Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công nghệ thông tin 6

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 19

1.3. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của nhà nước ở một số nơi khác 43

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN AN GIANG 52

2.1. Khái quát về hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 52

2.2. Thực trạng của việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền tỉnh An Giang 61

2.3. Đánh giá tác động việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 76

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG 80

3.1. Phương hướng của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 80

3.2. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang 87

3.3 Một số kiến nghị với Chính phủ và chính quyền tỉnh An Giang 101

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

doc126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8677 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ kho bạc sang bên quận có thể in hóa đơn tại chỗ vì có phần mềm kết nối với kho bạc. Người dân đến đóng thuế, không cần phải đến kho bạc, mà nộp ngay ở phòng một cửa của Ủy ban quận. Lãnh đạo Quận Ngô Quyền đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Người lãnh đạo phải gương mẫu đi đầu, chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ CNTT cho bản thân và công chức thông qua nhiều kênh khác nhau. Nếu không tâm huyết, không quyết tâm cao, không có vai trò quyết định nhất định thì rất khó khăn. Người không có kiến thức thì sẽ ngại và muốn né tránh công việc. Khi thực hiện cần triển khai một cách khoa học bài bản, phải phân kỳ rõ ràng, tránh tham lam, đòi một lúc hiện đại ngay là không được. Ban đầu, khi xây dựng và lựa chọn các phần mềm tác nghiệp. Có thể kết hợp làm bán thủ công khi cần thiết, sau này mới ứng dụng triệt để. Kế hoạch phải sát với điều kiện thực tế thì mới có thể thực hiện được. Không thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nửa vời ở một vài phường, mà cần có chiến lược lâu dài, đồng bộ đạt “đến ngưỡng” thì triển khai ứng dụng mới có hiệu quả. Sở KHCN Đồng Nai là một trong những đơn vị được xem là ứng dụng CNTT thành công nhất nước. Sở đã có nhiều sáng tạo trong phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần phát triển KHCN và phát triển KT-XH của tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2001-2006, Sở KHCN Đồng Nai đã triển khai thực hiện thống nhất các chương trình công nghệ thông tin (CNTT) từ Trung ương xuống địa phương, vừa đẩy mạnh áp dụng CNTT trong quản lý nhà nước, vừa tích cực đưa CNTT về vùng sâu, vùng xa. Cụ thể như sau: Nhằm giảm bớt thủ tục gây phiền hà cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đến liên hệ trong công việc, Sở KH&CN Đồng Nai xây dựng mô hình Văn phòng điện tử (M-Office), đây có thể coi là bước đột phá của Sở KHCN nói riêng và của Đồng Nai nói chung trong việc thực hiện cải cách hành chính. Đến nay, đã có 32 đơn vị trong và ngoài tỉnh đề nghị được chuyển giao môn hình này, điều này cho thấy tính hiệu quả của mô hình Văn phòng điện tử trên. Sở KHCN Đồng Nai đã nghiên cứu phát triển công nghệ truyền dữ liệu chất lượng cao, dung lượng lớn, tiết kiệm chi phí được ứng dụng hiệu quả cho việc truyền thông đa phương tiện. Công nghệ này đã được chuyển giao cho Đài truyền hình, Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai và Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc. Điều đáng chú ý là công nghệ này đã được Sở ứng dụng cho việc đưa các kênh phát thanh truyền hình Đồng Nai lên Internet, tổ chức Hội nghị trực tuyến (Đồng Nai là tỉnh đầu tiên trong nước triển khai thành công mô hình này), các lớp học trực tuyến, …. Hơn thế nữa, Sở KHCN Đồng Nai hỗ trợ nâng cấp trang thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai thành Cổng thông tin điện tử. Cổng thông tin này đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin KTXH, các dịch vụ công và thông tin luôn được cập thường xuyên. Cổng thông tin Đồng Nai đã được đánh giá vào tốp đầu trong các trang web của các cơ quan hành chính cả nước. Để tăng cường ứng dụng CNTT có hiệu quả, Đồng Nai đã tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ A tin học cho các cán bộ cấp phường, xã, kết hợp hàng năm tổ chức cuộc thi “Lãnh đạo xã, phường giải ứng dụng CNTT”, qua đó vừa góp phần nâng cao nhận thức, trình độ và khích lệ tinh thần học tập, vừa trang bị thêm cơ sở vật chất về CNTT tại các xã. Sở đã xây dựng thư viện điện tử công nghệ nông thôn với 60.000 dữ liệu công nghệ nông thôn , 40.000 hỏi đáp khoa học thường thức và gần 3.000 cơ sở dữ liệu về phim khoa học. Xây dựng trạm phát sóng truyền thông qua vệ tinh (VSAT) phát triển hệ thống internet đến nông thôn để giúp người dân tiếp thu nhưng tri thức khoa học, kỹ thuật mới, rút ngắn được khoảng cách số giữ thành thị và nông thôn, góp phần và công cuộc hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những hoạt động gây được hiệu ứng rộng rãi trong việc đưa công nghệ thông tin về gần với nông dân, nông thôn và tạo nên những hiệu quả thiết thực. Thành công của Sở KHCN Đồng Nai là nhờ vào đội ngũ CNTT chuyên trách hùng hậu, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo Sở trong việc xây dựng các mô hình và các bước triển khai ứng dụng CNTT hợp lý và hiệu quả. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh An Giang Quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng thuận của các cấp, các ngành là yếu tố quyết định hàng đầu sự thành công của ứng dụng CNTT trong CQNN. Các hội thảo, diễn đàn về ứng dụng CNTT ở trong nước và ngoài nước đều khẳng định nơi nào có lãnh đạo quan tâm, nơi đó ứng dụng CNTT phát triển. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đây là tiền đề quan trọng để triển khai ứng dụng CNTT, nhất là đối với An Giang khi hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế. Không giải quyết được bài toán đầu tư hạ tầng kỹ thuật thì không xây dựng được hệ thống thông tin, không đẩy mạnh được tin học hóa một cách mạnh mẽ và đồng bộ. Chú trọng công tác đào tạo kiến thức tin học, các cán bộ, công chức. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đi trước một bước, xem đây là ưu tiên hàng đầu trong đầu tư cho CNTT. Cần đa dạng hóa nhiều hình thức đào tạo khác nhau, phối hợp giữa đào tạo tập trung với đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa và cả đào tạo ở nước ngoài khi cần. Đặc biệt là đào tạo cho cán bộ quản lý CNTT chuyên trách và đội ngũ xây dựng, phát triển và ứng dụng CNTT cho tỉnh. Đây cũng là nhân tố quyết định sự thành công trong ứng dụng và phát triển CNTT. Phát triển các chương trình ứng dụng mới là nội dung quan trọng, đem lại hiệu quả thật sự của việc ứng dụng CNTT. Phải bắt đầu bằng việc tập trung phát triển các ứng dụng phục vụ cho công tác điều hành và tác nghiệp trong hệ thống, yêu cầu phải tin học hóa được các khâu cần thiết. Xác định mục tiêu khi phát triển ứng dụng cần sát với yêu cầu thực tiễn, không nóng vội cầu toàn. Các trang thông tin điện tử và Internet sẽ là công cụ hữu hiệu cho việc cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công và công tác quản lý của chính quyền. Tính minh bạch của thông tin trên môi trường mạng sẽ làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của người dân, doanh nghiệp đối với Chính quyền. Đồng thời nó cũng giúp Chính quyền hạn chế được tham nhũng và quan liêu trong bộ máy. Cổng công dân điện tử của Singapore, Trung tâm giao dịch một cửa ở Ấn Độ chính là giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công cho cộng đồng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một sự cải cách thực sự về qui trình thủ tục cung cấp dịch vụ công và cần có phương pháp triển khai, phương pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý. - Đẩy mạnh quan hệ đối tác nhà nước-tư nhân trong CPĐT (như Dự án Seva điện tử) sẽ giúp cho Chính phủ tiết kiệm được chi phí cho việc đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cả bộ máy quản lý. Việc xây dựng CPĐT trước tiên đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các chính quyền địa phương trong việc ứng dụng CNTT hay tin học hóa các hoạt động quản lý nhà nước. Nếu chính quyền ứng dụng CNTT có hiệu quả sẽ đem lại sự cải tiến về qui trình, thủ tục trong hệ thống chính quyền; nâng cao được hiệu quả, hiệu lực của việc điều hành, quản lý; cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp một cách có hiệu quả; đồng thời hạn chế được những vấn đề tiêu cực bên trong bộ máy. Ứng dụng CNTT luôn đòi hỏi phải có sự đầu tư hợp lý về nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật, cùng với mô hình và phương pháp triển khai thích hợp nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo. Đây mới là nhân tố quyết định sự thành công của ứng dụng CNTT. Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG Khái quát về tỉnh An Giang An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam – Campuchia, nhiều dân tộc và tôn giáo; có diện tích tự nhiên 3.424 km2, dân số trên 2,2 triệu người (đông nhất trong vùng), mặt bằng dân trí vẫn còn thấp, đại bộ phận là gia đình nông dân. Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Theo Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2007, dân số trung bình năm 2007 là 2.231.062 người, sống trên 154 xã, phường thuộc 11 huyện, thị và thành phố. Trong đó, tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 71,07%. Tỷ lệ học sinh trong 1.000 dân là 149 người. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu KT-XH tỉnh An Giang qua các năm 2005, 2006, 2007 Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng sản phẩm GDP (tỉ đồng) 18.648 21.336 26.507 Tổng sản phẩm bình quân đầu người (1000 đồng/người) 8.504 9.650 11.881 Tổng dân số (người) 2.192.726 2.210.957 2.231.062 - Thành thị 615.717 624.647 634.313 - Nông thôn 1.577.009 1.586.310 1.596.749 Học sinh phổ thông 358.601 346.150 331.407 Tỉ lệ học sinh trong 1000 dân 164 157 149 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2007 So với các tỉnh khác trong cả nước thì An Giang là một vùng đất mới, điều kiện giao thương còn hạn chế do hạ tầng còn kém và cách xa các trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Lũ lụt liên tiếp năm 2000 và 2001 đã gây hậu quả nặng nề về tài sản nhân dân và cơ sở hạ tầng, đồng thời kinh tế khu vực và thế giới bị suy thoái, hậu quả này làm cho nền kinh tế của tỉnh năm 2001 chỉ tăng trưởng 4,5% thấp nhất trong 15 năm nay, lần đầu tiên khu vực nông nghiệp có mức tăng trưởng âm (-0,51%). Từ đó, làm cho điểm xuất phát của nền kinh tế bước vào thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở mức thấp và phải tiêu tốn cho việc đầu tư nhằm phục hồi và nâng cấp cơ sở hạ tầng KT-XH để khai thác và sống chung với mùa nước nổi một cách hiệu quả và an toàn. Nhìn chung, nền kinh tế An Giang còn một số yếu kém, tồn tại như sau: - Kinh tế của tỉnh có phát triển, nhưng chưa ổn định, còn phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp. Thêm vào đó, sản phẩm nông nghiệp còn bị phụ thuộc nhiều các yếu tố tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh. Sản xuất chưa theo quy hoạch, kế hoạch, nặng yếu tố tự phát, chưa đảm bảo tính bền vững. Ngành dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, cơ sở hạ tầng cho công nghiệp đầu tư chậm, đây là nhân tố quan trọng kiềm hãm tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Công nghiệp chế biến thủy sản đang phát triển mạnh, nhưng các ngành công nghiệp khác vẫn còn nhỏ; về khoa học công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát. Việc đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp chuyển biến chậm. Khu vực Nhà nước chậm được sắp xếp, cổ phần hoá. Thương nghiệp chưa thật sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nguồn thu chủ yếu là từ xổ số kiến thiết còn lớn, chiếm đến 16,4% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Chi đầu tư bằng ngân sách còn hạn hẹp, thời gian qua những công trình cấp bách buộc ngân sách phải vay để đảm bảo cho nhu cầu phát triển. Nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh tế còn hạn chế do cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém, môi trường đầu tư và các chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện kích thích thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển, thu hút nguồn vốn ODA, FDI về địa phương gần như không đáng kể. Xã hội hóa trên các lĩnh giáo dục, y tế, thể dục thể thao còn chậm. Lĩnh vực xuất khẩu còn khó khăn về thị trường, sức cạnh tranh thấp, chưa xây dựng và đăng ký thương hiệu của những sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Đáng chú ý là tỷ trọng nông - thủy sản rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (năm 2003, 2004 trên 80%), cho thấy một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, nhưng trình độ sản xuất và trình độ tổ chức còn rất đơn giản, thực trạng lực lượng sản xuất còn nhiều bất cập về tính ổn định, năng suất, chất lượng, độ đồng đều và tính cạnh tranh của sản phẩm. Trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, ngoại ngữ, kỹ năng giao dịch của đội ngũ thương nhân còn nhiều hạn chế. Xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn cả nước khoảng 50%. Đầu tư nước ngoài chưa đáng kể. Số lượng lao động được đào tạo nghề đã ít nhưng chất lượng đào tạo cũng rất hạn chế, trang thiết bị dạy nghề cũ kỹ, lạc hậu, nên chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng cho nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so bình quân cả nước. Tệ nạn xã hội còn một số mặt phức tạp cần phải được ngăn chặn kịp thời như ma túy, mại dâm, tai nạn giao thông, số người nhiễm HIV tiếp tục tăng. Nhiều chỉ tiêu xã hội còn ở mức thấp so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước còn những tồn tại nhất định, một bộ phận cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa phát huy đúng vai trò của mình, nguyên nhân một phần do cơ chế, một phần thiếu tính chuyên nghiệp, nhưng chủ yếu do thiếu tu dưỡng rèn luyện học tập để đáp ứng yêu cầu trong tình hình đổi mới và hội nhập. Tuy có nhiều khó khăn nhưng trong những thời gian gần đây, An Giang đã có những phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả 2006 và 2007 đều đạt kế hoạch trên 13% và đạt 13,05% ở 6 tháng đầu năm 2008. Theo các kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh, thành phố (PCI) do Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, An Giang từ một tỉnh bị đánh giá là có năng lực cạnh tranh nằm trong nhóm thấp nhất của năm 2005 nhưng đến năm 2006, An Giang đã nhảy vọt lên hạng 9/64 và đứng thứ 6/64 theo bảng xếp hạng năm 2007. Bảng 2.2: Kết quả các chỉ số thành phần PCI của An Giang qua các năm 2005, 2006 và 2007 STT CHỈ SỐ 2005 2006 2007 1 Chi phí gia nhập thị trường 6,36 7,64 7,76 2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng 7,07 6,37 6,63 3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 4,1 6,64 6,93 4 Chi phí thời gian thực hiện các quy định 6,36 4,57 6,93 5 Chi phí không chính thức 3,44 7,00 6,57 6 Ưu đãi đối với doanh nghiệp NN 4,75 6,43 6,94 7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo 5,61 7,59 7,71 8 Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 4,18 7,06 7,44 9 Đào tạo lao động - 4,55 4,94 10 Thiết chế pháp lý - 3,38 5,05 PCI 50,9 60,45 66,47 Xếp hạng 34/42 9/64 6/64 Nguồn: VNCI và VCCI Hình 2.2: So sánh chỉ số PCI của An Giang qua các năm 2005, 2006, 2007 Ngay sau khi chỉ số PCI được công bố lần đầu vào tháng 5/2005, An Giang đã tiếp nhận một cách nghiêm túc và thẳng thắn nhìn nhận lại môi trường đầu tư của tỉnh, mạnh dạn "mổ xẻ" nguyên nhân và tìm ngay các biện pháp sửa chữa. Thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh và các huyện thị trong thời gian qua về việc thực hiện chủ trương cấp bách cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh để mời gọi đầu tư, số lượng các doanh nghiệp ra đời, số vốn đầu tư mới và đầu tư mở rộng vào các lĩnh vực, ngành nghề của tỉnh đã tăng với tốc độ đáng ghi nhận. Sau hai năm, tất cả các chỉ số đều được cải thiện, đặc biệt là 3 trọng số của PCI là: chí phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, và tính năng động và tiên phong của lãnh đạo đều có những cải tiến rõ nét. Theo nhận xét chung, so với các tỉnh khác thì điểm mạnh cần phát huy của An Giang là sự năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; điểm yếu là đào tạo lao động và tính minh bạch và tiếp cần thông tin. Cần cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề và trung tâm giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, tỉnh cần mở rộng hơn nữa việc cung cấp, mở rộng thông tin thông qua trang web, cung cấp các văn bản, thông tin về pháp luật, … Hệ thống quản lý của chính quyền và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tỉnh An Giang Hiện nay, tỉnh An Giang có 11 huyện, thị, thành phố với 154 xã, phường. Hệ thống quản lý chính quyền các cấp được thể hiện qua sơ đồ sau: Hình 2.3: Hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh An Giang CHÍNH PHỦ UBND TỈNH VP. UBND TỈNH HĐND TỈNH CHÍNH QUYỀN TỈNH, THÀNH KHÁC BỘ VÀ CƠ QUAN NGANG BỘ SỞ VÀ CƠ QUAN NGANG SỞ UBND HUYỆN, THỊ, THÀNH VP. UBND HUYỆN UBND XÃ, PHƯỜNG PHÒNG, BAN HĐND HUYỆN, THỊ HĐND XÃ, PHƯỜNG * Ghi chú: Điều hành trực tiếp Chỉ đạo phối hợp Thông tin trao đổi Theo hai Nghị định mới: (i) Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và (ii) Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh An Giang được tổ chức lại với tổng số cơ quan quản lý nhà nước cấp xã trở lên là 319 đơn vị, trong đó có 34 cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh. Theo báo số lượng công chức, viên chức tính đến thời điểm tháng 6/2008 của tỉnh An Giang, tổng số công chức, viên chức toàn tỉnh là 33.067 người (không đổi so với cuối năm 2007). Trong đó, số lượng công chức, viên chức ở các cơ quan cấp tỉnh là 10.305 người (31,16%), ở các cơ quan cấp huyện là 22.762 người (68,84%); Về số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức được thể hiện qua Bảng 2.3 và biểu đồ sau: Bảng 2.3: Chất lượng công chức, viên chức tỉnh An Giang tại thời điểm tháng 6/2008 Trình độ và tuổi Tháng 6/2008 Trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên 12.397 Trình độ chuyên môn từ CĐ trở xuống 20.670 Có trình độ Tin học 12.369 - Tin học trình độ Đại học 354 - Tin học trình độ chứng chỉ 12.015 Dưới 30 tuổi 11.650 Từ 30-50 18.563 Trên 30 tuổi 2.854 TỔNG SỐ CC, VC 33.067 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh An Giang Hình 2.4: So sánh số lượng, chất lượng công chức, viên chức tỉnh An Giang qua các năm 2006, 2006, 2007 và tháng 6/2008 Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh An Giang Nhìn chung thì số lượng công chức, viên chức trong 6 tháng đầu năm 2008 vẫn không đổi so với tháng 12/2007. Có thể nói, chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức dần được cải thiện qua từng năm, nhất là giai đoạn 2006-2007, trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên và số công chức, viên chức có trình độ tin học tăng nhanh. Nguyên nhân chính nhờ vào công tác trẻ hóa đội ngũ và các chính sách khuyến khích nâng cao trình độ, chuẩn hóa trình độ tin học và ngoại ngữ trong công tác tuyển dụng công chức và viên chức. Đây là dấu hiệu tốt cho việc sẵn sàng ứng dụng CNTT của chính quyền tỉnh trong giai đoạn sắp tới. Một số vấn đề về đơn vị phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin trong chính quyền tỉnh An Giang Trước đây, nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong các CQNN được giao cho Văn phòng Chính phủ theo Quyết định số 112/2001/QĐTTg của Thủ Tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112), tương ứng ở An Giang là Ban quản lý Đề án 112 tỉnh An Giang. Sau đó, tỉnh đã thành lập Trung tâm Tin học trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh làm đơn vị chủ lực, chịu trách nhiệm triển khai Đề án 112 ở An Giang. Ngày 20/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngừng triển khai Đề án 112 do đề án “đã không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao”; Căn cứ vào Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ đã thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT về một đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm bảo đảm ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước có hiệu quả; Và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4294/VPCP-CN ngày 03/8/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyện giao các kết quả của Đề án 112; Bộ Thông tin và Truyền thông có Văn bản số 1561/BTTTT-ƯDCNTT ngày 19/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn chuyển giao Đề án 112 tại các tỉnh, thành phố, với nội dung “chuyển giao chức năng nhiệm vụ của Ban điều hành đề án 112 và đơn vị có liên quan cho Sở Bưu chính, Viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông)”. Như vậy, đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT trong quản lý của chính quyền tỉnh An Giang hiện nay là Sở TTTT (trước kia là Sở BCVT). Ngoài ra, trước khi có Nghị định 64/2007/NĐ-CP, vẫn còn một đơn vị khác phụ trách ứng dụng CNTT cho ở các đơn vị thuộc khối hành chính sự nghiệp, đó là Trung tâm Tin học của Sở KHCN (nhiệm vụ của Sở BCVT lúc này là hỗ trợ ứng dụng CNTT cho các doanh nghiệp trong tỉnh). Hình 2.5: Vị trí của các đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT UBND TỈNH VP. UBND TỈNH SỞ TTTT (SỞ BCVT) SỞ KHCN SỞ VÀ CƠ QUAN NGANG SỞ TRUNG TÂM TIN HỌC TRUNG TÂM TIN HỌC Nếu xét đến vị trí của các đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT trong hệ thống quản lý của chính quyền tỉnh An Giang (hình 2.5), có thể thấy rõ các vị trí này không được hợp lý nhất là hai Trung tâm Tin học. Vì vậy, các đơn vị này thường bị hạn chế về “quyền lực” trong việc triển khai các kế hoạch ứng dụng CNTT. Do đó, các kế hoạch ứng dụng CNTT thường bị kéo dài và không đạt hiệu quả. Hơn thế nữa, về “danh nghĩa”, đơn vị phụ trách ứng dụng CNTT hiện nay là Sở TTTT. Nhưng đến thời điểm hiện nay, việc chuyển giao chức năng và kết quả của Đề án 112 ở An Giang vẫn còn nhiều khó khăn, chưa “dứt điểm” được. Cụ thể là hệ thống mạng diện rộng, hệ thống email, hệ thống thông tin phục vụ điều hành và các trang web của tỉnh vẫn do Trung tâm Tin học – Văn phòng UBND tỉnh An Giang quản lý. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH AN GIANG Giai đoạn 2001 – 2006 Đây là giai đoạn triển khai Đề án 112 được triển khai, tương ứng ở An Giang là “Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2005”. Đề án này tập trung vào việc triển khai ứng dụng CNTT cho các sở, ban ngành, huyện, thị, thành ở An Giang với các mục tiêu chính như sau: (i) Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành cho lãnh đạo các cơ quan hành chính địa phương (thư tín điện tử, báo cáo qua mạng điện tử, quản lý hồ sơ công việc, quản lý cán bộ, ...). (ii) Tổ chức xây dựng và thiết lập các CSDL chuyên ngành, trước hết là ở những Sở, Ban ngành trọng điểm như: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và PTNT, Thương mại Du lịch, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức chính quyền, v.v.... Sau đó mở rộng toàn bộ các cơ quan hành chính cấp tỉnh và tích hợp các CSDL này tại Trung tâm tích hợp dữ liệu - Văn phòng UBND tỉnh phục vụ quản lý hành chính Nhà nước để sử dụng chung. (iii) Tin học hoá từng bước các dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng. (iv) Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về CNTT có đủ năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhiệm vụ triển khai Đề án. Phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính các cấp để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. (v) Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND tỉnh trên cơ sở gắn mục tiêu tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Trên thực tế, Đề án 112 ở An Giang phải tiếp tục triển khai đến cuối năm 2006 do tiến độ giải ngân trong đầu tư và các sự cố về các phần mềm dùng chung. Một số kết quả đã đạt được trong thời kỳ này như sau: Về hạ tầng kỹ thuật CNTT Trang bị được thiết bị 40 máy chủ (28 máy chuyên dụng, kể cả 09 máy chủ của Trung tâm tích hợp dữ liệu), 03 máy tính xách tay, 174 máy trạm và triển khai được 42 hệ thống mạng nội bộ (LAN) cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và 11 huyện, thị, thành phố; Xây dựng trụ sở và đưa vào vận hành hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu được trang bị 09 máy chủ, bao gồm: Protocol Firewall, Domain Firewall, DNS, LDAP, Mail, Database, và 03 máy chủ cài đặt 03 phần mềm dùng chung; có hệ thống chống sét lan truyền, lồng Faraday chống nhiễu và hệ thống thoát sét theo yêu cầu kỹ thuật Ban Điều hành 112 Chính phủ. Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu đã được đưa vào vận hành với: 01 tuyến cáp quang nối từ trung tâm đến Văn phòng UBND tỉnh; 42 đường thuê dịch vụ MegaWAN nội hạt (VPN) với băng thông 64Kbps cho 32 đơn vị cấp tỉnh và 11 Văn phòng UBND huyện, thị, thành phố với cổng tiếp nhận của Trung tâm là đường kết nối SHDSL 2Mbps cho mạng diện rộng của tỉnh (AGNET); 1 đường thuê bao riêng với băng thông là 128 Kbps kết nối từ Trung tâm tích hợp dữ liệu về Ban Điều hành Đề án 112 Chính phủ; và 2 đường ADSL với băng thông 2Mbps. Ngoài ra, Trung tâm tích hợp dữ liệu còn có 10 đường điện thoại kết nối mạng qua modem để các đơn vị còn lại trong tỉnh kết nối qua số điện thoại 1249. Bảng 2.4: Bảng thống kê kết quả trang bị hạ tầng kỹ thuật của Đề án 112 tỉnh An Giang qua các năm 2005, 2006 2005 2006 Số máy chủ 22 40 Số máy xách tay 0 3 Số máy trạm 106 129 Số đơn vị có mạng LAN 24 42 Số đơn vị kết nối AGNET 16 42 Băng thông AGNET (Kbps) 36 64 Băng thông cổng tiếp nhận tại TT.THDL (Kbps) 36 2.000 Băng thông truy cập Internet qua ADSL của TT.THDL (Kbps) - 4.000 Băng thông của kết nối với Chính phủ (Kbps) 128 128 Nguồn: UBND tỉnh An Giang Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT Thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV-20081126.doc
Tài liệu liên quan