LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG ĐÔ THỊ .4
1.1 Xây dựng đô thị.4
1.1.1 Khái niệm về đô thị và xây dựng đô thị.4
1.1.2 Vai trò của công trình đô thị .7
1.1.3 Phân loại công trình xây dựng đô thị.7
1.2 Quản lý trật tự xây dựng đô thị .8
1.2.1 Đặc điểm và tính chất của công trình xây dựng đô thị .8
1.2.1 Nội dung công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị .11
1.2.3 Hình thức quản lý trật tự xây dựng đô thị.15
1.2.4 Vai trò quản lý nhà nước các công trình xây dựng đô thị .17
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị .18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng trong quản lý trật tự xây dựng đô thị .19
1.3.1 Nhân tố khách quan .19
1.3.2 Nhân tố chủ quan .19
1.4 Kinh nghiệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị ở một số địa phương .20
1.4.1 Kinh nghiệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh hóa.20
1.4.2 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.23
1.4.3 Kết quả quản lý trật tự xây dựng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai .24
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Mai Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện Thuận Châu), với mật độ dân số trung bình là
là 104 người/km2.
Huyện Mai Sơn có hình dáng lãnh thổ khá cân đối, có thị trấn Hát Lót nằm ở gần như
trung tâm huyện, rất gần với Thành phố Sơn La. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc
quản lí, chỉ đạo phát triển.
Mai Sơn có 21 xã và 1 thị trấn trải rộng khắp địa bàn toàn huyện.
Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích và dân số huyện Mai Sơn
STT TT, xã
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(Người)
MĐDS
(Người/km2)
Tổng số 1432,47 149.110 104
1 TT. Hát Lót 13,76 16.868 1.226
2 Mường Bon 39,44 6.334 161
3 Mường Bằng 68,61 7.184 105
4 Chiềng Sung 46,82 6.056 129
5 Cò Nòi 94,66 17.059 180
6 Chiềng Ban 36,12 6.916 191
7 Hát Lót 56,61 9.321 165
8 Chiềng Mai 21,36 4.546 213
9 Chiềng Mung 36,1 9.700 269
10 Nà Bó 63,82 7.521 118
11 Chiềng Chăn 63,85 6.423 101
12 Tà Hộc 82,69 3.717 45
13 Chiềng Lương 115,45 8.901 77
14 Chiềng Dong 31,60 2.580 82
15 Chiềng Kheo 27,53 2.622 95
16 Chiềng Ve 36,77 2.700 73
33
STT TT, xã
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(Người)
MĐDS
(Người/km2)
17 Chiềng Chung 72,75 5.092 70
18 Mường Chanh 29,30 3.962 135
19 Phiêng Pằn 116,39 7.113 61
20 Nà Ớt 94,98 3.104 33
21 Chiềng Nơi 131,55 5.213 40
22 Phiêng Cằm 152,31 6.178 41
[Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mai Sơn]
Có thể thấy dân cư của Huyện Mai Sơn được phân bố không đồng đều, dân cư tập
trung chủ yếu tại Thị trấn Hát Lót, mật độ dân số ở thị trấn cao gấp 11,8 lần so với mật
độ dân số trung bình của cả huyện, dân cư ở 21 xã cũng không được phân bổ đồng
đều, điều này sẽ khiến cho cơ cấu kiến trúc hạ tầng cũng sẽ bị phân bổ không đồng
đều, nhất là đối với một huyện miền núi có địa hình tương đối hiểm trở như Mai Sơn
thì sự chênh lệch về cơ cấu kiến trúc hạ tầng lại càng trở lên rõ rệt, điều này phần nào
sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn huyện.
* Tình hình sử dụng đất:
Vốn đất tự nhiên của huyện Mai Sơn là 143.247 ha, chiếm 10,1% tổng diện tích của
tỉnh (đứng thứ 4/12 huyện, thành phố), chiếm 1 tỉ lệ diện tích tương đối lớn trong tổng
diện tích toàn tỉnh. Tuy nhiên, khả năng mở rộng diện tích của huyện còn hạn chế. Do
tổng diện tích tương đối lớn, mật độ dân số thấp nên diện tích đất tự nhiên bình quân
đầu người tương đối cao 0,96 ha/người, cao hơn diện tích đất tự nhiên bình quân đầu
người của tỉnh (tỉnh Sơn La là 0,81 ha/người). Đây là tiềm năng để huyện mở rộng
diện tích cho canh tác nông nghiệp.
Trong quá trình sử dụng đất, cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng có sự thay đổi
qua các năm:
34
Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất ở huyện Mai Sơn giai đoạn 2006 - 2018
Nội dung
Năm 2006 Năm 2013 Năm 2018
Diện tích
(ha)
% so với
tổng S tự
nhiên
Diện tích
(ha)
% so
với tổng
S tự
nhiên
Diện tích
(ha)
% so với
tổng S tự
nhiên
1. Nhóm đất nông nghiệp 54.222,5 38,45 90.893,78 63,64 101.209,6 70,65
1.1.Nông nghiệp 27.325 19,38 35.691,67 24,99 44.590 31,12
1.2.Lâm nghiệp 26.897,5 19,07 55.202,11 38,65 56.619,6 39,53
2. Nhóm đất phi nông
nghiệp
3.582,17 2,54 4.953,36 3,47 6.583 4,6
2.1.Chuyên dùng 3.035,81 2,15 4.196,06 2,94 5.825,7 4,07
2.2.Đất thổ cư 546,36 0,39 757,3 0,53 757,3 0,53
3. Nhóm đất chưa sử dụng 83.221,3 59,01 46.973,86 32,89 35.454,4 24,75
Tổng 141.026 100 142.821 100 143.247,0 100
[Nguồn: Xử lý số liệu niên giám thống kê huyện Mai Sơn các năm]
Qua bảng số liệu, ta có thể nhận thấy những năm trở lại đây diện tích đất chưa được sử
dụng của huyện đang có xu hướng giảm mạnh từ 59,01% vào năm 2006 xuống còn
gần một nửa vào năm 2018 chỉ còn 24,75%, điều này cho thấy việc khai thác sử dụng
đất ở huyện đang ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là tuy
tăng không nhiều nhưng tổng diện tích đất tự nhiên của huyện cũng được mở rộng từ
141.026 ha năm 2006 lên 143.247.
Tuy diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao trong quỹ đất với gần 1/4
tổng diện tích đất tự nhiên nhưng do đặc điểm địa hình của huyện Mai Sơn là huyện
miền núi có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi nên việc khai thác sử dụng đất còn gặp
nhiều hạn chế và khó khăn.
Việc khai thác sử dụng đất hiệu quả giúp cho diện tích đất nông nghiệp và phi nông
nghiệp của huyện ngày càng được mở rộng và tăng nhanh, so với năm 2006 thì cả diện
tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp năm 2018 đều tăng gấp đôi: từ 38,45% vào
35
năm 2006 (đối với đất nông nghiệp) lên 70,65% vào năm 2018 và từ 2,54% vào năm
2006 lên 4,6% vào năm 2018 (đối với đất phi nông nghiệp).
Tuy cùng tăng với tỷ lệ cao nhưng diện tích nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng diện tích đất tự nhiên, có thể nói quỹ đất huyện Mai Sơn được sử dụng
chủ yếu cho hoạt đông nông nghiệp.
Như vậy, trong những năm qua, quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích
phát triển kinh tế – xã hội khá lớn (40,99% năm 2006 lên 75,25% năm 2018). Đó là
kết quả của việc tích cực khai khẩn đất hoang hóa thành đất sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, tỉ lệ đất chưa sử dụng vẫn còn lớn chủ yếu là đất đồi núi, núi đá . Do đó cần có
biện pháp khai khẩn hợp lí, qui hoạch, phân bổ mục đích sử dụng để phục vụ tốt nhất
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả cao
nhất
2.1.1 Tình hình Kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn
* Về cơ cấu kinh tế
Cùng với xu hướng Hiện đại hóa – công nghiệp hóa của cả nước, cơ cấu kinh tế của
huyện Mai Sơn đang có những bước chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối
phát triển của cả nước. Cụ thể:
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Mai Sơn giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: %
TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
1
Nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản
32,94 30,10 30,23 30,19 30,15
2
Công nghiệp và xây
dựng
31,75 35,40 35,63 35,77 35,86
3 Dịch vụ 35,31 34,50 34,14 34,04 33,99
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch)
36
Có thể thấy cơ cấu kinh tế ở huyện Mai Sơn là tương đối đồng đều giữa các nhóm
ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, 6 năm trở lại đây tuy các ngành đều có sự
biến động tăng giảm nhưng có thể thấy sự biến động là không lớn, so với năm 2014 thì
năm 2018 các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện giảm nhẹ từ 32,94%
xuống còn 30,15% (giảm 2,79%)
Đồng thời các ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng từ 31,75% vào năm
2014 lên 35,86% vào năm 2018 tức là tăng 4,11%
Các nhóm ngành dịch vụ 6 năm qua vẫn giữ được tỷ trọng ổn định và không có sự
biến động nhiều trong 6 năm từ 2012 đến 2018, chiếm khoảng 34% cơ cấu kinh tế toàn
huyện.
Với đặc điểm là một huyện miền núi đa dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, địa hình
hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, núi đá, cùng với khí hậu phức tạp (rét đậm rét hại, nắng
nóng kéo dài, mưa to gió lốc), việc giữ được sự đồng đều trong cơ cấu kinh tế và đặc
biệt là sự chuyển dịch tích cực trong các nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ là sự cố
gắng, đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng, sự nỗ lực và đoàn kết của toàn thể
cán bộ và nhân dân trong huyện.
* Về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong huyện Mai Sơn
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2016-2018
(Theo giá hiện hành)
NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018
1. Các ngành nông, lâm nghiệp
và thủy sản
1.989 2.007,1 2.086,7
1.1. Nông nghiệp 1.902 1911,4 1978,7
1.2. Lâm nghiệp 70 78,2 90,2
1.3. Thủy sản 17 17,5 17,3
2. Các ngành công nghiệp, xây
dựng
2.106,34 2.179,44 2.285,58
3. Các ngành dịch vụ, thương
mại
4.889,65 5.727,7 6.048,45
Tổng 8.984,99 9.914,24 10.420,73
(Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch)
37
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi về diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết
và giá cả thị trường nhưng ngành nông nghiệp của huyện Mai Sơn vẫn giữ được ổn
định, giá trị sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn liên tục tăng trong
những năm gần đây, từ 1.989 tỷ vào năm 2016 tăng lên 2.007,1 tỷ đồng vào năm 2017
và đến năm 2018 đạt 2.086,2 tỷ đồng, như vậy so với năm 2016 giá trị sản xuất các
ngành nông lâm nghiệp, thủy sản của năm 2018 đã tăng 4,9%.
Đặc biệt các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có sự chuyển đổi cơ cấu sản
xuất theo hướng hàng hoá đã đạt được những hiệu quả nhất định, giá trị sản xuất
ngành lâm nghiệp đang có xu hướng tăng mạnh, năm 2018 đạt 90,2 tỷ đồng tăng 20,2
tỷ đồng tương đương với tăng 28,9% so với năm 2016, đó là nhờ việc triển khai các
phong trào thi đua của các tổ chức thành viên, nhân dân các dân tộc trong huyện đã
hăng hái tham gia sản xuất, điển hình là phong trào thi đua “sản xuất, kinh doanh giỏi,
đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở các khu dân cư. Nhiều hộ dân
đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô trong sản xuất
nông, lâm nghiệp và dịch vụ, mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất; xây dựng các mô hình: chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học,
trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, na, bưởi, cam và rau màu... xác định được một số mặt
hàng chủ lực như cà phê, mía, cây ăn quả..., từng bước hình thành vùng sản xuất cây
công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu
thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái của các vùng trên
địa bàn huyện.
Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể
trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2016 đạt
4.889,65 tỷ đồng, năm 2017 đạt 5.727,7 tỷ đồng, năm 2018 đạt 6.048,45 tỷ đồng, như
vậy giá trị sản xuất của các ngành thương mại dịch vụ năm 2017 tăng 17,14% so với
năm 2016, và năm 2018 tăng 5,6% so với năm 2017.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giữ được tốc độ tăng
trưởng ổn định, lưu lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường đa dạng, phong phú, chất
lượng tốt đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và
phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Hạ tầng dịch vụ thương mại
38
được quan tâm (đầu tư chợ, các cửa hàng xăng dầu...); các hoạt động xúc tiến đầu tư
xây dựng được quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản
phẩm.
Tài chính tín dụng ngân hàng: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn huyện cơ bản được
ổn định, đảm bảo thực hiện nghiêm các chính sách lãi suất, đáp ứng nhu cầu vay vốn
cho các doanh nghiệp, cá nhân, các đối tượng chính sách như hộ nghèo; học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn,...
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, cơ sở vật chất từng bước hiện đại hóa;
chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Nhiều dịch vụ được phát triển nhanh
như điện thoại di động, Internet, 3G... Số thuê bao điện thoại/100 dân năm 2016 đạt
65/100 dân, năm 2018 đạt 84/100 dân, 7% số hộ kết nối Internet.
So với các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ thì
nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có giá trị sản xuất tăng trưởng một cách vượt
bậc, cụ thể: tăng từ 2.106,34 tỷ đồng vào năm 2016 lên 2.179,44 tỷ đồng vào năm
2017 (tức là tăng 73,1 tỷ đồng tương đương với tăng 3,5% so với năm 2016), đến năm
2018 giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, xây dựng của huyện Mai Sơn đạt
2.285,58 tỷ đồng (tăng 106,14 tỷ đồng tương đương với tăng 4,87% so với năm 2017).
Có thể thấy, trong những năm trở lại đây, huyện Mai Sơn đặc biệt chú trọng vào phát
triển các ngành công nghiệp và xây dựng: các nhà máy, cơ sở công nghiệp được tiếp
tục đầu tư và đi vào hoạt động ổn định như: Xi măng Mai Sơn, mía đường, tinh bột
sắn, khu công nghiệp Mai Sơn đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng
bước đầu đã thu hút 05 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp đã góp phần thúc
đẩy phát triển các cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện. Ngoài ra các ngành
công nghiệp điện, nước và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản phát triển
khá mạnh
Công nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước phát triển nhanh kể cả về số lưọng, chất
lượng, thu hút được nhiều lao động địa phương, nhất là công nghiệp chế biến quy mô
nhỏ, đã góp phần quan trọng trong sự phát triển ngành công nghiệp của huyện.
39
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã thành lập trên 100 cơ sở thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh (Hợp tác xã, tổ sản xuất, các cơ sở sơ chế nông sản, sản xuất hàng
tiêu dùng...) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu
hoạch. Trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã hoạt động đầu tư
sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Tiếp tục quan tâm duy trì nghề truyền thống
như dệt thổ cẩm (Cò Nòi), gốm (Mường Chanh), mây tre đan (xã Hát Lót). Cơ cấu
ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác,
tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến nhất là các ngành có lọi thế về nguyên liệu
tại địa phương.
Ngành công nghiệp – xây dựng thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, từng bước
chuyển biến về cả chất và lượng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Công
nghiệp chế biến và khai thác được chú trọng, một số sản phẩm đang được xây dựng
thương hiệu, các sản phẩm truyền thống đang được quan tâm khôi phục và phát triển.
2.1.2 Tình hình xây dựng đô thị tại huyện Mai Sơn.
Năm 2018, thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn được chính công nhận là đô thị loại IV, tuy
nhiên thị trấn vẫn mang đặc điểm chung của đô thị miền núi với khu vực trung tâm
nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, chủ yếu phát triển theo dọc Quốc lộ 6. Diện
tích đất đô thị năm 2018 của huyện là 1.376 ha chiếm 0,96% diện tích tự nhiên của
huyện nhưng diện tích đất nông nghiệp trong đô thị lớn (1.031,51 ha ,chiếm 74,96%
tổng diện tích tự nhiên của thị trấn), dân số khu vực đô thị 16.868 người, chiếm 11,3%
dân số toàn huyện. Huyện đã hoàn thành và công bố quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 thị trấn
Hát Lót. Công tác đầu tư phát triển đô thị được quan tâm, đến nay các công trình hạ
tầng kỹ thuật như công trình đường giao thông nội thị, đường điện, đường nước đã
đưọc đầu tư nâng cấp đồng bộ; Nâng cấp, cải tạo công trình thể thao, vườn hoa, cây
xanh,.. .làm cơ sở để nâng cấp thị trấn Hát Lót thành đô thị loại IV.
Tại một số khu vực như Cò Nòi, Chiềng Mai, Chiềng Mung do sự chi phối của kinh
tế thị trường nên đã hình thành những tụ điểm có ưu thế hơn về kinh tế (thị tứ, trung
tâm cụm xã). Thực chất đây là những cụm dân cư tập trung có vị trí thuận lợi về giao
thông, giao lưu hàng hoá, có điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ thương mại...
mang sắc thái một đô thị nhỏ và được tiến hành quản lý theo quy chế đô thị.
40
Để hệ thống đô thị của huyện hoàn chỉnh thực sự xứng đáng với vai trò là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các cấp hành chính, là động lực thúc đẩy và tạo
sự lan toả để phát triển kinh tế của vùng ra xung quanh trong giai đoạn tới, cần phải
xây dựng phát triển mở rộng quy mô, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông,
cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải...), các công trình phúc lợi công cộng...
Những năm qua nhìn một cách tổng thể thì công tác quản lý, quy hoạch đô thị trên địa
bàn vẫn còn nhiều bất cập. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện tại chưa đáp ứng
được yêu cầu và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, công tác quy hoạch chưa thật sự đi
trước một bước. Việc lập và quản lý quy hoạch mới được thực hiện tại các quy hoạch
khu dân cư tự xây, điểm dân cư nông thôn và trong các dự án kinh doanh hạ tầng do
các doanh nghiệp thực hiện.
Hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc và thiết kế đô thị từng khu vực chưa được thực
hiện, do đó gặp khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch và cấp phép xây dựng.
Các quy hoạch cải tạo khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đô thị, các trục đường
chính của huyện chưa được lập quy hoạch chi tiết và chưa có quy chế quản lý quy
hoạch. Việc cấp phép xây dựng nhà ở và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu
vực dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng đô thị còn nhiều trở ngại, bất cập.
2.2 Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đô thị tại huyện Mai Sơn
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng tại huyện Mai Sơn
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng thì cơ cấu tổ chức từ trên
xuống được phân cấp theo sơ đồ sau:
41
Hình 2.1 Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nước về xây dựng tại Tỉnh Sơn La
Về công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng tại tỉnh Sơn La: UBND tỉnh
chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành của tỉnh trong đó Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch Kiến trúc có trách
nhiệm giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của
Chính phủ, UBND tỉnh và bộ, ngành về quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô
thị theo sự ủy quyền của UBND tỉnh. Đồng thời, quản lý chuyên môn nghiệp vụ các
phòng Quản lý đô thị huyện; phòng Quản lý đô thị huyện lại quản lý chuyên môn
nghiệp vụ các cán bộ chuyên trách về quản lý trật tự xây dựng.
Thanh tra xây dựng tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác thanh tra và
xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời quản lý chuyên
UBND TỈNH
UBND HUYỆN
UBND XÃ, PHƯỜNG
Sở Xây dựng
Sở Quy hoạch Kiến trúc
Thanh tra xây dựng tỉnh
Phòng Quản lý đô thị
Thanh tra xây dựng
huyện
Cán bộ chuyên trách
quản lý xây dựng,
Thanh tra xây dựng
Q
L
N
N
Q
L
N
N
QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
VỀ XÂY DỰNG
42
môn nghiệp vụ phòng thanh tra xây dựng huyện; phòng thanh tra xây dựng huyện lại
quản lý chuyên môn nghiệp vụ các cán bộ chuyên trách về quản lý trật tự xây dựng xã.
Để tìm hiểu về công tác quản lý trật tự xây dựng thì trước hết cần biết đến chức năng
và nhiệm vụ của phòng Quản lý đô thị và phòng Thanh tra xây dựng. Cơ cấu bộ máy
quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị huyện Mai Sơn được thể hiện như sau:
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý TTXD đô thị huyện Mai Sơn
Phòng Quản lý đô thị
Phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ
đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND huyện Mai Sơn đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng
dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng tỉnh Sơn La.
* Chức năng của Phòng:.Phòng Quản lý đô thị có chức năng tham mưu, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, phát
triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật
đô thị (gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên cây xanh, chiếu
sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị).
UBND HUYỆN
MAI SƠN
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
PHÒNG THANH TRA
ĐỘI THANH TRA
XÂY DỰNG
43
Phòng Quản lý đô thị có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực xây dựng của Sở
Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
* Nhiệm vụ của phòng: Quản lý xây dựng, cơ sơ hạ tầng, quy hoạch kiến trúc, nhà ở
trong đó, chức năng quản lý xây dựng của phòng quản lý đô thị như sau:
+ Thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng, hồ sơ cấp phép đào đường, hè phố, hồ sơ cấp phép
sử dụng tạm thời hè đường trình UBND huyện quyết định theo phân cấp của UBND
tỉnh.
+ Phối hợp Thanh tra chuyên ngành, Công an huyện và UBND xã kiểm tra việc thực
hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thật đô thị, phối hợp
kiểm tra quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
+ Kiểm tra các chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản
+ Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, quản lý hồ sơ tài liệu khảo
sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND huyện. Hướng dẫn lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình
xây dựng, thẩm định Thiết kế cơ sở, Thiết kế bản vẽ thi công các công trình được tỉnh
phân cấp.
* Về tổ chức bộ máy: Phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn gồm có 7 cán bộ, công
chức, trong đó gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 cán bộ.
Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn: chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch
UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi
Trưởng phòng vắng mặt Phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ nhiệm điều hành
các hoạt động của Phòng.
44
Các cán bộ, công chức: thực hiện các nhiệm vụ được trưởng phòng, phó trưởng phòng
giao và chịu trách nhiệm về phần việc được giao.
Về trình độ chuyên môn của bộ máy nhân sự của phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn
3 năm gần đây từ năm 2016 đến năm 2018 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5 Nhân sự của phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn giai đoạn 2016 – 2018
TT
Trình độ
chuyên
môn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1 Trên đại học 0 0 0 0 0 0
2 Đại học 3 42,86 3 42,86 3 42,86
3 Cao đẳng 4 57,14 4 57,14 4 57,14
Tổng số 7 100 7 100 7 100
(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn)
Qua số liệu tại bảng 2.5 ta thấy rằng 3 năm gần đây lực lượng cán bộ của phòng Quản
lý đô thị huyện Mai Sơn không có sự thay đổi cả về số lượng cán bộ và về trình độ
chuyên môn, và chỉ có 2 trình độ chuyên môn: trình độ đại học có 3 cán bộ chiếm
42,86% và trình độ cao đẳng có 4 cán bộ chiếm 57,14%. Phòng không cán bộ có trình
độ chuyên môn trên đại học và 3 năm gần đây không có cán bộ nào nâng cao trình độ
chuyên môn của mình.
Như vậy, có thể thấy phòng Quản lý đô thị huyện Mai Sơn những năm gần đây chưa
chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này có thể sẽ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ của
phòng, chưa đáp ứng được với nhu cầu đang ngày càng phát triển đi lên của tốc độ đô
thị hóa tại huyện nhà.
2.2.1.2 Thanh tra xây dựng
Về công tác thanh tra xây dựng được thực hiện bởi đội Thanh tra xây dựng thuộc
phòng thanh tra của huyện Mai Sơn, đội thanh tra xây dựng được thành lập với 5 thanh
45
tra viên phối kết hợp với cán bộ chuyên trách tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng.
Với nhiệm vụ thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên và đột suất thực trạng trật tự
xây dựng từng đơn vị xã trên địa bàn huyện. Từ đó, giúp UBND huyện, xã đề xuất các
phương án giải quyết, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Thanh tra xây dựng huyện chịu sự quản lý về tổ chức và công tác của UBND huyện,
chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng Sở và Thanh tra
xây dựng tỉnh.
Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Thanh tra xây dựng huyện:
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng các công trình trên địa
bàn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng, quyết định đình chỉ
thi công đối với các công trình vi phạm thuộc thẩm quyền của UBND xã, phạt cảnh
cáo và phạt tiền đối với các công trình vi phạm trật tự.
+ Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết
như: Hồ sơ quy hoạch từ sở quy hoạch tỉnh, GPXD từ Phòng quản lý xây dựng đô thị
huyện, Sổ đỏ - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà từ phòng tài nguyên môi trường và quản lý nhà. Yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình
giấy tờ cần thiết khi thực hiện xây dựng các công trình.
+ Lập hồ sơ các vụ vi phạm trật tự xây dựng đối với các chủ đầu tư và nhà thầu xây
dựng. Với các trường hợp có dấu hiệu phạm tội, kiến nghị UBND huyện chuyển sang
cơ quan điều tra xử lý theo các quy định của pháp luật.
+ Chịu sự chỉ đạo của cơ qua Sở xây dựng tỉnh và chịu trách nhiệm trước UBND
huyện và pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các xã.
+ Tổng hợp định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Thanh tra sở xây dựng và UBND huyện
về tình hình trật tự xây dựng.
Nhân sự của phòng Thanh tra xây dựng huyện Mai Sơn từ năm 2016 - 2018 thống kê
tại bảng 2.6.
46
Bảng 2.6 Nhân sự của đội Thanh tra xây dựng huyện Mai Sơn giai đoạn 2016 – 2018
TT
Trình độ
chuyên môn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1 Trên đại học 1 20 1 20 1 20
2 Đại học 3 60 3 60 3 60
3 Cao đẳng 1 20 1 20 1 20
Tổng số 5 100 5 100 5 100
(Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Mai Sơn)
Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình thì lực lượng nhân sự thanh tra
xây dựng phải đáp ứng được trình độ đào tào chuyên ngành liên qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_day_manh_cong_tac_quan_ly_trat_tu_xay_dun.pdf