Theo kết quả điều tra lao động việc làm số người thiếu việc làm tình hình sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông dân khá thấp. Phần lớn lao động nông thôn chỉ mới sử dụng hết khoảng hơn 65% thời gian lao động trong năm.
Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì người thiếu việc làm bao gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ, sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm. Điều đó được thể hiện ở bảng sau;
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng niệm các danh nhân và nhân vật lịch sử chiếm số lượng lớn như: di tích tưởng niệm Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ... Nhóm di tích cách mạng có 14 di tích trong đó đặc biệt là Ngã Ba Đồng Lộc.
Tài nguyên du lịch tự nhiên kết hợp với du lịch nhân văn sẽ tạo ra được nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Về kinh tế
Năm 2008 GDP đạt 5.650,175 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2005-2008 là 9,546%/năm. Chuyển dịch cơ cấu trong GDP giảm tỷ trọng nông lâm ngư từ 51,31% năm 2000 xuống 37,63% năm 2008, tăng giá trị công nghiệp xây dựng từ 13,45% năm 2000 lên 30,35% năm 2008. Giá trị dịch vụ phát triển không ổn định. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao gấp 1.5 lần.
Biểu số 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2005
Năm 2008
GDP
Tỷ trọng
GDP
Tỷ trọng
GDP
Tỷ trọng
Tổng sản phẩm GDP
3.402,552
100
6.104,362
100
10.913,787
100
Nông,lâm,thủy sản
1.745,887
51,31
2.634,005
43,15
4.107,245
37,63
CN-XD
457,720
13,45
1.560,188
25,56
3.311,948
30,35
Dịch vụ
1.198,945
35,23
1.910,169
31,29
3.494,594
32,02
Biểu số 2: Diễn biến GDP bình quân đầu người
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
- GDP/người (giá cố định 1994)
- Quy ra USD
Tr.đồng
USD
3,335
284,8
3,654
332,2
3,995
363,2
4,465
405,9
- GDP/người
(giá thực tế)
Tr.đồng
4,736
5,465
6,865
8,625
Nguồn: Xử lý theo số liệu Cục thống kê Hà Tĩnh
Trong giai đoạn qua, tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư trong tỉnh. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2008: 11,1 % năm.
Sản lượng lương thực vượt chỉ tiêu, các loại nông sản hàng hóa như lạc, đậu ớt tăng nhanh cả diện tích và sản lượng, cơ cấu cây trồng có bước biến đổi khá. Việc quy hoạch và triển khai trồng và phát triển một số vùng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như dứa, chè, cao su, cây ăn quả đặc sản như: bưởi Phúc Trạch, cam, chanh, hồng…Kinh tế trang trại có chuyển biến khá, xuất hiện nhiều mô hình cây ăn quả có hiệu quả.
Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 32,58% (năm 2008) trong cơ cấu nông nghiệp. Đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tiếp tục phát triển.
Kinh tế rừng, gò đồi, vườn trại, công tác bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng có nhiều tiến bộ đã đưa độ che phủ rừng từ 31% lên 38%.
Về thủy sản tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 2%. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2008 đạt 22 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 10 ngàn tấn. Việc nuôi tôm, cua xuất khẩu chế biến khá.
Đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho gần 75% diện tích trồng lúa. Xây dựng mới trên 220 kênh mương bê tông. Nâng cấp 3925 km đường nông thôn, trong đó có trên 440 km đường nhựa, 464 cầu các loại.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển bình quân hàng năm đạt hơn 11%. Nhiều cơ sở công nghiệp từng bước phát huy hiệu quả như khai thác và chế biến Titan, xi măng, gạch, đá xây dựng, đóng tàu, vận tải biển, bia, chế biến chè, thủy sản xuất khẩu, sản xuất mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, may mặc và một số dịch vụ sản xuất khác…
Đối ngoại: đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hợp tác với Lào, Thái Lan, mở rộng quan hệ với nhiều nước, và các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện để giao lưu, mở rộng tầm nhìn, tìm kiếm thị trường
b. Về văn hóa - xã hội
Cùng với mức tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sự hỗ trợ về vốn của nhà nước thông qua chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, nên đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển đời sống tuy còn khó khăn nhưng mức độ không còn gay gắt như trước đây.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33,41% năm 2006 xuống còn 12,69% năm 2009 giảm 20,72%. Đời sống của đại bộ phận người hưởng chính sách có công với cách mạng được cải thiện rõ rệt. Công tác miền núi ngày càng được quan tâm.
Tuy nhiên khi đời sống tăng cao, kinh tế phát triển không ít tệ nạn xã hội đã xuất hiện.
Về lĩnh vực văn hóa nhiều năm qua trong hoạt động văn hóa tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới, đời sống văn hóa cơ sở. Toàn tỉnh có 151 làng, xã đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, trên 138.000 gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Các thiết chế văn hóa đang từng bước được hoàn thiện; một số tập tục lạc hậu và những biểu hiện không lành mạnh được đấu tranh, khắc phục dần.
Cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh, truyền hình, bưu điện đều được tăng cường. Đã nâng cấp hình thành nhiều chợ ở nông thôn.
2.2. Thực trạng lao động, việc làm nông thôn Hà Tĩnh.
2.2.1. Hiện trạng lao động, việc làm ở nông thôn nói chung
2.2.1.1. Về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động ở nông thôn
Số lượng lao động ở khu vực nông thôn không ngừng tăng lên từ 583.541 người năm 2006 lên 594.235 người năm 2008. Lực lượng lao động nông thôn gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên giải quyết việc làm ở nông thôn vẫn gặp phải những hạn chế nhất định.
- Trình độ học vấn
Theo kết quả điều tra lao động việc làm các năm 2006, 2007, 2008, nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn ngày càng được nâng cao, tỷ lệ người mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 2006 số người chưa tốt nghiệp tiểu học là 23.513 người (chiếm 4,37%), năm 2007 là 19.814 người (chiếm 3,45%), năm 2008 còn 16.119 người (chiếm 2,61%). Bình quân hàng năm giảm 4.697 người.. Đồng thời số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông không ngừng tăng, trong đó tăng nhanh là số người tốt nghiệp trung học phổ thông. Năm 2006 số người tốt nghiệp trung học phổ thông là 126.911 người đến năm 2008 là 147.412 người. Tăng 2,18%. Bình quân hàng năm số lao động có việc làm ở nông thôn tốt nghiệp trung học phổ thông tăng 8.167 người.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn Hà Tĩnh ngày càng khả quan hơn mặc dù ở mức xuất phát điểm thấp.
Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động nông thôn được phản ánh ở biểu sau:
Biểu số 3: Lực lượng lao động ở nông thôn chia theo trình độ học vấn phổ thông.
Đơn vị: Người
Năm
2006
2007
2008
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Mù chữ
2.367
0,41
1.163
848
0,14
560
0,09
124
Chưa tốt nghiệp tiểu học
% so với tổng số
25.513
4,37
16.284
19.814
3,45
12.606
16.119
2,61
11.592
Tổt nghiệp(TN) tiểu học
% so với tổng số
131.382
22,52
75.605
101.123
17,08
60.423
126.140
20,44
77.684
TN trung học cơ sở
% so với tổng số
297.341
50,90
149.272
324.976
54,89
163.447
326.266
52,88
182.614
TN trung học phổ thông
% so với tổng số
126.911
21,80
54.281
145.269
24,44
62.597
147.912
23,98
72.874
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở Lao động – Thương binh và Xã hội(LĐTB-XH) năm 2006 -2008
Trình độ học vấn của lao động nông thôn chủ yếu là tốt nghiệp cấp 2 tỷ lệ trên 50%, thực tế này cho thấy việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa và tay nghề cho người lao động nông thôn là một yêu cầu cấp bách.
Ở khu vực nông thôn, giữa nam và nữ cũng có sự khác biệt lớn về trình độ văn hóa. Càng ở mức học cao thì tỷ lệ nữ càng thấp. Tuy nhiên qua các năm số lượng nữ được học ở mức học cao đã tăng lên. Số lượng nữ tốt nghiệp trung học phổ thông tăng lên từ 126.911 người năm 2006 lên 151.412 người năm 2008. Tăng 24.501 người.
Những chuyển biến tích cực về trình độ văn hóa của người dân nông thôn Hà Tĩnh sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong thời gian tới.
Từ kết quả điều tra ở 6 xã đại diện cho vùng nghiên cứu ta thấy ở các vùng khác nhau, trình độ văn hóa của lực lượng lao động cũng có sụ khác biệt rõ nét.
Biểu số 4:Trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra
Xã
Trình độ văn hóa
Số hộ (hộ)
Cơ cấu (%)
Thạch Hải
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
2
2
6
-
-
20
80
Thạch Văn
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
2
5
2
10
20
50
20
Thạch Việt
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
1
3
7
-
10
30
70
Thạch Kênh
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
2
1
7
-
20
10
70
Thạch Vĩnh
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
4
2
4
-
40
20
40
Thạch Ngọc
- Chưa biết chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- ≥ Cấp 3
-
2
3
5
-
20
30
50
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Ở vùng đồng bằng là 2 xã Thạch Việt, Thạch Kênh số lượng người học hết cấp 2 và trên cấp 3 chiếm tỷ lệ cao hơn ở vùng núi: Thạch Ngọc, Thạch Vĩnh và vùng biển: Thạch Hải, Thạch Văn. Ở vùng núi số lượng người mới chỉ học hết cấp 1 chiếm tỷ lệ lớn.
Như vậy có thể nói trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng và giới tính. Vì vậy cần có giải pháp phù hợp để giảm thiểu sự chênh lệch giữa vùng đồng bằng và ven biển, miền núi.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Biểu số 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Nông thôn
(người)
% so với tổng số
Nông thôn
(người)
% so với tổng số
Nông thôn
(người)
% so với tổng số
Tổng số
583.514
100
592.030
100
594.235
100
Không có chuyên môn kỹ thuật
520.532
89,21
521.967
88,67
526.285
88,57
Sơ cấp
12.826
2,20
13.909
2,35
15.375
2,59
Công nhân kỹ thuật có bằng
12.369
2,12
13.287
2,24
13.658
2,30
Công nhân kỹ thuật không bằng
7.798
1,34
6.758
1,14
3.099
0,52
Trung học chuyên nghiệp
19.984
3,42
23.879
4,03
24.691
4,16
Cao đẳng, đại học
10.005
1,71
12.230
1,57
11.127
1,86
Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra lao động việc làm của sở LĐTB-XH Hà Tĩnh
Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn Hà Tĩnh thấy một số nét cơ bản sau:
Lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động mặc dù tỷ lệ này qua các năm đều có giảm. Năm 2006 là 89,21%. Năm 2007 là 88,67%, năm 2008 là 88,57 giảm 0,64%.
Lao động là công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tăng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ ít trong lực lượng lao động nông thôn. Điều đáng chú ý là tỷ lệ công nhân kỹ thuật cả có bằng và không bằng chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 2,82% năm 2008.
Lao động có trình độ cao đẳng, đại học qua các năm cũng được tăng lên đáng kể từ 10.005 người năm 2006 lên 11.127 người năm 2008. Trung bình mỗi năm tăng 374 người. Sô lượng tăng rất ít.
Kết quả điều tra của các chủ hộ; phần lớn lao động ở các xã đều là chưa qua các lớp đào tạo nghề. Nếu có cũng chỉ là đào tạo sơ cấp, chỉ đủ phục vụ sản xuất trong gia đình. Nếu được thuê làm các công việc khác cũng chỉ làm việc chân tay là chính.
Biểu 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ điều tra
Xã
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Số hộ (hộ)
Cơ cấu (%)
Thạch Hải
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
9
1
-
-
90
10
-
-
Thạch Văn
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
8
2
-
-
80
20
-
-
Thạch Việt
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
6
2
2
-
60
20
20
-
Thạch Kênh
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
7
2
1
-
70
20
10
-
Thạch Vĩnh
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
9
1
-
-
90
10
-
-
Thạch Ngọc
- Chưa qua đào tạo
- Sơ cấp
- Trung cấp
- Đại học
10
-
-
-
100
-
-
-
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng có sự chênh lệch giữa các vùng. Số lao động chưa qua đào tạo chủ yếu tập trung ở các xã thuộc miền núi. Ở vùng đồng bằng và ven biển tỷ lệ này ít hơn nhưng so với các trình độ sơ cấp, trung cấp và đại học vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Từ những phân tích ở trên ta thấy nông thôn Hà Tĩnh có một nguồn lao động rất lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua dào tạo chất lượng lao động còn quá thấp. Là một tỉnh có nền kinh tế còn chậm phát triển trong khi đó lao động có tay nghề lại rất thấp sẽ gây ra không ít khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nông thôn – nơi tập trung nhiều lao động. Điều này cho thấy trong những năm tới cần phải tập trung đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn.
2.2.1.2. Lao động nông thôn theo ngành kinh tế
Cơ cấu lao động nông thôn Hà Tĩnh trong những năm qua biến động theo hướng chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Quá trình này phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Biểu số 7: Lao động có việc làm ở nông thôn chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Tổng số
So với tổng số
Người
%
583.314
100
592.030
100
594.235
100
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
So với tổng số
Người
%
452.673
77,60
418.149
70,62
379.671
63,89
Công nghiệp-Xây dựng
So với tổng số
Người
%
86.793
14,90
122.941
20,77
157.352
26,48
Dịch vụ
So với tổng số
Người
%
43.848
7.50
50.940
8,61
57212
9,63
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB-XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Ở khu vực nông thôn, tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động xã hội có xu hướng tăng, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm, mặc dù xu thế này diễn ra vẫn chậm.
Lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 452.673 người năm 2006 giảm còn 376.671 người năm 2008. Giảm 73.002 người tức là giảm 13,71%.
Trong tổng số lao động nông thôn thì lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp. Trong thời gian qua tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu lao động có xu hướng tăng tương ứng 11,58 % và 2,13 %. Trong đó lao động ngành dịch vụ mặc dù có tăng nhưng rất chậm.
Trong cơ cấu mặc dù lao động nông – lâm – ngư – nghiệp đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với lao động trong các ngành phi nông nghiệp.
Cơ cấu lao động ở nông thôn Hà Tĩnh không đồng đều giữa các ngành kinh tế. Trong tổng số 594.235 lao động có việc làm thì có tới gần 64% làm trong lĩnh vực nông – lâm – nghiệp. Ngành phi nông nghiệp chiếm 36%.
Thực tế giải quyết việc làm ở các địa phương thấy rằng việc làm cho lao động nông thôn tiềm năng chỉ có thể là việc làm phi nông nghiệp được tạo ra bởi các doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, thương mại, các làng nghề và các hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn rất đa dạng, từ hoạt động sản xuất kinh doanh như chế tạo, cơ khí, chế biến nông sản đến các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ xã hội như các điểm trông trẻ, dịch vụ ăn uống…các hoạt động này ngày một tạo ra số lượng việc làm nhiều hơn cho lao động của các hộ. Do đó tiềm năng tạo việc làm cho lao động nông thôn không ở đâu xa mà chính là ở khu vực nông thôn.
Phân tích cơ cấu lao động theo nhóm ngành ta thấy cần phải có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từ đó chuyển đổi cơ cấu lao động nhanh hơn để phù hợp với đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế của Hà Tĩnh nói riêng và của cả nước nói chung. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là hai nhóm ngành hiện đang phát triển chậm và chiếm tỷ lệ thấp nên cần phải có chính sách phù hợp, tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư và phát triển các ngành nghề , dịch vụ để vừa phục vụ cho nông nghiệp, đồng thời rút bớt lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng.
2.2.1.3. Lao động ở nông thôn chia theo thành phần kinh tế
Theo kết quả điều tra lao động việc làm qua các năm cho thấy; số lao động nông thôn Hà Tĩnh đang làm việc trong các thành phần kinh tế có nhiều thay đổi và được phân bổ như sau:
Biểu số 8: Lao động có việc làm ở nông thôn chia theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Tổng số
So với tổng số
Người
%
583.314
100
592.030
100
594.235
100
Nhà nước
So với tổng số
Người
%
48.314
8,28
46.419
7,84
40.143
6,76
Ngoài nhà nước
So với tổng số
Người
%
533.980
91,54
542.956
91,71
549.739
92,51
Nước ngoài
So với tổng số
Người
%
237
0,04
392
0,07
420
0,07
Hỗn hợp
So với tổng số
Người
%
783
0,14
2.263
0,38
3.933
0,66
Nguồn: Điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006-2008
Năm 2006 ở khu vực nhà nước có 48.314 lao động có việc làm, chiếm 8,26% tổng số lao động có việc làm; đến năm 2007, 2008 số lượng lao động làm ở khu vực nhà nước giảm tương ứng còn 46.419 (7,84%) và 40.143 (6,76%). Như vây cả về số tuyệt đối và tương đối lao động ở khu vực nhà nước đều giảm. Nhìn chung những năm gần đây khu vực nhà nước hầu như không tạo được việc làm mới cho lao động thậm chí giảm số lượng việc làm.
Phần lớn người lao động nông thôn làm ở khu vực ngoài nhà nước. Số lao động làm ở ngoài nhà nước không ngừng tăng lên từ 533.980 người năm 2006 lên 542.956 người năm 2007 lên 549.739 người năm 2008 và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế. Có thể thấy rằng đại bộ phận lao động nông thôn tham gia vào khu vực ngoài quốc doanh, trong đó chủ yếu là sản xuất kinh tế hộ nông nghiệp. Lao động ở các thành phần kinh tế khác có tỷ trọng không đáng kể.
Trong thời gian qua việc sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy hành chính làm dôi dư nhiều lao động. Các lao động phải đi tìm việc làm ở khu vực ngoài quốc doanh, trong đó một số lượng lớn lao động chuyển về nông thôn tìm kiếm việc làm từ sản xuất nông nghiệp. Lao động ở khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu chỉ làm những công việc tạm thời, buôn bán lặt vặt, hoặc làm thuê trong khu vực phi chính thức, công việc không ổn định, làm cho nhu cầu việc làm ở nông thôn càng tăng lên.
2.2.2. Tình hình thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay
Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn Hà Tĩnh. Khu vực nông thôn chiếm đến hơn 85% lực lượng lao động trong đó có hơn 70.000 lao động thiếu việc làm năm 2008. Đây là một khó khăn khi thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.2.1. Lao động thiếu việc làm chia theo nhóm tuổi
Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn có những chuyển biến tích cực. Số lao động thiếu việc làm giảm từ 79.565 người (2006) xuống còn 70.219 người (2008) giảm 9.346 người. Trung bình mỗi năm giảm 3.115 người. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên hơn 70.000 lao động thiếu việc làm là một gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội vốn chưa phát triển của Hà Tĩnh.
Lao động thiếu việc chia theo nhóm tuổi sẽ cho thấy được trong độ tuổi nào thì lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm cao nhất để từ đó có những giải pháp phù hợp.
Biểu số 9: Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo nhóm tuổi
Đơn vị: Người
Nhóm tuổi
2006
2007
2008
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
15-19
8.775
4.362
12.453
5.935
13.731
6.147
20-24
17.713
7.512
24.343
8.288
26.410
9.495
25-29
6.029
2.762
5.597
3.478
4.871
3.183
30-34
8.721
5.912
6.902
1.182
5.762
1.426
35-59
12.834
6.300
12.011
5.651
12.033
5.219
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh phân theo nhóm tuổi, qua 3 năm cho thấy số người thiếu việc làm cao nhất là ở độ tuổi từ 20-24. Nhóm tuổi càng cao thì thiếu việc làm càng thấp. Lứa tuổi thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, chủ yếu là học sinh phổ thông thôi học, bộ đội xuất ngũ…
Số người thiếu việc làm ở nhóm tuổi 20-24 có xu hướng tăng nếu năm 2006 có 17.713 người thiếu việc làm thì đến năm 2008 có đến 26.410 người. Số người thiếu việc làm tăng 8.697 người.
Số người thiếu việc làm ở nhóm tuổi 15-19 cũng tăng lên. Từ năm 2006-2007 tăng 3.678 người, từ năm 2007-2008 mức tăng ít hơn 1278 người.
Ở các nhóm tuổi khác số lao động thiếu việc làm giảm hoặc có tăng nhưng không đáng kể.
Có một nghịch lý là số người thiếu việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi còn trẻ, có sức khỏe tốt. Khả năng tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm lớn hơn các nhóm tuổi khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sức ép của sự gia tăng dân số lên vấn đề lao động việc làm. Sự gia tăng dân số khiến cho số chỗ việc làm mới được tạo ra không đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh.
2.2.2.2. Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo ngành kinh tế
Như đã phân tích ở trên lao động nông thôn chủ yếu làm việc ở ngành nông -lâm - thủy sản. Một điều rất rõ ràng là phát triển nông nghiệp của nước ta đang gặp phải những hạn chế đòi hỏi phải có những biện pháp rất tích cực mới có thể khắc phục được là đất đai hạn hẹp, manh mún, dư thừa lao động, năng suất lao động thấp, sản xuất nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà lao động thiếu việc làm lớn nhất cũng tập trung ở ngành nông nghiệp.
Biểu số 10: Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Tổng số
Người
78.565
72.943
70.219
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
So với tổng số
Người
%
71.316
90,77
64.781
88,81
62.196
88,57
Công nghiệp-xây dựng
So với tổng số
Người
%
6.799
8,65
4.685
6,423
5.096
7,26
Dịch vụ
So với tổng số
Người
%
1.846
0,58
5.139
4,767
2.927
4,17
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Tỷ lệ người thiếu việc làm ở ngành nông nghiệp qua các năm đã giảm từ 90,77% năm 2006 xuống 88,57% năm 2008. Tỷ lệ giảm không đáng kể chỉ 2,27% tương ứng với 9.120 người. Mặc dù có giảm nhưng tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế hiệu quả còn chưa cao. Sự chuyển dịch diễn ra chậm.
Ngành công nghiệp – xây dựng số lượng người thiếu việc làm có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
Ngành dịch vụ tỷ lệ người thiếu việc làm đỡ căng thẳng hơn so với hai ngành trên tuy nhiên lại có chiều hướng gia tăng năm 2006 là 1.846 người tỷ lệ 0,58%; năm 2007 tăng lên 5.139 người, năm 2008 giảm xuống còn 2.927 người tỷ lệ 4,17%. Từ năm 2006-2008 tăng 3,59 %.
Như vậy trong các ngành kinh tế tỷ lệ người thiếu việc làm lớn nhất là trong ngành nông nghiệp.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động thiếu việc làm
Theo kết quả điều tra lao động việc làm số người thiếu việc làm tình hình sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông dân khá thấp. Phần lớn lao động nông thôn chỉ mới sử dụng hết khoảng hơn 65% thời gian lao động trong năm.
Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì người thiếu việc làm bao gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ, sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm. Điều đó được thể hiện ở bảng sau;
Biểu số 11: Lao động thiếu việc làm ở thành thị, nông thôn chia theo số giờ làm việc bình quân 7 ngày
Đơn vị: Người
Tiêu chuẩn
2006
2007
2008
Thành thị
1.396
2.133
2.439
Dưới 8 giờ
0
95
76
8 giờ đến dưới 30 giờ
1.099
1.790
1.947
30 giờ đến dưới 35 giờ
298
248
416
Nông thôn
78.565
72.943
70.219
Dưới 8 giờ
388
1.293
1.198
8 giờ đến dưới 30 giờ
57.290
20.173
30.162
30 giờ đến dưới 35 giờ
20.887
51.477
38.859
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Dựa vào bảng trên ta thấy thời gian lao động làm việc dưới 8h có xu hướng tăng từ 388 người (2006) lên 1.198 người (2008) tăng: 810 người. Mặc dù đây là thời gian làm việc ít nhất trong một tuần. Thời gian làm việc từ 8 giờ đến dưới 30 giờ và thời gian làm việc từ 30 giờ đến 35 giờ không ổn định qua các năm. Điều này một phần do hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như: mưa, gió, bão lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Do tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn nên thời gian lao động có sự bất ổn định. Vào thời kỳ nông nhàn, nếu không tìm được việc làm mới phần lớn người lao động rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Còn nếu muốn tìm được việc làm thì người lao động phải đi các địa phương khác, các vùng khác hành nghề nhằm mục đích tăng thu nhập. Người ta thường quan sát thấy nhiều người hành nghề thợ mộc, xây dựng lang thang khắp các vùng tìm kiếm việc làm. Đến mùa vụ họ lại quay về quê làm ruộng.
Những năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm.
Tác giả chọn ra 15 hộ đại diện cho các vùng sinh thái đồng bằng, miền núi và ven biển và tiến hành điều tra thời gian làm việc của các hộ như sau.
Biểu số 12: Số giờ làm việc trong một tuần của các chủ hộ
STT
Họ và tên chủ hộ
Xã
Nghề nghiệp
Số nhân khẩu
Số giờ làm việc
(giờ)
1
Nguyễn Văn Thông
Thạch Hải
Buốn bán
6
42
2
Trần Thị Nguyệt
Thạch Hải
Làm ruộng
5
28
3
Tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25889.doc