Luận văn Giải pháp cải tiến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I. LÝ LUẬN VỀ VIỆC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI

I. Tổng quan về NHTM

1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.1. Khái niệm của NHTM

1.2. Vai trò của NHTM

1.2.1. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

1.2.2. NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường

1.2.3. NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế

1.2.4. NHTM là cầu nối kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới

2. Chức năng của NHTM

2.1. Chức năng trung gian tài chính

2.2. Chức năng trung gian thanh toán

2.3. Chức năng tạo tiền

II. Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM

1. Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường

1.1. Nghiệp vụ bên nợ của NHTM

1.2. Nghiệp vụ bên có của NHTM

1.2.1. Nghiệp vụ tín dụng

1.2.2. Nghiệp vụ đầu tư tài chính

1.2.3. Nghiệp vụ ngân quỹ

1.2.4. Nghiệp vụ tài sản có khác

1.3. Các nghiệp vụ khác

2. Cơ cấu nguồn vốn của NHTM

2.1. Vốn tự có

2.2. Vốn huy động

2.3. Vốn đi vay

2.4. Vốn khác

3. Vai trò của nguồn vốn huy động

3.1. Vai trò của nguồn vốn huy động trong nền kinh tế thị trường

3.2. Vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM

III. Các hình thức huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

1. Nguồn vốn tiền gửi và các loại tiền gửi cơ bản

2. Các loại tài khoản tiền gửi tại NHTM

2.1. Tiền gửi không kỳ hạn

2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

2.3. Tài khoản tiết kiệm

3. Các hình thức huy động vốn chính tại NHTM Việt Nam

3.1. Huy động qua tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

3.2. Huy động qua tài khoản tiền gửi có kỳ hạn

3.3. Huy động qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm

3.4. Huy động vốn từ tổ chức tài chính khác

3.5. Hình thức huy động vốn khác

4. Quy chế về chế độ mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và các TCTD

Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

I. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh và kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh

1. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2003

ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

3. Khái quát két quả hoạt động của ngân hàng

3.1. Nghiệp vụ huy động vốn

3.2. Công tác sử dụng vốn

3.3. Công tác ngân quỹ

3.4. Kết quả kinh doanh

II. Thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

1. Tiền gửi tiết kiệm

2. Huy động bằng kỳ phiếu

3. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

III. Đánh giá thực trạng mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

1. Những mặt đạt được

2. Những tồn tại trong quá trình huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

3. Những nhược điểm trong việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi trong công tác huy động vốn

3.1. Huy động vốn bằng tiền mặt

3.2. Huy động vốn bằng ngoại tệ

3.3. Huy động vốn thông qua các tài khoản tiền gửi

Chương III. CÁC GIẢI PHÁP MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

I. Một số định hướng chung

1. Sự cần thiết khách quan về việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng

2. Định hướng của NHNo & PTNT Quảng Ninh về giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn

2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

2.2. Thực hiện đa dạng hoá hệ thống tài khoản huy động vốn

2.2.1. Đa dạng các kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm

2.2.2. Phát triển mở rộng tài khoản cá nhân, phát hành séc cá nhân

2.2.3. Ngoài việc phát triển, mở rộng thêm các loại tiền gửi

2.3. Phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân để mở rộng công tác thanh toán

II. Các giải pháp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh

1. Mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới

2. Phát hành kỳ phiếu

3. Đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm có mục đích

4. Mở rộng tài khoản tiền gửi thanh toán

5. Nâng cao chất lượng huy động vốn bằng ngoại tệ

6. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng

7. Sử dụng mọi biện pháp tuyên truyền thông tin về ngân hàng

8. Mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị

9. Áp dụng các chính sách khuyến mại

III. Một số kiến nghị về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi khách hàng nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động, mở rộng kinh doanh

1. Đối với Chính phủ và NHNN

2. Đối với NHNN Việt Nam

3. Đối với NHNo Quảng Ninh

K ẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp cải tiến mở và sử dụng tài khoản tiền gửi nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m về các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản và phải thông báo ngay với Ngân hàng nơi mở tài khoản nếu thay đổi các yếu tố trong hồ sơ mở tài khoản. Điều 5: Giấy đề nghị mở tài khoản: 1- Giấy đề nghị mở tài khoản gồm các yếu tố chính sau: a. Họ tên và địa chỉ của chủ tài khoản (hoặc các đồng chủ tài khoản), thuộc đối tượng người cư trú hay không cư trú. b. Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu (nếu còn thời hạn) của chủ tài khoản (hoặc các đồng chủ tài khoản). c. Tên đăng ký, địa chỉ giao dịch (nếu chủ tài khoản là tổ chức). d. Mẫu chữ ký của chủ tài khoản sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng và người được uỷ quyền ký thay. đ. Mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và những người được người này uỷ quyền ký thay (đối với tài khoản tiền gửi của tổ chức nếu có yêu cầu). Một người không được đồng thời đăng ký chữ ký trong vai trò của chủ tài khoản, người có trách nhiệm ký trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng hoặc người được uỷ quyền. e. Mẫu dấu (nếu có) sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng. g. Họ tên, địa chỉ của người được chuyển giao tài khoản khi chủ tài khoản (hoặc đồng chủ tài khoản) là cá nhân chết hoặc tuyên bố là mất tích. Ngân hàng được bổ sung thêm các thông tin khác phục vụ nhu cầu quản lý của mình và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. 2- Nếu người sử dụng tài khoản không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì Ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng được đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. Trường hợp sử dụng chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ thanh toán thì việc xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử do Ngân hàng quy định và hướng dẫn cho khách hàng. 3- Giấy đề nghị mở tài khoản không có hiệu lực trong các trường hợp sau: a. Có bằng chứng chứng minh các yếu tố kê khai trong Giấy đề nghị mở tài khoản là không đúng sự thật. b. Khách hàng không thuộc đối tượng được mở tài khoản tại Ngân hàng. Điều 6: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở tài khoản 1- Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản, Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu các giấy tờ và yếu tố đã kê khai trong hồ sơ mở tài khoản đảm bảo khớp, đúng, chính xác. 2- Ngân hàng phải giải quyết mở tài khoản ngay trong ngày làm việc: a. Nếu chấp thuận yêu cầu xin mở tài khoản của khách hàng, Ngân hàng giao cho khách hàng "Thông báo chấp thuận mở tài khoản" với các nội dung về tài khoản được mở và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản. b. Trong trường hợp từ chối không mở tài khoản, Ngân hàng phải nêu rõ lý do để khách hàng biết. Điều 7: Sử dụng tài khoản: 1- Việc sử dụng tài khoản được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN, các quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, yêu cầu của chủ tài khoản. 2- Sử dụng tài khoản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự : a. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được sử dụng tài khoản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự mà mình làm giám hộ, đại diện. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản không được uỷ quyền cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng tài khoản của người mà mình làm giám hộ, đại diện. b. Người giám hộ, người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm sử dụng tài khoản này vì lợi ích của người được giám hộ, được đại diện; có đầy đủ quyền và trách nhiệm trong việc sử dụng tài khoản theo các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 3- Sử dụng tài khoản đồng chủ tài khoản: Việc sử dụng tài khoản đồng chủ tài khoản phải thực hiện theo đúng các nội dung cam kết và thoả thuận trong Văn bản thoả thuận (hợp đồng) quản lý và sử dụng tài khoản chung. Trừ khi có các thoả thuận khác về cách thức sử dụng tài khoản chung, quyền và trách nhiệm của mỗi đồng chủ tài khoản trong việc sử dụng tài khoản chung, phương thức giải quyết khi có tranh chấp, thì việc sử dụng tài khoản đồng chủ tài khoản thực hiện theo nguyên tắc sau: - Các đồng chủ tài khoản có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản chung và việc sử dụng tài khoản phải có sự chấp thuận của tất cả những người là đồng chủ tài khoản. Mỗi đồng chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản. - Thông báo liên quan đến sử dụng tài khoản cho một đồng chủ tài khoản được coi như thông báo tới tất cả các đồng chủ tài khoản. - Các đồng chủ tài khoản được uỷ quyền cho nhau hoặc uỷ quyền cho người khác trong việc sử dụng và định đoạt tài khoản chung trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. - Khi đồng chủ tài khoản là cá nhân chết, bị tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc tổ chức bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng tài khoản và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản được giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 8: Uỷ quyền sử dụng tài khoản: 1- Việc uỷ quyền sử dụng tài khoản và sử dụng tài khoản theo uỷ quyền phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 64/2001/NĐ- CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các quy định khác của pháp luật về uỷ quyền. 2- Thủ tục uỷ quyền sử dụng tài khoản: a. Khi có nhu cầu uỷ quyền sử dụng tài khoản cho những người chưa có chữ ký đăng ký tại Giấy đề nghị mở tài khoản, chủ tài khoản phải lập Giấy uỷ quyền sử dụng tài khoản theo đúng các quy định của pháp luật. b. Mẫu dấu (nếu có) và chữ ký của người được uỷ quyền sử dụng tài khoản phải được lưu trữ tại Ngân hàng. Điều 9: Quyền của chủ tài khoản 1- Chủ tài khoản có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thông qua các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản được Ngân hàng nơi mở tài khoản tạo mọi điều kiện để sử dụng tài khoản của mình theo cách có hiệu quả và an toàn nhất. 2- Được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do Ngân hàng cung cấp phù hợp với yêu cầu, khả năng và quy định của pháp luật. 3- Được uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản theo quy định. 4- Được yêu cầu Ngân hàng nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán phát sinh hợp pháp, hợp lệ trong phạm vi số dư Có và hạn mức thấu chi (nếu được phép). 5- Được yêu cầu cung cấp các thông tin về những giao dịch thanh toán và số dư trên tài khoản của mình. 6- Được yêu cầu Ngân hàng nơi mở tài khoản đóng, phong toả hoặc thay đổi cách thức sử dụng tài khoản khi cần thiết. 7- Được hưởng lãi suất cho số tiền trên tài khoản theo mức lãi suất do Ngân hàng quy định tuỳ theo đặc điểm của tài khoản, số dư tài khoản và phù hợp với cơ chế quản lý lãi suất của NHNN ban hành trong từng thời kỳ. Điều 10: Trách nhiệm của chủ tài khoản 1- Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thực hiện các lệnh thanh toán đã lập. Chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư Có trên tài khoản trừ trường hợp đã có thoả thuận thấu chi với Ngân hàng. Khách hàng là TCTD có nhận thanh toán phải duy trì trên tài khoản tiền gửi tại NHNN số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do NHNN quy định. 2- Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với Giấy báo nợ, Giấy báo Có hoặc Giấy báo số dư tài khoản do Ngân hàng nơi mở tài khoản gửi đến. 3- Chịu trách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình. 4- Tuân thủ các hướng dẫn của Ngân hàng nơi mở tài khoản về việc lập các lệnh thanh toán và sử dụng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán qua tài khoản: sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ giao dịch; đảm bảo các biện pháp an toàn trong thanh toán do ngân hàng quy định. 5- Thộng báo kịp thời với ngân hàng nơi mở tài khoản ki phát hiện thấy sai sót, nhầm lẫm trên tài khoản của mình hoặc tài khoản của mình bị lợi dụng. Cung cấp thông tin chính xác khi yêu cầu sử dụng dịnh vụ thanh toán hoặc trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 6- Không được cho thuê, cho mượn tài khoản, hoặc sử dụng tài khoản cho các giao dịch thanh toán đối với những khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. Điều 11: Quyền của ngân hàng. 1- Được chử động trích tài khoản của khách hàng trong các trường hợp sau: a. Các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi, chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định. b. Các nghĩa vụ thanh toán theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán. c. Các trường hợp khác theo thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng. 2- Có quyền từ chối thực hiện các lệnh thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau: a. Khách hàng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán; lệnh thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký hoặc không đúng thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng. b. Khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản đảm bảo cho việc thực hiện các lệnh thanh toán nếu không có thoả thuận thấu chi trước với Ngân hàng. 3- Trong trường hợp phát hiện người sử dụng tài khoản vi phạm các quy định hiện hành hoặc thoả thuận đã có với ngân hàng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ngân hàng có quyền không thực hiện các yêu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng, giữ lại tang vật và thông báo ngay với cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. 4- Phong toả, đóng, chuyển đổi hoặc tất toán số dư tài khoản theo quy định. 5- Được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán tùy theo yêu cầu và đặc thù hoạt động. 6- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ thanh toán theo quy định. 7- Phạt do khách hàng vi phạm các quy định về sử dụng tài khoản đã thoả thuận hoặc đã có quy định. Điều 12: Trách nhiệm của ngân hàng: 1- Hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ mở tài khoản, lập chứng từ giao dịch và các quy định có liên quan trong việc sử dụng tài khoản. Ngân hàng có trách nhiệm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các tài khoản mở sai hoặc sử dụng chưa chính xác. 2- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các lệnh thanh toán, các yêu cầu sử dụng tài khoản của khách hàng phù hợp với quy định hoặc thoả thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký; cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại dịch vụ, phương tiện thanh toán cần thiết phục vụ nhu cầu giao dịch của khách hàng qua Ngân hàng. 3- Thực hiện hạch toán theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ nhận được. Điều chỉnh các khoản mục hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản theo quy định. 4- Gửi kịp thời, đầy đủ Giấy báo Có, Giấy báo Nợ, Bản sao sổ tài khoản, Giấy báo số dư tài khoản theo yêu cầu của người sử dụng tài khoản. Thông tin kịp thời về những giao dịch thanh toán và số dư tài khoản cho khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu. 5- Bảo mật các thông tin liên quan đến tài khoản vầ giao dịch trên tài khoản của kách hàng theo quy định. 6- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng cách thức và thời hạn do Thống đốc NHNN quy định. 7- Niêm yết công khai các quy định về mở và sử dụng tài khoản. 8- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình. Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH. I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT QUẢNG NINH. 1. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2003 ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng: Quảng Ninh là một tỉnh lớn nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có toạ độ 20o - 21040 độ vĩ Bắc, 106025 - 108025 độ Kinh đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp Hải Phòng, Hải Dương, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lạng Sơn. Quảng Ninh với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.239,243 Km2 (phần đã xác định) trong đó diện tích đất liền là 5.938 Km2, vùng đảo, vịnh, biển (nội thuỷ) là 2.448,853 Km2. Dân số Quảng Ninh tính đến 2001 là 1.029.900 người. Với diện tích rộng và mật độ dân cư đông tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, công nông nghiệp và dịch vụ. Đây là một tỉnh có cả rừng, biển và đồng bằng, có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc. Quảng Ninh là tỉnh giàu tiềm năng kinh tế và du lịch, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí; công nghiệp khai thác, chế biến nông, lâm, hải sản, thực phẩm; cảng biển và dịch vụ cảng biển... Nằm trong tam giác phát triển kinh tế phía Bắc của thời kỳ đổi mới cùng Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh là một tỉnh có nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức độ tăng GDP hàng năm bình quân trên 11%. Năm 2003, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế cả nước tăng trưởng khá, GDP tăng trưởng trên 7,2%. Đối với Quảng Ninh, kinh tế GDP tăng trưởng đạt trên 12,6%. Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 19% so với năm 2002, giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm đạt mức độ tăng trưởng là 8,1% vượt mục tiêu đề ra tăng bình quân 5,5% trong giai đoạn 2001 - 2005. Dịch vụ tăng 16% so với năm trước. Hoạt động đầu tư của nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng có chuyển biến tích cực. Trong năm có 16 dự án mới được cấp giấy phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký trên 73,4 triệu USD (cấp mới 46,7 triệu, bổ sung vốn 26,7 triệu). Nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn tiền năng phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hoá, tỉnh có chủ trương thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. tính đến 31/12/2003 trên địa bàn Quảng Ninh có 44 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động ổn định, đạt tổng doanh thu trên 200 triệu USD tăng 16,5% so với năm 2002 và nộp ngân sách 15 triệu USD tăng 43% so với 2002. Năm 2003, thực hiện theo định hướng của tỉnh, bằng nhiều hình thức để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thông thoáng trong việc khơi nguồn, tăng cường năng lực, chất lượng dịch vụ, từng bước khai thác có hiệu quả về lợi thế tự nhiên, làm tăng thu nhập cho ngân sách và tăng thu nhập cho người dân. Ngành du lịch cũng đánh dấu bước vươn mình hoà nhập cùng toàn ngành. Lượng du khách vào Quảng Ninh trong năm đạt 2.344 triệu lượt khách tăng 18,6%. Tổng doanh thu cả năm đạt 472 tỷ, tăng trên 46% so với mức đạt trong năm 2002. Đặc biệt đối với ngành than, về trước mục tiêu kế hoạch 5 năm đạt sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 18 triệu tấn than sạch, xuất khẩu 5 triệu tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn tiếp tục phát triển với nhiều dự án về giống tôm, cá đạt hiệu quả. Có nhiều hình thức khai thác mới như khai thác xa bờ, thành lập các vùng sinh thái biển, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2003, ngành có mức tăng trưởng nhanh, sản lượng hải sản đạt 41.000 tấn, tăng 28,8% so với năm trước, là một trong 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50 triệu đô la Mỹ. Với ưu thế nổi bật về giao thông, đặc biệt là hệ thống cảng biển, cảng sông cùng các cửa khẩu quốc tế, Quảng Ninh có đầy đủ các điều kiện cần thiết để hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất... Cùng với việc tăng trưởng kinh tế, tình hình văn hoá xã hội của tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều chuyển biến tích cực: an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong năm giải quyết việc làm mới cho 21.017 lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 8,1% xuống 6,8%, tạo tiền đề và nguồn lực cho bước phát triển tiếp theo của Quảng Ninh trong những năm tới. Tuy nhiên, song song với những kết quả đã đạt được, hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ những tồn tại như: Kinh tế ở mọi lĩnh vực tuy có tăng trưởng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế mới chỉ ở mức độ tổng thể, nhiều nơi chưa có quy hoạch chi tiết làm chậm việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ảnh hưởng đến việc đầu tư vốn của ngân hàng nông nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do ảnh hưởng của bệnh dịch SARS nên ngành du lịch Quảng Ninh chịu ảnh hưởng khá lớn. Hoạt động trong cơ chế thị trường, lại chịu sự tác động mạnh mẽ của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Khối công nghiệp địa phương còn lạc hậu về công nghệ, nhỏ bé về quy mô, tệ nạn xã hội vẫn còn chiều hướng gia tăng nhất là tai nạn giao thông và tệ nạn ma tuý... Tất cả các yếu tố trên đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Quảng Ninh. 2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng: NHNo & PTNT Quảng Ninh là một NHTM vừa kinh doanh tiền tệ, vừa đầu tư phát triển và phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. NHNo & PTNT Quảng Ninh thành lập ngày 1/7/1988. Ra đời trong thời điểm kinh tế đất nước cũng như Quảng Ninh gặp rất nhiều khó khăn với sự kế thừa của một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Kinh tế hàng hoá chưa phát triển, NHNo & PTNT Quảng Ninh nói riêng và NHNo & PTNT Việt Nam nói trung đứng trước vô vàn khó khăn thử thách khi vốn liếng rất nhỏ bé, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, cơ sở vật chất lạc hậu, trình độ nghiệp vụ yếu kém... Sau 15 năm hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ chợ của các sở, ban ngành, đoàn thể, sự chỉ đạo của NHNN Tỉnh Quảng Ninh, đến nay NHNo & PTNT Quảng Ninh đã có một cơ ngơi bề thế, khang trang, hiện đại. Mạng lưới được trải rộng tới 14 huyện, thị xã, thành phố, ''phủ" vốn đến tận các xã vùng sâu, vung xa, biên giới, hải đảo, xoá được tình trạng "xã trắng" trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Mạng lưới hoạt động của NHNo & PTNT Quảng Ninh gồm: + 1 chi nhánh cấp 1 loại I. + 14 chi nhánh cấp 2 loại IV. + 4 chi nhánh cấp 2 loại V. + 6 chi nhánh cấp 3. + 8 phòng giao dịch. Trình độ cán bộ đã được nâng lên một bước đáng kể. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 52,5% tổng số CBCNV, trong đó 6 người trình độ thạc sỹ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay cũng như các năm tới. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình say mê với công việc, đổi mới phong cách giao dịch, giữ chữ tín với khách hàng, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhờ đó uy tín các chi nhánh NHNo các cấp được nâng cao. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHNo & PTNT Quảng Ninh: Hành chính Tín dụng Phó giám đốc Giám Đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Kế hoạch kinh doanh Tổ chức cán bộ Vi tính KD ngoại tệ & TTQT Thẩm định dự án đầu tư Kiểm tra - kiểm toán nội bộ Kế toán- ngân quỹ 3. Khái quát kết quả hoạt động của ngân hàng: Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2002, bám sát mục tiêu định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, kiên trì thực hiện mục tiêu, phương hướng năm 2003, NHNo & PTNT Quảng Ninh đạt được kết quả đáng khích lệ, thể hiện trên các mặt hoạt động sau: a. Nghiệp vụ huy động vốn: Với phương châm "Đi vay để cho vay", ngân hàng đã có nhiều biện pháp thích hợp khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn mở rộng quy mô hoạt động. Với tinh thần và thái độ đổi mới phong cách giao dịch, ngân hàng ngày càng tập trung thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền, tạo thế chủ động trong kinh doanh của ngân hàng. Tính đến 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 1.345 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 24% so với 2002, tăng 11% so với kế hoạch TW giao. Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng kinh doanh đặc biệt là cho vay. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng nguồn vốn 704.000 1.090.000 1.345.000 So sánh với năm trước + 386.000 + 255.000 Tỷ lệ 100% 154% 123% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003) Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT Quảng Ninh ngày một tăng nhanh do những nỗ lực nhằm thu hút nguồn vốn trong dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Năm 2001, tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Quảng Ninh là 704.000 triệu đồng. Đến 2002, tổng nguồn vốn là 1.090 tỷ đồng, tăng 386.000 triệu đồng với tỷ lệ tăng 54% so với năm 2001. Đến 2003 thì tổng nguồn vốn huy động mà ngân hàng đạt được là 1.345 tỷ đồng, tăng 23% so với 2002. Với tốc độ tăng như vậy, định hướng mục tiêu hoạt động về huy động vốn trong năm 2004 của NHNo & PTNT Quảng Ninh là tăng 22% - 25% so với 2003 và phấn đấu đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn huy động đạt từ 1.650 - 1.700 tỷ đồng. Có được những kết quả như trên là do NHNo & PTNT Quảng Ninh đã phát huy được kết quả những năm trước đây, đồng thời chủ động đổi mới phong cách giao dịch và lề lối làm việc, chủ động tìm kiếm khách hàng, lựa chọn dự án khả thi để đầu tư, tăng cường công tác thông tin tiếp thị, tạo được lòng tin và nâng cao uy tín của Ngân hàng Nông nghiệp. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã kiên trì mục tiêu đề ra, bám sát chương trình mục tiêu của NHNo TW và chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn nhừng qua số liệu thực tế về tình hình huy động vốn trong các năm 2001, 2002, 2003( biểu 1) cho thấy tổng nguồn vốn tại NHNo & PTNT Quảng Ninh đều tăng và giữ được thế chủ động về trăng trưởng và là ngân hàng có số dư nguồn vốn tăng trưởng cao. Đặc biệt tốc độ tăng nguồn vốn tự huy động từ dân cư cao hơn tốc độ tăng từ các tổ chức tài chính, kinh tế, tạo ra nguồn vốn có tính ổn định hơn. Ngoài nguồn vốn tự huy động, Ngân hàng Nông nghiệp Quảng còn tranh thủ nguồn vốn điều hoà từ TW vào những tháng cuối năm, khai thác các nguồn vốn uỷ thác đầu tư tạo thêm vốn cho kinh doanh và ổn định nguồn vốn, đảm bảo nhu cầu đầu tư tín dụng, tăng trưởng nhanh trên địa bàn với số vốn đến 31/12/2003: 535 tỷ đồng trong đó điều hoà từ TW 332 tỷ đồng, từ nguồn uỷ thác 203 tỷ đồng. b, Công tác sử dụng vốn: Với nguồn vốn lớn như đã nêu trên, việc sử dụng sao cho có hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hạn chế thấp rủi ro trong kinh doanh đòi hỏi công tác cho vay có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Trong cơ chế thị trường để đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả, ngoài những nhân tố khác tác động đến cạnh tranh thì việc sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Vì vậy, NHTM phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận trên cơ sở lấy thu bù chi phí hoạt động của ngân hàng là một vấn đề khó khăn. Trong những năm gần đây, cùng với toàn ngành, chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp Quảng Ninh tiếp tục hoàn thiện đổi mới tất cả các lĩnh vực, chủ động bám sát, nắm bắt kịp thời những định hướng kinh tế lớn của tỉnh và đã đạt được những kết quả khả quan trong kinh doanh. Thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" NHNo & PTNT Quảng Ninh đã sử dụng nguồn vốn huy động với lãi suất linh hoạt để có điều kiện đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Do đó, doanh số cho vay của ngân hàng trong các năm 2001 - 2003 ngày càng tăng. Bảng 2: Tình hình công tác sử dụng vốn từ năm 2001 - 2003. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh số cho vay 534.058 917.000 2.188.000 Tổng doanh số thu nợ 442.404 655.000 1.321.000 Tổng dư nợ 403.791 792.000 1.659.000 (Nguồn báo cáo kết quả năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung công tác tín dụng trong các năm đã có nhiều cố gắng tích cực nên đã đạt được những kết quả đáng kể. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ của ngân hàng tăng đểu qua các năm. doanh số cho vay năm 2001 là 534.058 triệu đồng, đến năm 2002 tăng lên đến 917 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2003 đạt 1.659 tỷ đồng tăng 866 tỷ đồng so với 2002. Vượt mục tiêu đề ra cả về số tuyệt đối và tương đối. Điều này đã thể hiện công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng trong những năm qua rất tốt. c. Về công tác ngân quỹ: Bảng 3: thu chi tiền mặt Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tỷ lệ Tổng thu tiền mặt 60.649 109.756 + 49.107 + 81% Tổng chi tiền mặt 72.106 85.807 + 13.701 +19% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002, 2003). NHNo & PTNT Quảng Ninh là Chi nhánh nhiều năm liền bội thu tiền mặt nhưng Chi nhánh vẫn chủ động khơi tăng nguồn thu tiền mặt bằng nhiều biện pháp và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi trả bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán cho khách hàng. Năm 2003 Ngân hàng đã thực hiện đúng chế độ quy định về đảm bảo an toàn kho quỹ, nên không xảy ra mất mát tài sản. Công tác tổ chức tốt, quản lý chặt chẽ tiền vốn và tài sản của Ngân hàng, của khách hàng. Thực hiện nhanh chóng, chính xác giữa các khách hàng, thu đúng, thu đủ các nguồn thu. Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, đảm bảo hoạt động điều chuyển và thu chi tiền mặt kịp thời nhanh chóng chính xác không để xảy ra hiện tượng thừa thiếu quỹ. Tổ chức lập các báo cáo tháng, quý, năm... đúng thời gian,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 87.Doc
Tài liệu liên quan