MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN 6
1.1. Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6
1.2. Nội dung, yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện 16
1.3. Các yếu tố tác động và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện 23
1.4. Kinh nghiệm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho huyện Châu Thành 30
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Châu Thành tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 37
2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành giai đoạn 1995 - 2007 43
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2015 64
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành và phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 64
3.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản, vừa tạo thuận lợi cho ngành thủy sản tăng trưởng ở tốc độ cao (14,22%/năm), vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ổn định ở mức khá cao (4,58%/năm). Kết quả là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp đạt cao.
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) thời kỳ 1995 – 2007 thể hiện xu hướng chuyển dịch như sau: tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt giảm chậm từ 81,26% năm 1995 xuống 79,66% năm 2007 (giảm 1,60%); tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 12,76% năm 1995 lên 15,89% năm 2003 (cả thời kỳ 1996 - 2005 chỉ tăng 1,62%); tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp chuyển dịch không rõ xu hướng (dao động từ 6,15 - 8,27%). Nguyên nhân chính là do chăn nuôi (kể cả những năm trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm) và dịch vụ nông nghiệp vừa có quy mô giá trị sản xuất nhỏ, vừa có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao, trong khi trồng trọt vốn đã có quy mô giá trị sản xuất lớn, lại đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (6,83%/năm), đã làm cho quá trình chuyển dịch chậm lại.
- Đối với trồng trọt: Giá trị sản xuất trồng trọt thời kỳ 1995 - 2007 có tốc độ tăng trưởng khá cao (4,37%/năm), nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa các nhóm sản phẩm chủ lực lại diễn ra chậm và không ổn định qua các năm, cụ thể:
+ Nhóm cây lương thực có hạt, chủ yếu là lúa chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất lớn và giảm chậm, giai đoạn 1995 - 2007 giảm 1,5%, do tốc độ tăng trưởng của nhóm cây này khá cao (3,76%/năm). Năng suất và chất lượng lúa tăng làm cho xuất khẩu gạo được cải thiện, nhất là từ năm 2003 trở lại đây. Xuất khẩu gạo tăng nhanh cả về số lượng và giá bán, kéo theo giá lúa trong nước tăng cao (chỉ số tăng giá lúa là 149,4% thời kỳ 1995 - 2005) đã kích thích các hộ trồng lúa đầu tư thâm canh tăng năng suất, dẫn đến sản lượng lúa tăng mạnh.
+ Nhóm cây ăn quả chiếm tỷ lệ thấp và có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất không cao, tuy nhiên chất lượng một số trái cây chủ lực bước đầu được cải thiện, nhưng do điểm xuất phát về quy mô giá trị sản xuất nhỏ nên tỷ trọng tăng chậm từ 10,24% năm 1995 lên 11,04% năm 2007 (tăng 0,84%).
+ Nhóm các cây còn lại (rau, đậu nành, mía,...) có tỷ trọng giá trị sản xuất nhỏ và tăng chậm, từ 15,07% năm 1995 lên 15,54% năm 2007 (tăng 0,47%). Trong đó, chỉ có giá trị sản xuất rau các loại tăng, các cây còn lại hầu hết đều giảm là do thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, giá cả không ổn định và tăng chậm (chỉ số tăng giá đậu xanh là 136,2%, đậu nành là 125,9% thời kỳ 1995 - 2005).
- Đối với chăn nuôi: So với các huyện miền núi của tỉnh, huyện Châu Thành có điều kiện phát triển chăn nuôi ít thuận lợi (trừ chăn nuôi vịt) do tình trạng ngập lũ và dân cư phân bố theo cụm, tuyến tập trung với mật độ cao. Do tác động của dịch cúm gia cầm (năm 2004) nên số lượng đàn gia cầm tăng không đáng kể, tuy nhiên trong hai năm gần đây tổng đàn gia cầm tăng mạnh, tính đến năm 2007 tổng đàn là 653.631 con (chủ yếu là vịt đàn). Tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc trung bình giai đoạn 2000-2007 là trên 12%/năm (trừ năm 2004).
- Ngành thủy sản: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành thủy sản (nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thủy sản và dịch vụ thủy sản) của huyện thời kỳ 1996 - 2005 chuyển dịch mạnh theo hướng: Tỷ trọng giá trị sản xuất khai thác thủy sản giảm; tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ cũng tăng. Nguyên nhân chính là nhờ có sự chuyển hướng khai thác tiềm năng và lợi thế tự nhiên của huyện từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng và dịch vụ thủy sản tăng cao. Sản lượng thủy sản, năm 2007 đạt hơn 38.440 tấn, trong đó nuôi trồng chiếm đến 87% tổng sản lượng và sản lượng này mỗi năm tăng trên 20%, đặc biệt năm 2007 tăng đến 62,4%. Đây là định hướng phát triển đúng đắn và đạt hiệu quả cao của huyện trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, mà chủ lực là cá tra, cá ba sa; một mặt đã góp phần cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, mặt khác góp phần gia tăng giá trị cho lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và đã góp phần giải quyết vấn đề lao động ở nông thôn.
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp nêu trên đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực thủy sản, làm tăng sản lượng và giá trị thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh về quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là diện tích nuôi tôm chân ruộng ở các vùng trũng và diện tích nuôi cá tra, cá ba sa ở các xã, thị trấn ven sông Hậu cùng với tình trạng nuôi trồng một cách tự phát từ năm 2000 trở lại đây đã nảy sinh một số vấn đề bất cập cần được điều chỉnh: (1) Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là thủy lợi và các hoạt động dịch vụ phát triển không theo kịp hoặc thiếu đồng bộ với sản xuất; (2) Môi trường nước ở một số khu vực nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm; (3) Tỷ lệ nợ xấu và rủi ro trong các hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay khá cao; (4) Chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhất là về tiêu chuẩn và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thời gian qua, lĩnh vực trồng trọt vẫn là bộ phận chủ yếu với cây trồng chính là lúa, tiếp đến là lĩnh vực thuỷ sản với sự phát triển mạnh của nuôi trồng; trong lĩnh vực chăn nuôi, số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm. Đây là những thuận lợi cho công tác quy hoạch và phát triển nông thôn giai đoạn tiếp theo.
Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định, song nhìn chung, ngành nông nghiệp của huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có. Sản xuất dựa trên hộ gia đình riêng lẻ, không có sự liên kết giữa những người sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, không có sự liên kết giữa sản xuất và chế biến, phân phối nên người sản xuất nhỏ luôn chịu rủi ro và thiệt thòi.
* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi:
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là ngành quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự ổn định đời sống của nhân dân và là lợi thế phát triển của huyện Châu Thành, trong đó, lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có thế mạnh vượt trội. Do vậy, huyện đã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác các lợi thế cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với lĩnh vực trồng trọt:
+ Đối với cây lương thực: Châu Thành là một huyện vùng trũng có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. Với cách nhìn tổng thể, an ninh lương thực thể hiện ở góc độ vừa sản xuất đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu đời sống xã hội, vừa cung cấp cho lưu thông, chế biến, chăn nuôi, xuất khẩu… góp phần ổn định chính trị - xã hội, trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng cao, đưa những giống lúa năng suất, chất lượng, hiệu qua kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó, kết hợp với tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, áp dụng tiếp bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nên sản lượng lương thực không ngừng tăng lên cả về lượng lẫn về chất [Bảng 2.4].
Biểu 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực
của huyện Châu Thành giai đoạn 1995 – 2007
Loại cây trồng
ĐVT
Năm
1995
2000
2005
2006
2007
Lúa
+ Diện tích
+ Năng suất
+ Sản lượng
Ha
tạ/ha
tấn
53.289
56,95
303.523
56.223
50,4
283.527
56.651
63,14
368.582
55.490
62,9
349.134
55.941
63
349.440
Bắp (ngô)
+ Diện tích
+ Năng suất
+ Sản lượng
Ha
tạ/ha
tấn
125
27,7
348
355
27,8
555
414,2
34,30
1.414
415,3
34,60
1.317
417,4
34,2
1.427,5
- Khoai
+ Diện tích
+ Năng suất
+ Sản lượng
Ha
tạ/ha
tấn
11
22,50
240
3,8
60
22,8
3,7
152
56,2
1,5
165
24
0
0
0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
Tuy nhiên, do diện tích gieo trồng không tập trung nên việc thu mua và đầu tư phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với cây màu thực phẩm: Ngoài việc giữ diện tích gieo trồng cây lúa hàng năm trên 55.000 ha để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu (năm 1995: 53.289 ha; năm 2000: 57.369 ha; năm 2007: 55.941 ha), huyện đã tạo điều kiện tăng nhanh diện tích cây thực phẩm (năm 1995: 605 ha; năm 2000: 762 ha; năm 2007: 1.348 ha), từ đó sản lượng cây màu thực phẩm cũng không ngừng tăng lên, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. [Bảng 2.5]
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cây màu thực phẩm
của huyện Châu Thành giai đoạn 1995 – 2007
Loại cây trồng
ĐVT
Năm
1995
2000
2005
2006
2007
- Đậu xanh
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
ha
tạ/ha
tấn
86,4
14,36
124,08
7,3
15,2
11,12
19
14,40
27,30
45
14,30
64,50
54,8
15,5
82,74
- Dưa hấu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
ha
tạ/ha
tấn
0
0
0
11
164
181
48,4
116,30
562,90
89,6
144,40
1.292,80
97,4
149,2
1.453,2
- Rau dưa các loại
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
ha
tạ/ha
tấn
518,6
136,69
7.088,85
755,04
184,2
13.912
953,4
150,10
14.314,3
940
129,90
12.212,5
1.195,8
142,3
17.016
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
Ngoài ra, huyện đã quy hoạch vùng chuyên canh rau, màu tại xã Bình Thạnh (diện tích đất cồn nằm giữa sông Tiền, sông Hậu) để tận dụng điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi của vùng này đối với sản xuất rau, màu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong từng vụ cũng được đặc biệt quan tâm, những giống cây có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây, qua đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rau vụ đông không tăng do không mở rộng được thị trường tiêu thụ và những hạn chế, yếu kém của công nghệ chế biến xuất khẩu.
+ Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày của huyện nhìn chung qui mô nhỏ, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng và thị trường tiêu thụ nên nông dân chỉ tập trung vào 02 loại cây chính, đó là cây đậu nành và cây mía. Năm 1995, diện tích đậu nành là 54,4 ha, mía là 93,5 ha; đến năm 2007, đậu nành là 84 ha, mía là 211,4 ha.
- Đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi giá súc, gia cầm cũng có sự phát triển khá cả về giá trị sản xuất, số lượng và sản lượng thịt. Quy mô tổ chức sản xuất, phương thức chăn nuôi truyền thống đã dần được thay thế bằng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Một số giống mới được chú trọng như ngan pháp, vịt anh đào, gà tam hoàng, lợn siêu nạc, bò lai Sind... Tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 3,58% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (năm 1995) đã tăng lên 7,45% (năm 2007).
Bảng 2.6: Số lượng, sản lượng thịt giá súc, gia cầm
của huyện Châu Thành giai đoạn 1995 – 2007
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
Số lượng (con)
sản lượng (tấn)
Số lượng (con)
sản lượng (tấn)
Số lượng (con)
sản lượng (tấn)
Số lượng (con)
sản lượng (tấn)
1995
266
6
981
84
10.204
1.796
224.734
272
2000
150
4
1.034
129
13.756
2.440
218.490
294
2005
327
11
3.271
447
15.250
2.822
223.411
304
2006
344
12
3.695
527
16.488
3.191
323.266
345
2007
375
15
3.820
549
24.671
5.065
653.631
444
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
- Đối với nuôi trồng thủy sản:
Trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã thực sự trở thành một trong những thế mạnh của huyện, do diện tích đất bãi bồi và diện tích đất trũng có khả năng chuyển đổi sang lập vườn, đào ao thả cá của huyện khá lớn. Trong những năm qua, cơ bản phần diện tích làm lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang đào ao nuôi cá. Ngoài ra, với lợi thế nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, người dân đã tận dụng để đóng bè nuôi thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá rô phi đơn tính) và diện tích đất bãi bồi đăng quầng để nuôi cá tra. Năm 1995, diện tích thả nuôi là 50,53 ha và 107 chiếc bè; đến năm 2007, diện tích thả nuôi là 459,64 ha và 280 chiếc bè. Mô hình nuôi tôm chân ruộng cũng tăng nhanh về diện tích thả nuôi, từ đó sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên.
2.2.2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo thành phần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trong nông nghiệp
Trong những năm qua, thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện đều có bước phát triển. Kinh tế nhà nước tuy có nhiều khó khăn song vẫn giữ vai trò chủ đạo; kinh tế hộ gia đình có tốc độ phát triển khá và còn nhiều tiềm năng; kinh tế tập thể đang có bước chuyển đổi nhưng còn lúng túng, tuy nhiên, cũng đã có một số mô hình tổ chức kinh doanh dịch vụ hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ; kinh tế tư nhân trong nông nghiệp còn nhỏ bé nhưng hoạt động mang lại hiệu quả cao.
- Kinh tế nhà nước: Trên địa bàn huyện hiện có 04 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thủy sản gồm:
1/ Nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
2/ Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi
3/ Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (Đông lạnh 8)
4/ Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu (Đông lạnh 10)
Các đơn vị chế biến đã phát huy được vai trò gắn kết giữa nông dân với thị trường. Các đơn vị dịch vụ giống và vật tư nông nghiệp đã góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong việc mở đại lý phục vụ tại các cụm xã về giống và vật tư theo chính sách trợ cước, trợ giá cho các xã vùng sâu, vùng xa; phục vụ tốt công tác chống úng, chống hạn cho sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế tập thể: Kể từ khi có Nghị quyết 10 (năm 1988) của Bộ Chính trị, các hợp tác xã nông nghiệp chuyển dần sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Toàn huyện đã thành lập được 08 hợp tác xã, nhưng tính đến ngày 30/6/2005 thì chỉ còn 06 hợp tác xã hoạt động (trong đó: 05 HTX.NN và 01 HTX.TS), với tổng số xã viên là 260, tổng số vốn điều lệ là 510.200.000 đồng. Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã chủ yếu là dịch vụ bơm tưới và chống úng, ngoài ra còn có những dịch vụ khác như sản xuất giống chất lượng cao ( HTX.NN An Hòa, Vĩnh Thành). Hiện nay, 06 hợp tác xã cung ứng dịch vụ cho 899 ha và 25 chiếc bè cá. Các hợp tác xã hoạt động dần dần đi vào ổn định và làm ăn có lãi, khắc phục được tâm lí e ngại hợp tác xã kiểu cũ, từng bước thực hiện công tác tương trợ cộng đồng và góp phần xóa đói giảm nghèo [Bảng 2.7].
Bảng 2.7: Danh sách và vốn điều lệ của các Hợp tác xã
ở huyện Châu Thành tính đến thời điểm 31/12/2007
STT
Tên hợp tác xã
Xã viên
tham gia
(hộ)
Diện tích phục vụ
(ha)
Số bè hoạt động (cái)
Vốn điều lệ
(1000đ)
1
HTX.NN An Châu
34
185
250.000
2
HTX.TS Hòa Phú
13
25
30.000
3
HTX.NN An Hòa
79
285
72.000
4
HTX.NN Hòa A
56
109
67.000
5
HTX.NN Bình An
17
34
20.000
6
HTX.NN Vĩnh Hòa
62
286
71.200
Tổng
260
899
25
510.200
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp có hình thức chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, trang trại hộ gia đình. Chính sách kinh tế nhiều thành phần, đã tạo điều kiện để các hộ gia đình nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài. Chính sách này đã thực sự tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước cải thiện đời sống nông dân, làm xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi. Đến nay, toàn huyện đã có 66 trang trại kinh doanh trong các ngành nghề: trồng cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh tổng hợp. Cùng với việc tăng số hộ giàu, hộ khá là việc giảm hộ đói nghèo, đến năm 2007 số hộ nghèo toàn huyện còn 6,52% (chuẩn mới). Tuy vậy, đa phần kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp là quy mô nhỏ, mới manh nha sản xuất hàng hoá do không có điều kiện tích tụ vốn và ruộng đất để sản xuất hàng hoá quy mô lớn, khả năng hợp tác trong sản xuất kinh doanh yếu.
- Kinh tế tư nhân: Đây là thành phần kinh tế mới được hình thành, phát triển trong nông nghiệp ở Châu Thành thời gian gần đây. Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích đất đai lớn có giới hạn để trồng cây ăn quả, cây hàng năm, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, hoặc cung ứng dịch vụ vật tư nông nghiệp, thu mua, tiêu thụ nông, thủy sản. Nhìn chung, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Châu Thành không nhiều về số lượng, nhỏ bé về quy mô, hạn chế về vốn, đa số còn thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý.
2.2.2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất trong nông nghiệp
Do đặc điểm về địa hình, Châu Thành đã dần hình thành 3 vùng kinh tế nông nghiệp.
- Vùng đồng bằng ven sông: Đây là vùng nuôi thủy sản, có vai trò rất quan trọng trong phát triển thủy sản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, để đảm bảo cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững huyện đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, đầu tư hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển tập trung phù hợp với quy hoạch vùng dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản thuộc vùng tứ giác Long Xuyên của tỉnh. Năm 2007, đã có 16 tiểu vùng với diện tích 512ha ở các xã Bình Thạnh, Cần Đăng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi và Vĩnh Nhuận với nguồn nước ngọt dồi dào có điều kiện thuận lợi để sản xuất quanh năm. Từ đó đã tạo ra sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho chế biến xuất khẩu với chất lượng cao. Qua số liệu thống kê, tình hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2001 đến nay đã có bước phát triển khá mạnh, sản lượng không ngừng tăng lên, từ 5.156 tấn (năm 2001) lên 38.440 tấn (năm 2007), sản lượng tăng bình quân hàng năm trên 4.700 tấn/năm.
- Vùng đồng bằng: Huyện Châu Thành là huyện vùng trũng nằm trong trục phát triển của tứ giác Long Xuyên, hàng năm lũ về tràn vào các đồng ruộng bồi lắng một lượng phù sa dồi dào rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực (chủ yếu là cây lúa). Diện tích đất trồng cây lương thực chiếm trên 86% diện tích đất sản xuất toàn huyện. Với việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhất là chuyển đổi cơ cấu về giống lúa, sản lượng và chất lượng lương thực không ngừng tăng lên. Sản lượng lương thực năm 1995 là 287.736 tấn, đến năm 2007 đã tăng lên 349.440 tấn.
- Vùng đất cồn: Đây là vùng thuộc xã Bình Thạnh với diện tích 841 ha nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, ở đây nguồn nước dồi dào, đất có hàm lượng phù sa khá cao. Trong những năm gần đây huyện đã quy hoạch vùng này là vùng chuyên canh rau, màu để cung cấp cho các chợ đầu mối như chợ thị trấn An Châu, chợ thành phố Long Xuyên và chợ Châu Đốc.
2.2.2.4. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Thành hiện có các hình thức tổ chức sản xuất sau đây: Kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở Châu Thành cũng như ở các địa phương khác hình thành và phát triển gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Ở Châu Thành, kinh tế hộ gia đình giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Việc hình thành và phát triển các trang trại ở huyện Châu Thành là kết quả của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, tiến dần đến mô hình sản xuất lớn. Hiện huyện Châu Thành đã có 66 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận mô hình kinh tế trang trại, trong đó có các cơ sở chuyên sản xuất con giống, trứng và lấy thịt, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Các trang trại đã tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế hợp tác xã phát triển khá, khai thác được tiềm năng về vốn, lao động… góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Với hình thức tổ chức kiểu mới, không tập thể hóa tư liệu sản xuất mà góp vốn cổ phần cùng nhau hoạt động dịch vụ, hợp tác xã đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất. Chính quyền địa phương và các ban, ngành huyện tích cực hỗ trợ kinh tế hợp tác thông qua các chương trình đào tạo cán bộ quản lí chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư… đã tạo điều kiện đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào quản lí và sản xuất, từ đó 06 hợp tác xã của huyện hoạt động ngày càng hiệu quả [Bảng 2.8].
Bảng 2.8: Lợi nhuận của các hợp tác xã
ở huyện Châu Thành năm 2007
ĐVT: 1000đ
STT
Tên các Hợp tác xã
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
1
HTX.NN An Châu
143.061
127.168
15.893
2
HTX.TS Hòa Phú
Không xác định
3
HTX.NN An Hòa
408.161
324.600
83.561
4
HTX.NN Hòa A
140.859
132.885
7.974
5
HTX.NN Bình An
20.250
16.260
3.990
6
HTX.NN Vĩnh Hòa
67.000
58.516
8.484
Tổng
779.331
659.429
119.902
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
2.2.2.5. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động trong nông nghiệp
Cơ cấu lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh sát thực mức độ thành công cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của huyện Châu Thành trong thời kỳ 1995 - 2007 như sau: [Bảng 2.9]
Bảng 2.9: Lao động và cơ cấu lao động của huyện Châu Thành
giai đoạn 1995 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
N ăm
1995
2000
2005
2006
2007
Lao động xã hội
Trong đó:
- Lao động nông nghiệp - thuỷ sản
Tỷ trọng
- Lao động phi nông nghiệp
Tỷ trọng
Người
Người
%
Người
%
81.773
71.388
87,30
10.385
12,70
89.160
73.875
82,90
15.285
17,10
97.651
79.290
81,20
18.361
18,80
98.140
79.680
81,00
18.460
19,00
99.745
80.715
80,90
19.030
19,10
Lao động khu vực nông nghiệp
Trong đó:
- Lao động nông nghiệp
Tỷ trọng
- Lao động thủy sản
Tỷ trọng
Người
Người
%
Người
%
71.388
71.158
99,68
230
0,32
73.875
73.602
99,63
273
0,37
79.290
76.631
96,64
2.659
3,36
79.680
76.920
96,50
2.760
3,50
80.715
77.586
96,10
3.129
3,90
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.
Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội: Tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng giảm cùng chiều với xu hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp và giảm liên tục từ 87,30% năm 1995 xuống còn 80,90% năm 2007 (giảm 6,4%). Đây là xu hướng phù hợp nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ tăng lao động xã hội tham gia vào làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Để đạt mục tiêu là rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp và tạo điều kiện tăng năng suất lao động của khu vực này cần phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình thu hút lao động của khu vực phi nông nghiệp so với hiện nay.
Chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp: Cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp (nông nghiệp và thủy sản) chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tương ứng tỷ trọng lao động thủy sản. Tổng mức chuyển dịch cơ cấu lao động giữa hai ngành trong giai đoạn 1995 - 2007 là 11,3% và cùng chiều với hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (tỷ trọng nông nghiệp giảm và tỷ trọng thủy sản tăng tương ứng 14,88%).
Như vậy, cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp trong cơ cấu lao động của huyện những năm qua chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ chuyển dịch không cao và chủ yếu diễn ra giữa các ngành trong khu vực nông nghiệp (từ nông nghiệp sang thủy sản), dẫn đến năng suất lao động khu vực nông nghiệp tăng chậm.
2.2.3. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Từ những phân tích trên đây có thể đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang như sau:
2.2.3.1. Những mặt tích cực
Một là, từ một huyện nông nghiệp hầu như độc canh về cây trồng, qua hơn 10 năm cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng đa canh.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã vận động theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nhưng giá trị tuyệt đối của cả chăn nuôi và trồng trọt đều tăng. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Cơ cấu giống và mùa vụ trong ngành trồng trọt có sự chuyển dịch để tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,07 lần trong năm. Đất ở vùng trũng, ven sông được chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van thac si.doc
- BIA LV 2.doc