức đạo đức, hành vi đạo đức Thanh niên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Họ là lực lượng mang trong mình những phẩm chất quý báu như trẻ, khoẻ, có tri thức, năng động, xung phong vượt khó. Họ thật sự là đại biểu cho sức sống, sức mạnh của dân tộc. Tuy nhiên, để những tiềm năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, họ cần phải được định hướng một cách toàn diện, đặc biệt là lý tưởng đạo đức trong sáng. Chính vì vậy, trong quá trình xây đạo đức mới cho thanh niên hiện nay thì các giá trị đạo đức truyền thống luôn là cơ sở góp phần cho định hướng cao đẹp đó. Thật vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay các giá trị đạo đức truyền thống có sự biến đổi sâu sắc. Sự biến đổi ấy nhìn chung theo hai hướng: hướng tích cực và tiêu cực. Nhưng trong sự biến động ấy, các giá trị đạo đức truyền thống vẫn là những “tiêu điểm” để từ đó các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thanh niên theo đó mà “gióng hướng” mà không đi lạc, mà phân biệt được phải, trái; đúng, sai; chính, tà; tốt, xấu… trên cơ sở đó mà mọi người xác định được thái độ của mình để hành động cho phù hợp. Chính vì thế, có thể nói trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay, các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở góp phần định hướng trong việc giáo dục ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mới. Giáo Sư, Tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh cho rằng: Cách thức tối ưu là dựa vào đạo đức, cụ thể là các giá trị và chuẩn mực đạo đức. Trong khi pháp luật ở nước ta vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển (chứ chưa thể ở nấc thang hoàn thiện như ở những nước có truyền thống pháp quyền từ hàng trăm năm nay) thì giá trị đạo đức vẫn còn đóng vai trò hệ chuẩn phổ quát nhất đối với sự phát triển văn hoá, xây dựng con người. Thông qua giá trị đạo đức có thể phát huy đạo lý dân tộc và bản sắc dân tộc để phát triển văn hoá, xây dựng con người. Bởi lẽ các chuẩn đạo đức tương đối mềm dẻo, được xác định bằng các tính chất nên hay không nên. Chúng được kiểm tra bằng lương tâm, danh dư, trách nhiệm, nghĩa vụ, ý nghĩa cuộc sống và dư luận xã hội, tức là được kiểm tra bằng tính tự nguyện, tự giác [63, tr.103]. Nói giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng đạo đức mới không có nghĩa là chúng ta giữ nguyên những giá trị đó mà nhất thiết phải có sự đổi mới, phải làm cho những giá trị đó được sống lại và phát triển tốt trong những điều kiện mới. Đồng thời chúng ta phải bổ sung những giá trị mới của nhân loại, dân tộc như coi trọng những giá trị cá nhân, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm… Như vậy để xây dựng đạo đức mới, phải lấy giá trị đạo đức truyền thống làm cơ sở, nền tảng trên cơ sở kế thừa và đổi mới. Theo Lênin: Nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp vô sản sau khi giành được thắng lợi là phải nắm được các di sản văn hoá trước kia, chuyển hoá chúng thành tài sản của toàn dân, để sử dụng được những di sản văn hoá quý giá đó vào việc xây dựng cho xã hội xã hội chủ nghĩa một nền văn hoá cao hơn nữa [24, tr.261]. Trong quá trình kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống cần tránh hai khuynh hướng sai lầm cực đoan sau: Một là, xu hướng tuyệt đối hoá cái hiện đại, quay lưng với truyền thống mà biểu hiện của nó thường là chạy theo đồng tiền, đua đòi, thích hưởng thụ, lười lao động…, đây là khuynh hướng hư vô. Hai là, xu hướng tuyệt đối hoá truyền thống, coi nhẹ cái hiện đại “sùng bái cái truyền thống”, sống với lối sống cũ và đã qua, khôi phục cả những truyền thống lạc hậu, những hủ tục…, đây là khuynh hướng bảo thủ. Như vậy để khắc phục hai khuynh hướng sai lầm trên, đòi hỏi sự kế thừa phải trên cơ sở có chọn lọc, có phê phán với tinh thần đổi mới. Tóm lại, mặc dù có sự xuất hiện của những quan niệm mới về giá trị đạo đức nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò nền tảng của giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống đạo đức, tinh thần xã hội. Thứ ba, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là động lực và là ngọn nguồn phát triển của dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh dân tộc, đặc biệt là kích thích thế hệ thanh niên vươn lên tự tin trong điều kiện mới hết sức phức tạp như hiện nay. Trong xu thế quốc tế hoá dù muốn hay không, các quốc gia cũng phải mở cửa hoà nhập chung với thế giới hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm cho các lĩnh vực của đời sống trở nên hết sức năng động, các điều kiện và yêu cầu cuộc sống luôn luôn thay đổi. Đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng tin học đã làm cho các luồng tư tưởng, các sản phẩm văn hoá được truyền bá nhanh chóng và rộng khắp. Chính những nhân tố mới của thời đại đã tạo nên những mối quan hệ mới có ảnh hưởng các quan hệ truyền thống và các chuẩn mực vốn tương đối ổn định. Tất cả những yếu tố mới ấy đã làm thay đổi tư duy, tác phong của con người nói chung, đặc biệt là tầng lớp thanh niên nói riêng, làm cho họ năng động hơn, nhạy cảm hơn, tăng khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, thay đổi nhiều quan niệm sống của họ. Trước nhiều tác động mạnh mẽ của thời đại, nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố góp phần tích cực vào việc hình thành phẩm chất đạo đức mới của con người Việt Nam hiện đại còn có mặt tiêu cực tác động theo chiều hướng ngược lại. Vậy dựa vào đâu để con người có cơ sở sàng lọc những gì phù hợp, cần thiết cho sự phát triển riêng của Việt Nam và loại bỏ những cái không phù hợp với quá trình xây dựng con người mới XHCN? Đó chính là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục. Không có cái mới chân chính nào được tạo ra ngoài cái nền mống của ttruyền thống. Giá trị đạo đức truyền thống giúp cho thanh niên có lòng tự hào dân tộc, có niềm tin, sức mạnh vượt qua những khó khăn mới do thực tiễn cách mạng đặt ra. Sẽ không bao giờ có con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện nếu như mỗi chúng ta không có hiểu biết, không thấm nhuần lịch sử hào hùng của dân tộc ta cùng với những giá trị truyền thống mà cha ông ta đã để lại. Việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sẽ tạo khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người mới, từ đó sẽ nung nấu trong lòng họ những hoài bão, khát vọng đấu tranh và xây dựng tổ quốc ngày càng giàu mạnh, vì một xã hội “công bằng, dân chủ và văn minh”. Ngoài ra các giá trị đạo đức truyền thống cũng đóng vai trò là cơ sở để tổng kết, tìm ra những phẩm chất mới trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi đã làm cho nhiều giá trị truyền thống cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Thế nhưng trong tiến trình thay đổi đó, các giá trị đạo đức truyền thống đóng một vai trò vô cùng to lớn bởi nó là cơ sở để từ đó con người tổng kết, tìm ra những phẩm chất mới. Chương 2 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN BẠC LIÊU HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN BẠC LIÊU HIỆN NAY 2.1.1. Một vài nét về đặc điểm Bạc Liêu ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Điều kiện tự nhiên: Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa duy vật về lịch sử cho rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đạo đức, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, nó do tồn tại xã hội sinh ra và phản ánh tồn tại xã hội đó. Chính vì thế khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như việc giáo dục các giá trị đạo đức phải gắn với tác động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định. Bạc Liêu là một tỉnh được hình thành cách đây khoảng trên 200 năm, dân cư không hình thành từ “luỹ tre làng”, “cha truyền con nối” như ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc, mà dân cư Bạc Liêu là dân “xiêu tán”, nghèo khổ, “tha phương cầu thực”. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng. Bạc Liêu ngày nay là một tỉnh vừa được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1997, trên cơ sở tách từ tỉnh Minh Hải cũ thành Bạc Liêu và Cà Mau. Về vị trí địa lý, phía Bắc Bạc Liêu giáp với Thành Phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.585,346 km2, gồm 7 huyện, thị xã: thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Đông Hải, Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm hành chính của Tỉnh, cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km, cách Cần Thơ khoảng 110 km. Toàn tỉnh có 61 xã, phường, thị trấn, dân số 827.161 người, mật độ khoảng 322 người / km2. Về giao thông vận tải, với bờ biển dài 56 km, có các cửa sông quan trọng thông với biển, như cửa Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, là nơi chu chuyển hàng hoá trong và ngoài tỉnh rất thuận lợi; về đường bộ, quốc lộ 1A xuyên qua thị xã Bạc Liêu về hướng Cà Mau với chiều dài là 60 km. Điều kiện kinh tế - xã hội: Mặc dù là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, kiên cường, bất khuất thế nhưng Bạc Liêu hiện nay vẫn là một tỉnh nông nghiệp nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn và yếu kém. Ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản sự rủi ro còn cao, công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm còn thấp. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phấn đấu của nhân dân Bạc Liêu đã từng bước đưa tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Theo thống kê năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Bạc Liêu là 12%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 732.000 đồng/ năm. Trong 5 năm qua tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi 70.000 ha đất từ trong lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Sau khi chuyển đổi hiệu quả kinh tế không ngừng được nâng lên, doanh thu nuôi trồng thuỷ sản bình quân 54 triệu đồng/ ha/năm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 2.200 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm gần đây khoảng 16,95%. Thương mại - dịch vụ và du lịch ngày càng tăng trưởng, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư, giá trị dịch vụ tăng bình quân hằng năm khoảng 19%. Trong đó dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, tin học, y tế… thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia. Dịch vụ du lịch cũng có sự phát triển đáng kể. Trong những năm gần đây, lượng khách đến địa bàn tỉnh tăng bình quân 10%/ năm, doanh thu tăng 4,7%/ năm. Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng, dân tộc, tôn giáo… cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp do bị kẻ xấu kích động, xúi giục… nên một bộ phận nhân dân đã có những hành vi gây rối trật tự an toàn xã hội, nhưng đã được Đảng và nhân dân phát hiện, ngăn chặn và giáo dục kịp thời. Truyền thống văn hoá - lịch sử: Mặc dù Bạc Liêu là tỉnh được thành lập tương đối trễ, là vùng đất trẻ nhưng là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, với hai địa danh nổi tiếng được Bộ văn hoá thông tin (nay là bộ thông tin và truyền thông) công nhận là di tích lịch sử, đó là “đồng Nọc Nạng” thuộc huyện Giá Rai và sự kiện “Chủ Chọt” ở xã Ninh Thạnh Lợi thuộc huyện Hồng Dân. Ngoài ra Bạc Liêu còn có mộ cụ Cao Văn Lầu - người khai sinh ra bài dạ cổ hoài lang; nhà “công tử Bạc Liêu” - người ăn chơi có tiếng “đốt tiền nấu trứng”. Bạc Liêu là một tỉnh có ba dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 88,47%; Hoa chiếm 4,09% và Khmer chiếm 7,41% dân số trong tỉnh. Trong cộng đồng đó, ba dân tộc ở đan xen nhau, chân thành và cởi mở; luôn tương trợ, đoàn kết nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Phong cách ứng xử người Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, mộc mạc, bộc trực… dám phản kháng mạnh mẽ trước những bất công xã hội. Ở Bạc Liêu có ba dòng văn hoá đan xen nhau trong quá trình hội nhập và phát triển, đó là văn hoá người Kinh, văn hoá người Khmer, văn hoá người Hoa. Hằng năm ở Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thành Hoàng bổn cảnh có công với nước được Triều đình nhà Nguyễn sắc phong, đại lễ kỳ yên … đồng bào Khmer có nhiều lễ hội: như lễ hội vào năm mới (Chol - chnam - Thmây), lễ hội Đôn ta để xá tội vong nhân theo đạo lý nhà phật… đồng bào Hoa có lễ cúng thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ thí giàng vào tháng bảy âm lịch… Về văn hoá nghệ thuật Bạc Li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan