Luận văn Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động

Môc lôc

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của doanh nghiệp. 4

I. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của doanh nghiệp. 4

 1. Khái niệm 4

2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 7

3. Thị trường nội địa và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường nội địa 8

3.1 . Thị trường nội địa và sự cần thiết phải phát triển sản phẩm trên thị trường nội địa 8

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đén thị trường nội địa 11

II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa 14

1. nghiên cứu thị trường 14

2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và chuẩn bị hàng để xuất bán 15

3. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm 16

4. Hoạt động xúc tiến bán hàng 18

II. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa 22

1. Những nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp 22

2. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 23

Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động tại thị trường nội địa 28

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28

1. Giới thiệu chung về công ty 28

2. Quá trình hình thành phát triển công ty 29

3. Chức năng nhiệm vụ của công ty 30

4. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh 30

II. Khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 31

1. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 31

1.1 Đặc điểm sản phẩm - thị trường của công ty 31

1.1.2 Thị trường sản phẩm bảo hộ lao động Việt Nam. 34

1.1.3 Thị trường sản phẩm bảo hộ lao động của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 35

1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 36

1.2.1 Hình thức tổ chức sản xuất 36

1.2.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty 36

1.3 Đặc điểm về lao động 36

1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty 37

2. Tình hình tài chính của công ty 40

II.Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 41

 1. Phân tích kết quả tiêu thụ của ngành 41

2. Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty 43

4. Phương thức tiêu thụ sản phẩm bảo hộ của công ty 53

5. Hiệu quả hoạt động tiêu thụ 56

6. Khả năng cạnh tranh 58

IV. Đánh giá chung về thực trạng tiêu thụ sản phẩm-thị trường của công ty 58

1. Thành tựu công ty đạt được 58

2. Thế mạnh của công ty 59

3. Tồn tại, yếu kém của công ty 60

4. Nguyên nhân 61

 

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 62

I. Mục tiêu phương hướng phát triển của ngành bảo hộ lao động Việt Nam 62

1. Định hướng phát triển của ngành bảo hộ lao động Việt Nam 62

2. mục tiêu 63

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động trong những năm tới 64

1. Phương hướng 64

2. Mục tiêu 65

III. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảp hộ lao động trên thị trường nội địa 66

1. Giải pháp Marketing về sản phẩm và giá cả 68

2. Giải pháp áp dụng công nghệ thúc đẩy thị trường 70

3. Mở thêm cửa hàng và giới thiệu sản phẩm tại khu vực mới 73

4 .Mở rộng mạng lưới tiêu thụ của công ty tai thị trường miền Bắc 75

5. Xây dựng chương trình xúc tiến 77

6. Đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng xây dựng- máy móc công nghệ 79

7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 80

Kết luận 82

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo hộ được tiêu thụ mạnh. Nhưng thị trường hiện nay và trong tương lai sẽ ngày càng được chú trọng và phát triển nên thị trường trong nước là một thị trường tốt cho doanh nghiệp phát triển và tiêu thụ sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã đẹp phù hợp và thỏa mãn khi lao động, đáp ứng nhu cầu tối đa cho khách hàng 1.1.3 Thị trường sản phẩm bảo hộ lao động của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động Sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường từ năm 1998. Sản phẩm sản xuất đòi hỏi nguyên liệu có chất lượng cao, quá trình sản xuất phức tạp. Sản phẩm bảo hộ lao động của công ty đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã phong phú, được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại và được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Hà Lan, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.. Các công ty tư nhân là các công ty có thế mạnh về tài chính cũng như dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân viên, công nhân có hiệu quả, luôn tìm kiếm các thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với khả năng công ty. Bên cạnh đó các công ty này sản xuất các sản phẩm có chất lượng mẫu mã phong phú, giá thành hạ, các công ty này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động trên thị trường. Với sản phẩm chủ yếu là hàng bảo hộ lao động là thế mạnh của công ty với chức năng của một doanh nghiệp vừa sản xuất và kinh doanh thương mại, nên thị trường của sản phẩm này khá ổn định không chỉ trên thị trường nội địa mà cả với các bạn hàng nước ngoài. 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 1.2.1 Hình thức tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức của công ty là theo chuyên môn hoá tính chất sản phẩm. Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức sản này làm giảm chi phí vận chuyển dễ cân bằng năng lực sản xuất 1.2.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty Kho thành phẩm sợi Trung Tâm cơ khí Hoá tự May dệt Kho thành phẩm dệt Bộ phận vận chuyển Dây chuyền may Kho thành phẩm may Kiểm tra thành phẩm 1.3 Đặc điểm về lao động Công ty hoạt động cả sản xuất và phân phối sản phẩm nên lao động của công ty rất phong phú, Công ty tuyển dụng theo đúng nhu cầu của mình, đúng năng lực, phù hợp công việc và có tư cách đạo đức. Lao động của công ty phần nhiều là tri thức được đào tạo tại các trường đại học có uy tín trong nước và có 1 số cán bộ trẻ tu nghiệp ở nước ngoài và các trường dạy nghề. Lao động sản xuất của công ty chiếm khoảng 70% tổng lao động công ty. Chủ yếu là công nhân ở các tỉnh. Số lượng lao động của công ty tăng theo nhu cầu và cùng với sự mở rộng kinh doanh sản xuất trong nhưng năm qua số lượng công nhân viên đã ngày càng tăng lên. Và thu nhập của cán bộ cũng tăng lên theo dõi bảng sau. Bảng 1.1: Tình hình lao động của công ty Đơn vị tính: VNĐ Năm Số lao động Thu nhập bình quân Tốc độ tăng(%) 2006 80 1.500.000 - 2007 150 2.250.000 87,5% 2008 200 2.500.000 33,33% Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 1.4 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, đây là một cơ cấu tổ chức liên hợp, một mặt bảo đảm chế độ một thủ trưởng, bảo đảm tính thống nhất, tính tổ chức cao và mặt khác phát huy được năng lức chuyên môn của các phòng ban chức năng, đồng thời vẫn bảo đảm được thực hiện tốt quyền làm chủ tập thể của người lao động. Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng đề xuất sẽ được Tổng giám đốc xem xét. Các quyết định được thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới theo tuyến đã xác định. Trong công ty các phong ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra quyết định, mệnh lệnh cho các thành viên hay các bộ phận sản xuất khác. Với cơ cấu tổ chức này, sẽ có sự toàn quyền quyết định trong điều hành, mệnh lệnh được tập trung vào một người lãnh đạo, tránh được tình trạng phân tán quyền lực. Giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quả trị Kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng kế toán kế hoạch Phòng tiêu thụ Phòng tổ chức hành chính Cửa hàng số 2 Trạm bách hoá kinh doanh hà nội Cửa hàng số 1 Phòng nghiệp vụ thị trường Phòng nghiệp vụ BHLĐ 1 Phòng nghiệp vụ BHLĐ 2 Phòng nghiệp vụ BHLĐ và BH Các bộ phận quản lý trong công ty chịu trách nhiệm về tiêu thụ sản phẩm là ban Giám Đốc, phòng tiêu thụ, phòng kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận là: - Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị: là người đứng đầu công ty, nhiệm vụ chính là vạch ra chiến lược, hướng đi. - Phòng tổ chức- hành chính: Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất- kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch của nhân viên Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng , thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu, là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của Công ty. Quản lý lao động, lao động tiền lương cùng với Phòng Kế toán –Tài chính xây dựng tổng quỹ tiền lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương. - Phòng kế toán- kế hoạch: Thực hiện việc hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty. Lập kế hoạch kinh doanh để cho ra quyết định kinh doanh của công ty. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường và tổ chức nguồn hàng, tiếp thị sản phẩm, lập kế hoạch bán hàng căn cứ vào nhu cầu thị trường. Trực tiếp chịu trách nhiệm về các hoạt động tiếp thị- bán hàng tới khách hàng nhằm đạt được doanh thu, thị phần. Thực hiện hoạt động bán hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. - Phòng tiêu thụ: đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm. + Trạm bách hoá kinh doanh Hà Nội: là đơn vị kinh doanh chủ lực của công ty nằm ở Km6 đường Giải Phóng. Trạm gồm hai bộ phận là văn phòng và nhà kho. Trong đó văn phòng của trạm thực hiện nhiệm vụ giao dịch bán buôn cho các đại lý và khách hàng lớn và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của trạm. + Cửa hàng số 1 chuyên làm nhiệm vụ trưng bày và bán sản phẩm + Cửa hàng số 2 Cả 2 của hàng 1 và 2 đều làm nhiệm vụ trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của công ty. - Phòng kỹ thuật: chuyên lo về mảng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt kỹ thuật của máy móc và chất lượng của sản phẩm sản xuất. Ngoài ra phòng kỹ thuật còn đóng vai trò phân loại sản phẩm, đóng gói, làm đồng bộ, chỉnh lý sản phẩm, biến hàng hóa của nhà sản xuất thành mặt hàng tiêu dùng. 2. Tình hình tài chính của công ty Bảng2.1: tình hình tài chính công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Bố trí cơ cấu vốn - TSCĐ/ Tổng TS - TSLĐ/ Tổng TS 49,91 50,09 31,25 68,75 40,88 59,12 Tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất LN/ DT(%) - Tỷ suất LN/ Vốn(%) - Tỷ suất LN/ TSCĐ(%) 0,203 7,9 13,37 0,558 27,09 17,79 0,947 56,9 20,68 Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ phải trả/ TS - Khả năng thanh toán + TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 58,66 85,39 55,3 86,4 47,5 70,73 Nguồn phòng tài chính kế toán Qua bảng trên ta thấy, tài sản lưu động / tổng tài sản ngày càng tăng, tỷ suất lợi nhuận qua các năm tăng, khả năng thanh toán nhanh của công ty ngày càng lớn. Bên cạnh đó thì các chỉ tiêu khác như TSLĐ/ Tổng TS cũng tăng lên từ 50,09% năm 2006 lên 59,12% năm 2008, trong khi đó nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm xuống cơ cấu tổng TSCĐ/ Tổng TS giảm, điều đó cho thấy tài sản cố định của công ty đang bị giảm xuống hoặc do cơ cấu tài sản tăng lên. Tỷ suất LN/ DT, LN/ TSCĐ và LN/ Vốn đều tăng lên theo các năm cho thấy công ty làm ăn có lãi có tăng trưởng ổn định. Bên cạnh những kết quả trên công ty đã góp phần đáng kể đối với ngân sách nhà nước trong nghĩa vụ nộp các loại thuế : thuế thu nhập, thuế GTGT, thuế môn bài, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biêt. Tuy mức đóng góp cho ngân sách còn thấp và không đồng đều qua các năm, song cho thấy công ty đã chấp hành pháp luật và nghĩa vụ đối với NN là rất tốt, và cũng là tiền đề cho việc làm ăn thuận lợi. Năm 2008 công ty đã nộp 13.459.087.540 đồng ngân sách nhà nước tăng 59 % so với năm 2007 với mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 1,5 tỷ đồng. Nhìn chung công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã quản lý và sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả. II.Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty cổ phần Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 1. Phân tích kết quả tiêu thụ của ngành Mỗi năm trên cả nước xảy ra trên 4.000 vụ tai nạn lao động; hơn 20.000 người mắc bệnh nghề nghiệp; tình hình cháy nổ vẫn diễn ra phức tạp, nhiều vụ cháy lớn đã xảy ra. Người công nhân do đặc thù lao động và các ngành nghề đa dạng và phức tạp, nên có nhiều yếu tố nguy cơ (bụi, tiếng ồn, thiếu ánh sáng, hơi khí độc,) gây tác hại rất lớn đến sức khỏe, bệnh nghề nghiệp người lao động. Kết quả khảo sát về môi trường lao động tại một số doanh nghiệp tiến hành cho thấy các mẫu khảo sát ánh sáng, bụi, tiếng ồn không đạt tiêu chuẩn cho phép còn ở mức cao (gần 50% so với số mẫu khảo sát). Bảng 2.2: Kết quả khảo sát môi trường lao động TT KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT MẪU KIỂM TRA MẪU ĐẠT TC TỶ LỆ % 1 Vi khí hậu 1674 1381 82,5% 2 Ánh sáng 568 325 57,2% 3 Tiếng ồn 236 125 52,9% 4 Bụi 78 44 56,4% 5 Rung 55 37 67,3% 6 Hơi khí độc 179 149 83,2% 7 Phóng xạ 10 10 100% Nguồn: Cục khảo sát môi trường lao động Tỷ lệ đơn vị tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động thấp (29/60 đơn vị) chiếm 48,3%; số người lao động được khám sức khỏe định kỳ thấp (có 13415/34142) chiếm 39,3%; người lao động có sức khỏe loại 4 cao (tỷ lệ 10,2%), loại 5 cao (tỷ lệ 0,52%) so với số người được khám. Số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp là 2219 người; đã phát hiện 230/827 người lao động bị bệnh điếc nghề nghiệp (tỷ lệ 27,8%); 130/986 người lao động bị bệnh viêm phế quản mãn nghề nghiệp (tỷ lệ 13,1%); người lao động bị bệnh bụi phổi silic cao (có 61/406) tỷ lệ 15,02%. Kết quả trên cho thấy công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các khu công nghiệp trong doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy công tác bảo hộ lao động cần được đặt lên để tăng cường công tác an toàn lao động cho người lao động. Ngành an toàn bảo hộ lao động tiến hành điều tra nghiên cứu và giám sát kiểm tra về tình hình bảo hộ lao động cho người lao động, bên cạnh đó cũng tăng cường công tác sản xuất hàng bảo hộ để đáp ứng tốt công tác bảo hộ lao động trong từng nơi. Cục an toàn lao động đã và đang duy trì và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với tổ chức lao động quốc tế ILO, bộ y tế - lao động xã hội Nhật Bản, tổ chức JICA, JISA, bộ lao động và cơ quan ATVSLĐ Hàn Quốc (KOSHA), CHLB Đức, Đan Mạch, Luychxambua để tranh thủ sự giúp đỡ của bạn và trao đổi thông tin, học hỏi, nâng cao kiến thức về ANLĐ, và xuât nhập khẩu các sản phẩm bảo hộ lao động. Phân tích kết quả tiêu thụ của công ty Khi đời sống ngày càng được nâng cao và tình hình lao động sản xuất của người lao động ngày càng có nhiều vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, chính vì thế mà thị trường hàng bảo hộ lao động ngày càng trở nên được nhiều người quan tâm, chất lượng, kiểu dáng, chất liệu là những yếu tố vô cùng quan trọng bảo đảm cho sự thành công của doanh nghiệp. Bảng 2.3: Tình hình bệnh tật người lao động TT Tên bệnh Số trường hợp Tỷ lệ % năm 2008 Tỷ lệ % năm 2007 1 Bệnh về đường hô hấp 345.470 30,4% 25,7% 2 Bệnh về mắt 48.156 5,6% 7,3% 3 Bệnh về tai 38.648 4,81% 4,5% 4 Bệnh về xương khớp 49.078 6,1% 5,1% 5 Bệnh da 22.306 2,8% 2,4% 6 Lao phổi 1990 0,3% 0,15% 7 Ung thư phổi 495 0,06% 0,021% 8 Bện tim mạch 27.393 3,4% 3,6% Nguồn: Bộ y tế - lao động xã hội Qua bảng trên ta thấy tình hình bệnh tật của công nhân ngành càng có xu hướng gia tăng hiểu rõ vấn đề này cng ty đã có các biện pháp tối thiểu hoá chi phí, nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ ngày càng chống được bệnh tật và tiện cho việc lao động của công nhân. Nhờ vậy công ty đã thu được những thành tựu đáng kể thể hiện ở kết quả tiêu thụ hàng hoá. Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của công ty. Bảng 2.4: kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng doanh thu 388.435,200 485.544,644 599.161,296 2 Doanh thu thuần 388.435,200 485.544,644 599.161,296 3 Giá vốn hàng bán 318.815,766 397.461,926 492.055,719 4 Lợi tức gộp 69.619,434 88.082,718 107.105,577 5 Chi phí - Chi phí bán hàng - Chí phí quản lý DN 67.257,407 57.236,982 10.020,425 84.526,538 73.965,080 10.561,458 86.252,450 74.500,837 11.751,613 6 LN thuần từ HĐKD 588,230 2.058,805 4.323,490 7 LN HĐTC 202,167 651,03 1.367,163 8 Tổng LN trước thuế 790,397 2.709,835 5.690,653 9 LN sau thuế 569,625 1.951,081 4.097,207 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Lợi nhuận của công ty từ năm 2006-2008 đều tăng và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, chứng tỏ công ty đã không ngừng phát triển, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, làm ăn có lãi. Doanh thu năm 2006 là 388.435,2 đến năm 2008 là 599.161,296 tăng lên 210.729 triệu đồng tương đương 21,09%. Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể, năm 2008 so với năm 2006 tăng lên 3.527,582 triệu đồng. Điều đó cho thấy công ty đã giảm được chi phí sản xuất kinh doanh do đầu tư công nghệ tăng năng suất lên, cho thấy công ty đang kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên công ty cần xem xét và có những biện pháp kích thích tiêu dùng để tiếp tục tăng tổng doanh thu lên cao. Lợi nhuận năm của công ty tăng đáng kể đời sống người lao động được cải thiện, nâng cao. Có được kết quả ngày hôm nay không thể không kể đến sự phấn đấu của toàn bộ đội ngũ lãnh đao, công nhân viên của công ty cũng như sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong những năm qua. Đặc biệt từ năm 2008 so với năm 2006 là khá cao. Đến năm 2008, doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng lên so với năm trước nhưng doanh thu có chiều hướng tăng chậm, bên cạnh đó thì lợi nhuận lại tăng khá cao. Có thể đây là do vấn đề tổ chức tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh của công ty chưa tốt hoặc do thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuât hiện nên vấn đè tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn, nhưng đổi lại thì công ty đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới vào sản xuất không ngừng nâng cao được năng suất và hiệu quả kinh doanh. a. Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ theo sản phẩm Đối với sản phẩm bảo hộ của công ty thì ta theo dõi bảng sau để hiểu rõ tình hình tiêu thụ của các nhóm hàng hoá của loại hàng hoá này với cơ cấu gồm bốn sản phẩm. Bảng 2.5: kết quả tiêu thụ sản phẩm STT Nhóm hàng Số lượng 2006 (1000sp) Doanh thu 2006 (Tr.đ) Số lượng 2007 (1000sp) Doanh thu 2007 (Tr.đ) Số lượng 2008 (1000sp) Doanh thu 2008 (Tr.đ) So sánh 08/07 Số lượng (1000sp) So sánh 08/07 Doanh thu (Tr.đ) 1 Trang phục Bảo hộ 3.025 101.270 3.212 120.519 3.340 137.963 103,98 114,35 2 sản phẩm chống ồn 2.491 97.037 2.881 102.855 3.226 106.969 111,97 103,99 3 Mặt nạ bảo hộ 864 62.222 887 68.755 915 79.568 103,15 115,72 4 Dây an toàn 1.080 15.292 1.001 18.328 939 17.625 93,80 96,16 Tổng 7.460 275.821 7.982 310.457 8.420 342.125 105,48 110,2 Nguồn: phòng kế toán tài chính Cơ cấu sản phẩm của công ty là rất đa dạng. Nhưng cơ cấu sản phẩm bảo hộ lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, mặt khác thì các chủng loại sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa của công ty nên chúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ một số sản phẩm bảo hộ của công ty. Qua bảng trên, kết quả tiêu thụ sản phẩm trong năm 2006-2008, ta có thể thấy tình hình sản xuất công ty có xu hướng tăng chậm. Tông doanh thu 2008 tăng lên so với năm 2007 là 110,8% tương đương với số lượng 105,48%. Trong đó, doanh thu sản phẩm trang phục bảo hộ tăng 114,35% tương đương doanh thu tăng từ 101.270 năm 2006, đã tăng lên 120.159 năm 2007 và đến năm 2008 doanh thu đã là 137.936 triệu đồng. Các sản phẩm chống ồn, mặt nạ bảo hộ cũng tăng lên tương đối nhưng với tỷ lệ thấp hơn: Sản phẩm chống ồn 103,99% năm 2008, mặt nạ bảo hộ là 115,72 năm 2008. Nhưng đáng lưu ý là trong năm 2008 doanh thu của sản phẩm dây an toàn cả doanh thu và số lượng đều giảm xuống, số lượng chỉ còn 93,8%, doanh thu là 96,16% so với năm 2007. Công ty cần chủ động xem xét vấn đề này, có thể do nguyên nhân là trên thị trường hiện nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty hay do công tác phân phối sản phẩm, hoặc do mẫu mã sản phẩm không phù hợp nhu cầu tiêu dùng. Công ty cần tiếp tục thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm này vì thị trường tiêu dùng chủ yếu là thị trường trong nước. Mặt hàng trang phục bảo hộ là mặt hàng chủ lực của công ty. Chiếm 39,66% về số lượng và 40,32% về doanh thu trong năm 2008. Cơ cấu doanh thu của loại sản phẩm trang phục bảo hộ không ngừng tăng lên theo các năm. Còn các sản phẩm chống ồn và dây an toàn đang có xu hướng giảm nhẹ, số lượng sản phẩm chống ồn chỉ tăng 105,99% so với năm 2007, cơ cấu doanh thu cũng giảm xuống từ 35,18% năm 2006 còn 31,26%, các sản phẩm dây an toàn chỉ còn 5,17% trong cơ cấu doanh thu của sản phẩm bảo hộ lao động. Sản phẩm mặt nạ bảo hộ cũng biến động trong cơ cấu nhưng không đáng kể. Với tình hình này một điều công ty cần quan tâm là trong thời gian tới, bởi vì theo thị trường tốc độ tăng trưởng hàng bảo hộ trong nước là từ 10-15%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mấy năm gần đây hàng bảo hộ lao động bị cạnh tranh quyết liệt cả mặt hàng trong nước và ngoài nước. Sản phẩm trang phục bảo hộ và mặt nạ bảo hộ là những sản phẩm rất cần thiết trong sản xuất công nghiệp nên được ưa chuộng, nên nhiều công ty tập trung sản xuất và nhập khẩu mặt hàng này. Mặt khác do công ty chưa có chính sách hợp lý trong việc tiêu thụ trong thị trường nội địa các sản phẩm của mình, đặc biệt là không khuếch trương quảng cáo sản phẩm nên mặt hàng của công ty đang bị yếu thế. b. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm theo nhóm khách hàng Sản phẩm bảo hộ lao động của công ty rất đa dạng và phong phú, các sản phẩm bảo hộ hiện nay khá phong phú về mẫu mã cũng như kiểu dáng. Các sản phẩm của công ty có nhóm đối tượng phục vụ chính là các công nhân viên trong các nhà máy, khu công nghiệp và chế xuất, công trường xây dựng và một số lượng nhỏ là người dân. Số lượng sản phẩm của đối tượng công nhân viên sản xuất chiếm đại đa số với số lượng 7.900.000 sản phẩm năm 2008 chiếm tỷ trọng 94%. Còn người tiêu dùng bình thường với số lượng 520.000 sản phẩm năm 2008 chiếm 6% số lượng sản phẩm tiêu thụ. Theo xu hướng phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm bảo hộ sẽ ngày càng phục vụ chính là đối tượng công nhân viên với các sản phẩm chính là quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ, khẩu trang, ủng. Đây là những sản phẩm chủ yếu giúp an toàn lao động và vệ sinh lao động. Hiện tai công ty mới chỉ sản xuất được các sản phẩm trang phục bảo hộ lao động là chủ yếu và nhập khẩu phần lớn các sản phẩm chốn ồn, mặt nạ bảo hộ và một phần dây an toàn, nên trong giai đoạn tiếp theo công ty sẽ tập trung sản xuất phát triển sản phẩm và đơi mới công nghệ để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung trong nước cũng như cho thị trường. c. Phân tích kết quả tiêu hụ sản phẩm theo khu vực thị trường Bảng 2.6: doanh thu sản phẩm bảo hộ theo thị trường Đơn vị:Triệu đồng TT Khu vực Doanh thu 2006 Tỷ trọng % Doanh thu 2007 Tỷ trọng % Doanh thu 2008 Tỷ trọng % So sánh 07/06 So sánh 08/07 1 Hà Nội 210.482 76% 229.738 74% 256.595 75% 109,15% 111,69% 2 Hà Đông 22.465 8% 27.941 9% 30.791 9% 124,37% 110,20% 3 Hải phòng 28.582 10% 34.150 11% 34.212 10% 119,48% 100,18% 4 Sài Gòn 14.292 6% 18.618 6% 20.527 6% 128,34% 110,18% Nguồn: phòng kế toán tài chính Theo kết quả bảng trên ta có thể thấy doanh thu tại Hà Nội vẫn là khu vực tiêu thụ mạnh nhất nó chiếm tới hơn 70% doanh số bán hàng của công ty. Đây là thị trường chủ yếu của công ty trong nhiều năm qua. Tuy nhiên thị trường này đang có xu hướng chững lại ở năm 2007/2006, nhưng đã được nâng lên trong năm 2008 chiếm tỷ trọng 75%. Trong năm 2007, doanh thu tại khu vực này chỉ đạt 229.738 triệu đồng điều này làm tỷ trọng tại thị trường này của công ty bị suy giảm từ 76% xuống còn 74%. Công ty cần tiến hành tìm hiểu, nghiêm cứu xem vì lý do gì mà xảy ra hiện tượng này để kịp thời đưa ra biện pháp thay đổi thích hợp vì đây là thị trường có doanh số bán cao nhất. Các khu vực khác đang có xu hướng tăng. Điển hình là khu vực Hà Đông và Hải Phòng. Đây là hai thị trường lớn thứ 2 và thứ 3 của công ty. Trong năm 2007 doanh thu của hai khu vực này cũng có chiều hướng tăng khá lớn, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu tại hai khu vực này chưa nhiều chỉ chiếm khoảng gần 20%. Công ty cần phải có chính sách mở rộng phân phối, thúc đẩy tiêu thụ tai hai thị trường này lên nữa. Thị trường Sài Gòn là thị trường lớn với sức mạnh cao, tuy nhiên thì sản phẩm công ty chỉ mới xâm nhập vào thị trường này. Tỷ trọng doanh số ở thị trường này cũng mới chỉ chiếm 6% doanh số bán. Trong những năm tới công ty cần xây dựng kế hoạch phát triển thêm các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc mở thêm đại lý tại khu vực này. Phân tích kết quả tiêu thụ theo sản phẩm - thị trường Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở các khu vực thị trường hiện nay phải kể đến 2 thị trường chủ yếu là Hà Nội và Hải Phòng. Các khu vực thị trường khác như Hà Đông, Sài Gòn vẫn còn là các khu vực thị trường mới đối với công ty nhưng tiềm năng của các khu vực thị trường này khá cao vì có mật độ dân cư đông và là thị trường được Nhà nước tập trung phát triển nên có rất nhiều cơ sở hạ tầng xây dựng, các khu chế xuất và các nhà máy. Bảng 2.7: Kết quả tiêu thụ theo sản phẩm-thị trường Đơn vị: Triệu đồng TT Nhóm hang HN 2007 HN 2008 HĐ 2007 HĐ 2008 HP 2007 HP 2008 SG 2007 SG 2008 1 Trang phục bảo hộ 82.750 96.818 9.779 11.552 12.635 13.251 9.001 9.325 2 Sản phẩm Chống ồn 73.516 78.562 8.941 10.460 10.245 11.169 7.291 6.879 3 Mặt nạ bảo hộ 48.244 57.822 5.029 5.129 6.147 6.694 2.066 2.481 4 Dây an Toàn 25.228 24.393 4.192 3.650 7.123 3.098 0 0 Tổng doanh thu 229.738 256.595 27.941 30.791 34.150 34.212 18.358 18.685 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Theo số liệu bảng trên ta nhận thấy doanh thu các sản phẩm chủ yếu của công ty đều tăng giữa năm sau so với năm trước ở các khu vực thị trường. Nhìn chung, thị trường hàng bảo hộ lao động của công ty khá ổn định không có biến động nhiều về chủng loại sản phẩm do các sản phẩm này thường khá giồng nhau. Song một điều đáng chú ý là năm 2008 các sản phẩm dây an toàn đang có chiều hướng giảm ở hầu hết các thị trường, giảm mạnh nhất kà thị trường Hải Phòng sau đó là Hà Đông. Tuy nhiên đối với một số thị trường công ty nên tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thâm nhập thị trường vì đây là những thị trường có tiềm năng nhất để phát triển sản phẩm cũng như để phát triển thương hiệu và uy tín kinh doanh. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động của công ty Hiện nay công ty có 4 chủng loại sản phẩm chính, tuy nhiên mức độ tiêu thụ của các chủng loại là khác nhau. Qua bảng cơ cấu tiêu thụ của các sản phẩm bảo hộ theo khối lượng và theo doanh thu. Đồ thị 2.1: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm bảo hộ theo khối lượng Nhìn vào bảng trên ta thấy khối lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng năm vừa qua. Khối lượng tiêu thụ trang phục bảo hộ chiếm 45,5% năm 2006, và giảm xuống 39,6% năm 2008. Sản phẩm chống ồn chiếm 33,9% năm 2006 và tăng lên 36% năm 2007 và 38,31% năm 2008. Còn hai sản phẩm mặt nạ bảo hộ và dây an toàn chiếm tỷ trọng nhỏ so với hai sản phẩm trên. Một lý do cho sự chênh lệch là do tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong và ngoài nước. Các sản phẩm mặt nạ và dây an toàn trong nước không cạnh tranh với nước ngoài được mà bản thân chúng ta cũng không sản xuất được nhiều những mặt hàng này, nên trong thời gian tới công ty sẽ tập trung phát triển các sản phẩm trang phục bảo hộ lao động là sản phẩm có doanh thu lớn nhất, đồng thời tập trung phát triển các sản phẩm mặt nạ và dây an toàn trong thời gian tới, để nâng cao khả năng tiêu thụ và mở rộng quy mô sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp. Từng bước nâng cao doanh sô bán hang, doanh thu của công ty và từ đó nâng cao uy tín kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trưởng nội địa lẫn thị trường quốc tế. Đồ thị 2.2: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm bảo hộ theo doanh thu Doanh thu theo các năm đều tăng, cơ cấu doanh thu của sản phẩm trang phục bảo hộ không ngừng tăng lên theo các năm và là sản phẩm có tỷ trọng lớn nhất của công ty, chiếm doanh thu 36,72% năm 2006 và tăng lên 40,32% năm 2008, còn với sản phẩm chống ồn tỷ trọng doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2563.doc
Tài liệu liên quan