MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống 8
1.2. Ảnh của giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay 21
Chương 2: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG MỚI CHO SINH VIÊN Ở NGHỆ AN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 44
2.1. Ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Nghệ An hiện nay 44
2.2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay 70
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 99
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm cho các lĩnh vực của đời sống trở nên hết sức năng động, kéo theo các điều kiện và yêu cầu cuộc sống luôn thay đổi. Đặc biệt các thành tựu của cuộc cách mạng tin học đang làm cho các luồng tư tưởng, các sản phẩm văn hoá được truyền bá nhanh chóng và rộng khắp. Chính những nhân tố mới của thời đại đã tạo nên những mối quan hệ mới có ảnh hưởng đến các quan hệ truyền thống và các chuẩn mực tương đối ổn định. Tất cả những yếu tố mới ấy đã làm thay đổi tư duy, tác phong, lối sống của con người nói chung, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, trong đó có sinh viên, làm cho họ năng động hơn, nhạy cảm hơn, tăng khả namg nhận thức và cải tạo thế giới, thay đổi nhiều quan niệm sống của họ. Trước nhiều tác động mạnh mẽ của thời đại, nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố góp phần tích cực vào việc hình thành lối sống mới của con người Việt Nam hiện đại thì cũng có những mặt tiêu cực theo chiều hướng ngược lại. Vậy dựa vào đâu để con người có cơ sở sàng lọc những gì phù hợp, cần thiết cho sự phát triển riêng của dân tộc Việt Nam và loại bỏ những gì không phù hợp với quá trình xây dựng con người mới XHCN? Đó chính là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục. Không có cái mới chân chính nào được tạo ra ở bên ngoài nền móng đạo đức truyền thống của dân tộc. Giá trị đạo đức truyền thống giúp cho thanh niên, sinh viên có lòng tự hào dân tộc, có niềm tin, sức mạnh vượt qua khó khăn mới do thực tiễn cách mạng đặt ra. Sẽ không bao giờ có con người Việt Nam hiện đại, phát triển toàn diện nếu như mỗi chúng ta không biết, không thấm nhuần lịch sử hào hùng mà cha ông để lại, trong đó có các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Theo đó, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên sẽ tạo khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người mới, từ đó sẽ nung nấu trong lòng họ những hoài bão, khát vọng đấu tranh và xây dưng tổ quốc ngày càng giàu mạnh vì một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
Ngoài ra các giá trị đạo đức truyền thống cũng đóng vai trò là cơ sở để tổng kết, tìm ra những phẩm chất mới trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Chúng ta biết rằng, trong thời đại ngày nay, khi điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi đã làm cho nhiều giá trị truyền thống cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Thế nhưng trong tiến trình thay đổi đó, các giá trị đạo đức truyền thống đóng một vai trò vô cùng to lớn, bởi nó là cơ sở để từ đó con người tổng kết, tìm ra những phẩm chất mới.
Chương 2
Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay - Thực trạng và giải pháp
2.1. ảnh hưởng của giá trị đạo đức truyền thống tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Nghệ An hiện nay
Đặc điểm sinh viên Nghệ An:
Nghệ An là tỉnh Bắc Trung Bộ, nằm trong toạ độ từ 18°35’ đến 20°10’ vĩ độ Bắc, từ toạ độ 103°50’25” đến 105°40’30” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay và Hủaphăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.370km, đứng đầu cả nước. Địa hình Nghệ An dài và rộng, có cả miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển. Vì thế, người ta vẫn ví Nghệ An là một Việt Nam thu nhỏ.
Lịch sử đã chứng minh, Nghệ An là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, không chỉ nổi tiếng với truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước mà còn có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhưng nổi bật hơn cả vẫn là cốt cách, nếp sống riêng của con người xứ Nghệ. Đó là: lý tưởng trong tâm hồn, kiên trung trong bản chất, khắc khổ trong sinh hoạt và cứng cỏi trong giao lưu. Đặng Thai Mai từng viết: “Không có miền nào lại có bản ngã rõ rệt như vùng này. Con người ở đây, đối với tự nhiên, đối với cái đẹp của lý tưởng, tuy không bộc lộ một cách ồn ào hời hợt nhưng lại có phần suy nghĩ điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ cảm động thiết tha”. Chính từ những thăng trầm của lịch sử, từ sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khát vọng sống của những con người được coi là có “chí khí” đã tôi luyện thành một cốt cách riêng có của người Nghệ An. Từ đó hình thành nên một cộng đồng có những đặc điểm tâm lý và phong tục khác biệt. Sự khác biệt này được lưu giữ và in đậm trong cả một quá trình lịch sử lâu dài với tính đa dạng, phong phú của cái chung với cái riêng, của cái cũ và cái mới, của hoàn thiện với cái chưa hoàn thiện... Những tính cách riêng trên đã và đang được người Nghệ An, trong đó có sinh viên tỉnh nhà gìn giữ và phát huy.
Cùng với truyền thống văn hoá phong phú, đa dạng, người Nghệ An còn rất tự hào về truyền thống học hành, khoa bảng của mình. Trong lịch sử, Nghệ An đã sinh ra nhiều hiền tài góp phần làm rạng danh non sông, đất nước. Tiếp nối truyền thống hiếu học bao đời của con người xứ Nghệ, hiện tại, nền giáo dục Nghệ An đã và đang có những bước phát triển đáng kể, trong đó có giáo dục đại học. Số lượng các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh ngày càng tăng, số lượng sinh viên ngày càng lớn.Đây vừa là một thế mạnh, một lợi thế, đồng thời nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần phải quan tâm, trong đó có vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có :2 trường đại học, gồm: Đại học Vinh trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo và Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; có 6 trường Cao đẳng: Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng y tế, Cao đẳng văn hoá nghệ thuật và Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng kỹ thuật Việt Hàn, Cao đẳng dạy nghề Việt Đức với tổng số sinh viên lên đến trên 30 nghìn người.
Ngoài các trường đại học, cao đẳng, Nghệ An cũng có một hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp như: Trung cấp kinh tế – kỹ thuật Hồng Lam, Trung cấp kỹ thuật công nghệ (Sara), Trung cấp tư thục du lịch miền Trung.....
Đặc điểm nổi bật của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng Nghệ An là hầu hết đều xuất thân từ những vùng quê nghèo của cả nước, đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp tương lai, là lớp người năng động, sáng tạo, nhạy bén, có khát vọng vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, có ý chí tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, có ý thức tự trau dồi khiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn để lập thân, lập nghiệp. Đa số sinh viên là những người sống có lý tưởng, có ước mơ và hoài bão lớn. Họ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện ước mơ của mình. Phát huy truyền thống của quê hương Xô Viết anh hùng các thế hệ sinh viên Nghệ An đã và đang phát huy trí thông minh, sáng tạo, học tập và lao động cần cù, chịu khổ, luôn là lực lượng xung kích trong các phong trào của thanh niên tỉnh nhà. Tích cực tham gia vào các phong trào tình nguyện như: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tình nguyện về với đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và các tỉnh Bắc trung bộ. Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Nghệ An có lòng tự trọng và ý thức dân tộc sâu sắc, có ý chí, tự lực, tự cường, cầu thị tiến bộ, giàu mơ ước và hoài bão, nhạy cảm về tình hình chính trị, có nhu cầu lớn về học tập, lao động, việc làm và các sinh hoạt văn hóa, tinh thần.
Có thể khẳng định rằng ở Nghệ An đang hình thành một lớp sinh viên vững vàng về bản lĩnh chính trị, ý chí quyết đoán, biết kế thừa các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của quê hương, dân tộc để thành những con người mới phát triển toàn diện, là những chủ nhân không thể thiếu của tương lai đất nước.
2.1.1. Thực trạng lối sống của sinh viên Nghệ An hiện nay
Trong những năm qua, với sự quan tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, phong trào sinh viên ở Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, trong đó có sự chuyển biến về chính trị tư tưởng, lối sống.Trong Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009, Tỉnh đoàn Nghệ An đánh giá: đại bộ phận sinh viên trong toàn tỉnh đều có ý thức chính trị vững vàng, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có tinh thần cảnh giác cao trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Hình ảnh sinh viên ngày càng được khẳng định, được các cấp ngành trong tỉnh đánh giá tốt.
Trong 5 năm qua, cùng với cả nước, kinh tế Nghệ An liên tục có những bước tăng trưởng khá, tình hình chính trị ổn định, các hoạt động giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế được đẩy mạnh, truyền thống văn hoá được gìn giữ và phát huy một cách phù hợp với hoàn cảnh mới. Điều đó đã tạo nên môi trường học tập ngày càng tốt hơn cho sinh viên. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống, chuẩn bị tốt hành trang trước khi ra trường.
Nét nổi bật của sinh viên xứ Nghệ nhất là ý chí cần cù và đức tính hiếu học. Mảnh đất Nghệ An đã nghèo lại còn khắc nghiệt về tự nhiên, người Nghệ An, do vậy đã mang sẵn đức tính cần cù, vượt khó để tồn tại, phát triển và vươn lên để khẳng định mình. Tiếp nối truyền thống của cha ông, sinh viên xứ Nghệ dù ở giai đoạn nào cũng mang trong mình quyết tâm học để thoát nghèo. Họ xác định học tập là con đường tốt nhất để thay đổi cuộc sống bản thân và gia đình theo hướng tích cực hơn. Hầu hết sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học ở Nghệ An hiện nay có quyết tâm học tập cao, tinh thần tự học, tự nghiên cứu rất lớn, khả năng tự rèn luyện và vượt khó rất đáng ghi nhận.Theo thống kê của Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An, năm học 2008 -2009, số sinh viên đạt kết quả học tập và tốt nghiệp tương đối cao: Đại học Vinh có 43% sinh viên có học lực khá và giỏi, 20% đạt danh hiệu sinh viên ưu tú, sinh viên xuất sắc; Cao đẳng Sư phạm: có 37% sinh viên khá giỏi, Cao đẳng y: có 38% sinh viên có học lực khá giỏi. Với ý chí học tập và rèn luyện nghiêm túc ngay từ rất sớm nên sinh viên các trường ở Nghệ An có nhiều cơ hội tìm kiếm việc sau khi ra trường. Năm học 2007 – 2008, số sinh viên có việc làm sau khi tốt ngiệp tương đối cao so với các địa phương khác: Đại học Vinh có 64% , Đại học Sư phạm kỹ thuật có 53%, Cao đẳng Sư phạm có 57%, Cao đẳng y có 72%...
Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Nghệ An đang sống trong môi trường thông tin đa chiều, dưới áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế, họ nhận thức rõ hơn về tình hình, nhiệm vụ của quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay. Là lớp người nhạy bén trước những sự kiện trong nước và quốc tế nên tư tưởng đạo đức lối sống của họ cũng có những chuyển biến nhất định. Hầu hết sinh viên Nghệ An có thái độ và nhận thức chính trị đã và đang được nâng cao theo hướng tích cực. Số đông sinh viên mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tích cực trong các hoạt động chính trị xã hội, có tinh thần và nhiệt huyết tham gia các phong trào tình nguyện vì cộng đồng. Năm học 2008 -2009, số sinh viên được kết nạp Đảng trong các trường đại học, cao đẳng tăng so với các năm học trước (Đại học Vinh có: 75 sinh viên, Đại học Sư phạm kỹ thuật có 22 sinh viên, Cao đẳng Sư phạm có 37 sinh viên, Cao đẳng văn hoá nghệ thuật có 24 sinh viên). Điều này chứng tỏ ý thức học tập và rèn luyện của sinh viên toàn tỉnh ngày càng cao, ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp của họ ngày càng lớn.
Cùng với sinh viên ở các địa phương khác, sinh viên Nghệ An hiện nay rất quan tâm tới vấn đề việc làm trước khi ra trường, có nhu cầu được thể hiện mình, được đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của quê hương đất nước. Theo đó, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng của sinh viên cũng ngày càng nâng cao, điều này được thể hiện ở nhu cầu muốn có việc làm trong các cơ quan nhà nước của sinh viên Nghệ An tương đối cao. Theo kết quả điều tra tại một số trường cao đẳng, đại học ở Nghệ An khi tiến hành đề tài, cho thấy:
Có: 68% sinh viên muốn được làm việc trong các cơ quan nhà nước.
12% sinh viên muốn làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài
8% sinh viên muốn tự kinh doanh sau khi ra trường.
Đa số sinh viên Nghệ An có định hướng giá trị đúng đắn về cuộc sống, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Họ đã thể hiện rõ nét tính cách vốn có của con người xứ Nghệ: trân trọng sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, đề cao sự chân thành, tình yêu thương, sống đoàn kết và trách nhiệm. Mặc dù chịu sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, nhưng đa số sinh viên Nghệ An vẫn coi trọng, giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá nói chung, giá trị đạo đức truyền thống của quê hương, đất nước. Theo kết quả điều tra lấy ý kiến của sinh viên tại 3 trường: Đại học Vinh, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng văn hoá nghệ thuật về những giá trị và định hướng giá trị, cho thấy:
Bảng 2.1: Những giá trị và định hướng giá trị của sinh viên Nghệ An
Tỷ lệ % so với tổng số
TT
Giá trị xã hội
Rất quan trọng
Quan trọng
Tương đối quan trọng
Không quan trọng
Không quan tâm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Sống tự do
Sống có đạo đức
Có học vấn cao
Sống có niềm tin
Sống có lý tưởng
Sống có tình nghĩa
Sống có lòng tự trọng
Tinh thần tự lập
Sống đoàn kết
Cái đẹp và cái thiện
68
60
36
43
42
61
44
52
36
45
32
18
28
32
40
32
38
24
32
34
0
16
12
13
11
7
13
13
30
8
0
6
4
12
7
0
5
11
2
13
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Mặc dù phải sống trong điều kiện còn nhiều khó khăn, môi trường học tập không thuận lợi như các địa phương khác nhưng sinh viên Nghệ An vẫn nổ lực không ngừng để có được những thành tích đáng để tự hào. Cùng với thanh niên toàn tỉnh, họ đang viết tiếp lịch sử tự hào của tuổi trẻ Nghệ An bằng việc tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo, đến với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đến với những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Trong năm học 2008 -2009, đã có hơn 1000 lượt sinh viên trong toàn tỉnh tham gia hiến máu nhân đạo, trong đó, Đại học Vinh có gần 500 sinh viên, Đại học Sư phạm kỹ thuật có gần 100 sinh viên, Cao đẳng nghệ thuật có 120 sinh viên, Cao đẳng Sư phạm có gần 200 sinh viên tham gia.
Bên cạnh những biểu hiện tích cực cần được khẳng định, lối sống của sinh viên Nghệ An hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và lo ngại. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường cộng với sự quyết tâm rèn luyện của một bộ phận sinh viên chưa cao đã làm cho bức tranh về lối sống của sinh viên tỉnh Nghệ An vẫn còn mảng tối. Còn có một bộ phận sinh viên mơ hồ về lý tưởng cách mạng, chưa gắn bó với sinh hoạt tập thể, ngại tham gia hoạt động xã hội, ngại khó, sợ khổ. Tại trường Đại học Vinh và Cao đẳng Sư phạm, khi đặt câu hỏi: Bạn có nhu cầu tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng không? cho 100 sinh viên thì có đến 17% sinh viên trả lời không muốn tham gia hoặc không quan tâm, có 13% sinh viên chưa biết sẽ làm gì sau khi ra trường. Một bộ phận sinh viên tỉnh nhà cũng chưa xác định trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, đến trường là do bắt buộc từ phía gia đình nên ý chí không cao, chưa tích cực học tập rèn luyện. Còn có hiện tượng sinh viên thiếu trung thực trong các kỳ thi, kiểm tra, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp sau khi ra trường yếu, khả năng tự lập nghiệp, năng lực giao tiếp và tổ chức hoạt động còn hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn. Một số sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, hưởng thụ, đua đòi, xa hoa, chạy theo và tìm mọi cách để thoã mãn các nhu cầu vật chất, sống thiếu văn hoá. Vi phạm đạo đức truyền thống, thậm chí vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra đâu đó trong sinh viên các trường cao đẳng, đại học trong toàn tỉnh.
Bảng 2.2: Đánh giá về những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của sinh viên
(Khảo sát tại Đại học Vinh và Cao Đẳng Sư phạm)
Tỷ lệ % so với tổng số
TT
Biểu hiện tiêu cực trong lối sống
Kết quả
1
2
3
4
5
6
7
8
Đi học muộn hoặc bỏ học
Nghiện hút
Cờ bạc, riệu chè, cắm quán
Đua xe máy trái phép
Gian lận trong học hành thi cử
Có hành vi thiếu văn hoá
Thiếu tôn trọng thầy cô
Vi phạm pháp luật
11
0,3
23
8,7
14
21
9
32
Như vậy, hiện tượng tiêu cực trong lối sống của sinh viên Nghệ An vẫn còn. Đây cũng được xem là một trong những hậu quả từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam, trong đó có tỉnh Nghệ An đang xây dựng. Để xây dựng lối sống mới cho sinh viên, đòi hỏi cần nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong lối sống của sinh viên để từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của trên.
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Nghệ An hiện nay
* ảnh hưởng của phương thức sản xuất
Quan niệm duy vật về lịch sử khẳng định rằng: lối sống của con người là tổng hoà những kết quả hoạt động sống tương đối ổn định của họ trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định, nó chịu sự chi phối của phương thức sản xuất đang thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, chúng ta “không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra tồn tại thể xác của cá nhân”. Mà hơn thế, “nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [60, tr.30].
Suy cho cùng lối sống chịu sự quy định của phương thức sản xuất và các điều kiện sinh hoạt của con người. Mỗi khi phương thức sản xuất hay điều kiện sống thay đổi, lối sống của con người sớm hay muộn cũng thay đổi theo cũng thay đổi theo. Sự thay đổi này thể hiện rõ nét nhất khi đời sống vật chất của con người có những biến đổi lớn lao, làm thay đổi địa vị kinh tế của họ.
Sự quy định của phương thức sản xuất đối với lối sống phải thông qua hoạt động của chủ thể và mang dấu ấn về chủ thể. Lối sống là lối sống của con người. Do đó, không thể tách lối sống ra khỏi chủ thể hoạt động: con người và xã hội loài người.
Hoạt động của con người là đa dạng, nó không chỉ bó hẹp trong hoạt động sản xuất vật chất, cho dù đây là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất, mà nó còn bao hàm cả các hình thức hoạt động khác như: hoạt động văn hoá, hoạt động chính trị, hoạt động tôn giáo .....Và lối sống cũng được thể hiện trong các hình thức hoạt động đó.
Trong phương thức sản xuất (cơ sở khách quan xác định lối sống của con người), lực lượng sản xuất là nội dung, là yếu tố quyết định phương thức sản xuất. Nhưng tiêu chuẩn khách quan, cơ bản để phân biệt tính chất xã hội của một nền kinh tế, một hình thái kinh tế- xã hội – cái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, lại là quan hệ sản xuất. Trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định các quan hệ xã hội khác. C.Mác từng viết: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó dựng nên một kiểu kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” và “ mỗi khi cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến thúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [63, tr.14].
Lối sống không chỉ chịu sự quy định của quan hệ sản xuất mà còn của cả lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển là nguyên nhân sâu xa của việc tăng năng suất lao động, tăng tổng sản phẩm xã hội. Đây là điều kiện khách quan để tăng mức sống của người dân cũng như tăng khả năng tiêu dùng của họ. Lối sống nhìn từ góc độ kinh tế phải đảm bảo mức sống ổn định và không ngừng nâng cao, khả năng và mức độ tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Hốp xơ (1858- 1940), nhà kinh tế học người Anh rất quan tâm đến sự cần thiết phải “nâng cao khả năng tiêu dùng” cho người dân trong điều kiện sản xuất phát triển. M.N.Rútkêvich cũng rất có lý khi nhận định, không thể hiểu được lối sống của con người nếu không biết rằng họ sản xuất và tiêu dùng những gì và số lượng bao nhiêu, họ sống đói khổ hay ăn uống theo những định mức hợp lý, họ sống trong nhà ổ chuột hay trong những căn nhà đầy đủ tiện nghi, được cấp quần áo ra sao và với chất lượng nào, mù chữ hay được học tối thiểu, có các phương tiện giao thông hay không và các phương tiện nào...
Chính từ đây, mức sống và thu nhập, khả năng tiêu dùng.....đã ảnh hưởng đến lối sống của các thành viên trong một xã hội, trong một phương thức sản xuất nhất định, đặc biệt là đã chỉ ra sự khác biệt về lối sống giữa các giai cấp khác nhau. CMác từng viết: Hàng triệu gia đình sống trong những điều kiện kinh tế khác biệt và đối lập kình địch giữa lối sống, quyền lợi và giáo dục của họ với lối sống, quyền lợi và giáo dục của các giai cấp khác.
* ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường
Về mặt nhận thức, kinh tế thị trường là thành tựu của nền văn minh nhân loại, là trình độ cao của kinh tế hàng hoá. Trong đó, toàn bộ hay đa phần đầu vào hay đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường – nơi diễn ra quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của thị trường (là cơ chế vận hành của nền kinh tế chịu tác động của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự biến động của giá cả thị trường), lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm cơ sở.
ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 –1986), trên cơ sở đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội, đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đưa ra luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001), lần đầu tiên Đảng ta đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể coi đây là mô hình mới của chủ nghĩa xã hội, là bước đột phá trong tư duy lý lận của cách mạng Việt Nam. Có thể hiểu bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường, nó vừa đảm bảo yêu cầu hiện đại và hội nhập, đồng thời phải phù hợp với những yêu cầu đặc thù của Việt Nam, đây là nền kinh tế vừa tuân theo những quy luật của thị trường, đồng thời lại dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi những nguyên tắc mang bản chất của chủ nghĩa xã hội nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương đúng đắn của Đảng ta nhằm khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế cũ, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân cách và lối sống phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Nghệ An trong hơn mười năm qua là tất yếu khách quan, nó phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của tỉnh. Nhờ phát triển kinh tế thị trường mà trong những năm qua, nền kinh tế Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực: các tiềm năng kinh tế (tài nguyên, vốn, nguồn lực con người, khoa học công nghệ..) được giải phóng; nền sản xuất từng bước đa dạng và năng động hóa, tạo điều kiện cho quá trình dân chủ hoá các thành phần kinh tế, thúc đẩy nhanh và có hiệu quả tiến trình hợp tác kinh tế với các tỉnh thành khác trong cả nước; hình thành thói quen suy nghĩ về tính hiệu quả thiết thực không chỉ trong sản xuất kinh tế mà cả trong các hoạt động vật chất khác.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nói trên còn có không ít những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với việc xây dựng lối sống mới cho người dân Nghệ An nói chung và tầng lớp sinh viên, học sinh nói riêng. Hội nghị lần thứ năm Ban thường vụ Tỉnh uỷ khoá X đã nhận định: “ Cơ chế thị trường và sự hội nhập, bên cạnh những tác động to lớn cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó, ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân”.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, các hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Biểu hiện của hiện tượng này là lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, cá nhân vị kỷ. Tình trạng một bộ phận sinh viên xem thường luân lý và các giá trị tinh thần, giá trị nhân văn, đề cao lợi ích vật chất, nghèo nàn về cảm xúc, bàng quan với cuộc sống cộng đồng đang ngày càng trở nên phổ biến. Còn nhiều sinh quá sùng bái vật chất dẫn tới kiếm tiền bằng mọi cách bất chấp dư luận, chuẩn mực đạo đức, kể cả pháp luật. Nhấn mạnh thực trạng này, có tác giả nhận định: “ những biểu hiện của lối sống không lành mạnh, thoái hóa về đạo đức xã hội chưa được đấu tranh quyết liệt nên có xu hướng gia tăng” [84, tr.85-86].
Những biểu hiện tiêu cực trên đang từng ngày, từng giờ tác động đến lối sống cũng như những chuyển biến trong lối sống cho sinh viên Nghệ An hiện nay.
* ảnh hưởng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển nền đại công nghiệp với việc sản xuất bằng máy móc trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc