Luận văn Giải pháp đa dạng hoá các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2- Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3- Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

4- Phương pháp nghiên cứu 3

5- Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ PHƯƠNG THỨC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 4

1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng 4

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 4

1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 6

1.2. Phương thức cấp tín dụng của NHTM 10

1.2.1. Phương thức cấp tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 10

1.2.2. Phương thức cấp tín dụng của NHTM Việt Nam 19

1.3. Đa dạng hóa các phương thức cho vay của NHTM 20

1.3.1. Quan niệm về đa dạng hoá các phương thức cho vay của NHTM 20

1.3.2. Sự cần thiết phải đa dạng hoá các phương thức cho vay của NHTM 21

1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá các phương thức cho vay 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 26

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây 26

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 26

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 27

2.2 Khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây 28

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 28

2.2.2 Mô hình tổ chức 28

2.2.3 Khái quát hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 29

2.3 Thực trạng về các phương thức cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 35

2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây 35

2.3.2 Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây khi áp dụng 3 phương thức cho vay 36

2.3.3 Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hà Tây 37

2.3.4 Dư nợ của NHNo&PTNT Hà Tây 39

2.3.5 Nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Tây 40

2.3.6 Các phương thức cho vay khác 44

2.4 Đánh giá việc thực hiện các phương thức cấp tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 44

2.4.1 Những thành tựu đạt được 44

2.4.2 Những hạn chế 46

2.4.3 Những nguyên nhân 48

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐA DẠNG HÓA CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo&PTNT TỈNH HÀ TÂY 51

3.1 Định hướng về việc đa dạng hoá phương thức cho vay trong những năm tới của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 51

3.2 Giải pháp đa dạng hoá các phương thức cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 53

3.2.1 Nâng cao chất lượng các phương thức cho vay đang áp dụng 53

3.2.2 Kế hoạch để đưa các phương thức cho vay mới vào áp dụng 55

3.2.3. Xây dựng chiến lược những loại cho vay dành cho cá nhân, hộ gia đình 58

3.2.4 Xây dựng và hoàn thiện chiến lược cạnh tranh 61

3.2.5 Giải pháp về nguồn vốn 64

3.2.6. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng 65

3.3. Một số kiến nghị 67

3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước 67

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 69

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 70

KẾT LUẬN 72

 

 

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đa dạng hoá các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 4.544.032 Các nguồn huy động khác 172.375 198.256 138.885 Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây Biểu đồ 01: Nguồn vốn huy động trong những năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Dựa vào bảng ta có thể nhận thấy trong những qua hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng khá. Năm 2005 đạt 4.767.289 triệu đồng tăng hơn so với năm trước 842 triệu đồng, tốc độ tăng 21,5%. Năm 2006 con số này tăng lên 5.680.000 triệu đồng, tăng hơn năm trước 913.000 triệu đồng, tốc độ tăng 19.2% có giảm đôi chút so với tốc độ tăng năm trước, năm 2007 đạt 6.821.000 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 1.142.000 triệu đồng, tốc độ tăng 20.8%. Trong đó, huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm vẫn đạt khối lượng lớn nhất (luôn chiếm từ 60 đến 70% tổng nguồn huy động), kế đến là huy động vốn bằng tiền gửi (chiếm 30 đến 35% tổng nguồn huy động). 2.2.3.2 Hoạt động cho vay Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây là một chi nhánh có điểm xuất phát thấp, số người đông, trình độ cán bộ không đồng đều, công nghệ chưa được hiện đại, địa bàn hoạt động rộng, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua với sự nỗ lực của toàn chi nhánh đã thực hiện tốt phương châm “đi vay để cho vay”, tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị, sắp xếp và phân công cán bộ tín dụng có năng lực phù hợp với từng doanh nghiệp, từng đối tượng khách hàng, ngành nghề, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định để thiết lập quan hệ. Kết quả là trong năm 2007 đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới vay vốn với khối lượng lớn, nhiều hộ sản xuất KD phát triển tốt từ các tổ chức tín dụng khác đến quan hệ kinh doanh với ngân hàng. Kết quả bảng 2 cho thấy tình hình cho vay qua các năm 2005-2007 như sau: Bảng 2: Tình hình cho vay qua các năm 2005- 2007 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số cho vay 6.299.000 8.824.000 11.890.000 Doanh số thu nợ 5.706.000 7.774.000 10.416.000 Tổng dư nợ 4.233.501 5.283.013 6.757.115 Nợ quá hạn 407.274 441.224 229.540 Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây * Doanh số cho vay Dựa vào bảng 2 ta nhận thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 6.299.000 triệu đồng, so với năm 2004 tăng 870.000 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 8.824.000 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 2.525.000 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 11.890.000 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 3.068.000 triệu đồng. Qua ba năm gần đây, tốc độ tăng doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng khá. * Doanh số thu nợ Vì mục tiêu của công tác tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải đảm bảo thu được cả gốc và lãi, do vậy mà công tác thu nợ rất được quan tâm một cách đúng mức, doanh số thu nợ cũng tăng lên tương ứng với doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2005 đạt 5.706.000 triệu đồng, tăng 989.000 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 7.774.000 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 2.068.000 triệu đồng. Năm 2007 doanh số thu nợ là 10.416.000 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 2.642.000 triệu đồng. * Dư nợ Năm 2005 đạt 4.233.501 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 593.000 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ đạt 5.283.013 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 1.049.512 triệu đồng. Năm 2007 đạt 6.757.115 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 1.474.102 triệu đồng. * Nợ quá hạn Nhìn vào bảng 2 có thể nhận thấy rằng nợ quá hạn các năm thấp. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 2.9% trên tổng dư nợ sang đến năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1.9% trên tổng dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 3.4%. Sở dĩ nợ quá hạn giảm do các ngân hàng cơ sở thường xuyên tổ chức phân tích nợ quá hạn, nợ đến hàng tháng đến từng khách hàng đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ nên kết quả thu nợ đạt khá ngăn chặn được nợ quá hạn phát sinh. * Hệ số sử dụng vốn Hệ số sử dụng vốn là một chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn ngân hàng huy động được thì sử dụng được bao nhiêu đồng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không. Hệ số này được tính bằng cách lấy dư nợ cho vay chia cho tổng số vốn huy động được. Kết quả ở bảng sau cho ta thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong thời gian qua. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây từ 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2005-2007 Qua bảng 5, ta thấy hệ số sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm đều cao từ 80%-100%, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng rất cao. Điều này cũng có thể giải thích rằng việc cho vay của ngân hàng được mở rộng nhanh hơn so với tốc độ huy động các nguồn lực trong dân cư. Tóm lại: Hoạt động cho vay của ngân hàng được cởi mở do các quy định trong các năm gần đây thông thoáng, việc giao quyền tự chủ cho các NHTM tự chịu trách nhiệm vào việc cho vay nhưng tìm được khách hàng trong điều kiện cạnh tranh như bây giờ là rất khó khăn. Để đảm bảo tăng trưởng dư nợ, an toàn tài sản và con người mặt khác đời sống CBCNV trong toàn cơ quan được cải thiện, đòi hỏi buộc ngân hàng có biện pháp đa dạng hoá các phương thức cho vay, đáp ứng nhiều nhu cầu cho nhiều loại khách hàng có như vậy ngân hàng mới tung được sản phẩm mới vào thị trường một cách hoàn hảo. 2.2.3.3 Các hoạt động khác * Nghiệp vụ bảo lãnh Tổng giá trị bảo lãnh trong nước đến 31/12/2007 là 93 món đạt 39,6 tỷ. Đóng góp của nghiệp vụ này vào doanh thu của ngân hàng là 289 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19% trong tổng thu nội bảng, tăng 61 triệu so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng là: 13,8%. Hoạt động bảo lãnh các năm cho thấy: toàn bộ giá trị bảo lãnh trong năm được an toàn, không phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh thay doanh nghiệp. Hoạt động đã góp phần cho sự thành công của nhiều doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trúng thầu nhiều dự án vừa, nhỏ và lớn. Do vậy, các nhà thầu đã tăng được sản lượng, mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên. * Hoạt động kinh doanh ngoại hối Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ Tổng khối lượng ngoại tệ mua bán trong năm 2005 đạt 50,7 triệu USD, trong đó riêng USD đạt doanh số mua bán 50 triệu. Năm 2006, khối lượng mua bán ngoại tệ đạt 68,2 triệu USD, tăng hơn năm trước 17,5 triệu USD trong đó riêng USD đạt doanh số mua bán 65 triệu USD, tăng hơn năm trước 15 triệu USD. Năm 2007 khối lượng mua bán ngoại tệ đạt 109 triệu USD, tăng so với năm trước 41 triệu USD trong đó USD đạt doanh số mua bán 105 triệu USD, tăng so với năm trước 40 triệu USD.Với mục tiêu phục vụ khách hàng là chính, nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán về ngoại tệ của khách hàng NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây luôn cân đối tài chính sáng suốt trong kinh doanh ngoại tệ đảm bảo tài chính mặt khác luôn là địa chỉ đảm bảo ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Khối lượng thanh toán quốc tế trong năm 2005 đạt 128 món với tổng giá trị 42,414 triệu USD. Năm 2006 tổng khối lượng thanh toán quốc tế đạt 323 món với tổng giá trị 53,65 triệu USD tăng hơn năm trước 195 món và 11,236 triệu USD. Năm 2007 tổng khối lượng thanh toán quốc tế đạt 171 món với tổng giá trị 67,368 triệu USD tăng hơn năm trước 13,718 triệu USD. Trong đó năm 2005, L/C xuất nhập thanh toán được 84 món có tổng giá trị 9,914 triệu USD, thanh toán chuyển tiền với tổng giá trị là 31,137 triệu USD. Năm 2006, L/C xuất nhập thanh toán được 126 món có tổng giá trị 8,281 triệu USD, tăng hơn năm trước 42 món tuy nhiên tổng giá trị giảm 1,633 triệu USD. Năm 2007, L/C xuất nhập thanh toán được 141 món có tổng trị giá 12,659 triệu USD, tăng hơn năm 2006 là 4,378 triệu USD. Trong khi tổng giá trị thanh toán bằng nhờ thu không có biến động đáng kể thì tổng giá trị thanh toán chuyển tiền lại tăng mạnh qua các năm, con số này vào cuối năm 2007 đạt 53,348 triệu USD. Có thể nói, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hà Tây ngày càng phát triển, với sự đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ đã thu hút nhiều khách hàng đến quan hệ giao dịch kết quả thể hiện sự tăng trưởng trong 3 năm qua. Chất lượng thanh toán đảm bảo an toàn chính xác, hiệu quả. Nguyên nhân do nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và bổ sung thêm cán bộ đủ năng lực để nâng cao chất lượng dịch vụ và thanh toán phục vụ yêu cầu của khách hàng khi Việt Nam gia nhập WTO. Tổ chức hội nghị khách hàng thanh toán quốc tế toàn tỉnh để hướng dẫn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm. 2.3 Thực trạng về các phương thức cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây Căn cứ theo Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 Căn cứ Quyết định số 1627/ 2001/ QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước v/v ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng Căn cứ Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 v/v ban hành quyết định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Căn cứ Nghị định 163 về đảm bảo tiền vay Căn cứ Quyết định 493 về phân loại nợ Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã và đang áp dụng ba phương thức cho vay là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo dự án đầu tư. 2.3.2 Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây khi áp dụng 3 phương thức cho vay Bảng 4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hà Tây Đơn vị: Triệu đồng N¨m ChØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Doanh sè cho vay 6 299 000 100 8 824 000 100 11 890 000 100 Ap dụng phương thức cho vay từng lần 4 535 280 72 6 176 800 70 7 490 700 63 Áp dụng phương thức cho vay theo HMTD 1 007 840 16 1 500 080 17 2 259 100 19 Áp dụng phương thức CV theo dự án đầu tư 755 880 12 1 147 120 13 2 140 200 18 Biểu đồ 02: Doanh số cho vay trong những năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Nhận xét: Doanh số cho vay ở cả 3 phương thức cho vay từng lần, cho vay theo HMTD và cho vay theo dự án đầu tư đều tăng dần theo từng năm. Cụ thể: Về số tuyệt đối: Năm 2006 doanh số cho vay của phương thức cho vay từng lần tăng so với năm 2005 là 1 641 520 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay của phương thức này tăng so với năm 2006 là 1 313 900 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tăng so với năm 2005 là 492 240 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay của phương thức này tăng so với năm 2006 là 759 020 triệu đồng. Năm 2006 doanh số cho vay của phương thức cho vay theo dự án đầu tư tăng so với năm 2005 là 391 240 triệu đồng, năm 2007 doanh số cho vay của phương thức này tăng so với năm 2006 là 993 080 triệu đồng. 2.3.3 Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hà Tây Bảng 5: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Hà Tây Đơn vị: Triệu đồng N¨m ChØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Doanh số thu nợ 5 706 000 100 7 774 000 100 10 416 000 100 Áp dụng phương thức CV từng lần 3 823 020 67 5 441 800 70 6 978 720 67 Áp dông phương thức CV theo HMTD 1 255 320 22 1 321 580 17 2 083 200 20 Áp dụng phương thức CV theo DAĐT 627 660 11 1 010 620 13 1 354 080 13 Biểu đồ 03: Doanh số thu nợ trong những năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Nhận xét: Doanh số thu nợ cùng với sự tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm, doanh số thu nợ cũng tương ứng với sự tăng trưởng đó. Cụ thể: Doanh số thu nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần năm 2005 chiếm 67%, năm 2006 chiếm 70%, năm 2007 chiếm 67%. Về số tuyệt đối: Năm 2006 doanh số thu nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần tăng so với năm 2005 là 1 618 780 triệu đồng. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1 536 920 triệu đồng. Doanh số thu nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng qua các năm bình quân chiếm 20%/tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng so với năm 2005 là 66 260 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 16%. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng so với năm 2006 là 761 620 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 100%. Doanh số thu nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư qua các năm bình quân chiếm 13%/ tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng so với năm 2005 là 616 180 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 107%. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng so với năm 2006 là 110 240 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 38%. 2.3.4 Dư nợ của NHNo&PTNT Hà Tây Bảng 6: Dư nợ của NHNo&PTNT Hà Tây Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Dư nợ 4233 500 100 5 283 012 100 6 757 115 100 Áp dụng phương thức CV từng lần 2 624 770 62 3 169 807 60 3 783 984 56 Áp dụng phương thức CV theo HMTD 635 025 15 845 282 16 1 013 567 15 Áp dụng phương thức CV theo DAĐT 973 705 23 1 267 923 24 1 959 564 29 Biểu đồ 04: Dư nợ trong những năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Nhận xét: Dư nợ của phương thức cho vay từng lần năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân là 47% trong đó dư nợ áp dụng phương thức cho vay từng lần năm 2005 chiếm 62%/tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 60%/tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 56%/tổng dư nợ. Xét về số tuyệt đối: Năm 2006 dư nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần tăng so với năm 2005 là 545 037 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 48%, năm 2007 dư nợ đó tăng so với năm 2006 là 614 177 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 35%. Dư nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng bình quân qua các năm chiếm 16%/tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2006 dư nợ tăng so với năm 2005 là 210 257 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 57%. Năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 là 168 285 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 30%. Dư nợ đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư bình quân qua các năm chiếm 16%/ tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2006 dư nợ tăng so với năm 2005 là 294 218 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 54%. Năm 2007 dư nợ tăng so với năm 2006 là 759 211 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 78%. 2.3.5 Nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Tây Bảng 7: Nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Tây Đơn vị: Triệu đồng N¨m ChØ tiªu N¨m 2005 N¨m 2006 N¨m 2007 Sè tiÒn % Sè tiÒn % Sè tiÒn % Nợ quá hạn 407 274 100 441 224 100 229 540 100 Áp dụng phương thức CV từng lần 281 019 69 348 567 79 179 041 78 Áp dụng phương thức CV theo HMTD Áp dụng phương thức CV theo DAĐT 126 255 31 92 657 21 50 499 22 Biểu đồ 05: Nợ quá hạn trong những năm 2005-2007 Đơn vị: triệu đồng Nhận xét: Nợ quá hạn đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần chiếm tỷ lệ bình quân qua các năm là 75%/tổng nợ quá hạn. Nợ quá hạn đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng qua các năm chiếm 0%/tổng dư nợ quá hạn tại chi nhánh. Nợ quá hạn đối với khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư qua các năm chiếm 25%/tổng dư nợ quá hạn tại chi nhánh. Kết luận: Có thể nói, phương thức cho vay từng lần vẫn là phương thức tín dụng được chi nhánh NHNo&PTNT thường xuyên áp dụng đối với khách hàng bởi doanh số cho vay khi áp dụng phương thức cho vay này qua các năm luôn đạt khối lượng lớn nhất (luôn chiếm từ 60% đến 75% tổng doanh số cho vay). Nguyên nhân có thể kể đến là do điều kiện vay vốn theo phương thức này dễ đáp ứng hơn so với các phương thức cho vay khác, rủi ro thấp, hiệu quả cao. Mặt khác, phương thức cho vay từng lần là phương thức tín dụng truyền thống được chi nhánh áp dụng đã lâu năm nên việc xử lý các nghiệp vụ này đã trở nên thuần thục đối với các cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương thức cho vay này đó là mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng phải tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng gây lãng phí thời gian, nhân lực, tiền phí của cả khách hàng và ngân hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Cùng với sự đa dạng hoá các phương thức cho vay, tỷ trọng áp dụng phương thức cho vay từng lần trên tổng doanh số cho vay giảm dần qua các năm (năm 2005 tỷ trọng này chiếm 72%, năm 2006 giảm xuống còn 70% và đến năm 2007 chỉ còn 63%). Đồng thời, tỷ trọng áp dụng các phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và theo dự án đầu tư tăng lên qua các năm 2005-2007 (cụ thể đối với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng tăng lần lượt là: 16%, 17%,19%; đối với phương thức cho vay theo dự án đầu tư tăng lần lượt là 12%, 13%, 18%). Sau phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay được NHNo&PTNT Hà Tây chú trọng nhưng vẫn chưa có được những kết quả như mong đợi thể hiện ở tỷ trọng doanh số cho vay theo phương thức này còn thấp (chỉ chiếm từ 15 đến 20%/ tổng doanh số cho vay). Mặc dù, phương thức này được hầu hết các khách hàng doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất kinh doanh lựa chọn song việc thực hiện khi vay vốn lại chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có uy tín với ngân hàng, hoạt động SXKD thường xuyên ổn định có lãi, là khách hàng có quan hệ tín nhiệm mới được thực hiện phương thức này. Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do nhận thức CBTD còn bất cập làm việc theo đường mòn sẵn có đã lâu, đó là áp dụng phương thức cho vay từng lần, khi thay đổi phương thức cho vay mới trở nên ngại thẩm định, tính toán... Mặc dù đã có văn bản 1235/NHNo-TD ngày 17/5/2002 V/V hướng dẫn phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, song việc áp dụng phương thức này tại NHNo&PTNT Hà Tây chưa thực nhạy cảm, mặt khác phương thức trên chứa đựng một số rủi ro nhất định, đó là khi khách hàng vay chưa sử dụng tài khoản cho vay đặc biệt mặt khác trong nền kinh tế thị trường Việt Nam việc quản lý tiền mặt kém, hơn nữa các khách hàng mua bán hàng ưa chuộng sử dụng tiền mặt hơn chuyển khoản. Cho nên khi khách hàng thu tiền bán hàng NH không thu được nợ ngay theo đúng nội dung kinh tế, còn khách hàng chưa muốn trả nợ ngân hàng tạo kẽ hở trong việc quản lý vốn. Tuy nhiên, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng lại có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với phương thức cho vay từng lần đó là giảm thiểu được hồ sơ vay vốn; số lần khách hàng đến quan hệ giao dịch tại ngân hàng giảm do đó tránh được lãng phí thời gian, nhân lực, chi phí góp phần tăng lợi nhuận cho cả khách hàng và ngân hàng. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, NHNo&PTNT Hà Tây cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, đẩy mạnh áp dụng đối với hình thức cho vay này. Đặc biệt là khi tiềm năng mở rộng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đối với chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây còn rất lớn. Ngoài hai phương thức cho vay là phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây còn áp dụng phương thức cho vay theo dự án đầu tư. Phương thức cho vay này áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng sẽ cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân các kỳ trả nợ. Hiện nay phương thức cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây xét về mặt số lượng còn hạn chế thể hiện ở tỷ trọng doanh số cho vay còn thấp chỉ chiếm từ 10 đến 20%/tổng doanh số. Nguyên nhân có thể là do bản thân tính chất của phương thức cho vay theo dự án đầu tư là thời gian hoàn vốn chậm trong khi giá trị của khoản vay lại lớn khiến ngân hàng không mặn mà lắm với hình thức cho vay này. 2.3.6 Các phương thức cho vay khác Hiện nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà tây vẫn chưa thực hiện áp dụng các phương thức cho khác 2.4 Đánh giá việc thực hiện các phương thức cấp tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 2.4.1 Những thành tựu đạt được "Phát triển, an toàn và hiệu quả" luôn là mục tiêu đề ra cho các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện phương châm trên, cán bộ các bộ phận NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã và đang nỗ lực phát huy sức mạnh của mình để đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh. Trong những năm qua chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng mừng sau: - Trên cơ sở làm tốt công tác huy động nguồn vốn đã mở rộng đầu tư đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng theo đề án đã xây dựng. Các cấp ngân hàng nắm bắt kịp thời định hướng kinh doanh bền vững đã thực hiện tốt lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp, nông thôn là chính, đẩy mạnh đầu tư vào các làng nghề, kinh tế trang trại và kinh tế hộ sản xuất, mở rộng xây dựng và củng cố đầu tư cho vay qua tổ nhóm tín chấp đạt kết quả cao. Tổng số dư cho vay nền kinh tế toàn tỉnh đến cuối năm 2007 đạt 6.757 tỷ, tăng 1.474 tỷ so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch NHNo Việt Nam giao. - Trong điều hành áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay trên thị trường có cạnh tranh, trong năm 2007 có 7 lần điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với từng thời kỳ và thành phần kinh tế. Thực hiện đúng cơ chế đảm bảo tiền vay, khai thác bổ sung tăng giá trị tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp, áp dụng phương thức cho vay từng lần, phù hợp với phân loại khách hàng, thực hiện tốt quy trình và phân cấp thẩm định đầu tư, điều chỉnh mức phán quyết cho vay đối với các cấp lãnh đạo phù hợp với từng thời kỳ, từng khu vực, loại khách hàng và năng lực quản lý, nhằm nâng cao chất lượng đầu tư, đảm bảo an toàn vốn. - Trên cơ sở quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN Việt Nam V/v ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã tiếp tục đẩy mạnh cho vay từng lần đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hoá nhỏ, củng cố và duy trì kênh cho vay truyền thống. Mặt khác chi nhánh đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương xây dựng tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khu vực thành thị, chiến lược khách hàng, các doanh nghiệp, HTX, hộ SXKD lớn (đến cuối năm 2007 trên 13 vạn hộ còn dư nợ với tổng dư nợ HSX 4.120 tỷ tăng 762 tỷ so với đầu năm, chiếm 61%/ tổng dư nợ); trong đó cho vay qua tổ nhóm 2.090 tổ tăng 207 tổ, số hộ 48.567 hộ tăng 4.718 tổ hộ, đạt số dư 490 tỷ tăng 92 tỷ so với đầu năm. HTX sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt dư nợ đạt 2.637 tỷ, tăng 712 tỷ. Điều đáng nói là thông qua tổ, nhóm vay vốn phát triển kinh tế trang trại hầu hết các hộ đã làm ăn hiệu quả, đồng vốn sinh lời, đã trả lãi và vốn vay đúng kỳ hạn, tỷ lệ nợ xấu thấp. Mặt khác NH còn cho vay qua tổ nhóm là làng nghề mở rộng thị phần tại các cụm, điểm công nghiệp, khu kinh tế tập trung. Toàn tỉnh đến nay đã có 780 DN có quan hệ tín dụng góp phần lớn vào việc mở rộng kênh cho vay hiện đại, từng bước đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng nhiều phương thức cho vay khác nhau đảm bảo lợi nhuận cho cả khách hàng và ngân hàng, mặt khác giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ngoài ra, năm 2007 tăng cường chỉ đạo mở rộng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, đạt số dư 199 tỷ tăng 115 tỷ so với năm 2006. - Năm vừa qua chi nhánh đã tổ chức đổi địa bàn của CBTD, phân công lại CBTD đúng người đúng việc đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Mặt khác chi nhánh đã nâng mức phán quyết cho vay các huyện thị xã, NHL4 vận dụng cơ chế bảo đảm tiền vay phù hợp với khả năng tài chính, hiệu quả SXKD độ tín nhiệm của khách hàng, làm mục tiêu cho việc đa dạng các phương thức cho vay được chuyển bị chiển khai . - Chọn lọc khách hàng áp dụng phương thức cho vay theo HMTD giảm thiểu hồ sơ vay vốn, áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận phù hợp, từ đó thu hút được khách hàng, mở rộng kinh doanh. Mặt khác thực hiện tốt Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cho vay Nông nghiệp Nông thôn, củng cố mở rộng cho vay qua tổ nhóm, hạn chế được nhược điểm của phương thức cho vay từng lần, làm tốt cho vay ưu đãi hộ nghèo. Trong những năm qua phòng KD ngoại tệ và thanh toán quốc tế đã thu hút được đông đảo các khách hàng, tăng uy tín, mở rộng kinh doanh đa năng của ngân hàng. - Hoạt động cho tiêu dùng trong các năm qua, ngày càng được củng cố, cho vay với định kỳ trả gốc và lãi vay đáp ứng được nhu cầu cá nhân, hộ gia đình có thu nhập ổn định cần vốn để đáp ứng cho nhu cầu TD, hình thức này mới ra đời xong chi nhánh đã thực hiện chương trình marketing trên các lĩnh vực thông tin đại chúng.....Cho nên đã thu hút được nhiều khách hàng có nhu cầu đến vay góp phần mở rộng hoạt động cho vay của NH, mặt khác thúc đẩy việc sử dụng các phương thức cho vay lớn như: thấu chi, thẻ tín dụng đối với hách hàng vay tiêu dùng. - Tiếp tục chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt đề án hiện đại hoá công nghệ thông tin, trong năm được NHNo Việt Nam trang bị thêm 60 máy (trong đó 5 máy chủ), xây dựng hệ thống chống sét cho 100% chi nhánh cấp 2, chuyển giao bản in từ in kim dang in Laser; xây dựng 19 mạng MegaWan đến các phòng giao dịch tại Hà Đông và các điểm trang bị máy ATM; triển khai các chương trình phần mềm như chấm điểm khách hàng, quản lý tài sản, quyết toán niên độ…, ứng dụng có hiệu quả đến 100% chi nhánh, đến nay toàn tỉnh có 450 máy vi tính, g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2534.doc
Tài liệu liên quan