MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang1
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nội dung của luận văn 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế 4
1.2.1. Đối với nước xuất khẩu đầu tư 4
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 5
1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 7
1.3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh 7
1.3.2. Doanh nghiệp liên doanh 7
1.3.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 7
1.3.4. Hình thức doanh nghiệp cổ phần 8
1.4. Kinh nghiệm thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc và một số nước ASEAN 9
1.4.1. Kinh nghiệmcủa Trung Quốc 9
1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 10
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Singapore 11
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Malaysia 13
1.4.2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 14
1.5. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố trong nước 15
1.5.1. Kinh nghiệmcủa tỉnh Bình Dương 15
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai đầu tàu về xây dựng các khu công nghiệp 17
1.5.3. Kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội 18
1.5.4. Kinh nghiệm củaVĩnh Phúc 20
1.5.5. Kinh nghiệmcủa Đà Nẵng 21
1.6. Bài học kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt 22
Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNGĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BÌNH THUẬN 24
2.1. Giới thiệu về tiềm năng của tỉnh Bình Thuận 24
2.1.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên 24
2.1.2. Dân số và lao động 25
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nướcngoài tại tỉnh Bình Thuận đến hết
tháng 12/2004 26
2.2.1. Tình hình số dự án được cấp phép, thu hồi, điều chỉnh vốn 26
2.2.2. Qui mô thu hút vốn FDI 29
2.2.3. Phân theo đối tác , nhóm khu vực đầu tư 30
2.2.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành 32
2.2.5. Phân theo địa bàn đầu tư 34
2.2.6. Về hình thức đầu tư 35
2.2.7. Về thiết bị công nghệ 37
2.2.8. Tình hình phát triển khu công nghiệp để hỗ trợ việc đầu tư FDI 37
2.2.8.1. Tình hình quy hoạch các khu công nghiệp 37
2.2.8.2. Tình hình đầutư xây dựng cơ sở hạ tầng 38
2.2.8.3. Diện tích đất đã cho thuê ở khu công nghiệp Phan Thiết 38
2.3. Những thành tựu đạt được từ hoạt động FDI đốivới kinh tế Bình Thuận 39
2.4. Những tồn tại trong công tác thu hút FDI tại tỉnh Bình Thuận 44
2.5. Nguyên nhân dẫn đếntồn tại trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của tỉnh Bình Thuận 49
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan của các chủ thể đầutư trực tiếp nước ngoài 49
2.5.2. Nguyên nhân từ sự quản lý nhà nước 50
2.5.3. Nguyên nhân do môi trường đầu tư chung 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2010 54
3.1. Mục tiêu phát triển kinhtế - xã hội của tỉnh BìnhThuận đến năm 2010 54
3.1.1. Quan điểm phát triển kinhtế – xã hội của tỉnh Bình Thuận 54
3.1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Thuận 55
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 55
3.2.1. Những thuận lợi 56
3.2.2. Những khókhăn, trở ngại 56
3.3. Định hướng phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Thuận 57
3.3.1. Định hướng chung 57
3.3.2. Một số định hướng cụ thể 58
3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Bình Thuận 60
3.4.1.Về nhận thức 60
3.4.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình thu hút và
sử dụng nguồn vốn FDI từ nay đến năm 2010 60
3.4.3. Đẩy mạnh việc phát triển cơsở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ 61
3.4.4.Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh 63
3.4.5. Để đảm bảo tính thực thi pháp luật cho các bên tham gia hoạt động
FDI, Nhà nước cần tổ chức ra một hệ thống trọng tài kinh tế, tòa án kinh tế 65
3.4.6. Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị xã hội 65
3.4.7. Đẩy mạnh hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư 66
3.4.8. Tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhập cuộc
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 67
3.4.9. Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với FDI tại Bình Thuận 68
3.4.9.1. Chính sách về đất đai, nhà ở 68
3.4.9.2. Một số chính sách hỗ trợ đầu tư 68
3.4.10. Nâng cao năng lực quản lý đầu tư trựctiếp nước ngoài tại địa phương 69
3.4.10.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 69
3.4.10.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 70
3.4.10.3 Hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 70
3.4.11. Tìm hiểu kỹ phong tục tập quán của từng nhà đầu tư 71
3.4.12. Kết hợp phát triển các khu công nghiệp với việc đô thị hóa vùng
nông thôn phụ cận, đồng thời xây dựng chính sách thu hút các công ty xuyên
quốc gia. 72
3.5. Kiến nghị 73
3.5.1. Đối với Chính phủ 73
3.5.2. Đối với UBND tỉnh Bình Thuận 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong muốn.
2.2.5. Phân theo địa bàn đầu tư:
Xét về mặt tổ chức hành chính, tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị, trong đó có
thành phố Phan Thiết và 8 huyện (đặc biệt có 1 huyện hải đảo Phú Quý). Nhưng
trong số 36 dự án hoạt động tại Bình Thuận đều tập trung vào các địa bàn có điều
kiện kinh tế- xã hội thuận lợi hơn, cụ thể xem bảng 2.7
Bảng 2.7: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ FDI PHÂN THEO ĐỊA BÀN TẠI BÌNH THUẬN
Số TT Khu vực đầu tư Số dự án
(cái)
Tổng số vốn đăng
ký (triệu USD)
Tỷ trọng
vốn (%)
1
2
3
4
5
Thành phố Phan Thiết
Huyện Tuy Phong
Huyện Bắc Bình
Huyện Hàm Tân
Huyện Hàm Thuận Nam
20
8
1
3
4
75,1513
28,1243
8,86
50
8,35
50,69
5,98
33,72
3,98
5,63
Tổng số 36 148,2613 100
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 38
(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận)
Qua bảng số 2.7 ta có thể nhận thấy rằng, hoạt động thu hút FDI vào tỉnh
phân bố chưa đều ( đã có mặt ở 5/9 huyện thành phố), phần lớn các dự án tập trung
chủ yếu tại khu vực TP.Phan Thiết. Nếu so với các huyện khác trong tỉnh, thì TP.
Phan Thiết nhờ những thuận lợi cơ bản về vị trí địa lý kinh tế, điều kiện cơ sở hạ
tầng và các hệ thống cơ sở dịch vụ khá đầy đủ nên đã thu hút 20 dự án chiếm
50,69% trên tổng số vốn đầu tư; cùng với loại hình đầu tư khá đa dạng, đủ các lĩnh
vực công nghiệp, thủy sản, du lịch-dịch vụ.
Đối với các địa bàn còn lại, dự án ĐTNN vào đầu tư cũng trên cơ sở phát
huy tiềm năng lợi thế riêng của từng địa phương, thể hiện rõ như: Khu vực huyện
Tuy Phong với lợi thế về biển nên đã thu hút chủ yếu các dự án về sản xuất tôm
giống và du lịch; khu vực huyện Hàm Thuận Nam với lợi thế về đất nông nghiệp
nên thu hút chủ yếu các dự án về chế biến nông sản (chế biến tinh bột mỳ) và
trồng cây Thanh long; khu vực huyện Hàm Tân với lợi thế là vùng ven biển nên
thu hút chủ yếu các dự án về chế biến sa khoáng biển và nuôi tôm…
Các khu vực gồm 4 huyện còn lại (Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc,
Phú Quý) đều chưa tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào cả .
2.2.6. Về hình thức đầu tư :
Bình Thuận thu hút đầu tư nước ngoài chủ yếu qua 2 hình thức : 100% vốn
nước ngoài và liên doanh, chưa được đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Ngoài ra,
các hình thức khác như hợp tác kinh doanh , BOT kết hợp đổi đất lấy cơ sở hạ tầng
cũng không có , với lý do là vì tỉnh Bình Thuận chưa có biện pháp thu hút các dự
án công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ do chính sách ưu đãi về hỗ trợ hạ tầng kỹ
thuật còn rất kém, cũng có một dự án tuy đã được cấp phép nhưng rất khó triển
khai thực hiện do phạm vi áp dụng không rộng, điều kiện thực hiện phức tạp, mất
nhiều thời gian để giải quyết những thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng và các vấn
đề khác; trong khi đó mô hình này đã được một số nước áp dụng khá thành công
(xem bảng 2.8):
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 39
Bảng 2.8 : CƠ CẤU THU HÚT FDI PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
(Tính đến 31/12/2004 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Hình thức đầu tư Số dự án
(cái)
Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư
(triệu USD)
Tỷ lệ (%)
1.100% vốn FDI
2. Liên doanh
29
7
80,56
19,44
135,3943
12,867
91,32
8,68
Tổng cộng 36 100 148,2613 100
( Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận )
Trong tổng số 36 dự án thì đầu tư theo hình thức liên doanh có 7 dự án chiếm
tỷ lệ 19,44% tương ứng vốn đầu tư 12,867 triệu USD với tỷ lệ 8,68% và 100% vốn
nước ngoài có đến 29 dự án với tỷ lệ là 80,56 % tương ứng vốn đầu tư 135,3943
triệu USD với tỷ lệ 91,32%. Như vậy ta thấy rằng chủ yếu nước ngoài đầu tư vào
Bình Thuận theo hình thức 100% vốn nước ngoài, liên doanh không được ưa thích .
Nguyên nhân là do hình thức liên doanh bộc lộ nhiều hạn chế chẳng hạn khi tham
gia liên doanh chúng ta thường góp vốn với tỷ lệ thấp hơn so với bên nước ngoài (
có thể là 30 % vốn pháp định ), và chủ yếu là bằng quyền sử dụng đất. Do vậy,
tiếng nói của ta không có trọng lượng cho mấy khi quyết định các vấn đề có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, xu hướng lỗ trong liên doanh
của các doanh nghiệp này ngày càng tăng chưa có hướng giải quyết thỏa đáng khi
doanh nghiệp liên doanh hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, trong liên doanh
thường xuyên xuất hiện hiện tượng bên chúng ta càng ngày càng ít vốn lại, khả
năng tăng vốn rất khó vì thật sự chúng ta rất yếu về mặt tài chính, rồi cuối cùng
các công ty liên doanh cũng vào tay đối tác nước ngoài. Một nguyên nhân nữa
cũng khá quan trọng đó là vì sau một thời gian làm ăn tại nước ta, các nhà đầu tư
đã hiểu được cách làm, phong tục tập quán và luật pháp của ta, họ muốn tự quản
lý, tự quyết định chiến lược kinh doanh mà không bị ràng buộc bởi các cán bộ Việt
Nam mà họ cho là khó hợp tác; Mặt khác xu hướng đó cũng do chính sách của Nhà
nước ta đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với các
doanh nghiệp liên doanh. Thế nên, sau khi Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung thêm hình
thức mới 100% vốn nước ngoài thì các nhà đầu tư đã chuyển toàn bộ từ liên doanh
qua 100 % vốn nước ngoài .
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 40
2.2.7.Về thiết bị công nghệ:
Theo thống kê của Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường Bình Thuận thì
các doanh nghiệp của tỉnh hiện hữu có trình độ công nghệ đã được chuyển giao ở
mức trung bình. Chẳng hạn như : sản xuất phân bón hữu cơ của công ty Greenfield
cần phải được áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, với dây chuyền sản xuất tự động
và bán tự động để đạt năng suất lao động cao, nhưng thực tế chỉ áp dụng công nghệ
trình độ trung bình nên ảnh hưởng đến năng suất lao động thấp. Ngoài ra, một số
doanh nghiệp khác tuy có hệ thống thiết bị máy móc đều được trang bị mới, nhưng
đánh giá chỉ ở mức trung bình vì tất cả được sản xuất từ những năm 90-95.
Tuy công nghệ nước ngoài chuyển giao qua hình thức FDI đạt trình độ trung
bình nhưng nếu như không có những máy móc thiết bị này thì không thể sản xuất
ra các mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Điều này cũng cho thấy được các dự án
đầu tư vốn nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc đổi mới thiết bị, công nghệ
trên địa bàn tỉnh.
Nguyên nhân của việc chuyển giao công nghệ lạc hậu vào các liên doanh là
do lợi dụng những sơ hở của đối tác Việt Nam như thiếu thông tin, đàm phán không
cụ thể, kiểm tra thiếu chặt chẽ. Trong quá trình nhập khẩu thiết bị, vật tư… để triển
khai xây dựng doanh nghiệp liên doanh, phần đông các đối tác nước ngoài thường
có xu hướng muốn kê giá lên cao hơn giá thực hoặc thay đổi chất lượng thiết bị để
hạ vốn ngành thực góp.
2.2.8.Tình hình phát triển khu công nghiệp để hỗ trợ việc đầu tư FDI:
2.2.8.1. Tình hình quy hoạch các khu công nghiệp (KCN):
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ
2001-2010 đã được HĐND Tỉnh thông qua và UBND Tỉnh phê duyệt tại quyết định
số 07/2001/QĐ-UBBT ngày 7/2/2001 đã xác định: vùng kinh tế Phan Thiết, Hàm
Thuận Nam, Hàm Tân, Phú Quý là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng có nhiều tiềm năng về tài nguyên
biển và ven biển, khoáng sản và nhiều nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành
công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, thực phẩm, … và nhiều tiềm năng du lịch,
dịch vụ. Có hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng và dịch vụ khá phát triển.
Vì vậy, với việc hình thành KCN Phan Thiết giai đoạn I theo Quyết định số
827/QĐ - TTg ngày 11/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô 68 ha, vốn đầu
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 41
tư 69,68 tỷ đồng. Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo xây dựng và phát
triển các KCN tập trung của tỉnh đến giai đoạn 2010 gồm các KCN Hàm Kiệm -
huyện Hàm Thuận Nam (quy mô 600 ha), KCN Hàm Tân - huyện Hàm Tân (quy
mô 150 ha) và chuẩn bị cho việc hình thành KCN Tân Thắng – xã Tân Thắng -
Hàm Tân (quy mô 1.000 ha).
2.2.8.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Sau 5 năm thực hiện đầu tư – xây dựng – kinh doanh hạ tầng kỹ thuật của
KCN Phan Thiết- 1 KCN có quy mô nhỏ, nhưng vẫn chưa được hoàn chỉnh, chỉ mới
hoàn thành 1 số công trình hạ tầng kỹ thuật cơ bản trong KCN như: San nền toàn
KCN; Đường giao thông: nội khu số 1,2,3, ngoại vi số 5 và cống thoát nước; Cấp
nước (dọc tuyến đường số 1,2,3); thoát nước mưa + bẩn dọc tuyến đường 1,2,3; Cấp
điện (dọc các tuyến đường số 1,2,3,5); Cây xanh + điện chiếu sáng (dọc tuyến
đường số 1,2,3); Trạm bơm tăng áp + đài nước; Có 1 tổng đài điện thoại ….
Với điều kiện trên đã đáp ứng được một phần yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của các nhà đầu tư. Các công trình thiết yếu như trạm xử lý nước mới được
khởi công xây dựng trong tháng 12/2004, vẫn còn 2.000 m2 đất và một số hộ chưa
được giải tỏa xong. Tổng vốn đầu tư XDCB luỹ kế sau 5 năm mới đạt khoảng
42.000 triệu đồng, đạt 60,27% dự toán vốn đầu tư dự án.
2.2.8.3. Diện tích đất đã cho thuê ở khu công nghiệp Phan Thiết:
Trong năm 2004, KCN Phan Thiết – giai đoạn I mới cơ bản lấp đầy diện tích
đất cho thuê với 26 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 403,11 tỷ
đồng, trong đó: đầu tư trong nước có 20 dự án, vốn đăng ký 300,12 tỷ đồng, ĐTNN
6 dự án vốn đăng ký 6,56 triệu USD; diện tích cho thuê 38,53 ha . Dự kiến đến cuối
năm 2005 KCN Phan Thiết sẽ có 30 dự án, vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng, diện
tích thuê là 43,03 ha lấp đầy diện tích cho thuê của KCN Phan Thiết-giai đoạn I, là
kết quả không cao, chưa đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo tỉnh.
Tuy KCN Phan Thiết mới được hình thành từ 1998, cơ sở hạ tầng chắp vá
chưa đồng bộ nhưng cũng đã thu hút một số nhà đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp
nhất là công nghiệp cơ khí, chế biến; Đến nay đã có các dự án có vốn FDI đầu tư
vào KCN Phan Thiết là dự án liên doanh chế biến bột cá Hòa Phú, dự án sản xuất
phân hữu cơ Greenfield, dự án lắp ráp khung gầm ô tô tải, dự án sản xuất linh kiện
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 42
ô tô…đây là những dự án góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp non trẻ của Bình
Thuận phát triển và tạo ra những sản phẩm mới cho địa phương.
2.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG FDI ĐỐI VỚI
KINH TẾ BÌNH THUẬN
*Thu hút FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển
đất nước mà cụ thể là tỉnh Bình Thuận, góp phần khai thác và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực tạo ra thế và lực mới cho Bình Thuận phát triển.
Chính những cơ sở công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vào
Bình Thuận với số dự án không nhiều nhưng cũng đã góp phần quan trọng trong
việc hình thành KCN đầu tiên tại Bình Thuận. Và cũng nhờ có nguồn vốn FDI
tham gia vào các ngành kinh tế mà vốn đầu tư của ngân sách có thể tập trung vào
lĩnh vực hạ tầng kinh tế-xã hội từ đó mới tạo sự tăng trưởng tương đối giữa các
ngành.
Tuy chỉ đầu tư vào những địa bàn tương đối thuận lợi ven biển (Phan Thiết,
Tuy Phong, Hàm Tân…), nhưng bước đầu các dự án FDI đã khai thác được phần nào
tiềm năng thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh, góp phần biến đổi một số khu
vực của Bình Thuận trước năm 1993 chỉ là những nơi hoang sơ, nghèo nàn trở
thành khu vực trù phú, hấp dẫn, kinh tế-xã hội trong vùng được cải thiện hơn, đơn
cử như:
-Khu vực xã Phú Hải-Hàm Tiến (nay phát triển thành các phường Phú Hải,
Hàm Tiến) với dự án xây dựng khu du lịch nghỉ mát Hải Dương Resort-kiểu nhà
Bungalow (Pháp), khu du lịch Victoria (Pháp). Từ chỗ hầu như chưa có gì, nay khu
vực này đã có 102 Hotel và Resort (là nơi có nhiều resort nhất Việt Nam – 60
resort) và trở thành trung tâm du lịch cho cả nước, với thương hiệu nổi tiếng mới
tạo dựng như du lịch Mũi Né-Hòn Rơm.
-Khu vực Vĩnh Hảo-huyện Tuy Phong với các dự án Khu du lịch lặn biển
Việt Nam-Scuba, dự án nuôi tôm CP (Thái Lan), dự án nuôi tôm Việt-Úùc
(Australia).
-Khu vực Hàm Minh-huyện Hàm Thuận Nam với dự án Trồng và xuất khẩu
Thanh long VN-HsinGon (Đài Loan)…
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 43
* Sự xuất hiện các doanh nghiệp ĐTNN tại Bình Thuận cũng tạo nên
mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại, là một trong những nhân
tố thúc đẩy doanh nghiệp trong tỉnh đổi mới tư duy, phương thức quản lý công
nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và sức cạnh tranh.
FDI góp phần tăng công suất sản xuất các mặt hàng hải sản, kỹ thuật nuôi
tôm….
FDI còn mang lại cho tỉnh nhiều điều kiện phát triển mới: mạng lưới bưu
chính viễn thông được phát triển nhanh, rộng khắp, nguồn cung cấp điện được tăng
cường; mở ra khả năng tăng gấp đôi nguồn cung cấp nước sạch cho tỉnh.
Thông qua kết quả đầu tư, kinh doanh một số ngành nghề, sản phẩm mới đã
xuất hiện tại Bình Thuận làm tăng tính đa dạng về sản phẩm và ngành nghề tại địa
phương. Nhiều loại sản phẩm, ngành nghề mới đã được đầu tư và sản xuất, kinh
doanh tại Bình Thuận như sản xuất nước mắm vi sinh (Cty liên doanh thủy sản
Aroma-Nhật Bản), sản xuất khung gầm xe tải, sản xuất phụ tùng ô tô (Cty IST-Bỉ),
sân Golf 18 lổ (Cty Golf Phan Thiết-Hoa Kỳ), du lịch thể thao lặn biển (Cty VN-
Scuba)…là các dự án trong thời điểm đầu tư thuộc loại hình mới lạ, tính hấp dẫn
cao, đã kích thích và lôi kéo các nhà đầu tư trong nước (nhất là Việt Kiều và nhà
đầu tư từ TP.Hồ Chí Minh) quan tâm đến môi trường đầu tư tại Bình Thuận.
Đầu tư nước ngoài đã du nhập vào các phương thức kinh doanh mới trong
việc tiếp thị mua bán hàng hoá dịch vụ du lịch; tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường
buộc các doanh nghiệp của tỉnh phải đổi mới để tiếp cận với các phương thức kinh
doanh mới. Quá trình cạnh tranh chất lượng, mẫu mã và giá cả buộc các thành
phần kinh tế khác phải cải tiến sản xuất, kinh doanh nhằm đưa ra những sản
phẩm ngày càng rẻ, chất lượng càng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của xã hội.
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra việc làm có thu nhập ổn định,
góp phần phát triển nguồn nhân lực tại Bình Thuận.
Tính đến ngày 31/12/2004, trên địa bàn Bình Thuận 1.413 lao động đang
làm việc tại các đơn vị có vốn ĐTNN, chưa kể đến hàng ngàn lao động thời vụ xây
dựng và lao động gián tiếp. Lao động tuyển dụng chủ yếu là người địa phương.
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 44
Một số doanh nghiệp sử dụng trên 100 lao động như : Cty Golf và Câu lạc bộ Golf,
Cty làng du lịch Phan thiết Victoria , riêng Cty trồng và xuất khẩu thanh long và
Cty khu nghỉ mát Phan Thiết có số lao động trên 200 người. Điều đáng nói ở đây là
ngoài việc giải quyết được việc làm còn đem lại cho người lao động với thu nhập
bình quân của trong khu vực ĐTNN là khoảng 80 USD/tháng tương đối khá hơn so
với lương trong nước.
Hơn thế nữa, việc tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài giúp cho bộ phận lao động của Việt Nam được làm việc trong khu vực
này có điều kiện tiếp cận công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến. Qua
đó, đã góp phần nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cho cán bộ và tay nghề
cho người lao động Việt Nam rất nhiều .
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề đóng góp vào ngân sách nhà
nước :
Hàng năm, các doanh nghiệp FDI đã làm nghĩa vụ nộp ngân sách khoảng 6-
8 tỷ đồng, riêng năm 2004 nộp 9,6 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2003
(8,3 tỷ đồng). Cụ thể mức đóng góp như sau: Năm 2000 : đạt 5,8 tỉ VNĐ ;Năm
2001: đạt 5,85 tỉ VNĐ; Năm 2002 : đạt 8,1 tỉ VNĐ; Năm 2003 : đạt 8,3 tỉ VNĐ;
Năm 2004 : đạt 9,6 tỉ VNĐ.
Trong số 16 doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh thì có 2/3 doanh nghiệp hoạt động khá ổn định và đóng góp đáng kể vào
ngân sách địa phương là Cty Golf và CLB golf Phan Thiết, Cty du lịch Phan Thiết,
Cty LD làng nghỉ mát Hàm Tiến, Cty khu du lịch Victoria, Cty LD chế biến hải đặc
sản Aroma, Cty PNP Việt Nam, Cty International Standards Trading Việt Nam, Cty
trồng và xuất khẩu thanh long.
Nhìn chung nộp ngân sách như trên chưa phải là cao, điều này cũng có thể
giải thích được vì trong giai đoạn đầu, nhiều dự án lớn chiếm 90% đang trong giai
đoạn chuẩn bị triển khai hoặc xây dựng cơ bản; do đó chưa tạo ra được sản phẩm
và sẽ không có nguồn thu. Ngoài ra các dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh mặc
dù có lãi nhưng các năm đầu được miễn, giảm thuế lợi tức theo luật định.
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất
khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc
tế .
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 45
So với tình hình xuất khẩu chung toàn tỉnh, quy mô và tỷ lệ tham gia xuất
khẩu của các doanh nghiệp còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 7,3% trong tổng kim
ngạch năm của cả tỉnh. Tuy nhiên trong khi nhịp độ tăng trưởng chung về xuất
khẩu của tỉnh ở mức độ trung bình (15-16%/năm) thì khu vực có vốn ĐTNN có sự
tiến bộ đáng kể với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 150%,
cụ thể kim ngạch xuất khẩu qua các năm gần đây của khối các doanh nghiệp có
vốn FDI như sau: Năm 2000: đạt 1,15 triệu USD;Năm 2001 : đạt 2,1 triệu USD;
Năm 2002: đạt 3,81 triệu USD; Năm 2003 : đạt 4,8 triệu USD;Năm 2004 : đạt 7,9
triệu USD.
Trong số 36 doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động tại Bình Thuận mới có 6
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu
ổn định gồm có: Cty LD chế biến hải đặc sản Aroma, Cty PNP Việt Nam, Cty
International Standards trading Việt Nam, Cty LD Hòa Phú, Cty trồng và xuất khẩu
thanh long.
Sản phẩm xuất khẩu chính của các doanh nghiệp nước ngoài là : quả thanh
long , các loại hải sản chế biến, nước mắm vi sinh, phụ tùng và khung gầm ô tô.
Một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có sự tăng
trưởng nhanh là nhờ có thị trường xuất khẩu khá ổn định, trong đó thị trường chính
là Nhật Bản (nước mắm, hải sản); Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (thanh long);
Bỉ (phụ tùng ô tô)…
*Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần phát triển kinh tế đối
ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế:
Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế
giới, quan hệ thương mại với hơn 40 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng
lãnh thổ trên 100 công ty, tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
nước ta. FDI đã góp phần quan trọng phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ rồi tiến tới
bình thường hóa Việt Mỹ 1995-2005. Nhờ thông qua sự tham gia của các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN vào nền kinh tế Việt Nam và thông qua các mối liên doanh
liên kết, FDI đã góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Cụ thể,
các nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam những máy móc, thiết bị, công nghệ và phương
pháp quản lý để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng quốc tế. Đồng thời, họ
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 46
cũng giúp thúc đẩy xuất khẩu và thông qua đó, cung cấp những thông tin và hiểu
biết về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhờ có các doanh nghiệp FDI đã góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt
động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ ngoại hối,
dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ; tạo cầu nối cho các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu trực tiếp hoặc tiếp cận với thị trường quốc tế.
Riêng ở Bình Thuận với sự có mặt của 36 dự án đầu tư thuộc 14 quốc gia và
lãnh thổ trên thế giới tham gia đầu tư tại tỉnh đã góp phần mở rộng quan hệ hợp tác
kinh tế quốc tế của tỉnh, vị thế của tỉnh đang từng bước được nâng lên phù hợp với
chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước
ta.
*Những đóng góp của FDI về mặt xã hội :
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu
trong nước đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nuôi trồng chế biến
nông, lâm, thủy sản; nâng cao kỹ năng cho nguồn lực lao động của tỉnh; tham gia
vào các hoạt động từ thiện xã hội...Cũng nhờ thông qua các dự án ĐTNN mà Bình
Thuận đã tranh thủ mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ gồm nhiều quốc gia
đã viện trợ không hoàn lại 5,9 triệu USD cho các chương trình phát triển y tế cộng
đồng, hỗ trợ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn và người già cô đơn
tàn tật v.v…. đặc biệt có dự án của UC thuộc các nước cộng đồng Châu Aâu đã viện
trợ hơn 40 tỷ đồng gần 3 triệu USD, trang thiết bị phương tiện cho trung tâm y tế
huyện, thành phố trong tỉnh. Các khoản viện trợ phi chính phủ đã góp phần cùng
nhân dân tỉnh nhà khắc phục hậu quả về mặt xã hội sau chiến tranh.
Để có những kết quả tích cực trên đạt được là nhờ việc kiên trì thực hiện
đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ
động hội nhập, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà ĐTNN. Môi trường đầu tư
cũng đang từng bước được cải thiện, với hệ thống luật pháp, chính sách về ĐTNN
đã được hoàn chỉnh hơn, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng
hơn cho hoạt động ĐTNN. Nhiều vướng mắc, cản trở đối với nhà ĐTNN đã và
đang được dở bỏ(Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2004/TT-BTC hướng
dẫn thực hiện quy định bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà
ĐTNN). Một số luật liên quan đến ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung như Luật Thuế
Người thực hiện : Lương Thị Hồng Phước
Luận văn thạc sĩ kinh tế Trang 47
thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Đất đai, Luật Thuế thu
nhập cá nhân,….Việc đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá cho các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài đã tạo dựng cơ sở ban đầu cho việc hướng tới một
mặt bằng pháp lý chung đối với ĐTNN và đầu tư trong nước. Về cơ bản các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43815.pdf