Trong đêm giao thừa, mọi nhà làm cỗ, đốt đèn, thắp hương, làm lễ đưa Têvôđa năm cũ và rước Têvôđa năm mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ, họ tin rằng, Têvôđa là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chăm lo cho dân chúng trong một năm. Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Đây cũng chính là đêm “lễ đi tu” (Bôn Bâm Bous) của các chàng trai. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5218 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị văn hoá củ người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ghe, thuyền để đi lại thường xuyên bởi do họ sống trong môi trường chằng chịt sông, kênh, rạch. Ghe, thuyền của người Khmer có rất nhiều loại như xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền tắc rán hoặc thuyền đuôi tôm chạy bằng máy và đặc biệt là chiếc nghe Ngo. Ghe Ngo, hay còn được đồng bào Khmer gọi là Tuộc mua, là loại ghe làm từ thân cây gỗ sao nguyên vẹn. Người ta phải lựa cây có bề hoành đúng kích cỡ với chiếc ghe mà họ định tạo hình. Sau đó là đến công đoạn làm ghe. Bắt đầu là việc khoét ruột cây tạo ra nên hình vóc thô của ghe. Xong, người ta bào gọi, tỉa tót lại và dùng giấy nhám đánh cho mặt gỗ thật trơn tru và bóng để chuyển sang công đoạn phết sơn. Chiếc ghe Ngo sẽ không bắt mắt nếu thiếu khâu trang trí mỹ thuật. Người ta thường vẽ hình đầu rồng ở mũi ghe và đuôi phụng ở phần lái tuy nhiên cũng có nơi người ta thích vẽ hình ó biển, voi, sư tử, hồ ly, quỷ, hổ, báo, gấu, cá sấu, trang trí thêm sóng nước. Mái chèo cũng được sơn phết cùng màu với màu ghe. Về hình dáng, ghe Ngo có hình dáng như con thoi, đầu và đuôi cong lên và chồm về phía trước để giảm lực cản của nước. Ghe không có mui, dài từ 20 đến 24 mét có khoảng 2 đến 24 khoang, mỗi ghe chứa từ 43 đến 52 quân chèo ngồi. Hiện nay, chiếc ghe Ngo có phần tương đối nhỏ và ngắn hơn so với trước với sức chứa khoảng hơn 20 quân chèo. Ghe Ngo chỉ được sử dụng trong cuộc đua ghe vào dịp lễ chào mặt trăng Ok Om Bok diễn ra vào tháng 10 âm lịch, còn ngày thường thì được gửi bảo quản trong chùa ở môt nơi gọi là “Rông tuk” có mái ngói cao ráo thoáng mát, không có vách tường bao bọc và được cư dân trong các phum, sóc coi như vật thiên. Nhưng hiện nay, ở Trà Vinh, ngoài khuôn viên chùa ra, các phòng Văn hóa thông tin thể thao huyện còn để ghe Ngo ở cơ sở văn hóa của huyện.
Đời sống tinh thần
Hoạt động văn nghệ
Người Khmer có một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng về truyện cổ như truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười. Họ còn có cả một nền sân khấu truyền thống đậm đà tính dân tộc như sân khấu Rồ Băm (múa mặt nạ) với xuất xứ từ cung đình nhưng sau nhiều thế kỷ đã hoà nhập vào các phum, sóc của cộng đồng với mặt nạ các thần như: Chim thần Krut, thần khỉ Hanuman, thần chằn Krong Riep, thần rắn Naga,… Sân khấu Dù Kê (kịch hát) ra đời trong dân gian từ đầu thế kỷ 20, phát triển rực rỡ nhất từ sau giải phóng và bên cạnh đó là một nền âm nhạc đặc sắc vừa có nguồn gốc Nam Á (Ấn Độ), vừa có nguồn gốc Đông Nam Á. Các nhạc cụ của người Khmer rất phong phú và đa dạng, được chia làm hai loại: dàn nhạc dân gian (nhạc dây) và dàn nhạc lễ (nhạc ngũ âm). Dàn nhạc ngũ âm độc đáo, là linh hồn của âm nhạc Khmer. Dàn ngũ âm không thể thiếu được trong những đêm hội dân gian, dàn nhạc hoàn chỉnh thường cần 9 người chơi để tạo ra dòng âm thanh đặc trưng của dân tộc Khmer Nam Bộ, gồm những nhạc cụ được chế tác bằng 5 chất liệu khác nhau: bộ đàn Rô-net-dek (sắt), đôi chũm choẹ Chhưng (đồng), đàn Rô-net-thun (gỗ), bộ trống Skô-som-phô (da) và kèn Srôlây (hơi).
Đồng bào Khmer rất thich và rất xem trọng ca hát. Học có cả hệ thống những bài hát dân gian được phân chia cụ thể dành riêng cho từng dịp lễ, hội. Chẳng hạn như trong lễ cưới, các bài hát vừa diễn tả vừa ca ngợi tình cảm con người trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân tốt đẹp là kết quả của tình yêu đôi lứa. Chúng được hát tuần tự trong từng phần nghi thức của buổi lễ, ví dụ như lúc nhà trai tìm cớ xin vào nhà, họ bắt đầu múa và hát lời xa, gần, nào là chuyện xin đất làm nhà, nào là chuyện xin múc nước giếng,… Sau đó, tuần tự các bài hát khác cũng được hát suốt lễ cưới như bài: “Cắt tóc”, “Lễ cột tay” rồi đến “Tiễn khách ra về”. Và như trong làn điệu dân ca có xướng xô và nhịp điệu gắn bó với động tác chèo ghe trong lễ hội đua ghe Ngo hằng năm của người Khmer.
Lễ - hội
Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông nên những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền.
Tết Chol Chnam Thmay
Có dịp đến Trà Vinh vào những ngày trung tuần tháng tư, bạn sẽ cảm thấy rạo rực, phấn chấn trước không khí nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer.
Chol Chnam Thmay còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”, là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Trà Vinh. Đây là dịp người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón một năm mới sẽ bắt đầu với mùa mưa dài. Tại Thái Lan, Lào, Myanmar, Sri Lanka và một số dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng ăn mừng tết vào những ngày này cho dù với tên gọi khác nhau…Giống như Tết cổ truyền của Việt nam được tính theo âm lịch, tết Khmer cũng tính theo một loại lịch mặt trăng riêng của họ, diễn ra vào tháng Chét và kéo dài chính thức trong 3 ngày, theo lịch dương thì thường là vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 (nếu năm nhuận sẽ có thêm ngày 13 tháng 4). Tính theo âm lịch sẽ vào ngày 21, 22, 23 tháng 3 (năm nhuận thì có thêm ngày 20 tháng 3). Từ xưa, nghi lễ quan trọng nhất trong ngày Tết là “đắp núi cát” và “tắm Phật“. Trong 3 ngày Tết, không khí tại các chùa và các phum sóc Khmer gần như náo nhiệt suốt ngày đêm.
Để chuẩn bị Tết, gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... tất cả đều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ.
Trong đêm giao thừa, mọi nhà làm cỗ, đốt đèn, thắp hương, làm lễ đưa Têvôđa năm cũ và rước Têvôđa năm mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ, họ tin rằng, Têvôđa là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chăm lo cho dân chúng trong một năm. Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Đây cũng chính là đêm “lễ đi tu” (Bôn Bâm Bous) của các chàng trai. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.
àNgày đầu tiên được gọi là Moha Sangkran hoặc Chol Sangkran Thmay (do cái tên này mà tại Thái Lan và Lào tết được gọi là Sangkran). Vào ngày này, tất cả rửa mặt với chậu nước thánh vào buổi sáng, rửa thân mình vào buổi trưa và rửa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để cầu mong may mắn. Sau khi tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, người ta mang lễ vật, chọn một giờ tốt (thường là lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều hay 12 giờ khuya, tùy theo năm) để mang nhang đèn vào chùa làm lễ rước lịch Moha Sangkran. Theo sự điều khiển của một vị Acha, mọi người đứng xếp hàng và cùng với Moha Sangkran được đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng. Đây vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới…Ban đêm, những người lớn tuổi tụ họp trong giảng đường nghe sư thuyết pháp, còn thanh niên nam nữ thì tham gia các trò chơi dân gian, hát Dù Kê, Rồ Băm, múa Lăm Vông... tại sân chùa.
àNgày thứ hai được gọi là ngày Wanabat hoặc Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày). Sáng sớm và trưa, người ta dâng cơm cho các vị sư (việc này gọi là Ween Chong Ham). Theo tục lệ nhà chùa, vào ngày sóc, vọng, ngày tết, lễ... các tín đồ đi chùa lạy Phật và góp phần nuôi sư sãi bằng cách mang cơm và thức ăn mời các nhà sư. Trước khi thọ bát, các sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa, đồng thời làm động tác ban thức ăn cho những oan hồn uổng tử. Sau khi ăn, các sư lại tụng kinh chúc phúc để tạ ơn những thí chủ đã có lòng từ thiện dâng cơm.
Buổi chiều, người ta tiến hành “lễ đắp núi cát” được gọi là Anisong Puôn Phnom Khsach, tức là phúc duyên đắp núi cát. Đây là một tập tục lưu truyền theo sự tích về một người làm nghề săn bắn từ lúc trẻ đến già đã giết rất nhiều muông thú. Về già, ông luôn ám ảnh bởi những loài thú mà ông đã săn bắn, chúng lúc nào cũng đòi mạng ông. Sau đấy, ông được sư sãi hướng dẫn cách đắp núi cát để tích phước. Ông bảo các muông thú nếu muốn đòi nợ ông thì hãy đem đi hết những hạt cát mà ông đã đắp. Nhưng muông thú bất lực, đành kéo nhau đi. Từ đó, ông thợ săn già cố gắng tích đức cho đến một ngày ông về với cõi Phật.
Để đắp núi cát, người ta dùng cát sạch đổ thành đống bên ngoài hành lang trước sân chùa. Theo sự hướng dẫn của các vị Acha, người ta lấy cát đắp 9 ngọn núi nhỏ gồm 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Ngọn chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất, còn lại tượng trưng cho bốn phương, tám hướng của vũ trụ. Đắp núi xong, người ta dùng tre (hoặc vật liệu khác) rào quanh 9 ngọn núi này. Tiếp theo là đến phần lễ quy y cho núi, đến ngày hôm sau thì làm lễ xuất thể. Tất cả các nghi lễ này đến ngày nay được gìn giữ. Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một cao vời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.
àNgày thứ ba được gọi là Tngai Laeung Saka hoặc Lơm Săk hay còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào ngày này, các phật tử Khmer mang thức ăn và hoa quả đến chùa từ tinh mơ để dâng cơm cho các vị sư. Sau khi thọ thực xong, các nghi lễ tắm Phật chính thức bắt đầu: Trước tiên, các nhà sư dùng nước tinh khiết có ướp hương thơm ngát. Họ dùng những cành hoa để vẫy những giọt nước hoa lên tượng Phật. Trong làn khói hương nghi ngút, người Khmer thành tâm khấn nguyện cầu mong Phật Trời gia hộ cho dân làng được dồi dào sức khoẻ, ruộng rẫy tốt tươi và trúng mùa. Họ cũng cầu chư Thiên hộ trì cho phum, sóc an lành, mọi người tai qua nạn khỏi và đạt thành những điều ước nguyện. Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Kế đến là lễ Kha Ma Tôs, tương tự như lế sám hối của người Việt. Sau đó mọi người theo các vị sư đến các tháp đựng hài cốt và các nghĩa trang để làm lễ Bâng Skâu (cầu siêu). Tất cả mọi người dưới sự hướng dẫn của vị Achar sẽ thành tâm cầu nguyện cho các vong linh những người thân của mình được siêu thoát.
Cuối cùng, sau nghi lễ tắm Phật tại nhà. Tất cả con cháu trong gia đình trải chiếu hoa, mời ông bà, cha mẹ ngồi vào để nhận lời xin tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm mà họ đã vấp phải trong suốt năm qua, cũng như nhận hứa thành tâm sửa đổi. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, ước mong năm mới cả nhà sẽ luôn gặp được nhiều điều may mắn, vui vẻ, bình an và hạnh phúc, con cháu sẽ dùng nước hoa thơm tắm cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục và sẽ nhận được những lời chúc và khuyên bảo từ các thế hệ trước với tình thương yêu sâu sắc.
Trong ba ngày Tết, cũng giống như tục lệ của người Việt, người Kh’mer đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Hàng quán bày các nơi trong khuôn viên chùa, là dịp để đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ giới thiệu với các bạn phương xa nền văn hóa ẩm thực độc đáo của họ. Ngoài bún nước lèo nức tiếng gần xa, còn có bánh ống được làm bằng khoai mì mài vắt ráo nước, gạo vo rút nước phơi ráo xay khô đâm nhuyễn, dừa rám nạo rồi bằm, tất cả trộn đường cát. Cho hỗn hợp này hấp chín trong hai (hoặc bốn) chiếc ống tre cách thủy trên miệng nồi đất. Bánh chín, tròn dài nổi bật trên nền lá chuối xanh tươi. Cắn nhẹ, cảm giác bánh xốp như bánh bò bông tan dần trên mặt lưỡi. Nhưng bánh dùng để cúng trong chùa của đồng bào dân tộc Khmer độc đáo hơn là bánh gừng mà họ gọi là Num Kh’nhây. Ngoài ra, để cúng chùa, người ta chuẩn bị các loại bánh mứt khác cùng đồ ăn thức uống các loại khá chu đáo, nhưng nhất thiết phải có 5 loại bánh: Nùm chruốt (bánh tét nhân mỡ), Nùm chết (bánh dừa nhân chuối), Nùm tiên (bánh ít), Nùm niềng nóc và Nùm bóc cháp (bánh bột nhân dừa). Cùng với hương đăng hoa quả, họ mang tất cả vào chùa cúng bái với mong ước mưa thuận gió hòa, gia đình an khang hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới nên người. Buổi tối, người ta thường tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. Trong những ngày lễ tết, những người trẻ tuổi tập trung tham gia các chò chơi truyền thống như Chaol Chhoung (ném bóng) và Bas Angkunh (gieo hạt). Bên đội chơi thường được chia ra bên nam và bên nữ để tranh tài, đội này ném cái khăn cuộn tròn sang đội kia, vừa ném vừa hát tạo ra không khí sôi nổi, hào hứng. Bên nào ném chính xác hơn sẽ giành phần thắng. Giải thưởng đôi khi chỉ là các vật bình thường nhưng mang lại không khí vô cùng vui vẻ. Còn không thì họ tham gia chơi kéo co, đấu vật, chạy đua, bịt mắt bắt dê hoặc múa Lăm Vông, múa trống, hát Aday, diễn Rồ Băm, hát Dù Kê... Không khí lúc nào cũng vui vẻ. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật.
Lễ Dolta
Hằng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch (Khmer gọi là tháng Photrobot), đồng bào Khmer lại tổ chức mừng lễ hội Sen Đolta, còn gọi là tết Sen Dolta, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc an vui. Không tưng bừng, náo nức như lễ vào năm mới Chol Chnăm Thmây, cũng không nhộn nhịp như ngày hội Ook Om Bok, lễ Sen Đolta thâm trầm hơn, mang đậm những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng văn hoá của người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và của người Khmer Nam Bộ nói chung. Và hơn thế nữa, lễ hội thể hiện được truyền thống đạo lý “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc. Bên cạnh đó, qua nội dung của lễ hội đã giúp cho gia đình sum họp, đầm ấm; thắt chặt tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong phum sóc. Vật Sen Dolta tượng trưng không thể thiếu được là bánh tét (đồng bào gọi là Nùm Chruôt) nhằm tượng trưng cho ý nghĩa đó.
“Sen Dolta” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “cúng ông bà”, do đó lễ hội Sen Dolta bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, đồng bào Khmer cho rằng ngoài thế giới hiện hữu còn có thế giới hồn linh; con người chỉ chết đi về thể xác, còn linh hồn thì vẫn tồn tại ở cõi vĩnh hằng. Xuất phát từ đó, hình thức “Sen” (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống đối với người đã chết. Việc “Sen” chủ yếu nhằm vào 2 đối tượng là hồn linh những người đã chết có quan hệ huyết thống với mình và những người có công tạo lập, bảo vệ cộng đồng dân tộc.
àNguồn gốc Lễ Sen Dolta:
Truyền thống lễ Sene Dolta của người Khmer ở Nam bộ đã có từ thời xa xưa, trước khi đạo Phật truyền vào xã hội người Khmer. Những truyền thuyết về nguồn gốc của lễ Sen Dolta được nói đến như sau:
Người Khmer ở Nam bộ thường làm nghề nông, trồng lúa nước. Nghề trồng lúa nước bắt đầu khoảng tháng 4 Âm lịch là gieo mạ, tháng 6-7 đầu tháng 8 là nhổ mạ cấy lúa. Đến đây mùa cấy đã sắp xong và mùa này cũng là mùa mưa, nước lũ lại đến. Sau mùa mưa rảnh rỗi, những người nam nữ con cháu thường hay chống xuồng chèo ghe tìm đến để thăm hỏi ông bà cha mẹ già yếu cộng thêm giữa mùa thiếu hụt và mùa mưa lũ lụt này, có người phải chống xuồng chèo ghe đi xa mới tới được nơi ở của ông bà cha mẹ, nên phải mang theo cơm khô, gạo, trái cây, vật thực... để vừa dâng biếu cho ông bà cha mẹ vừa là cho mình ăn theo dọc đường đi. Có người thì tìm gặp được ông bà cha mẹ, người thì không gặp vì qua mùa nước lũ lụt, tuổi già sức yếu, đã qua đời mà con cháu lo làm lụng không luôn đến thăm hỏi nên không hay biết... Dần dần những người cùng đi, họ hẹn hò gặp nhau ở một chỗ nào đó để làm lễ nhớ ơn chẳng hạn, hoặc cùng chia buồn với bạn bè là người tìm không gặp ông bà cha mẹ... Sau khi có chùa chiền Phật giáo thì họ hẹn hò nhau tụ hội về chùa. Vậy là họ đã qui định với nhau rằng làm lễ Sen Dolta từ ngày 16 cho đến 30 tháng Bhaddapada.
Lâu dần Lễ Sen Dolta được đồng bào Khmer Nam bộ gọi đây là Lễ ông bà.
Đến khi đạo Phật xâm nhập vào đời sống dân cư của đồng bào Khmer Nam bộ, thì cũng có những quan niệm Lễ Sen Dolta bắt nguồn từ sự tích rút ra từ kinh điển Phật giáo. Sự tích kể rằng, một hôm, vào lúc đêm khuya canh vắng, tại hoàng cung của Vua Ping-pis-sara, bỗng vang dội tiếng gào thét, khóc lóc thảm thiết, kèm theo là tiếng van xin: “Hãy cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi uống với, vì chúng tôi đang đói lắm!”. Nhà vua bèn truyền lệnh triệu tập các nhà tiên tri đến hỏi, các nhà này cho rằng : "Đây là các ma quỉ chết oan, chết ức, không cha mẹ, không nhà cửa anh em, nay họ đến xin ăn uống. Nếu Hoàng Thượng không lo cúng tế e sợ có chuyện bắt 100 người nam, 100 người nữ và 100 con vật để làm lễ cúng tế. Nghe tin đó, bà hoàng hậu can gián : "Nếu Hoàng Thượng làm như vậy, 200 người này bị chết oan ức, những người thân của họ càng phẫn uất, vậy nó sẽ càng có hại cho mình và vương quốc. Quốc Vương nghe vậy, mới ngự giá tìm đến chùa thỉnh ý Phật Thích Ca. Phật bảo rằng: “Đó là những đầu bếp (do gian lận ăn cắp cơm gạo, thức ăn trong các lễ cúng dường ở thời Quốc Vương Mahinta – cách nay đã 92 kiếp) khi chết đi thành quỷ ở cõi âm và bị phạt phải nhịn ăn, nhịn uống đến nay là 92 kiếp – nay biết Ngài (tức Quốc Vương Ping-pis-sara) là chủ của họ hồi tiền kiếp nên họ mới đến đòi ăn. Vậy Ngài nên cúng dường, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến bọn quỷ đó. Nhưng ma quỉ chúng ta không thể cho vật thực, đồ ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng vật thực đồ ăn đến các vị có giới đức rồi nhờ các vị có giới đức ấy tụng kinh hồi hướng thì các ma quỉ thuộc ân nhân đã quá cố mới thọ hưởng được do phép hồi hướng đó.”
Nhà vua vâng lời Đức Phật, bọn quỷ được ăn uống no nê. Ma quỉ được hưởng đầy đủ vật thực nên đêm thứ nhất không có nghe tiếng rên khóc. Qua đêm thứ hai nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp. Sáng sớm hôm sau, nhà vua đến chùa chỗ Đức Phật ngự, bạch với Đức Phật. Đức Phật dạy tiếp rằng : "Đêm trước ma quỉ được ăn no đầy đủ nên không rên la. Đêm sau lại rên la tiếp là vì chỉ ăn uống đầy đủ mà chưa có đồ mặc nên lại rên la tiếp vì bị rét lạnh". Nhà vua nghe xong, về cho người chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng đến chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng tiếp. Nhà vua không còn nghe tiếng rên than của ma quỉ nữa.
Từ đó về sau mỗi năm cứ đến mùa là nhà vua lại cho thỉnh mời chư tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỉ và những người đã quá cố. Từ sự tích trong Kinh điển Phật giáo trên, nên người dân tộc Khmer Nam bộ tổ chức Lễ Sen Dolta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo nhằm nhờ sư sãi tụng kinh cầu phước cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố được mau chóng đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.
Nghi lễ vu lan, báo hiếu của Lễ Sen Dolta
Lễ hội Sen Dolta thường diễn ra dưới 2 dạng hình thức đó là Sen Dolta tổ chức tại nhà và Phchumbinh (có nghĩa là hội cơm nắm, cơm vắt) tổ chức tại chùa. Sen Dolta mang màu sắc tín ngưỡng dân gian, còn Phchumbinh mang màu sắc tôn giáo và là cách gọi chung của 3 lễ tiết được cử hành tại chùa trong thời gian diễn ra lễ hội. Ngày nay, giữa hai dạng thức Sen Dolta và Phchumbinh đã có sự kết hợp hài hoà, tế nhị, sâu sắc và rất thú vị mà thường được gọi chung là lễ Sen Dolta.
Lễ Sen Dolta kéo dài từ ngày 16 đến 30/8 âm lịch hằng năm, với 04 lễ thức chính tại chùa và tại mỗi nhà người dân tộc Khmer Nam Bộ, đó là:
-Lễ đặt cơm vắt (Banh Canh Banh)
-Lễ cúng ông bà (Banh Sen Dolta)
-Lễ hội (Banh Phchum Banh)
-Lễ tiễn ông bà (Banh Chuônh Dolta)
* Nghi thức Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh):
Được tổ chức tại Chùa dân tộc, từ 16 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Các vị Acha phân công cho từng nhà, hoặc từng tổ (vênh) thay phiên nhau đem gạo nếp, thực phẩm, nhang đèn, tiền bạc… về Chùa để tổ chức nấu nướng và cúng liên tục thời gian 15 ngày. Mỗi ngày nấu nhiều mâm cơm, đặc biệt có một mâm cơm được vắt cơm thành từng viên tròn bằng trái cam – người Khmer gọi là bai banh.
Theo các vị chức sắc ở phum sóc thì: Từ này bắt nguồn từ phạm ngữ Banh-đa có nghĩa là phầm cơm dâng cúng cho người đã chết. Cơm vắt (bai banh) được đặt trong mâm cùng với bánh trái, thức ăn, thức uống đem lên nhà hội (sa la) cúng Tam Bảo, có sự chứng kiến, tụng kinh nhằm cầu phước của sư sãi cho linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố. Sau đó đem cơm vắt ra ngoài cúng cho ma quỷ. Lễ đặt cơm vắt được cúng liên tục tại chùa trong 15 ngày như thế.
* Nghi thức Lễ cúng Ông Bà (Banh Sen Dolta) :
Được tổ chức vào ngày cuối của thời gian Lễ đặt cơm vắt (ngày 30/8 Âm lịch) và vào chiều cùng ngày, sau khi cúng trên Chùa xong, được tổ chức tại mỗi gia đình người dân tộc Khmer Nam bộ. Trước đó, từng nhà dọn dẹp, trang hoàng sạch sẽ và ngày cúng Ông Bà được mỗi gia đình sắm sửa một mâm cơm thịnh soạn, có hoa quả, nhang đèn… rồi mời họ hàng và gia đình sum họp đầy đủ cùng nhau cúng vái.
Thường là khấn vái, mời linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố về ăn uống. Người chủ hộ khấn vái ba lần, mỗi lần rót trà, rượu và gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén… Tiếp đó là đem ra sân để cạnh hàng rào nơi sạch sẽ, đốt nhang mời ma quỷ đã dẫn dắt ông bà họ về cùng ăn. Vì theo người dân tộc, những linh hồn ma quỷ ấy không dám lên ăn chung mâm với ông bà nên phải đem ra ngoài cho ăn riêng.
Họ khấn vái, mời ông bà, dòng họ quá cố và ma quỷ ở lại ăn uống, vui chơi trong ngày lễ. Sau đó, gia đình, họ tộc, bạn bè (có nhà mời bạn bè là người Kinh láng giềng) cùng nhau ăn nhậu mừng đón Lễ.
* Lễ tiễn đưa Ông Bà (Banh chuônh Dolta):
Được tổ chức vào 3 ngày sau, tức qua mùng 3/9 âm lịch tại mỗi gia đình. Mỗi gia đình đều làm một chiếc thuyền bằng bẹ chuối – dài từ 5 đến 7 tấc, trang trí cờ phướn màu sắc rực rỡ. Sau khi nấu mâm cơm thịnh soạn, họ bới 4 chén cơm gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén rồi khấn vái và mang ra đặt trên thuyền, cùng với lúa, gạo, muối, đậu, bánh trái… người chủ gia đình đem thả trên sông hoặc kênh rạch, mé ruộng gần nhà, nhằm đưa tiễn ông bà và ma quỷ cùng trở về âm phủ. Sau đó, tập trung về nhà cùng quây quần ăn uống vui chơi với gia đình, họ hàng, bè bạn. Đến đây, coi như lễ Sen Dolta đã chấm dứt .
Ngày nay, đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức lễ Sen Dolta chỉ trong ba ngày. Trong ba ngày lễ Sen Dolta diễn ra có nhiều họat động tín ngưỡng, tôn giáo và các họat động khác biểu hiện phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào Khmer Nam bộ, đó là:
àNgày Cúng tiếp đón:Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, dọn mâm cơm ngon cùng bánh trái, rượu trà và để bốn chén cơm với bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ, mời họ hàng thân tộc trong phum sóc đến thắp nhang đèn cúng kiến. Quanh mâm cơm, đàn bà ngồi xếp chân sang một bên, đàn ông ngồi chồm hổm, cùng chắp tay lạy và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn những người thân quá cô. Sau ba lần rót rượu và trà khấn vái, gia chủ gắp thức ăn mỗi món một ít, rót một chút rượu và trà cúng lên bốn chén cơm, xong đem đi đổ ở bốn góc rào chung quanh nhà, mỗi nơi cắm một nén nhang mời linh hồn ông bà về dự cùng con cháu. Buổi chiều, mọi người trong nhà ăn mặc tươm tất, dọn mâm cơm mới cúng ông bà, đủ ba lần rót rượu và trà khấn vái, chủ nhà mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Buổi tối, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn những người quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu đến cúng. Các trò chơi dân gian, văn nghệ và thể thao được tổ chức tại sân chùa, thu hút đông đảo bà con trong phum sóc đến vui chơi trong các ngày lễ Sen Dolta.
àNgày Cúng chính: Đồng bào Khmer quan niệm, linh hồn ông bà mình đã ở chùa từ tối hôm qua, đến trưa ngày hôm sau thì mọi nhà chuẩn bị mâm cơm ngon cùng bánh trái mang vào chùa tổ chức lễ cúng chính, mọi người tham dự mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum sóc. Sau khi các vị sư độ cơm xong, bà con phật tử trong phum sóc cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu. Cúng xong, họ hàng thân tộc cùng bà con láng giềng trong phum sóc mời nhau ăn uống từ nhà này đến nhà khác, họ cùng nhau vui chơi múa hát theo điệu nhạc và tiếng trống cho đến đêm tối.
àNgày Cúng tiễn: Mỗi nhà làm một mâm cơm ngon, đặt bốn chén cơm với bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ, mời vài vị sư sãi cùng họ h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tieu_luan_giua_khoa_hoan_chinh3_457.doc