Luận văn Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG HÓA SPDL

CHO MỘT ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Khái niệm vềsản phẩm du lịch. .01

1.1.1. Sản phẩm du lịch chính. 01

1.1.2. Sản phẩm du lịch hình thức. 01

1.1.3. Sản phẩm du lịch mởrộng. 02

1.2. Những đặc tính của sản phẩm du lịch. 02

1.2.1. Tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được. 02

1.2.2. Tính đa dạng của các thành viên tham dự. 03

1.2.3. Những đặc tính đặc thù của sản phẩm du lịch. 03

1.3. Những yếu tốcơbản của sản phẩm du lịch . 04

1.3.1. Những yếu tốcấu thành cơbản. 04

1.3.2. Môi trường kếcận. 04

1.3.3. Dân cư địa phương. 04

1.3.4. Các dịch vụcông cộng phục vụdu lịch. 05

1.3.5. Cơsởlưu trú, nhà hàng và các dịch vụthương mại. 05

1.3.6. Kết cấu hạtầng giao thông. 05

1.4. Các sản phẩm du lịch chính . 05

1.4.1. Sản phẩm du lịch của một quần thể địa lý. 06

1.4.2. Sản phẩm du lịch trọn gói. 06

1.4.3. Sản phẩm du lịch dạng trung tâm. 06

1.4.4. Sản phẩm du lịch dạng biến cố. 06

1.4.5. Những sản phẩm du lịch đặc biệt. 07

1.5. Vòng đời sản phẩm du lịch . 07

1.6. Chất lượng sản phẩm du lịch. 07

1.7. Quan niệm vềlợi thếcạnh tranh . 08

1.8. Quan niệm vềthương hiệu du lịch. 08

1.9. Vai trò của du lịch đối với sựphát triển kinh tế- xã hội. 09

1.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch. 10

1.11. Kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của một sốnước . 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG

ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG

2.1. Vịtrí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tếLâm Đồng. 14

2.2. Thực trạng kết cấu cơsởhạtầng phục vụdu lịch. 14

2.2.1. Kết cấu cơsởhạtầng giao thông. 14

2.2.2. Hệthống cấp điện. 15

2.2.3. Hệthống cấp nước . 16

2.2.4. Hệthống thoát nước và vệsinh môi trường. 16

2.2.5. Hệthống bưu chính viễn thông. 16

2.2.6. Dịch vụy tế, chăm sóc sức khỏe. 16

2.3. Qui mô và chất lượng các sản phẩm du lịch địa phương. 17

2.3.1. Dịch vụlưu trú. 17

2.3.2. Khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí. 18

2.3.3. Dịch vụlữhành – vận chuyển. 18

2.3.4. Loại hình du lịch sinh thái. 19

2.3.5. Loại hình du lịch nghỉdưỡng, phục hồi sức khỏe. 19

2.3.6. Loại hình du lịch hội thảo - hội nghị. 19

2.4. Hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng . 20

2.4.1. Khách du lịch. 20

2.4.2. Khách du lịch quốc tế. 20

2.4.3. Khách du lịch nội địa. 21

2.5. Về đầu tưphát triển du lịch. 21

2.6. Xúc tiến, quảng bá du lịch. 22

2.7. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng. 22

2.7.1. Tài nguyên du lịch tựnhiên. 22

2.7.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 25

2.7.3. Tiềm năng vềnguồn nhân lực . 27

2.8. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và nguy cơcủa du lịch Lâm Đồng. 28

2.8.1. Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Lâm Đồng. 28

2.8.2. Tóm tắt cơhội, nguy cơcủa du lịch tỉnh Lâm Đồng. 29

2.9. Khảo sát đánh giá của du khách về đa dạng hóa SPDL tỉnh Lâm Đồng. 30

2.9.1. Thiết kếbảng câu hỏi. 30

2.9.2. Phương pháp thu thập thông tin. 31

2.9.3. Phân tích dữliệu. 31

2.9.4. Kết quảthu được từnhững thông tin cá nhân. 32

2.9.5. Đánh giá của du khách vềmức độquan trọng của các yếu tốSPDL . 34

2.9.6. Đánh giá của du khách vềmức độquan trọng của các SPDL . 35

2.9.7. Đánh giá của du khách vềthực trạng các yếu tốSPDL Lâm Đồng. 36

2.9.8 . Đánh giá của du khách vềthực trạng SPDL Lâm Đồng. 37

2.9.9 . So sánh sựchênh lệch giữa giá trịtrung bình mức độquan trọng và

thực trạng các yếu tốsản phẩm du lịch. 38

2.9.10 . So sánh sựchênh lệch giữa giá trịtrung bình mức độquan trọng và

thực trạng sản phẩm du lịch . 39

2.9.11 . Đánh giá độtin cậy của thang đo . 40

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA

SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015

3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng. 42

3.1.1. Quan điểm. 42

3.1.2. Mục tiêu tổng quát . 42

3.1.3. Mục tiêu cụthể . 43

3.2. Thiết lập ma trận SWOT. 44

3.3. Khái quát chiến lược phát triển các SPDL đến năm 2015. 46

3.4. Giải pháp củng cốvà đa dạng hóa SPDL đến năm 2015. 48

3.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. 48

3.4.2. Giải pháp đối với các tour du lịch. 50

3.4.3. Giải pháp đối với dịch vụnhà hàng khách sạn. 51

3.4.4. Giải pháp phát triển du lịch nghỉdưỡng. 51

3.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái. 52

3.4.6. Giải pháp phát triển du lịch hội nghị. 53

3.4.7. Khí hậu, cảnh quan và môi trường là yếu tốSPDL chủyếu . 54

3.4.8. Giải pháp đối với du lịch văn hóa. 55

3.4.9. Khôi phục và phát triển hình thức du lịch miệt vườn. 56

3.4.10. Khôi phục và phát triển các ngành nghềtruyền thống. 56

3.4.11. Sản phẩm văn hóa ẩm thực đặc trưng . 57

3.5. Giải pháp thu hút và phát triển nguồn nhân lực. 57

3.6. Giải pháp đối với kết cấu hạtầng kỹthuật. 58

3.7. Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong và ngoài nước. 59

3.8. Đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch. 60

3.9. Giải pháp vềthu hút nguồn vốn đầu tư. 60

3.10. Một sốkiến nghị. 61

3.10.1. Kiến nghịvới chính phủ, ban ngành trung ương. 61

3.10.2. Kiến nghịvới chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Lâm Đồng. 62

KẾT LUẬN

pdf104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch thể thao, mạo hiểm Sp7 143 1 5 3.37 1.00 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử Sp8 143 2 5 3.69 0.82 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 143 1 5 3.26 0.98 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 1 5 3.45 0.94 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 1 5 3.31 1.00 46 2.9.7 Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng Theo nghiên cứu, du khách đánh giá thực trạng các yếu tố cấu thành, tác động của sản phẩm du lịch Lâm Đồng ở mức độ bình thường và kém. Chỉ có yếu tố khí hậu và vấn đề an toàn được du khách cho là tốt ( 4.07, 3.98), đây cũng chính là lợi thế của du lịch Đà Lạt, cần được duy trì và phát huy. Yếu tố giá cả được du khách đánh giá kém (2.91), đây chính là vấn đề các nhà quản lý cần lưu tâm trong việc quản lý giá cả thị trường tại Đà Lạt, đặc biệt vào mùa đông khách. Nếu công tác quản lý giá cả không tốt sẽ tạo nên một ấn tượng không tốt đối với du khách về du lịch Đà Lạt. Yếu tố dịch vụ vui chơi giải trí khách đánh giá là kém nhất (2.76). Thực tế dịch vụ vui chơi giải trí Đà Lạt quá nghèo nàn, chưa có một trung tâm vui chơi giải trí qui mô lớn để phục vụ dân địa phương và du khách. Bảng 2.9 : Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố SPDL Lâm Đồng Tiêu Chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Khí hậu tn1 143 1 5 4.07 0.81 Các danh lam thắng cảnh tn2 143 2 5 3.88 0.83 Tài nguyên rừng tn3 143 1 5 3.22 0.91 Vị trí địa lý tn4 143 1 5 3.05 0.98 Các di sản văn hóa nv1 143 1 5 3.11 0.87 Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 1 5 3.40 0.80 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 1 5 3.78 0.89 Các công trình kiến trúc nv4 143 1 5 3.41 0.92 Các lễ hội truyền thống nv5 143 1 5 3.05 0.86 Các cơ sở lưu trú cs1 143 1 5 3.48 0.82 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 1 5 2.76 1.01 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 1 5 3.11 0.88 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 1 5 3.17 0.91 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 1 5 3.39 0.95 Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 1 5 3.00 0.81 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 1 5 3.50 0.74 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 1 5 3.29 0.89 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 1 5 2.91 0.80 Mức độ an toàn khi du lịch ở địa phương mt6 143 2 5 3.98 0.91 47 Từ việc đánh giá khách quan của du khách về các yếu tố tác động sản phẩm du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng sẽ là những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý du lịch đưa ra đối sách làm sao để dịch vụ vui chơi giải trí được nâng cấp một cách rõ rệt, đa dạng và hấp dẫn. Mặt khác, chính quyền cần có biện pháp mạnh để quản lý giá một cách hữu hiệu. Có như vậy mới mang lại nhiều lợi ích cho du khách, cho nhà đầu tư và cho nhân dân địa phương. 2.9.8. Đánh giá của du khách về thực trạng của các SPDL Lâm Đồng Kết quả nghiên cứu cho thấy khách đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng còn kém. Các sản phẩm du lịch miệt vườn, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch hội nghị hội thảo, các tour du lịch theo chuyên đề, du lịch mua sắm, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, điểm trung bình chỉ nằm ở mức từ 2.50 - 2.97. Các sản phẩm còn lại được du khách đánh giá ở mức bình thường. Theo đánh giá chung của du khách, các sản phẩm du lịch Lâm Đồng chưa đa dạng, còn đơn điệu, trùng lắp nhiều, chất lượng thấp, qui mô nhỏ. Như vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với du lịch Lâm Đồng. Bảng 2.10: Đánh giá của du khách về thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng Tiêu chí Mã N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Hàng thủ công mỹ nghệ địa phương Sp1 143 1 5 3.29 0.91 Các đặc sản đặc trưng của địa phương Sp2 143 1 5 3.48 0.90 Loại hình du lịch tham quan Sp3 143 1 5 3.22 0.80 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 143 1 5 3.18 1.10 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 143 1 5 3.02 0.92 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 143 1 5 2.91 0.90 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm Sp7 143 1 5 2.64 0.89 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử Sp8 143 1 5 2.97 0.83 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 143 1 5 2.50 1.07 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 1 5 2.69 0.88 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 1 5 2.51 1.03 48 2.9.9. So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Nhìn vào bảng 2.11, chúng ta nhận thấy các yếu tố khí hậu, mức độ an toàn, phương tiện giao thông có mức chênh lệch khá nhỏ (0.26, 0.29, 0.34). Như vậy các yếu tố này đáp ứng khá tốt nhu cầu mong đợi của du khách. Đây cũng là lợi thế nổi trội của du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng. Trái lại, các yếu tố dịch vụ vui chơi giải trí, ý thức bảo vệ môi trường, tính chuyên nghiệp của nhân viên, giá cả nói chung có liên quan đến các hoạt động du lịch mức chênh lệch khá lớn (1.13, 1.06, 0.99, 0.95). Đây là những vấn đế đòi hỏi chúng ta phải bằng mọi nổ lực để rút ngắn lại khoảng cách, có như vậy mới tạo ra những sản phẩm có giá trị thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách. Bảng 2.11: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Tiêu Chí Mã N Giá trị TB mức độ quan trọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Khí hậu tn1 143 4.36 4.07 0.29 Các danh lam thắng cảnh tn2 143 4.31 3.88 0.43 Tài nguyên rừng tn3 143 3.79 3.22 0.57 Vị trí địa lý tn4 143 3.43 3.05 0.38 Các di sản văn hóa nv1 143 3.76 3.11 0.64 Phong tục tập quán của địa phương nv2 143 3.87 3.40 0.48 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 143 4.43 3.78 0.64 Các công trình kiến trúc nv4 143 3.86 3.41 0.45 Các lễ hội truyền thống nv5 143 3.62 3.05 0.57 Các cơ sở lưu trú cs1 143 4.17 3.48 0.69 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 143 3.89 2.76 1.13 Các phương tiện giao thông phục vụ du lịch cs3 143 3.37 3.11 0.26 Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông, thông tin, điện, nước, y tế,… cs4 143 3.69 3.17 0.52 Ý thức bảo vệ môi trường của dân địa phương mt1 143 4.45 3.39 1.06 Nghệ thuật ẩm thực mt2 143 3.69 3.00 0.69 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 143 4.37 3.50 0.87 Tính chuyên nghiệp của nhân viên (trình độ nghiệp vụ , trình độ ngoại ngữ ) mt4 143 4.27 3.29 0.99 Giá cả nói chung liên quan đến các hoạt động du lịch mt5 143 3.86 2.91 0.95 Mức độ an toàn khi du lịch ở địa phương mt6 143 4.31 3.98 0.34 49 Từ những kết quả đó đòi hỏi các nhà quản lý cần ưu tiên trong quá trình đầu tư các khu vui chơi giải trí; quá trình đào tạo nguồn nhân lực cũng như các chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch; cần nâng cao tính cộng đồng trong quá trình bảo vệ môi trường. 2.9.10. So sánh sự chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Kết quả từ bảng 2.11 cho thấy hàng thủ công mỹ nghệ có mức chênh lệch thấp mhất (0.2), một phần do loại sản phẩm này du khách cho là không quan trọng lắm (3.48). Tuy vậy, đây là loại sản phẩm chúng ta nên tiếp tục duy trì lợi thế của nó trong việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt. Trong khi đó loại hình du lịch sinh thái, các tour du lịch theo chủ đề, du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng mức chênh lệch còn rất lớn từ 0.73 đến 0.95. Điều này chứng tỏ các sản phẩm du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng chưa đáp ứng được sự mong đợi của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Đây chính là những vấn đề cốt lỏi để lý giải vấn đề du lịch Đà Lạt chưa phát huy được thế mạnh của mình, chưa thu hút được du khách, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh. Bảng 2.12: So sánh sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Tiêu Chí Mã N Giá trị TB quan trọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Hàng thủ công mỹ nghệ địa phương sp1 143 3.48 3.29 0.20 Các đặc sản đặc trưng của địa phương sp2 143 3.99 3.48 0.50 Loại hình du lịch tham quan sp3 143 3.95 3.22 0.73 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng sp4 143 3.91 3.18 0.73 Loại hình du lịch sinh thái sp5 143 3.97 3.02 0.95 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị sp6 143 3.46 2.91 0.55 Loại hình du lịch thể thao, mạo hiểm sp7 143 3.37 2.64 0.73 Loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử sp8 143 3.69 2.97 0.72 Loại hình du lịch miệt vườn sp9 143 3.26 2.50 0.76 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 143 3.45 2.69 0.77 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 143 3.31 2.51 0.80 50 2.9.11 Đánh giá độ tin cậy các thang đo Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua 2 công cụ chính: Hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố (factor analys). 2.9.11.1 Hệ số tin cậy Cronbach alpha Các hệ số tương quan với biến tổng (Corrected item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo được chọn khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 (Nunally & Burnstein, 1994) Trong phần khảo sát đánh giá mức độ quan trọng sản phẩm du lịch địa phương, các nhân tố: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, môi trường kinh tế và xã hội, các sản phẩm du lịch đều có có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 và các hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 (Phụ lục 3), do vậy các biến này có độ tin cậy và được đưa vào phân tích nhân tố. Trong phần khảo sát đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, các nhân tố: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương, môi trường kinh tế và xã hội, các sản phẩm du lịch đều có kết quả hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 và các hệ số với biến tổng (Corrected item- Total Correlation) đều lớn hơn 0.3 do vậy không có biến nào bị loại (Phụ lục 4). 2.9.11.1 Phân tích nhân tố Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2002) Các biến có hệ số chuyển tải (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phép trích Principal axis factoring với phép quay Promax được sử dụng trong phân tích nhân tố. Điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo này được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson 1988). 51 a. Phân tích nhân tố các yếu tố sản phẩm du lịch Kết quả phân tích nhân tố bước 1 ta có hệ số KOM = 0.77 có ý nghĩa ở mức Sigma (.000) phương sai trích 54,46%. Các biến tn3, nv2, nv3 có hệ số chuyển tải thấp, nhỏ hơn 0.5 (Phụ lục 3.6), nên chúng ta loại các biến này. Tiếp tục phân tích nhân tố bước 2 và dừng lại tại eigenvalue = 1.074 với tổng phương sai trích là 59.52%, ta có hệ số KOM = 0.757, các biến đều có hệ số chuyển tải > 0.5 (Phụ lục 3.6) b. Phân tích nhân tố các sản phẩm du lịch Kết quả phân tích nhân tố, ta có hệ số KOM = 0.76 có ý nghĩa ở mức Sigma (.000) phương sai trích 58,58%. Các biến đều có hệ số chuyển tải (factor loading) lớn hơn 0.5, điểm dừng lại tại eigenvalue = 1.136 (Phụ lục 3.7) 52 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2015 3.1. Quan điểm, mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 3.1.1. Quan điểm Tỉnh Lâm Đồng chủ trương phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý đi đôi với bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường du lịch để xây dựng Đà Lạt trở thành một đô thị du lịch lớn của quốc gia và có tầm quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, thỏa mãn lợi ích tốt nhất cho du khách và nhà đầu tư. Đa dạng hóa sản phẩm không chỉ ở thành phố Đà Lạt mà còn ở các địa phương khác, huy động tối đa các nguồn lực địa phương, nguồn lực trong và ngoài nước để tạo ra bước đột phá và tăng tốc cho ngành du lịch Lâm Đồng. Quá trình đa dạng hóa phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. 3.1.2. Mục tiêu tổng quát Phương hướng tổng quát của thời kỳ 2006 – 2015 là phát triển du lịch theo hướng đột phá, tăng tốc và bền vững để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Phát triển du lịch đi đôi với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao vị thế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đối với cả nước và trên thị trường quốc tế, phát triển nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đà Lạt phải tập trung xây dựng phát triển các sản phẩm đặc thù của địa phương để thu hút thị trường trong nước và quốc tế, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu để làm 53 chuyển biến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, tạo ra động lực và sức hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế. Phải chú trọng tổ chức khai thác lợi thế so sánh về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội và du lịch hội nghị - hội thảo nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất cho du khách. 3.1.3. Mục tiêu cụ thể a. Đối với khách du lịch Tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đón được trên 2.5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 145.000 lượt khách, tăng thời gian lưu trú của khách lên 3,5 ngày. Mức chi tiêu bình quân của du khách là 110USD/lượt khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Doanh thu từ du lịch phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 310 triệu USD. Tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 36 – 38% GDP toàn tỉnh. Về cơ sở vật chất, môi trường du lịch, tiến hành xây dựng và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm về du lịch: Tuyền Lâm, Đankia - Suối Vàng, Thung lũng Tình Yêu, khu du lịch Dambri… Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 có khoảng 17.000 – 19.000 phòng, trong đó có khoảng 3.300 – 3.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao. Về lao động du lịch, phấn đấu đến năm 2015, nguồn nhân lực du lịch đạt 30.000 lao động trực tiếp tham gia phục vụ du lịch. b. Vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Thời gian qua, du lịch Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có để xây dựng thành các điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, đến nay đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch trên địa bàn đã bị khai thác cạn kiệt dần, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của Lâm Đồng còn kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể việc thu hút khách du lịch quốc tế. Để có thể khắc phục những hạn chế trên đây, cần thiết phải có những định hướng nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch. Một số hướng cơ bản để giải quyết vấn đề trên đây cần được xem xét bao gồm: 54 Phát triển loại hình du lịch văn hóa để khai thác bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng nghề thủ công... Đặc biệt, phải chú trọng khai thác văn hóa cồng chiêng vừa được công nhận là di sản văn hóa thế giới để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Đây sẽ là loại hình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách. Phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là với các loại hình đặc thù như du lịch mạo hiểm, hưởng tuần trăng mật, tham quan trang trại đồng quê. Phát triển các hình thức vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại. Đặc biệt ưu tiên các loại hình vui chơi giải trí vào ban đêm. Loại hình này cần được ưu tiên trong quá trình đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch. Phát triển hệ thống dịch vụ khách sạn cao cấp, dịch vụ ăn uống sang trọng. Trong hệ thống khách sạn - nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, nhiều món ăn đặc thù gắn liền với các đặc sản của Đà Lạt để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn. Khai thác tốt một số xu thế về sở thích của khách hàng hiện nay đó là thích dùng nhiều rau trong bữa ăn, nhất là các loại rau an toàn, thích dùng thịt động vật hoang dã hơn là vật nuôi, thích sử dụng các loại hoa trong bữa ăn; thích các đặc sản có nguồn gốc tự nhiên; rất chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch phải được tính toán kỹ lưỡng về ảnh hưởng và sự tác động đến môi trường của chúng. Phải đảm bảo giữ được môi trường trong lành, mát mẻ, sự yên tĩnh, sạch đẹp, văn minh lịch sự và phát huy bản sắc văn hóa giàu lòng nhân ái của người Đà Lạt để tạo ra sức hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cần giải quyết tốt khâu vệ sinh công cộng và vệ sinh thực phẩm; hạn chế tối đa tiếng ồn, xử lý rác, bụi, nhất là rác thải, túi ni lông ở các khu du lịch. 3.2. Thiết lập bảng ma trận SWOT Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu; các cơ hội và nguy cơ của du lịch tỉnh Lâm Đồng chúng ta thiết lập nên bảng ma trận SWOT để làm cơ sở xây dựng chiến lược, đề xuất giải pháp và các kiến nghị. 55 Bảng 3.1 : Ma trận SWOT SWOT O (Opportunities) O1: Đà Lạt được tổng cục du lịch chọn làm nơi Festival hoa 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2005; dự kiến Đà Lạt trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2010. O2: Đà Lạt là trung tâm du lịch của cả nước do vậy được chính phủ và các ban ngành trung ương quan tâm giúp đỡ. O3: Việt Nam là điểm đến an toàn và thân thiện. O4: Đã có tuyến bay Hà Nội – Đà Lạt, tuyến bay Đà Lạt – Singapore sẽ được thiết lập cuối năm 2007; Đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây hoàn thành vào cuối năm 2008. O5: Nhu cầu du lịch tăng mạnh, xu thế du lịch thế giới phát triển theo hướng chuyển dần sang khu vực Đông Nam Á O6: Chính sách chủ trương phát triển nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế. O7: Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. T (Threats) T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách quốc tế như: Thái Lan, Singapore, Trung Quốc... T2: Nhiều đối thủ cạnh tranh thu hút khách nội địa như: Vũng Tàu, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ... T3: Đà Lạt ngày càng nóng dần, ít có sương mù, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. T4: Tình hình thế giới mất ổn định do: chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh. T5: Đà Lạt cách xa thành phố Hồ Chí Minh, khách mất nhiều thời gian cho việc đi lại. T6: Đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của du khách về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. S ( Strengths) S1: Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, môi trường trong lành. S2: Lâm Đồng có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. S3: Lâm Đồng có tài nguyên nhân văn, văn hóa cồng chiêng đặc sắc. S4: Đà Lạt có môi trường xã hội an toàn, thân thiện và thanh lịch. S5: Được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương. S6: Trường nghiệp vụ du lịch được thành lập, trường Đại học Đà Lạt đã có khoa du lịch S7: Tỉnh đã có qui hoạch tổng thể phát triển du lịch 1996-2010. Phát huy điểm mạnh và tận dụng tốt cơ hội (Phối hợp S/O) S1 S2 S3 S4 S5 S6 O1 O2 O3 O4 O5 : * Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, hấp dẫn khách trong nước và quốc tế. S5 S6 S7 O1 O2 O4 O5 : * Đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. S1 S2 S3 S4 O1 O3 O4 O6 O7 : * Tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch trên thị trường Phát huy điểm mạnh và giảm thiểu nguy cơ (Phối hợp S/T) S1 S2 S3 S4 T1 T2 T6: * Mở rộng liên doanh liên kết trong và ngoài nuớc. Công việc này không chỉ mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh mà còn tạo ra một số sản phẩm du lịch mới. S4 S5 S7 T3 T6 : * Tăng cường bảo vệ rừng, trồng rừng phủ cây xanh vào những khu đất trống. Mặt khác, tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có hiệu quả. 56 quốc tế. W ( Weaknesses) W1: Chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch. W2: Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng yếu kém, qui mô nhỏ. W3: Chưa có khu vui chơi giải trí qui mô lớn, chưa có trung tâm thương mại, siêu thị. W4: Nguồn nhân lực của ngành du lịch hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên. W5: Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch kém hiệu quả. W6: Việc quản lý các dự án đầu tư du lịch, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. W7: Chưa quản lý được giá cả vào mùa đông khách, gây ấn tượng không tốt của du khách về du lịch Đà Lạt W8: Chưa có chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho ngành du lịch. W9 : Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu vốn, chưa hiệu quả Khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội (Phối hợp W/O) W1 W2 W8 W9 O2 O3 O4 O5 O6: * Đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch chủ yếu với qui mô lớn: Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, du lịch văn hóa, du lịch miệt vườn. W3 W4 W5 W9 O1 O2 O4 O6: * Sớm xây dựng trung tâm vui chơi giải trí cao cấp hiện đại, qui mô lớn tầm khu vực và quốc tế. W6 W7 W8 W9 O1 O2: * Nâng cao công tác quản lý các dự án đầu tư, quản lý kinh doanh du lịch hiệu quả và hiệu năng. Khắc phục điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ (Phối hợp W/T) W1 W2 W3 T1 T2 T6: * Tỉnh cần có những chính sách thông thoáng để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước W4 W7 W8 T3 T6: * Tỉnh cần có những đối sách cả tầm vĩ mô và vi mô để giảm thiểu các tiêu cực như: nạn lấn chiếm rừng, nạn chèo kéo khách, nạn ép giá khách. 3.3. Chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch đến năm 2015 Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành du lịch, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với du lịch cả nước, với khu vực và trên thế giới. Để có được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, cần tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án sau: • Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ Thị trường khách nội địa chủ yếu của Đà Lạt – Lâm Đồng là thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Với đối tượng khách này chúng ta cần đảm 57 bảo uy tín về chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch quen thuộc. Thị trường khách quốc tế của Lâm Đồng phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Anh, Mỹ.... Đây là đối tựơng du khách có yêu cầu cao về các sản phẩm du lịch. Họ đã quen thuộc với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung, của Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng. Chính vì vậy, đối với chiến lược này cần phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tránh tạo ra sự nhàm chán đối với đối tượng du khách này. Đây là vấn đề chúng ta cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2007-2010. • Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới Xúc tiến quảng cáo mạnh mẽ thị trường này hướng tới thị trường tiềm năng. Thị trường tiềm năng của Đà Lạt là các tỉnh phía Bắc, Đan Mạch, Úc, Nga, các nước Đông Âu…Đối với thị trường này ngoài việc xúc tiến quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, cần tạo được phương tiện đi lại thuận tiện bằng đường hàng không. Mặt khác, mở rộng liên doanh liên kết, tạo nên những tour du lịch tới những khu vực này. Chiến lược này cần tiến hành trong giai đoạn hiện tại, tận dụng tốt nhất mọi cơ hội có thể. • Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mới có khả năng khắc phục được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. Chiến lược sản phẩm mới thị trường cũ là phát triển sản phẩm du lịch mới cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Đây là chiến lược chủ yếu của du lịch Lâm Đồng trong hiện tại và thời gian sắp tới. Đa dạng hóa không chỉ là tạo ra sản phẩm mới mà còn nâng cao chất lượng các sản phẩm cũ nhằm thỏa mãn tốt nhất lợi ích của du khách. Trong giai đoạn 2007 – 2010, cần tập trung đa dạng các loại sản phẩm các loại dịch vụ đang là nhu cầu bức xúc của du khách như: dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp 58 hiện đại, du lịch mạo hiểm; xây dựng và đưa vào sử dụng một số loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng qui mô vừa và nhỏ trong khu vực núi Lang Biang, Thác Dambri, Thung lũng Tình yêu. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh mà còn tạo ra một số sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách. Trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị qui mô lớn tầm cỡ trong nước và khu vực; ở khu vực Hồ Tuyền Lâm, Đan Kia – Suối vàng, Bidoup – Núi Bà. Để chiến lược này có tính khả thi cao, tỉnh cần có những chính sách thông thoáng hơn nữa để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46807.pdf
Tài liệu liên quan