Hoạt động của CTM chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất. Vì vậy
chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty. CTM chưa xây dựng được
chiến lược kinh doanh chung. Do không có chiến lược và mục tiêu kinh doanh chung
cho sự phát triển của toàn Công ty, mỗi Công ty thành viên có một mục tiêu hoạt động
riêng, hoạt động một cách riêng lẻ độc lập nhau và có sự trùng lắp trong lĩnh vực kinh
doanh, không phân khúc thị trường giữa các thành viên trong toàn Công ty. Chính điều
này gây nên tình trạng cạnh tranh nội bộ giữa các Công ty thành viên với nhau và cạnh
tranh cả với CTM. Ví dụ điển hình là Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước và Công ty cổ
phần Intimex Nha Trang là hai đơn vị thành viên của CTM cùng hoạt động trong lĩnh
vực xuất khẩu cà phê. Vì không phân khúc thị trường, dẫn đến tình trạng cùng một
khách hàng cung cấp nguồn hàng, cả hai đơn vị cùng phát giá thu mua khác nhau. Điều
này không những gây tác động xấu trong quan hệ nội bộ, đồng thời còn tạo một cái nhìn
không tốt của khách hàng đối với CTM
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp chuyển đổi công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex thành tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng phát triển điều này có thể dẫn đến việc công ty mất dần thị
trường vào tay đối thủ cạnh tranh và không phát triển mạnh được thương hiệu của mình.
Ngành hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa chiếm khoảng 15% 20% doanh thu
trong Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu như sắt, thép, thực phẩm đông lạnh,
hàng điện tử gia dụng,… chưa có thương hiệu trên thị trường nội địa. Vì vậy, cần phải
thành lập phòng marketing nhằm phát triển thị trường nội địa, quảng bá thương hiệu và
từng bước xây dựng hệ thống bán lẽ, bán buôn trong toàn quốc.
2.3.5.Hoạt động đầu tƣ :
Đầu tƣ xây dựng :
-Triển khai xây dựng Trung Tâm Thương Mại Tây Ninh, dự kiến hoàn thành vào
quí IV năm 2011, với tổng diện tích xây dựng 3.000m2 . Tổng giá trị xây dựng cơ bản
dự toán là 32 tỷ đồng(xem phụ lục 01)
- Nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao Ban Mê Thuột, dự kiến hoàn thành
vào quí IV năm 2011. Tổng giá trị xây dựng cơ bản dự toán là 30 tỷ đồng (xem phụ lục
02).
-42-
- Tham gia đầu tư vào các công trình xây dựng nhà cao tầng, trung tâm thương
mại, các công ty cổ phần phục vụ cho phát triển đa dạng của Công ty
Đầu tƣ tài chính :
Công ty đang tiếp tục triển khai mua cổ phần chi phối(51%), đối tượng là các
công ty có điều kiện : phải đảm bảo kinh doanh bình thường theo chức năng nhiệm vụ
đang hoạt động và có điều kiện cơ sở vật chất để tham gia các hoạt động sản xuất và
kinh doanh, đặc biệt là các trung tâm thương mại, và các nhà máy chế biến nông sản.
Nguồn vốn chủ yếu vay từ ngân hàng(tối thiểu 70% trên tổng vốn đầu tư), còn lại là vốn
trích từ lợi nhuận của Công ty.
Tham gia góp vốn đầu tư các công trình xây dựng cảng biển, nạo vét sông lạch,…
Với những chiến lược đầu tư dài hạn Công ty cần có nguồn tài chính đủ mạnh.
Do đó, kế hoạch chuyển sang mô hình tập đoàn là cần thiết nhằm có điều kiện thuận lợi
cho việc huy động vốn trong nội bộ tập đoàn, hỗ trợ vốn cho các đơn vị thành viên, hỗ
trợ cho các dự án đầu tư sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn.
2.3.6.Phân tích khả năng tài chính
Tình hình tài chính của Công ty qua các năm 2006 – 2010 được thể hiện bằng bảng số
liệu sau :
-43-
Bảng 2.11 : Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2006-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tài sản lƣu động và
đầu tƣ ngắn hạn
404.795 672.774 954.388 1.479.211 2.081.590
Tiền 18.441 14.833 44.065 132.026 120.400
Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
0 9.318 8.356 36.012 19.064
Các khoản phải thu 285.749 378.659 629.602 895.924 885.669
Hàng tồn kho 68.341 214.826 201.890 347.341 958.012
Tài sản ngắn hạn khác 32.264 55.138 70.475 67.908 98.445
Tài sản cố định và đầu tƣ
dài hạn
13.833 22.005 82.252 158.929 169.411
Tài sản cố định 13.159 19.474 64.009 101.103 105.309
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
0 1.820 17.232 50.085 55.185
Tài sản dài hạn khác 674 711 1.011 7.741 8.917
Tổng Cộng tài sản 418.628 694.779 1.036.640 1.638.140 2.251.001
Nợ phải trả 401.945 636.094 968.137 1.493.999 2.108.929
Nợ ngắn hạn 392.088 631.148 949.591 1.493.999 2.048.017
Nợ dài hạn 9.857 4.946 18.546 ` 60.912
Vốn chủ sở hữu 16.683 58.685 68.503 104.107 142.072
Vốn chủ sở hữu 16.679 58.616 67.847 102.644 142.072
Nguồn kinh phí và quỹ khác 4 69 656 1.463
Tổng cộng nguồn vốn 418.628 694.779 1.036.640 1.598.106 2.251.001
“Nguồn : Phòng Tài chính kế toán văn phòng Công ty”
-44-
Bảng 2.12 : Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính Công ty giai đoạn 2006-2010
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2010
I KHẢ NĂNG THANH KHOẢN
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành 100,71% 105,77% 98,58% 96,43% 98,70%
Khả năng thanh toán nhanh 77,58% 62,35% 70,94% 68,81% 49,12%
2 Hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu 7,09 13,74 11,15 7,87 14,11
Kỳ thu tiền bình quân 51,49 26,57 32,72 46,40 25,87
Vòng quay hàng tồn kho 29,13 23,71 34,00 19,70 12,76
Vòng quay các khoản phải trả 5,17 8,24 7,40 4,72 6,10
Kỳ thanh toán bình quân 70,65 44,28 49,35 77,38 59,81
II HIỆU QUẢ HĐKD
1 Hiệu quả hoạt động
Vòng quay TSCĐ và đầu tư dài
hạn 153,93 244,32 86,44 46,61 77,87
Vòng quay Tổng tài sản 4,84 7,49 6,77 4,30 5,55
Vòng quay Vốn chủ sở hữu 121,45 88,76 103,51 68,66 87,97
2 Khả năng sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận biên tế 0,10% 0,42% 0,27% 0,20% 0,24%
Tỷ suất lợi nhuận / tổng TS(ROA) 0,50% 3,14% 1,85% 0,85% 1,36%
Tỷ suất lợi nhuận / vốn
CSH(ROE) 12,60% 37,19% 27,93% 13,45% 21,54%
III CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Tổng các khoản phải trả/Vốn CSH 2409,31% 1083,91% 1413,28% 1473,52% 1484,41%
Tổng nợ / Tổng tài sản 96,01% 91,55% 93,39% 93,64% 93,69%
Nợ vay / Tổng tài sản 96,01% 91,55% 93,39% 93,64% 93,69%
Nợ dài hạn / Tổng tài sản 2,35% 0,71% 1,79% 2,44% 2,71%
“Nguồn : Tính toán của tác giả”
-45-
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán :
- Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành : cho chúng ta biết Doanh nghiệp có tài sản lưu
động gồm tiền, nợ phải thu và hàng tồn kho có trang trải được các khoản nợ ngắn hạn
khi đến hạn hay không
Tại Công ty tỷ số khả năng thanh toán hiện hành từ năm 2006 đến năm 2010 dao
động từ 96% đến 105% tỷ số này đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán ngắn hạn của
Công ty trong quá trình kinh doanh.
-Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho chúng ta biết trong tài sản lưu động sau khi trừ đi
hàng tồn kho thì tiền và các khoản phải thu có khả năng trang trải cho các khoản nợ
ngắn hạn là bao nhiêu
Tại Công ty tỷ số khả năng thanh toán nhanh từ năm 2006 đến năm 2010 dao
động từ 49% đến 77% tỷ số này đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán nhanh của
Công ty.
-Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn cho chúng ta biết trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả
chiếm bao nhiêu phần trăm, nếu tỷ lệ nợ phải trả trên vốn cao thì công ty phải chịu chi
phí sử dụng vốn cao làm giảm hiệu quả kinh doanh, ngược lại chi phí sử dụng vốn thấp
làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn dao động từ 91% đến 96% đây là mức tỷ lệ cao,
nên chi phí sử dụng vốn của Công ty là rất cao. Trong đó cao nhất là năm 2010 lãi vay
phải trả ngân hàng là trên 139 tỷ(Theo số liệu bảng 2.13).
Các chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời:
Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010 được
thể hiện qua bảng 2.12
-Tỷ suất lợi nhuận biên tế : là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong 1 đồng doanh thu
thu được. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ suất lợi nhuận biên tế của Công ty vào năm 2007
tăng hơn gấp 4 lần năm 2006(từ 0,1% tăng lên 0,42%) cho thấy hiệu quả của đơn vị từ
khi cổ phần hóa(ngày 01/07/2006 Công ty chuyển sang mô hình cổ phần). Tuy nhiên, từ
năm 2008 đến 2010 tỷ suất lợi nhuận giảm và giữ mức ổn định 0,2% đến 0,27%. Từ
năm 2008 đến 2010 do lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi nguồn vốn kinh doanh chủ
yếu của Công ty là nguồn vốn vay ngân hàng nên tỷ suất lợi nhuận biên tế giảm.
-46-
-Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA) : là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản
lý nguồn tài sản của một doanh nghiệp. Năm 2006 ROA chiếm 0,5% tăng lên 3,14%
vào năm 2007 từ năm 2008 đến năm 2010 ROA giảm còn 1,85% đến 0,85% là do Công
ty đầu tư Nhà máy chế biến cà phê sạch tại Mỹ Phước và Xây dựng Trung Tâm Thương
Mại tại Buôn Ma Thuột, khởi công xây dựng Trung Tâm Thương Mại Tại Tây Ninh và
Nhà máy chế biến cà phê tại Buôn Ma Thuột.
-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) : đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho các cổ đông cổ phần thường.
Năm 2007 ROE đạt cao nhất 37,19%, thấp nhất là năm 2006 ROE là 12,6%.
Qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận biên tế, ROA, ROE từ năm 2006 đến 2010 cho
thấy số liệu hiệu quả hoạt động của Công ty không ổn định, tuy có lợi nhuận nhưng còn
rất thấp, năm 2007 hiệu quả tăng cao là do giá nông sản tăng đột biến nên hiệu quả này
của Công ty thiếu bền vững.
2.4.Thực trạng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần XNK
Intimex
2.4.1.Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2010
-47-
Bảng 2.13:Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006-2010
ĐVT :Triệu đồng
“Nguồn : Phòng Tài chính kế toán Văn phòng Công ty”
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2.025.611 5.202.518 7.025.030 7.047.539 12.498.187
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 2.377 0 289
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
2.025.611 5.202.518 7.022.653 7.047.539 12.497.898
4. Giá vốn hàng bán 1.991.032 5.093.552 6.863.837 6.842.468 12.223.095
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
34.579 108.966 158.816 205.071 274.803
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.085 7.676 86.145 65.759 147.272
7. Chi phí tài chính 14.041 32.002 122.584 117.149 207.308
- Trong đó: Chi phí lãi vay 6.749 18.880 70.767 61.278 139.629
8. Chi phí bán hàng 10.958 43.555 78.180 111.197 135.530
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.807 21.194 24.377 34.298 45.793
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
2.858 19.891 19.820 8.186 33.444
11.Thu nhập khác 65 2.081 3.980 10.137 4.324
12. Chi phí khác 3 146 4.669 2.039 2.792
13. Lợi nhuận khác 62 1.935 -689 8.098 1.532
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
2.920 21.826 19.131 16.284 34.976
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 818 0 0 2.280 4.372
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 0 0 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.102 21.826 19.131 14.004 30.604
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,001460 0,015000 0,006642 0,002430 0,005310
-48-
Bảng 2.14 : So sánh các chỉ tiêu trong bảng kết quả sản xuất kinh doanh qua các
năm
Chỉ tiêu tỷ lệ
2007
so với 2006
2008
so với 2007
2009
so với 2008
2010
so với 2009
Doanh thu 156,84% 35,03% 0,32% 77,34%
Giá vốn 155,82% 34,76% -0,31% 78,64%
Lợi nhuận gộp 215,12% 45,75% 29,12% 34,00%
Doanh thu hoạt động tài
chính 607,47% 1022,26% -23,66% 123,96%
Chi phí tài chính 127,92% 283,05% -4,43% 76,96%
Chi phí bán hàng 297,47% 79,50% 42,23% 21,88%
Chi phí quản lý 171,47% 15,02% 40,70% 33,52%
Lợi nhuận thuần 595,98% -0,36% -58,70% 308,55%
Lợi nhuận trước thuế 647,47% -12,35% -14,88% 114,79%
“Nguồn : tính toán của tác giả”
Năm 2007 lợi nhuận trước thuế tăng cao trên 21 tỷ tăng cao gấp 10 lần so với
năm 2006 là do năm 2007 giá cả các mặt hàng nông sản tăng nên thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong giai đoạn 2008-1010 kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, lãi suất trong
nước tăng cao đã làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm trong 2 năm 2008,
2009. Đầu năm 2010 do giá cả cà phê xuất khẩu giảm mạnh để hỗ trợ đầu ra cho người
dân hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ
Công Thương, Bộ Tài Chính đã kiến nghị và được chính phủ chấp thuận cho tạm trữ
200.000 tấn cà phê để bình ổn giá thị trường. Là doanh nghiệp đứng đầu trong xuất
khẩu cà phê Công ty đã đăng ký mua tạm trữ và được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chấp nhận, lúc này giá cà phê nhân thu mua của người dân có 22.000
VND/1kg. Với chính sách hỗ trợ này của chính phủ lập tức đẩy giá cà phê tăng lên
25.000 VND/1kg Công ty có lãi cao từ khoản tạm trữ này. Do đó, nhìn vào lợi nhuận
trước thuế năm 2010 tăng cao nhưng chưa ổn định và thiếu bền vững.
-49-
Sự tăng trưởng trên doanh thu qua các năm cho thấy hiệu quả sau khi đơn vị cổ
phần hoá. Nhưng với mức tăng trưởng chi phí cao hơn so với mức tăng trưởng doanh
thu qua các năm cho thấy việc kiểm soát chi phí chưa hiệu quả. Trong thời gian tới, bộ
phận kiểm soát nội bộ của Công ty cần xây dựng kế hoạch kiểm soát chi phí hiệu quả
hơn.
Năm 2010 hàng loạt các công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nông sản bị phá sản do tiềm lực tài chính yếu. Do đó, để ổn định và phát triển lâu dài
Công ty cần có chiến lược liên kết các doanh nghiệp kinh doanh khác nhằm tạo nên sức
mạnh tổng hợp mà hướng đi thích hợp là xây dựng mô hình tập đoàn.
2.4.2.Phân tích tình hình nhân sự
Từ khi thành lập Công đã xây dựng, sắp xếp bộ máy tổ chức dần đi vào hoạt động và
từng bước ổn định:
Bảng 2.15 : Bảng thống kê nhân sự trong giai đoạn 2006-2010
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số lao động 60 70 85 300 434
Trong đó
Trên đại học, đại học
và cao đẳng 30 36 40 130 195
Trung cấp, CNKT,sơ cấp 20 22 30 90 130
Lao động chƣa qua đào
tạo 10 12 15 80 109
Thu nhập bình quân
(triệu VND/tháng) 3,00 3,30 4,00 4,60 5,00
“Nguồn : Phòng Nhân sự Công ty”
Tổng số lao động tăng dần qua các năm, đặc biệt năm 2009, 2010 số lượng lao
động tăng cao là do Công ty tuyển dụng nhân sự phục vụ cho hệ thống bán lẻ. Thu
nhập trung bình của cán bộ công nhân viên trong những năm qua không ngừng tăng lên.
-50-
Công ty đã thực hiện hoàn tất dự án "xây dựng quy chế lương" mới, bao gồm
việc hoàn tất xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho các vị trí, hoàn tất đánh giá vị
trí công việc đề ra cấp bậc công việc cho từng vị trí công việc, xây dựng tiêu chí đánh
giá, quy chế khen thưởng, xây dựng cấu trúc lương cạnh tranh trên thị trường, thu hút
nhân sự tạo động lực phát triển cho từng cá nhân thúc đẩy sự phát triển toàn diện của
tập thể.
Tuy nhiên, Công ty chưa chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ
cán bộ quản lý các cấp và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
2.5.Những thuận lợi và những mặt hạn chế của Công ty khi chƣa chuyển sang
TĐKT:
2.5.1.Những thuận lợi
Xây dựng được hệ thống khách hàng, các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào lâu
năm và uy tín. Có nguồn cung nguyên liệu ổn định, chất lượng nên các sản phẩm của
Công ty luôn được đánh giá cao.
Thiết lập được mối quan hệ thương mại với trên 100 quốc gia và lãnh thổ trên thế
giới, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
Ban lãnh đạo Công ty là những người có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên và công
nhân có tinh thần trách nhiệm cao.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam ngày càng tăng và thị trường
xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho Công ty trong việc
xuất khẩu hàng nông sản.
Với việc mở rộng sản xuất và kinh doanh nhiều lĩnh vực thì việc thu hút thêm
nguồn vốn đầu tư là rất cần thiết, không chỉ có vậy việc xuất khẩu cà phê và hồ tiêu là
các mặt hàng có nhu cầu cao trên thế giới nên Công ty có nhiều cơ hội và lợi thế để thu
hút vốn và hợp tác với các công ty nước ngoài. Sự hợp tác này vừa tạo ra nguồn vốn và
có thể đem đến cho Công ty nhiều cơ hội mới như về công nghệ, cách thức quản lý…
-51-
2.5.2.Những hạn chế
2.5.2.1.Về chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và ngành nghề kinh doanh
Hoạt động của CTM chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất. Vì vậy
chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty. CTM chưa xây dựng được
chiến lược kinh doanh chung. Do không có chiến lược và mục tiêu kinh doanh chung
cho sự phát triển của toàn Công ty, mỗi Công ty thành viên có một mục tiêu hoạt động
riêng, hoạt động một cách riêng lẻ độc lập nhau và có sự trùng lắp trong lĩnh vực kinh
doanh, không phân khúc thị trường giữa các thành viên trong toàn Công ty. Chính điều
này gây nên tình trạng cạnh tranh nội bộ giữa các Công ty thành viên với nhau và cạnh
tranh cả với CTM. Ví dụ điển hình là Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước và Công ty cổ
phần Intimex Nha Trang là hai đơn vị thành viên của CTM cùng hoạt động trong lĩnh
vực xuất khẩu cà phê. Vì không phân khúc thị trường, dẫn đến tình trạng cùng một
khách hàng cung cấp nguồn hàng, cả hai đơn vị cùng phát giá thu mua khác nhau. Điều
này không những gây tác động xấu trong quan hệ nội bộ, đồng thời còn tạo một cái nhìn
không tốt của khách hàng đối với CTM.
Mặc dù ngành nghề kinh doanh mà Công ty đã đăng ký là rất rộng, tuy nhiên các
ngành nghề mang lại hiệu quả kinh doanh chỉ là ngành xuất nhập khẩu nông sản. Chưa
có sự đầu tư đúng tầm cho các ngành nghề khác. Cần đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.
2.5.2.2.Vấn đề cơ cấu quản lý và điều hành của công ty mẹ
CTM chưa xây dựng được bộ máy để phục vụ việc quản lý và điều hành các hoạt
động chung của toàn Công ty. Bộ máy quản lý điều hành và các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ của CTM chủ yếu chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại CTM.
Vì vậy, công tác quản lý chung để vận hành toàn hệ thống của CTM chưa đạt hiệu quả,
chỉ mang tính hình thức. Riêng công tác báo cáo quản trị toàn Công ty cũng không có
tính hệ thống và thường xuyên, chất lượng báo cáo cung cấp rất thấp, không có độ tin
-52-
cậy cao, vì vậy không cung cấp được thông tin cho HĐQT và Ban Lãnh Đạo CTM để
thực hiện tốt công tác quản lý trong toàn Công ty.
2.5.2.3.Hạn chế về vốn
Nguồn vốn chủ yếu của CTM là nguồn vốn vay ngắn hạn. Trong khi phần lớn
các kế hoạch đầu tư của Công ty(Xây dựng siêu thị tại Buôn Ma Thuột, Tây Ninh, Nha
Trang,…) là các kế hoạch dài hạn. Nếu không có chiến lược huy động vốn phù hợp thì
sẽ thiếu vốn kinh doanh, chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao.
2.5.2.4.Hạn chế đầu tƣ công nghệ kỹ thuật
Công ty chưa có trung tâm nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm do Công ty cung cấp.
Hệ thống máy móc trang bị cho khâu sản xuất, chế biến chỉ ở dạng sơ chế nên
sản phẩm làm ra mang giá trị thấp không thể cạnh tranh với các công ty được đầu tư hệ
thống sản xuất ở mức độ tinh chế đạt chất lượng cao hơn.
Bộ phận tin học chưa đủ mạnh để hỗ trợ tốt công tác quản lý hệ thống thông tin
trong Công ty. Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin chưa được tiếp cận với các
công nghệ tiên tiến. Quá trình đầu tư hệ thống phần mềm và phần cứng chưa đồng bộ.
Hệ thống phần mềm ứng dụng chưa đáp ứng tốt nhu cầu quản lý.
2.5.2.5.Về đại diện chủ sở hữu
Các đại điện chủ sở hữu của CTM tại CTC là thành viên trong HĐQT của CTC.
Tuy nhiên, hầu hết họ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với CTM. Vì mọi
quyền lợi của người đại diện chủ sở hữu vốn của CTM tại CTC gắn liền với kết quả sản
xuất kinh doanh của CTC, nên họ chỉ thực hiện chức năng điều hành, quản lý CTC để
đảm bảo hiệu quả riêng lẻ của CTC mặt dù hiệu quả của CTC đó có mâu thuẫn với lợi
ích của CTM.
-53-
2.5.2.6.Về quan hệ nội bộ giữa các công ty trong toàn Công ty
Về mối quan hệ giữa CTM và các công ty phụ thuộc còn nhiều bất cập: Chưa
khoa học, không chuyên nghiệp, kém thống nhất, mang tính chủ quan…Điều này ảnh
hưởng đến công tác quản lý và điều hành của CTM đối với các công ty phụ thuộc và
gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả CTM.
Về mối quan hệ giữa CTM và các công ty thành viên hạch toán độc lập đang
thực hiện chuyển đổi và quan hệ CTM và các công ty thành viên hạch toán độc lập đã
thực hiện chuyển đổi không có sự khác biệt lớn. Chính vì vậy CTM chưa thoát khỏi
cách quản lý theo mô hình cũ(điều hành mệnh lệnh), điều này ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Mặc dù đã chuyển đổi dần sang hoạt
động theo mô hình CTM-CTC, nhưng quan hệ giữa CTM với các công ty thành viên
vẫn còn tồn tại kiểu quan hệ cấp trên – cấp dưới. Chính kiểu quan hệ này đã dẫn đến
tình trạng chủ quan, ỷ lại của các Công ty thành viên. Mặc dù các Công ty thành viên đã
cổ phần hoá vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của CTM về vốn, thị trường…
2.5.2.7.Về công tác báo cáo tài chính của toàn Công ty
Công tác báo cáo tài chính của toàn Công ty được xây dựng trên cơ sở cộng dồn
theo từng chỉ tiêu tương ứng từ các báo cáo tài chính riêng lẻ của các Công ty thành
viên lại với nhau. Vì vậy, báo cáo chưa được loại trừ các khoản doanh thu, chi phí và lợi
nhuận nội bộ giữa các công ty trong toàn Công ty. Do đó, báo cáo chưa phản ánh được
hợp lý kết quả kinh doanh thực sự của toàn Công ty, vì vậy không đáp ứng được yêu
cầu quản trị của Ban lãnh đạo CTM để có cơ sở hoạch định chiến lược và ra quyết định
hợp lý.
2.5.2.8.Hạn chế về khả năng xuất nhập khẩu chiếm lĩnh thị trƣờng
Hàng hóa xuất khẩu của Công ty chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới vì
tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty đều thông qua các công ty nước
ngoài. Vì vậy, đầu ra hàng hóa nông sản trên thị trường của Công ty phụ thuộc chủ yếu
các doanh nghiệp này.
-54-
Ngành hàng bán lẽ và bán buôn còn khá mới mẽ đối với Công ty nên việc khai
thác, phát triển các ngành hàng này gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả ổn
định.
Mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu trong những năm qua có sự phát triển
mạnh về doanh thu nhập khẩu. Công ty luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong nhiều năm
về kim ngạch nhập khẩu về ngành hàng này. Tuy nhiên, hệ thống phân phối trên thị
trường nội địa phát triển chậm chưa có thương hiệu nên thường hàng hóa nhập khẩu về
bán lại cho các đơn vị phân phối lẽ. Vì thế, tỷ suất sinh lợi giảm đáng kể.
2.5.2.9.Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh doanh của Công ty:
Tại CTM và các công ty thành viên đều thành lập Ban kiểm soát theo luật định.
Tuy nhiên, hoạt động của Ban kiểm soát trong toàn Công ty chưa mang lại hiệu quả và
chưa thực hiện đúng được chức năng, nghĩa vụ của mình theo luật định và theo yêu cầu
quản lý của công ty mẹ đối với các công thành viên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ban kiểm soát chưa đóng góp hiệu quả vào mục tiêu bảo vệ vốn và tài sản của
toàn Công ty nói chung và của CTM nói riêng.
Thứ hai, thông tin do Ban kiểm soát cung cấp chủ yếu là thông tin kế toán chưa kịp thời
và đầy đủ cho việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh và kiểm soát tài chính trên
bình diện toàn Công ty.
Thứ ba, Ban kiểm soát chưa đảm bảo được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn Công ty và chưa ngăn chặn được tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản
vật chất trong các quyết định mua sắm, đấu thầu, công trình xây lắp.
Thư tư, Ban kiểm soát chưa thực hiện được nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị và Ban
Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
Nguyên nhân của thực trạng trên là Công ty chưa xây dựng quy chế hoạt động
của Ban kiểm soát trong toàn Công ty, công tác kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính của Ban kiểm soát trong toàn Công ty chỉ mang tính
hình thức. Hầu hết các thành viên của Ban kiểm soát đều là kiêm nhiệm, họ chưa dành
đủ thời gian cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của mình. Phần lớn công
việc của Ban kiểm soát đều dừng lại ở việc hậu kiểm tra. Các kiến nghị và ý kiến của
-55-
Ban kiểm soát còn chưa khách quan, chưa độc lập tuyệt đối với ý kiến của Hội đồng
quản trị và Ban Tổng giám đốc của công ty.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006-
2010
cho thấy sự thành công trong quá trình cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, với những hạn chế nêu trên muốn phát triển ổn định, hiệu quả và lâu dài
Công ty cần nghiên cứu các giải pháp phát triển toàn diện nhằm đưa Công ty hướng tới
đa ngành, đa quốc gia và trở thành tập đoàn kinh tế.
-56-
CHƢƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM
CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK
INTIMEX THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ
3.1.Mục tiêu và định hƣớng kinh doanh của Công ty
3.1.1.Mục tiêu tổng quát
Xây dựng chuỗi nhà máy chế biến nông sản: cà phê, hồ tiêu, hạt điều và các mặt
hàng nông sản khác. Đặc biệt đầu tư vào hệ thống sản xuất kinh doanh cà phê từ khâu
trồng trọt tại các nông trường đến nhà máy chế biến thô, chế biến tinh và hệ thống
phân phối đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xây dựng các chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống phân phối và bán
lẻ.
Đầu tư mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các công trình xây dựng sử dụng vốn
ODA, đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Xây dựng các công ty có trụ sở tại Trung Đông, Hoa Kỳ, Tây Âu, Đông Nam
Á… phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường kinh doanh các mặt hàng đang là thế
mạnh của Công ty.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh và có chiều sâu.
3.1.2.Mục tiêu cụ thể:
Kế hoạch 5 năm 2011 – 2016 là :
- Kim ngạch xuất nhập khẩu 1 tỷ USD/năm.
- Doanh thu đạt 30.000 tỷ VND/Năm.
- Lợi nhuận sau thuế 50 tỷ VND/Năm.
-57-
3.1.3.Định hƣớng
Hoàn thiện và phát triển Công ty Cổ Phần XNK Intimex theo mô hình tập đoàn
kinh tế, trở thành một tập đoàn mạnh đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh XNK nông
sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị doanh nghiệp công ty mẹ và các
đơn vị thành viên, từng bước đưa tập đoàn hoạt động bền vững và phát triển nhanh.
Bên cạnh việc phát triển ngành nghề kinh doanh chính là nông sản, tập đoàn
cũng có định hướng kinh doanh đa ngành, trong đó lĩnh vực trọng tâm là nông sản xuất
khẩu, gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực thương mại, siêu thị, bất động sản, sản xuất vật
liệu…để phát huy sức mạnh tổng hợp của các công ty thành viên.
Phấn đấu tăng trưởng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về đầu tư và
phát triển, tham gia góp vốn vào cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_chuyen_doi_cong_ty_co_phan_xuat_nhap_khau_intimex_thanh_tap_doan_kinh_te.pdf