MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . . . . i
Lời cảm ơn . . . . ii
Danh mục các chữ viết tắt. . . . iii
Danh mục các bảng . . . . i v
Mục lục . . . . . v
Mở đầu . . . . . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU . . . . . 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá . . . . 5
1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5
1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá . 14
1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 21
1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 23
1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam . 25
1.2. Phương pháp nghiên cứu . . . 32
1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu . 32
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 35
2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. . 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 39
2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực. . 44
2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5
năm qua . 47
2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. . 47
2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 52
2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An . 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN . 85
3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 85
3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An . 85
3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 87
3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 89
3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 95
3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 95
3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần . 104
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm của ngành.
Như vậy, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, uy tín đủ sức
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới đang là một thách thức lớn cho
nền nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
2.3.THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG 5 NĂM QUA
2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An
* Cơ cấu ngành kinh tế
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An
Năm 2006 Năm 2007
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Nông – Lâm – Thuỷ sản
33,09% 37,52%
29,39%
31,2%
33,2%
35,6%
Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo
hướng Công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây
dựng trong tổng sản phẩm của tỉnh (từ 14,2% năm 1995 lên 29,39% năm
2006 và 35,6% năm 2007), hiện là ngành có mức đóng góp lớn nhất cho GDP
của tỉnh. Các phân ngành Công nghiệp có lợi thế của tỉnh (chế biến Nông-
Lâm- Thuỷ sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu
tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị tăng thêm của ngành.
Tỷ trọng Nông- Lâm- Thuỷ sản giảm tương ứng từ 38,19% năm 2003
xuống 33,09% năm 2006 và 31,2% năm 2007 (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị
tuyệt đối), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH của tỉnh. Tỷ trọng các phân ngành công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp hàng hoá mà tỉnh có lợi thế phát triển (công nghiệp chế biến nông sản,
sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp) liên tục tăng
nhanh trong những năm qua.
Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng của
ngành phi nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh tăng nhanh từ
50,9% năm 1995 lên 66,91% năm 2006 và 68,8% năm 2007. Tuy nhiên sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất
sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tiến bộ như vậy. Tỷ trọng khối
ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ tăng không đáng kể từ 36,7% năm 1995 lên
37,52% năm 2006 nhưng sau đó lại giảm còn 33,2% năm 2007. Sở dĩ tỷ trọng
các ngành kinh tế của tỉnh tăng và giảm về cơ cấu theo chiều hướng khác
nhau là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng tương ứng trong các năm
qua. Trong đó đáng kể là sự gia tăng của khối ngành Công nghiệp và sản xuất
nông nghiệp- thuỷ sản. Do có sự quan tâm của nhà nước và có sự đầu tư của
những người sản xuất nông nghiệp trong việc đưa các giống mới năng suất
cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất và khai thác thế mạnh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
vùng nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng khá trong thời gian
qua. Các tỷ trọng tương ứng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất là
63,3%, 62,9% và 64,6%.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An
Đơn vị tính:(%)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng GDP 100 100 100 100 100
Nhà nước 37,50 37,85 34,89 36,08 36,95
Tập thể 18,69 17,02 13,56 11,10 10,66
Cá thể 43,02 41,20 42,96 42,58 41,95
Tư nhân 0,77 3,93 8,59 10,24 10,44
Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An
Cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo đúng
quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần
tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực
thương mại, du lịch, khách sạn- nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn
chung kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,
quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún,
vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước,
hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước giảm về số lượng
nhưng phần đóng góp vào GDP của tỉnh vẫn tăng lên qua các năm, từ 33,92%
năm 2000 lên hơn 36% năm 2007 và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy
kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế
Nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp
thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và
xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.
* Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng
giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Khu vực đồng bằng ven biển (gồm 9 huyện, thị, thành): là khu vực có
đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã
tăng từ 67,44% năm 2000 lên 72,26% năm 2007. Các hoạt động kinh tế phát
triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây. Khu
vực này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực,
thực phẩm, hình thành các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá, tập
trung với quy mô lớn, tạo ra khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá tương
đối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường nội địa và hướng tới
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển
mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế của
từng vùng. Hiện nay, ở khu vực này các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mang lại
giá trị kinh tế cao đã được hình thành và ngày càng phát triển, điển hình là các
huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Hưng Hoà (thành phố Vinh),
Nghi Lộc, Cửa Lò…
Khu vực miền núi (gồm 10 huyện): tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt
tiềm năng sẵn có. Khu vực này phù hợp cho việc phát triển các loại hình chăn
nuôi và phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và phát triển
lâm nghiệp. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ,
hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh.
Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng được mở rộng, chất lượng đô
thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất
công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng
sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của
lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây con tập trung và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã
kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng
vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số
mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế
trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình
kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải
thiện đáng kể trong những năm qua.
Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (về cả cơ cấu ngành,
cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế) diễn ra đúng hướng, phù hợp
với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng tốc độ chuyển
dịch chưa tương xứng với tiềm năng và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu
trong từng vùng, từng ngành chưa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thương
mại, dịch vụ, du lịch) chưa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có,
nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển
(vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường …).
Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển chưa được đầu tư khai
thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành
cho GDP của tỉnh và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp
tăng khá (từ 55,7% năm 2000 lên 65,8% năm 2007) nhưng chủ yếu do tăng tỷ
trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng. Quy mô của khu vực
sản xuất sản phẩm dịch vụ giảm từ 37,2% xuống 36,3% trong cùng giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
trong khi lao động dịch vụ tăng nhanh. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn
nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
chưa được khai thác. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua
2.3.2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng trưởng liên tục qua
các năm, đạt bình quân 5,52%/năm trong cả thời kỳ 1996 - 2005, và năm
2007 tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3,36%, vượt kế hoạch 5% (cả nước
3,25%), so với năm 2006. Các tốc độ này đều cao hơn mức bình quân của
vùng và cả nước.
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất
nông - lâm - thuỷ sản tỉnh Nghệ An
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng giá trị Tr.đ 6.786.988 8.462.886 9.128.041 10.277.323 12.345.096
1. GTSX ngành NN
Cơ cấu
Tr.đ
%
5.469.736
80,59
7.027.450
83,04
7.479.661
81,94
8.485.675
82,57
9.876.077
80,00
2.GTSX ngành LN
Cơ cấu
Tr.đ
%
752.741
11,09
810.689
9,58
848.805
9,30
896.444
8,72
1.357.960
11,00
3.GTSX ngành T. sản
Cơ cấu
Tr.đ
%
564.511
8,32
624.747
7,38
799.575
8,76
895.204
8,71
1.111.058
9,00
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An
Số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy, nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong toàn ngành nông nghiệp và ngày càng tăng trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
năm qua. Năm 2003 tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp thuần là 80,59% thì
đến năm 2007 tỷ trọng là 80%. Tuy năm 2007 có giảm về tỷ trọng so với các
năm trước nhưng giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng lên là do sự gia tăng
tương ứng về GTSX của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản.
Lâm nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong toàn ngành,
nhưng chúng ta thấy cơ cấu ngành lâm nghiệp giảm dần qua các năm mặc dù
giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng đều qua các năm.
Về thuỷ sản cho thấy ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản
tăng đều trong 5 năm qua cả về giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành. Trong
những năm qua ngành thuỷ sản đã có những đóng góp to lớn vào GDP của
tỉnh nói chung và của ngành trồng trọt nói riêng.
Dịch vụ trong nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm qua, nhất
là công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản.
Qua số liệu trên chúng ta thấy nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã có những
bước phát triển khá, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng
hướng, chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và theo hướng sản xuất hàng hoá
là chủ yếu, mang lại giá trị kinh tế cao và đóng góp không nhỏ vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nghệ An nói riêng. Trong đó đáng chú ý là tỷ trọng ngành thuỷ sản trong năm
2007 tăng lên 9%, đây là một trong những ngành mang lại giá trị kinh tế cao
của tỉnh Nghệ An, đồng thời là ngành có khả năng tạo ra khối lượng và giá trị
hàng hoá lớn, tăng giá trị xuất khẩu. CCKT nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong
những năm qua phần nào đã thể hiện được tính năng động, thích ứng với các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu của thị trường, mặt
khác ngành nông nghiệp của tỉnh đã bước đầu xác định mục tiêu sản xuất nên
sản xuất những gì người tiêu dùng cần nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị
trường và của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
nông thôn, nâng cao mức sống của dân cư ở khu vực nông thôn, đồng thời tận
dụng và phát huy một cách tốt nhất tiềm năng và lợi thế so sánh của các tiểu
vùng và của tỉnh.
Nếu xét theo từng phân ngành trong nông nghiệp thuần thì tỷ trọng
trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng (tương ứng là 63,38% và
35,20%). Trong năm 2007 tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh/trồng trọt cả
nước là 25,0%/75,0% và tỷ trọng nông nghiệp/tổng GDP là 31,03% [24]
2.3.2.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghiệp thuần
Trong những năm qua hoà chung với cả nước, Nghệ An tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và đạt
được những kết quả nhất định. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng
hướng, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt tương đối khá. Trong
nông nghiệp thuần, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ
tăng khá. Năm 2007, trồng trọt 63,38%, chăn nuôi 35,20%, dịch vụ 1,42%, sự
thay đổi về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp trong những năm qua là do tỉnh
đã có sự quan tâm, đầu tư để phát triển nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi
thế của từng vùng trong tỉnh.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thuần theo giá thực tế
Năm 2006 Năm 2007
Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An
65,36%
33,28%
1,36%
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN
63,38%
35,20%
1,42%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Sự hợp lý về cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp thể hiện cụ thể thông
qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trên từng đại bàn của
từng địa phương trong tỉnh.
Như vậy xét về cơ cấu, ngành trồng trọt của tỉnh Nghệ An vẫn chiếm vị
trí hàng đầu trong ngành sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 63% giá trị sản
xuất toàn ngành, tiếp đó là ngành chăn nuôi với khoảng 35% giá trị toàn
ngành và cuối cùng là dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp chiếm khoảng 2%
giá trị toàn ngành.
Ngành trồng trọt tuy có giảm về cơ cấu nhưng lại tăng lên về giá trị sản
lượng, do trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt các đề án
chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên giá trị sản xuất trong nông nghiệp
tăng mạnh. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng là do tỉnh đã có sự quan tâm
đầu tư trong phát triển ngành trồng trọt theo hướng hình thành các vùng sản
xuất tập trung, quy mô lớn và đầu tư vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế
và hiệu quả cao. Với mục tiêu hình thành những cánh đồng có thu nhập cao từ
25- 30,8 triệu đồng/ha/năm đến 60- 70 triệu đồng/ha/năm, tỉnh đã đầu tư và
phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, phá thế độc canh trong
nông nghiệp, áp dụng các công thức luân canh cây trồng phù hợp với điều
kiện tự nhiên của tỉnh làm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đất.
* Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt
Sản xuất trồng trọt liên tục phát triển với tốc độ tăng bình quân
4,81%/năm trong 10 năm qua. Bước đầu đã hình thành một số vùng cây
nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo nên một khối lượng
nông sản hàng hoá tương đối khá, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu.
Sản lượng lương thực liên tục tăng qua các năm, năm 2005 đạt
1,04 triệu tấn, cao hơn so với mục tiêu đề ra (90 vạn tấn), năm 2006 đạt 1,14
triệu tấn và năm 2007 đạt 1,05 triệu tấn, so với kế hoạch giảm 90.386 tấn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
bằng 7,9% so với năm 2006. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt
347,45 kg/người/năm.
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của tỉnh Nghệ An
Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số Tr. đ 3.634.639 4.603.682 4.693.373 5.546.416 6.262.386
1. Cây lương thực
- GTSX
- Cơ cấu
Trong đó:
Cây lúa
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
Tr. đ
%
2.168.877
59,67
1.659.835
45,67
2.734.571
59,39
2.031.802
44,13
2.769.118
59,00
2.025.811
43,16
3.234.694
58,32
2.390.457
43,10
3.591.478
57,35
2.650.241
42,32
2.Cây thực phẩm
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
237.218
6,52
368.010
7,99
366.170
7,80
452.296
8,15
521.030
8,32
3. Cây CN
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
534.464
14,70
686.223
14,90
685.971
14,61
847.314
15,27
966.286
15,43
4.Cây ăn quả
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
339.588
9,34
392.586
8,52
445.585
9,49
528.018
9,51
614.340
9,81
5. Cây dược liệu
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
271
0,07
394
0,08
413
0,09
453
0,08
1.254
0,02
6. Cây khác
- GTSX
- Cơ cấu
Tr. đ
%
354.221
9,70
421.898
9,12
426.116
9,01
483.641
8,67
567.998
9,07
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ được chuyển dịch đúng hướng, diện
tích lúa giảm, diện tích ngô tăng, nhất là ngô vụ đông trên đất hai lúa. Sản
lượng lúa tăng đều qua các năm mặc dù diện tích giảm nhờ năng suất tăng
nhanh, năm 2006 đạt trên 911 nghìn tấn, năm 2007 đạt 846 nghìn tấn. Sản
lượng ngô tăng nhanh qua các năm do diện tích và năng suất ngô đều tăng
nhanh (bình quân 18,06%/năm cả thời kỳ 10 năm 1996 - 2005) năm 2007 đạt
trên 206 nghìn tấn.
Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, cây ăn
quả và một số cây hàng năm với quy mô lớn: sắn trên 15.000 ha (trong đó sắn
vùng nguyên liệu chế biến trên 4.000 ha), mía trên 26.000 ha; lạc trên 24.000
ha, năng suất 21,69 tạ/ha, về diện tích tăng 1.118 ha, năng suất tăng 2 tạ/ha,
sản lượng tăng trên 7.000 tấn so với năm 2006, đây là năm có diện tích, năng
suất và sản lượng lạc đạt cao nhất từ trước tới nay ở Nghệ An; dứa 1.752 ha,
cam trên 3.000 ha, nhãn trên 1.500 ha, vải 751 ha, chè trên 5.000 ha, cà phê
2.000 ha, cao su 4.000 ha, hồ tiêu 331 ha. Việc phát triển sản xuất các loại cây
công nghiệp đã gắn với xây dựng các cơ sở chế biến, tạo khối lượng hàng hoá
xuất khẩu khá.
Bên cạnh đó, diện tích và năng suất các loại rau đậu thực phẩm cũng
phát triển mạnh qua các năm, cung cấp một lượng rau đậu khá lớn đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trên điạ bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Cùng với sự quan tâm
đầu tư, hướng dẫn của tỉnh qua các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhận
thức của người dân ngày càng được nâng cao, nông nghiệp tỉnh Nghệ An
ngày càng phát triển và khai thác tốt các tiềm năng sẵn có để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Như vậy trong 5 năm qua, sản xuất trồng
trọt của Nghệ An liên tục tăng cả về sản lượng và giá trị sản xuất của các loại
cây trồng, cơ cấu cây trồng tương đối phù hợp với đặc điểm, điều kiện sản
xuất của từng vùng, địa phương. Các vùng sản xuất tập trung tạo ra khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
lượng hàng hoá khá lớn, đáp ứng nhu cầu tại chỗ, nhu cầu của thị trường
trong nước và các vùng lân cận, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao góp
phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân và phát triển kinh tế
- xã hội, thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. Các loại cây công nghiệp có giá
trị kinh tế cao đã gắn với các cơ sở chế biến, hàng năm đã tạo ra khối lượng
hàng hoá xuất khẩu khá lớn sang thị trường các nước trong khu vực, góp phần
mở rộng thị trường giao thương cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Nghệ An.
Qua số liệu ở bảng 2.6 cho thấy sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua
tăng nhanh về GTSX của các loại cây trồng. Trong đó đáng chú ý là năng
suất, sản lượng và GTSX của các loại cây lương thực, diện tích lương thực
kém hiệu quả trong các năm được chuyển sang trồng các loại cây trồng khác
cho giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lương thực trong các năm vẫn
tăng đều góp phần làm tăng giá trị sản xuất lương thực. Sở dĩ như vậy là do
trong những năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong
trồng trọt nói riêng của tỉnh Nghệ An đã áp dụng khá thành công giống cây
mới cho năng suất và giá trị cao hơn, đồng thời áp dụng kịp thời và đồng bộ
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác cây thực
phẩm cũng phát triển nhanh trong những năm qua, năm 2007 giá trị sản xuất
mà các loại cây thực phẩm mang lại khoảng 521 triệu đồng, chiếm 8,32%,
tiếp đó là sự phát triển mạnh các loại cây công nghiệp (15,34%) và cây ăn quả
(9,81%) đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu,
làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ vào định hướng phát triển của tỉnh, (huyện, thành thị) và dựa
vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cánh đồng, tập quán sản xuất
từng nơi, các địa phương đã hình thành nên rất nhiều hình thức chuyển đổi cơ
cấu cây trồng theo hướng tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị
diện tích đất. Nhiều công thức luân canh đã hình thành nên những vùng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
xuất lớn, có tính hàng hoá cao. Sau chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn
tỉnh hiện có khoảng 123 công thức luân canh cây trồng khác nhau có tổng thu
từ 30 triệu đồng/ha/năm trở lên. Sau đây là một số công thức chuyển đổi cơ
bản đã hình thành điển hình ở một số huyện.
- Trên vùng đất chủ động nước và vùng sâu trũng trước đây sản xuất 2
vụ lúa (Lúa Xuân + lúa Hè thu hoặc Mùa sớm) với tổng thu hàng năm từ 28 -
30,8 triệu đồng/ha/năm, tổng diện tích khoảng 65.000 ha nay đã chuyển sang
hình thức sản xuất chủ yếu sau:
+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Ngô vụ Đông: cho tổng thu trung bình
42,19 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn tỉnh năm 2007 có trên
21.200 ha.
Đây là công thức phổ biến trên vùng đất 2 lúa, tuy thu nhập không cao
như các hình thức chuyển đổi khác nhưng ổn định, dễ nhân ra diện rộng. Tuy
nhiên ở công thức này cũng dễ gặp rủi ro do thời tiết bất lợi trong sản xuất vụ Đông.
+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình
50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940
ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn.
+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Rau vụ Đông: Cho tổng thu trung bình
50,8 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 3.940
ha tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Anh Sơn.
+ Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu xen cá + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung
bình 56,0 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 521
ha. Trong đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương...
+ Lúa Xuân xen cá + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình
43,2 triệu đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 950
ha. Trong đó tập trung ở Quỳnh Lưu (750 ha), Nam Đàn (100 ha).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
+ Lúa Xuân + Lúa Hè thu + Cá vụ 3: Cho tổng thu trung bình 41,6 triệu
đồng/ha/năm. Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 2.386 ha. Trong
đó điển hình nhất là ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Quỳnh Lưu,
Nghi Lộc
- Chuyển hẳn sang nuôi trồng thuỷ sản:
+ Chuyển hẳn sang nuôi tôm nước lợ 50 ha, điển hình ở huyện Nghi
Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò.
Tổng thu có thể đạt 150 - 300 triệu đồng/ha/năm tuỳ thuộc vào khả
năng đầu tư thâm canh của từng hộ.
+ Chuyển hẳn sang nuôi cá nước ngọt khoảng 480 ha, nằm rải rác ở
nhiều huyện. Trong đó các huyện có diện tích chuyển đổi lớn là Nam Đàn 106
ha, Hưng Nguyên 40 ha, Thanh Chương 60 ha …
- Hình thành các trang trại kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
cho thu nhập rất cao và có thể đạt hàng trăm triệu đồng /ha/năm.
Như vậy trên vùng đất chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa nay đã chuyển
được khoảng 40.000 ha sang sản xuất các công thức luân canh 3 vụ, nuôi
trồng thuỷ sản và công thức có diện tích lớn nhất là tăng thêm ngô vụ Đông
(chiếm 53%). Hiệu quả từ chuyển đổi đạt mức phổ biến 40 - 45 triệu đồng/ha
và lãi ròng 35 - 45%.
- Trên đất không hoàn toàn chủ động nước sản xuất 2 vụ lúa (lúa Xuân
+ lúa Mùa) hiệu quả thấp, đạt tổng thu trên dưới 25 triệu đồng/ha/năm, tổng
diện tích khoảng 17.000 ha, đến nay đã chuyển sang các công thức luân canh
chủ yếu
+ Lúa Xuân + Lúa Hè Thu + Cây vụ Đông (khoai lang, ngô, rau, lạc):
Cho tổng thu từ 40 - 60 triệu đồng/ha/năm (tuỳ thuộc vào cơ cấu cây trồng vụ
Đông). Loại hình này trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển được khoảng 2.000 ha
(loại hình này chuyển được nhờ làm tốt công tác thuỷ lợi).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
+ Màu vụ Xuân (ngô, lạc) + Lúa mùa sớm + Rau mùa Đông (ngô hoặc
rau ngắn ngày): Cho tổng thu trung bình 36,5 triệu đồng/ha/năm. Loại hình
này trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 618 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Đô
Lương, Quỳnh Lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An.pdf