Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1. Mục tiêu chung 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Ý nghĩa khoa học của Luận văn 3

5. Bố cục của Luận văn 3

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hoá4

1.1.1. Cơ sở lý luận nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hoá4

1.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở một số nước trên thế giới

và ở Việt Nam20

1.2. Phương pháp nghiên cứu 33

1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 33

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 34

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 38

Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ 41

2.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 41

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 41

2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 47

2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệ p

theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 54

2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở

huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 55

2.2.1. Một số kết quả phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ 55

2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hóa ở huyện Đồng Hỷ 69

2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất 69

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ84

Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên87

3.1. Một số quan điểm chủ yếu 87

3.2. Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ đến năm 2010 và 2015 91

3.2.1. Định hướng chung 91

3.2.2. Các giải pháp chủ yếu 92

Kết luận và kiến nghị 102

Tài liệu tham khảo 105

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự nhiên trên đầu người là 0,49 ha/ người, cao hơn bình quân của tỉnh 0,14 ha/ người. Cơ cấu diện tích các loại đất trong huyện được thể hiện ở bảng sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là 47.037,94 ha, đất lâm nghiệp của huyện chiếm 45,5% tổng diện tích đất tự nhiên, sau đó đến đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện và đất chưa sử dụng còn rất lớn chiếm 21,64% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ (bảng 2.1). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đồng Hỷ năm 2008 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 47.037,94 100,00 I. Đất nông nghiệp 12.488,92 26,55 1. Đất trồng cây hàng năm 6.969,83 55,81 2. Đất vườn tạp 1.357,06 10,87 3. Đất trồng cây lâu năm 3.989,74 31,95 4. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 172,29 1,38 II. Đất lâm nghiệp có rừng 21.402,61 45,5 1. Rừng tự nhiên 12.071,84 56,40 2. Rừng trồng 9.329,44 43,59 3. Đất ươm cây giống 1,33 0,006 III. Đất chuyên dùng 2.101,29 4,47 IV. Đất ở 864,79 1,87 1. Đất ở đô thị 105,00 12,14 2. Đất ở nông thôn 759,79 87,86 V. Đất chƣa sử dụng 10.180,33 21,64 1. Đất bằng chưa sử dụng 384,93 3,78 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 7.670,39 75,35 3. Đất có mặt nước chưa sử dụng 33,60 0,33 4. Sông, suối 1.112,26 10,93 5. Núi đá không có rừng cây 463,70 4,55 6. Đất chưa sử dụng khác 515,45 5,06 7. Hệ số sử dụng ruộng đất 1,99 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 * Thổ nhưỡng Với địa hình phức tạp, đất đai đa dạng tạo điều kiện cho huyện Đồng Hỷ phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây lâm nghiệp. Những cánh đồng ở thung lũng phát triển cây lương thực đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ cho toàn huyện, đồng thời phát triển phong phú các cây rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 47.037,94 ha, phân theo thổ nhưỡng bao gồm các loại đất như sau: đất phù sa bồi tụ có 644 ha phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Đồng Bẩm, Huống Thượng. Đất phù sa không được bồi là 1.258 ha, chủ yếu ở xã Đồng Bẩm, Huống Thượng, Linh Sơn, Nam Hoà, Hoà Bình, Minh Lập, Hoá Thượng, Cao Ngạn. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ và vàng là 410,5 ha phân bố nhiều ở Huống Thượng. Đất phù sa ngòi suối có 100,6 ha thuộc các xã Khe Mo, Hóa Trung, Hoá Thượng và Minh Lập. 2.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết Huyện Đồng Hỷ nằm trong vùng có khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, do đó từng vùng khác nhau có đặc điểm khí hậu khác nhau: - Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270C - Về độ ẩm không khí trung bình, thay đổi từ 78 - 86% Khí hậu huyện Đồng Hỷ nói trung là nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, với điều kiện nhiệt độ cao có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo, điều kiện mưa ẩm tạo điều kiện cho nhiều loại cây rau phát triển. Nếu làm thuỷ lợi tốt biết cách giữ điều hoà nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng trong cả năm. Khí hậu huyện Đồng Hỷ chia thành hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông khô lạnh. Mùa hè từ khoảng tháng 5 đến tháng 10, mùa hè nhiệt độ trung bình là 27 - 29 0C có lúc lên tới 30 - 310C, mùa này thường có mưa, mưa nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 nhất là tháng 7, tháng 8, trung bình lượng mưa trong tháng này là 300 - 500 mm và chiếm tổng số 40 - 46% lượng mưa cả năm. Mùa này nói trung thời tiết khí hậu thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Song vào mùa mưa, thỉnh thoảng có gió bão gây mưa to, gió lớn, úng lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp. Đồng thời do địa hình miền núi nên những trận mưa to ở đầu nguồn dẫn đến xói mòn đất, gây bạc màu cho đất. Mùa đông khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 150 - 22 0C, có lúc xuống thấp dưới 150C. Mùa này mưa ít thường hay bị hạn vào tháng 12, tháng 1 có những đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo thời tiết lạnh, đôi khi có sương muối kéo dài, rét đậm gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu có những thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên khi xẩy ra hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh…cũng gây khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp. 2.1.1.5. Thuỷ văn Sông suối của huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc, mật độ sông suối bình quân 0,2km/km2. Huyện Đồng Hỷ có các sông suối lớn là: - Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua phía Tây của huyện dài khoảng 47 km là nguồn nước chính cung cấp cho Đồng Hỷ. Chế độ dòng chảy thất thường nhiều năm gây úng lụt, về mùa cạn nước sông xuống thấp gây hạn hán. - Sông Linh Nham: Bắt nguồn từ huyện Võ Nhai và chảy qua xã Văn Hán, Khe Mo, Hoá Thượng, Linh Sơn ra Sông Cầu, chiều dài chảy qua huyện Đồng Hỷ là 28 km. Do rừng đầu nguồn bị chặt quá nhiều lên lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa khô chênh lệch rất lớn, mùa mưa thường gây lũ lớn, mùa khô mực nước sông xuống rất thấp. - Sông Ngòi Trẹo bắt nguồn từ xã Văn Hán chảy qua Nam Hoà dài 19 km; suối Ngàn Khe bắt nguồn từ Cây Thị chảy qua thị trấn Trại Cau và Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Hoà dài 21 km. Ngoài ra còn hàng chục con suối lớn nhỏ khác cộng với hàng chục hồ nước lớn, nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 2.1.1.6. Tài nguyên rừng và khoáng sản Huyện Đồng Hỷ có 21.402,61 ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng là 9.329,44 ha. Huyện Đồng Hỷ có nhiều loại khoáng sản như: Quặng sắt, kẽm, chì, vàng sa khoáng, đá vôi.. điều này tao điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây 2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình nhân khẩu và lao động Dân số toàn huyện Đồng Hỷ năm 2008 là 127.279 người, tốc độ tăng trưởng dân số năm 2004 - 2008 là 2,17%. Mật độ dân số phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Chùa Hang 3.124 người/km2 trong khi đó nơi có mật độ dân số thấp là xã Văn Lăng 71 người/km2. Điều này ảnh hưởng tới quy hoạch đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nơi có mật độ dân số đông, thì vấn đề giải quyết việc làm rất cấp bách nếu không giải quyết được sẽ kéo theo tệ nạn xã hội sẽ tăng. Còn nơi có mật độ dân số thấp thì không có đủ nguồn lực để khai thác tiềm năng tự nhiên. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của Huyện trong những năm tới. Huyện Đồng hỷ có nhiều dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 93,26%, dân tộc Nùng 2,44%, Sán Dìu 2,28%, Dao 0,84%, Tày 0,47%, Sán Chay 0,1%, H Mông 0,23%, Hoa 0,05% các dân tộc khác 0,44%. Trình độ dân trí ở các vùng khác nhau, vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vấn còn nghèo. Qua bảng 2 ta thấy dân số của huyện có sự biến động tăng qua các năm cụ thể là năm 2004 là 124.566 người, năm 2006 là 125.811 người tăng 1% so với năm 2004, đến năm 2008 là 127.279 người tăng 1,17% so với năm 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Bình quân giai đoạn 2004 - 2008 dân số tăng 1,09%. Đây là tỷ lệ tăng dân số chưa phải là cao, nhưng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện cần phải làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình cho từng vùng, thôn, xóm... Đồng Hỷ là huyện phần lớn là sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2008 dân số nông nghiệp là 89.238 người chiếm 70,11% tổng dân số toàn huyện có mức tăng bình quân qua 3 năm là 0,57%, nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm 29,89% trong tổng dân số toàn huyện mức tăng bình quân năm là 2,32% khá cao. Đây chính là dấu hiệu tốt cho việc phát triển các ngành nghề dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh sự gia tăng dân số thì số lao động trong huyện cũng tăng lên năm 2004 là 67.119 lao động, năm 2006 là 67.879 lao động tăng 1,13% so với năm 2004, năm 2008 là 68.563 lao động tăng 1% so với năm 2006. Bình quân năm tăng 1,06%.Trong đó lao động nông nghiệp chiếm phần lớn, nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu lao động lại có xu hướng giảm. Năm 2004 chiếm 71,16% trong tổng số lao động đến năm 2008 chiếm 71,09% trong tổng số lao động. Số lao động phi nông nghiệp mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng số lao động, ngược lại nó lại có xu hướng tăng lên về cơ cấu nhưng không đáng kể năm 2004 là 28,84% trong tổng lao động, đến năm 2008 chiếm 28,91% trong tổng lao động. Khi dân số tăng kéo theo số hộ cũng sẽ tăng, bình quân tăng 1,06%. Trong đó cả hộ nông nghiệp tăng 1,33%, số hộ phi nông nghiệp tăng cao hơn 8,18%. Như vậy qua tình hình dân số và lao động của huyện Đồng Hỷ ta thấy lực lượng lao động tập trung vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp. Một bộ phận nhỏ làm ngành nghề khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Đồng Hỷ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 06/04 08/06 BQ I. Tổng nhân khẩu Ngƣời 124.566 100 125.811 100 127.279 100 101,00 101,17 101,09 1.Nhân khẩu nông nghiệp Người 88.232 70,83 88.368 70,24 89.238 70,11 100,15 100,99 100,57 2. Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 36.334 29,17 37.443 29,76 38.041 29,89 103,05 101,59 102,32 II. Tổng số hộ Hộ 27.611 100 28.177 100 29.866 100 102,05 105,99 104,02 1. Hộ nông nghiệp Hộ 19.075 69,02 19.126 67,88 19.858 66,49 100,27 102,39 101,33 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.554 30,98 9.051 32,12 10.008 33,51 105,8 110,57 108,18 III. Tổng số lao động LĐ 67.119 100 67.879 100 68.563 100 101,13 101,00 101,06 1. Lao động nông nghiệp LĐ 47.763 71,16 48.259 71,15 48.738 71,09 101,11 100,99 101,05 2. Lao động phi nông nghiệp LĐ 19.356 28,84 19.584 28,85 19.825 28,91 101,18 101,23 101,21 IV. Bình quân LĐNN/hộ NN LĐ/hộ 2,51 - 2,53 - 2,45 - 100,75 96,83 98,79 V. Bình quân NKNN/hộ NN Ng/hộ 4,63 - 4,62 - 4,56 - 99,79 98,70 99,25 ( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện - Hệ thống đường giao thông: Mạng lưới giao thông huyện Đồng Hỷ đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội. Từ Thành phố đi qua trung tâm huyện là tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ dài 47,5 km. Hệ thống đường sông khoảng 45 km từ xã Văn Lăng đến xã Huống Thượng. Hiện nay giao thông Đồng Hỷ có tổng số 667 km. Đến nay toàn bộ 20 xã thị trấn của huyện đã có đã có đường giao thông nông thôn và trung tâm xã, ôtô đi lại thuận tiện, giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng của nhân dân và các dân tộc toàn huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên hệ thống giao thông ở khu vực vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, chưa có đường nhựa, có những đường rải sỏi, đá ong, đường gồ ghề, lầy lội khi trời mưa cũng ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế - xã hội. Do vậy cần phải có những biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng hệ thống giao thông của huyện để đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế xã hội. - Thuỷ lợi của huyện: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ. Toàn huyện có 49 hồ chứa nước; 52 đập dâng 68 trạm bơm và 147,915 km kênh mương nội đồng được xây dựng kiên cố hoá, phân bố đều trên địa bàn huyện. Trạm thuỷ nông: Công tác quản lý khai thác bảo vệ các công trình thuỷ lợi được đảm bảo trong mùa mưa lũ, phục vụ tưới tiêu kịp thời theo yêu cầu sản xuất. Trong vụ xuân diện tích tưới nước bằng các công trình thuỷ lợi khoảng trên 2.200 ha; vụ đông khoảng trên 1.100 ha rau màu các loại. Tuy nhiên, ở một số xã vùng cao do địa bàn, địa hình chủ yếu là đồi núi nên hệ thống thuỷ lợi còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết là tưới nhờ nước trời, vì vậy hạn chế cho việc luân canh cây trồng nhất là đối với cây trồng vụ đông xuân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 - Trường học trạm xá: Toàn huyện có 47 trường phổ thông, trong đó có 2 trường phổ thông trung trường trung học; 20 trường trung học cơ sở và toàn huyện có 22 trường mầm non. Đến nay đã có 100% số phòng học được ngói hoá, đã xoá bỏ được chế độ học ba ca, các xã và thị trấn đã có phòng học cao tầng. Toàn huyện có 1 bệnh viện một trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 20 trạm xá, đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho người dân của huyện. - Các công trình xây dựng khác: Như vấn đề nước sạch nông thôn, điện... đã được chính quyền huyện quan tâm. Tại các xã vùng cao đã ổn định được vấn đề du canh du cư, giải quyết nước sạch ở các vùng xa đô thị, đưa điện lưới quốc gia tới 20/20 xã thị trấn của huyện. Đồng hỷ có 6 tuyến lưới 35 KV và 4 tuyến 6KV, số trạm biến áp toàn huyện là 49 trạm. Các xã và thị trấn của huyện đã có điểm bưu điện văn hoá xã, số máy điện toại của toàn huyện là hơn 6000 máy. 100% các xã đã có báo đọc trong ngày. 2.1.2.3. Tình hình kinh tế của huyện Đồng Hỷ Năm 2007 sản xuất nông - lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hô trợ giá giống và đưa giống mới vào sản xuất, tích cực phòng trừ sâu, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy về diện tích, năng suất, sản lượng đều hoàn thành các chỉ tiêu. Tổng sản lượng lương thực cả năm 2007 đạt 40.160 tấn/39.000 tấn KH = 102,9%. Đã thực hiện chăm bón, thâm canh 1.100 ha chè, cải tạo 50 ha, trồng mới 120,55 ha, sản lượng chè đạt 18.500 tấn [3]. Sản lượng cây ăn quả các loại đạt 5000 tấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Trong chăn nuôi một số con giống như: gà, bò, lợn, ong đã có hiệu quả trong tăng năng suất, có lợi cho nhà nông. Hiện nay toàn huyện có đàn trâu: 15.789 con. Đàn bò 5.375 con; Đàn lợn 53.869 con. Tổng đàn gia cầm là 530.950 con. Về rừng đã trồng mới được được 1.325 ha, ươm được 125 vạn hom cây giống tai vườn ươm chuẩn bị cho việc trồng rừng năm 2008 [3]. Công tác khuyến nông: Thực hiện chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của nông dân tại các xã và thị trấn được 185 lớp cho gần 7.000 hộ nông dân. Tổ chức hội thảo tổng kết mô hình 15 cuộc cho gần 1000 người tham dự. Các mô hình đều thu được kết quả tốt. Đó là các mô hình: Nuôi giun quế tại Cao Ngạn, Nuôi ong nội tại xã Hoà Bình. Chăn nuôi gà an toàn sinh học tại Khe Mo. Gieo cấy giống lúa mới tại Minh Lập, Linh Sơn, Hoá Trung… Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ: Giá trị sản lượng năm 2007 ước tính đạt 410 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2007. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 248 tỷ đồng. Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 183 tỷ đồng, trong đó của các hộ cá thể đạt 158 tỷ đồng, các doanh nghiệp 25 tỷ đồng Công tác giao thông: Di tu bảo dưỡng trên 300 km đường giao thông, nâng cấp 59 km, đổ bê tông 17,5 km Mặc dù nền kinh tế của huyện Đồng hỷ có những bước tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên huyện Đồng Hỷ vẫn là một huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn (2004 – 2008) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 So sánh (%) Tốc độ BQ 04- 08 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) 06/04 08/06 Tổng giá trị gia tăng 621.047 100 772.533 100 1.133.682 100 124,4 146,7 135,6 Ngành NLTS 159.998 25,76 211.332 27,36 273.415 24,12 132,1 129,4 130,8 Ngành CN- XDựng 215.617 34,72 259.557 33,60 403.812 35,62 120,4 155,6 138 Ngành DVTM 245.432 39,52 301.644 39,05 456.456 40,26 122,9 151,3 137,1 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ Trong giai đoạn 2004-2008, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tỷ trọng về ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ tăng dần. Giá trị gia tăng của ngành thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 40,26%. Nhưng xét về tốc độ gia tăng thì ngành công nghiệp xây dựng, xây dựng tăng cao nhất là 38% thấp nhất là ngành nông lâm thủy sản 30,8%. Sản xuất nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, vì vậy vai trò mô hình kinh tế trang trại và hộ gia đình càng tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện. Trong những năm gần đây do hệ thống giao thông của huyện được nâng cấp và đầu tư, vị trí thuận lợi sẵn có về đường giao thông nên hoạt động thương mại dịch vụ có bước chuyển biến tích cực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 2.1.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 2.1.3.1. Những thuận lợi - Huyện Đồng Hỷ là một huyện thuộc trung du miền núi, nên được rất nhiều chương trình dự án của Nhà nước cũng như tổ chức phi chính phủ đầu tư. Điều này đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân có điều kiện áp dụng các tiến độ khoa học vào sản xuất, nâng cao năng lực, thay đổi hệ thống cây trồng và có giá trị sản lượng cao trên một đơn vị diện tích. - Là huyện có vị trí địa lý liền kề với thành phố Thái Nguyên, gần các trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và gần các trường đại học, trung học kỹ thuật, trung tâm nghiên cứu khoa học của vùng, có điều kiện tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển. Rất thuận lợi cho các hộ nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất hàng hoá của mình. - Đội ngũ cán bộ của huyện nhiệt tình, năng động, lực lượng lao động đông đảo, cần cù, chịu khó lao động. Họ làm việc không quản nắng mưa để làm giàu luôn luôn nghĩ cách gia tăng thu nhập cho gia đình và đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của huyện. - Đất đai của huyện tương đối đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại nông, lâm nghiệp hàng hoá như chè, cây ăn quả... Mặt khác, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn có thể mở rộng để phát triển trồng trọt. - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho phát triển sản xuất hàng hoá. Đặc biệt nó là nhân tố quyết định cây trồng lâu năm, cây ngắn ngày và cây lâm nghiệp. - Về giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin liên lạc và các mặt kinh tế - xã hội khác đã và đang phát triển, đời sống người dân từng bước được cải thiện. 2.1.3.2. Những khó khăn - Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp kém, phần lớn các hộ nông dân còn sản xuất tự cung tự cấp. Các hộ sản xuất hàng hoá chủ yếu phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 ở các xã vùng sâu do đó hệ thống cơ sở hạ tầng rất kém. Thu nhập của người dân còn thấp. - Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn dân cư có trình độ dân trí thấp, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, số người được đào tạo nghề còn ít, ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đã phần nào hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của người lao động. - Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được quan tâm và chú trọng xong ở các khu vực vùng sâu, vùng cao thì hệ thống này còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng. Hệ thống dịch vụ triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật như trạm giống cây trồng vật nuôi các cơ sở kỹ thuật khác chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sồng. 2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Một số kết quả phát triển nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ Nông nghiệp Đồng Hỷ là ngành có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của người dân huyện và cũng là hoạt động đặc biệt quan trọng cung cấp các thực phẩm tươi sống như thịt, rau, quả, cá, trứng… cho đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Bảng 2.4. Giá trị sản xuất, cơ cấu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ngành nông lâm thủy sản huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008 (Theo giá cố định 1994) Chỉ tiêu ĐVT 2004 2006 2008 BQ 2004 - 2008 I. Giá trị sản xuất nông, lâm,ngƣ nghiệp Tr.đ 185.400 202.384 221.003 9 % II. Cơ cấu giá trị SX 1. Nông nghiệp % 89,16 85,3 84,9 + Trồng trọt % 67,16 62,2 61,1 + Chăn nuôi % 22,0 23 23,8 2. Thủy sản % 2,19 3,2 3,3 3. Lâm nghiệp % 8,65 11,4 11,7 III. Giá trị gia tăng ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp 123.794 132.226 141.369 6,5% Nguồn: UBND huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Qua bảng trên ta thấy: Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản qua các năm đều tăng (theo giá cố định 1994). Năm 2008 đạt giá trị là 221.003 triệu đồng (gấp 1,19 lần năm 2004), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1994 – 2008 đạt khoảng 9%/năm. Do lấy giá cố định 1994, nên giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, sự tăng lên đó phản ánh sự gia tăng của lượng hàng hóa nông lâm thủy sản. Như vậy, năng lực sản xuất nông lâm thủy sản của huyện Đồng Hỷ đã có sự tiến bộ đáng kể. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt giảm từ 67,16% năm 2004 xuống còn 61,1% năm 2008. Thay vào đó, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi tăng từ 22,0% năm 2004 lên 23,8% năm 2008. Tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 2,19% lên 3,3% và tỷ trọng ngành lâm nghiệp tăng tương ứng từ 8,65% lên 11,7%. Giá trị gia tăng ngành nông lâm thủy sản (giá cố định 1994) giai đoạn 2004 – 2008 đạt tốc độ tăng bình quân 6,5%, cao hơn mức bình quân của cả nước. Mặc dù tỷ trọng của ngành trong GDP của huyện giảm qua các năm nhưng giá trị của ngành vẫn tăng tuyệt đối. Điều đó phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nội bộ ngành nói chung đang phản ánh đúng bản chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ 2.2.2.1. Ngành trồng trọt Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vây, từ năm 2004 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần. Từ năm 2004 đến năm 2008, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 quân khoảng 4%/năm, do thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng. Từ năm 2004 đến 2008, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế như rau các loại, ngô và một số cây lấy bột khác, giảm dần diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như khoai lang, sắn… Bảng 2.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Tổng diện tích gieo trồng 100,00 100,00 100,00 I. Cây lƣơng thực có hạt 72,47 74,32 77,42 1. Lúa 59,81 56,64 57,45 2. Ngô 12,66 17,68 19,97 II. Cây chất bột lấy củ 10,27 8,41 6,74 1. Khoai lang 7,00 6,18 4,68 2. Sắn 3,14 2,10 1,97 3. Cây chất bột khác 0,16 8,41 6,74 III. Rau đậu các loại 8,4 0,12 0,08 1. Rau các loại 4,7 6,27 8,26 2. Đậu các loại 3,6 3,9 2,2 IV. Cây công nghiệp hàng năm 8,9 7,11 5,38 1. Đỗ tương 3,71 3,48 2,28 2. Lạc 4,77 3,55 2,85 3. Vừng 0,11 0,02 0,17 4. Mía 0,31 0,07 0,08 Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 thành tập quán sản xuất. Đến nay ở Đồng Hỷ diện tích lúa xuân muộn và mà sớm được gieo cấy chiếm khoảng 80%, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuát 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm; bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như rau,hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn gia súc…Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển. Kết quả trồng trọt cụ thể đạt được như sau:  Nhóm cây lượng thực có hạt (lúa, ngô) Là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Từ năm 2004 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực cua huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf
Tài liệu liên quan