Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . .1

CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XUẤT KHẨU CHÈ-------------------------------------------------------------------------------3

I. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè-------------------3

1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế - Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu------------3

1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith------------------------------3

1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo-------------------------6

1.3. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố Heckscher- Ohlin 8

1.4. Lợi thế cạnh tranh. 10

2. Xuất khẩu cây chè ở Việt Nam là phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam-----------11

3. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân-------------------------------------------------14

4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân----------------------------17

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu chè-------------------18

1. Nhân tố tác động đến chất lượng chè trong hoạt động xuất khẩu--------------------------18

2. Nhân tố tác động đến khối lượng chè xuất khẩu----------------------------------------------19

3. Nhân tố thị trường----------------------------------------------------------------------------------20

4. Những nhân tố về tổ chức quản lý và con người----------------------------------------------21

5. Nhân tố về mặt chính sách của Nhà nước------------------------------------------------------21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM-------------------------------------------------------------------------------23

I. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty chè Việt Nam------------------------23

1. Quá trình hình thành và phát triển---------------------------------------------------------------23

2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Việt Nam-------------------------------------------25

3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng Công ty----------------------------------25

II. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua-------------------------------26

A. Kết quả sản xuất kinh doanh---------------------------------------------------------------------26

B. Thực trạng xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam-------------------------------------33

1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu---------------------------------------------------------33

2. Thị trường xuất khẩu--------------------------------------------------------------------------35

3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu------------------------------------------------------------------40

4. Giá chè xuất khẩu của Tổng Công ty------------------------------------------------------42

5. Chất lượng chè xuất khẩu của Tổng Công ty---------------------------------------------43

C. Đánh giá chung về xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam---------------------45

1. Các thành tích đạt được-----------------------------------------------------------------------45

2. Những mặt tồn tại-----------------------------------------------------------------------------48

3. Nguyên nhân của các tồn tại----------------------------------------------------------------51

3.1 Nguyên nhân chủ quan---------------------------------------------------51

3.2 Các nguyên nhân khách quan-------------------------------------------54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005------57

I. Định hướng xuất khẩu cho ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua--------------------------------------------------------------------57

1. Triển vọng thị trường chè thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam-------------------57

1.1 Triển vọng thị trường chè thế giới 57

1.2 Khả năng đáp ứng của Việt Nam 61

2. Quan điểm định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam----62

3. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001- 2005------------63

4. Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và xuất khẩu chè của ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005------------------------------------------------------------64

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè----66

1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm chè-------------------------------------------------66

2. Giải pháp về thị trường-----------------------------------------------------------------------------71

2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. 71

2.2 Chiến lược marketing. 74

2.3 Về nguồn hàng. 77

3. Giải pháp về vốn------------------------------------------------------------------------------------79

4. Giải pháp về tổ chức quản lý và công tác cán bộ----------------------------------------------81

4.1 Tổ chức quản lý. 81

4.2 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ công nhân viên. 82

III. Một số kiến nghị------------------------------------------------------------------84

1. Quy hoạch và phát triển vùng chè. .84

2. Phân công và tổ chức lại ngành chè. .86

3. Cần hoàn thiện một số chính sách.87

3.1 Chính sách đầu tư.----- 87

3.2 Chính sách tín dụng. 88

3.3 Chính sách tài chính. 89

3.4 Chính sách với con người. 90

3.5 Quản lý chất lượng cấp Nhà nước. 90

4. Một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. .91

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoảng cách này đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn thua thiệt về giá (Bảng 6). Thời gian qua giá chè thế giới bình quân ở mức 2 USD/kg thì Việt Nam chỉ xuất được với giá bình quân 1,45 USD/kg. Bảng 6: Giá chè xuất khẩu của Việt Nam so với thế giới từ 1996- 2000 Đơn vị: USD/1kg Năm Giá chè xuất khẩu của Việt Nam Giá chè xuất khẩu của thế giới 1996 1,45 1,98 1997 1,48 2,205 1998 1,6 2,32 1999 1,3 1,7 2000 1,4 1,8 Nguồn: Vụ kế hoạch và quy hoạch bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giá chè xuất khẩu Việt Nam không cao và bấp bênh chủ yếu do chè Việt Nam được xuất khẩu nhiều dưới dạng sơ chế, bán thành phẩm, chất lượng đạt trung bình trong khi các nước xuất khẩu chè khác vừa có chất lượng cao lại chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thành phẩm. Chỉ có phần xuất sang Iraq, Đài Loan, Nhật Bản, Nga là khá cao và ổn định như Công ty chè Sông Cầu xuất cho Nhật Bản giá 1,48-4,6 USD/kg, Công ty chè Mộc Châu xuất cho Đài Loan giá 1,8 – 1,95 USD/kg, xuất khẩu chè xanh cho Đài Loan giá 1,9-2,2 USD/kg. 5. Chất lượng chè xuất khẩu của Tổng Công ty. Chất lượng sản phẩm là thuộc tính cơ bản của sản phẩm, ít nhiều bị chi phối bởi các yếu tố như con người, giống, kỹ thuật, chế biến, thiết bị. Sản phẩm có chất lượng cao thì sức cạnh tranh mới cao. Nó quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì chất lượng sản phẩm phải thoả mãn được nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện nay nước ta đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, cũng đã tham gia đàm phán gia nhập tổ chức thương mại trong khu vực. Năm 2006, nước ta sẽ mở cửa hoàn toàn, xoá bỏ hàng rào thuế quan, sự bảo hộ hàng nội địa sẽ bị hạn chế. Lúc đó chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố chính để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường tự do. Sức ép của hàng ngoại nhập, của người tiêu dùng trong và ngoài nước sẽ buộc các nhà quản lý doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải có phương hướng đúng đắn để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Trong những năm 1996-1998, Tổng Công ty chè Việt Nam thực hiện mua chè theo mức chất lượng, trên cơ sở đánh giá tổng số điểm của các chỉ tiêu cảm quan. Trong bối cảnh lúc đó, đã khuyến khích đước các đơn vị sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và chất lượng sản phẩm chè được nâng lên hơn so với trước. Chè đen Việt Nam có hương vị khá, được thấy lại ở sản phẩm của các công ty chè: Mộc Châu, Trần Phú, Phú Sơn, Thanh Niên… Trong 2 năm 1997-1998 do sản lượng chè xuất khẩu được tăng lên mạnh, khiến cho các công ty chè chỉ chú trọng chạy theo năng suất sản lượng, không quan tâm đến chất lượng. Thực tế đã chấp nhận một số lượng sản phẩm chè của các xưởng chế biến thủ công. Tỷ lệ chè có mức chất lượng loại 2 (>10 điểm) đạt thấp có 30%, còn đa phần là chè có mức chất lượng loại 3 (8-10 điểm) đạt 60%. Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm của toàn ngành chè Việt Nam bị chững lại. Sang những năm 1999-2000, để nâng cao chất lượng chè, Tổng Công ty chè Việt Nam chỉ đạo chỉ mua một mức chất lượng loại 2 trở lên. Điều này đã khiến cho các công ty chè phải thay đổi suy nghĩ và cách làm, phải phấn đấu tiến bộ hơn, nguyên liệu búp tươi phải mua non hơn, làm ra sản phẩm đúng với mức chất lượng và tên gọi của chúng. Đặc biệt năm 2000 chất lượng sản phẩm đã được nâng lên rõ rệt kể cả ngoại hình và nội chất, giữ được mức chất lượng tốt từ đầu đến cuối năm. Ngoại hình: sản phẩm chè nhập kho của Tổng Công ty chè Việt Nam có độ đồng đều cao hơn trước, cánh chè xoăn và đen hơn, thể hiện ở các mặt hàng chè cấp cao OP và P. Độ chắc cũng được nâng lên, thể hiện ở các mặt hàng chè cấp thấp PS và BPS. Mặt hàng chè FBOP tương đối chắc, đen và ít mảnh hơn. Tỷ lệ vụn bụi được bảo đảm theo đúng theo tiêu chuẩn ở tất cả các mặt hàng. Nội chất: chất lượng có tiến bộ rõ rệt. Các khuyết tật nặng như khê khét, chua thiu không còn. Sản phẩm chè có mùi lai không được nhập vào kho.Tuy nhiên sản phẩm chè có mùi thơm tự nhiên lại ít đi, kể cả chè Mộc Châu hương thơm cũng giảm. Sản phẩm chè nhập kho đa phần có mùi thoáng ngốt, thoáng cao lửa. Mặc dù vậy chất lượng chè xuất khẩu còn nhiều khiếm khuyết biểu hiện: chất lượng hàng năm chưa ổn định, bởi trong sản phẩm còn một số khuyết tật gây ảnh hưởng rất đáng chú ý là các dạng lá già, râu xơ, nhiều cọng. Nhiều nơi vẫn chưa có đủ điều kiện để xoá bỏ tình trạng héo cưỡng bức để chuyển sang héo bằng máng. Khu vực tư nhân do quy trình thu hái không đảm bảo nên chất lượng không đồng đều. Điều này cũng là vấn đề mà Tổng Công ty cũng cần có sự quan tâm để chè Việt Nam có chất lượng ngày càng cao có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. C. Đánh giá chung về xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam. 1. Các thành tích đạt được. Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu chè trong 6 năm qua tăng từ 8,3 nghìn tấn (1996) lên 29,8 nghìn tấn (2001), tăng 359% (bình quân 59,8%/năm). Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 17,6 triệu USD (1996) lên 37,8 triệu USD (2001), tăng 214,8%, bình quân 35,8%/năm. Như vây, sản lượng và kim ngạch tăng liên tục là thành tích đáng mừng cho Tổng công ty chè Việt Nam. Mặc dù tốc độ tăng sản lượng cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (do ngoài yếu tố phá giá chung của thị trường nông sản thế giới trong đó có chè, mặt khác chất lượng chè của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khác hàng, đặc biệt chủ yếu là bán chè dưới dạng nguyên liệu, sản lượng chè thành phẩm chiếm tỷ trọng không đáng kể). Về thị trường Với 90% sản phẩm của các đơn vị trong Tổng Công ty đã có mặt trên thị trường quốc tế vì vậy vấn đề thị trường là vấn đề hết sức quan trọng, các hoạt động nghiên cứu tiếp thị dã và đang được hết sức chú trọng. Tổng Công ty đã cử đội ngũ cán bộ đi nghiên cứu khảo sát ở nhiều nước sản xuất cũng như xuất khẩu chè, từ đó tiếp thu đươc những kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật tiến tiến, tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại nắm bắt nhu cầu thị trường để có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 1996 Tổng công ty chè Việt Nam có thị phần ở 13 quốc gia đến năm 2001 đã có thị phần ở 21 quốc gia. Tổng Công ty đã thực hiện tốt là đầu mối xuất nhập khẩu của mình mở ra các thị trường mới không chỉ các đơn vị thành viên mà còn cho cả các doanh nghiệp chè khác. Nhiều đơn vị thành viên thoát khỏi tình trạng thua lỗ thu không đủ bù chi. Điều quan trọng là Tổng Công ty đã giữ được chữ tín với khách hàng thông qua việc giữ chữ tín với khách hàng về chất lượng hàng hoá, thời hạn giao hàng và đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc. Các thị trường truyền thống được giữ vững như Nga, Iraq, Nhật và các thị trường mới được mở ra như: Iran, Libi. Tát cả các sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ kịp thời không còn tình trạng tồn đọng sản phẩm. Ngày nay, sau khi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và trong nhưng năm gần đây chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực ngoại giao khi Việt Nam gia nhập ASEAN và chuẩn bị gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thị trường mới và củng cố thị trường cũ. Tổng Công ty đã tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị thành viên, tuy số lượng đơn vị khá lớn, ở nhiều vùng khác nhau nhưng Tổng Công ty đã thống nhất được sự quản lý từ trên xuống dưới. Khi có khó khăn về nguồn hàng Tổng Công ty vẫn có thể đảm bảo được hàng xuất khẩu bằng cách yêu cầu các đơn vị dừng việc bán hàng ra ngoài để tập trung toàn bộ lượng hàng giao cho Tổng Công ty. Điều kiện mua bán thuận lợi, không ép cấp, ép giá, duy trì giá mua ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh đó nguồn chè cho xuất khẩu ngày càng được bổ sung do hiệu quả kinh tế của nó so với cây lương thực. Nhờ vậy người trồng chè yên tâm gắn bó với vườn chè không xảy ra hiện tương chặt cây chè để trồng cây khác như đối với cây cà phê, đảm bảo nguồn chè ổn định cho xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm Trước năm 1996 có một số hàng bị khách hàng khiếu nại, nhưng từ năm 1996 trở lại đây 100% sản phẩm của Tổng công ty không bị khiếu nại. Tuy nhiên chất lượng vẫn ở mức độ trung bình khoảng 50%, mức cao khoảng 20%, mức thấp khoảng 30% (cũng chính vì thế giá chè Việt Nam chưa cao). Công nghệ chế biến có những chuyển biến khá mạnh. Các công trình liên doanh và hợp tác với nước ngoài về sản xuất chè đã thu hút hàng triệu USD vốn đầu tư, tiếp thu được thiết bị kỹ thuật công nghệ mới… góp phần đẩy mạnh chất lượng chè xuất khẩu mở rộng thị trường, phương pháp quản lý tiên tiến, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cải thiên đời sống người lao động như liên doanh Phú Bền (với Bỉ), Liên doanh Phú Đa (với Iraq), các dự án liên kết với Đài Loan và Nhật Bản. Về công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý Thực hiện các chỉ thị và nghị quyết của Đảng, Chính Phủ và Bộ, Tổng công ty chè Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện cổ phần hoá xong 6 công ty. Các công ty này bước đầu hoạt động theo hình thức mới và đạt được những kết quả khả quan, đã khắc phục được tình trạng trì trệ trong công tác tổ chức và sự ỷ lại trong sản xuất và quản lý. Đã tổ chức tốt việc đánh giá bàn giao tài sản, sắp xếp và bố trí lại đội ngũ cán bộ của các công ty Phú Sơn, Thanh Niên, Tân Phú và bộ phận quản lý nông nghiệp của Phú Thọ, Hạ Hoà khi các đơn vị này tham gia vào hai công ty liên doanh với nước ngoài. Tổng công ty đang tiếp tục củng cố tổ chức lại một số đơn vị yếu kém, tiến hành tinh giảm và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ CNV ở các đơn vị thành viên, các lãnh đạo doanh nghiệp đã được học tập các chương trình quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật mới thông qua các khoá đào tạo, thực tập trong và ngoài nước. Một số đơn vị đã tổ chức các khoá đào tạo để đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân như công ty chè Yên Bái, Thái Nguyên, Mộc Châu. Ngoài ra: Nhà nước ta cũng đánh giá cao viêc xuất khẩu chè đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành Trung ương, sự phối hợp của nhiều địa phương và ngành chè đã mở ra thêm một số thị trường xuất khẩu khá lớn tạo điều kiện cho sản xuất ổn định, tăng giá mua chè búp tươi làm cho thu nhập người làm chè khá lên. Những thành tích trên được cụ thể qua những đóng góp của Tổng công ty như: Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân đặc biệt là người lao động ở trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên (là nơi dân trí thấp, thu nhập đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn). Việc sản xuất và thu mua xuất khẩu chè đã tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhờ vậy đời sống người làm chè được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân chung của người lao động toàn Tổng công ty năm 1999 đạt 662.140 đ/người/tháng, năm 2000 là 735.638 đ/người/tháng, tăng 11.1% so năm 1999 và năm 2001 đạt 837.450 đ/người/tháng tăng 13.84% so với năm 2000. Một số đơn vị sản xuất chè có thu nhập rất cao như: Trần Phú, Nghĩa Lộ, Yên Bái, Phú Sơn, Mộc Châu. Vì lẽ đó khi mà sản xuất và xuất khẩu chè càng phát triển thì đời sống vật chất và văn hoá của người làm chè được nâng lên, từ đó giúp cho nền kinh tế ổn định, tệ nạn xã hội giảm. Theo báo cáo năm 1999 của Tổng Công ty chè thì có khoảng 30% hộ khá, giàu 55% số hộ trung bình và số hộ nghèo đói là 15%, cho đến năm 2000 con số này lần lượt là 33%, 60%, 7%. Đây là dấu hiệu tích cực. Xuất khẩu chè đóng góp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, làm giảm sự thâm hụt của cán cân thanh toán. Đóng góp vào dự trữ ngoại tệ của quốc gia, nâng cao vị thế hàng hoá của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể xuất khẩu chè của Tổng công ty đóng góp vào GDP ngày một tăng. Năm 1998 xuất khẩu đạt 18.457,584 tấn thu về 34,25 triệu USD, năm 1999 xuất khẩu đạt 19.739,963 tấn thu về 29,759 triệu USD, năm 2000 xuất khẩu đạt 24.426,699 tấn thu về 33,456 triệu USD. 2. Những mặt tồn tại. Về chất lượng chè: Nhiều đánh giá cho rằng chất lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình yếu so với chè của các nước sản xuất chè lớn trên thế giới, nhưng giá thành vẫn còn cao đã làm giảm năng lực cạnh tranh kéo theo giá chè xuất khẩu thấp hơn hẳn giá chè thế giới và cản trở việc tăng cao sản lượng xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản…Người tiêu dùng quốc tế chưa biết đến thương hiệu của chè Việt Nam nên thường bị ép giá. Việc quản lý chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu trong cả hai khâu sản xuất và lưu thông, việc quản lý việc sử dụng thuốc trừ sâu thiếu chặt chẽ có nguy cơ dẫn đến làm giảm uy tín của Tổng Công ty nên sẽ ảnh hưởng đến việc giữ vững thị trường đã có và mở rộng thị trường chè của Tổng Công ty. Bên cạnh đó các sản phẩm chè xuất khẩu của ta còn đơn điệu về chủng loại, mẫu mã, bao bì. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu chè có kích thước và kiểu dáng truyền thống tiêu dùng của Việt Nam và các nước XHCN cũ, trong khi người tiêu dùng đặc biệt ở các nước có nền công nghiệp phát triển lại ưa thích sự tiện dụng và tiết kiệm thời gian. Khâu sản xuất, chế biến chưa giữ gìn và phát huy những tính tốt của nguyên liệu, các thông số kỹ thuật bị vi phạm ở nhiều công đoạn, dẫn đến chè sản phẩm có nhiều khuyết tật, số lượng chè trả lại vẫn còn cao (chiếm 14%). ở các nước xuất khẩu chè như ấn Độ, Trung quốc, Srilanka, Kenia họ cũng có vùng chè ngon và không ngon song họ chế biến cẩn thận hầu như không vi phạm kỹ thuật nên sản phẩm không mắc khuyết tật. Thêm vào nữa sản xuất của Tổng Công ty của ta còn manh mún, cá thể, không tập trung, chủ yếu là nguồn trong dân. Nguồn hàng chè không ổn định gây ra tình trạng khi cung quá lớn so với cầu, khi cung thì lại không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những nơi, những vùng có khả năng sản xuất chè có chất lượng cao thực sự chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có của mình. Công nghệ chậm đổi mới, thực hiện quy trình chế biến cũ, chỉ có ít nhà máy xây dựng bằng công nghệ của ấn Độ, còn phần lớn là của Liên Xô đến kỳ xuống cấp hoặc nếu có sửa chữa thì chắp vá và không đồng bộ. Chưa đầu tư nhiều cho dây chuyền sản xuất chè thành phẩm thông thường chi phí cho 1 kg chè thành phẩm chỉ mất khoảng 1,4% giá thành nhưng giá bán ra lại tăng 2% so với chè bán thành phẩm. Về thị trường tiêu thụ: Tồn tại và khó khăn lớn nhất đối với ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam trong quá trình phát triển là thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Đến nay Tổng Công ty vẫn chưa thực sự có thị trường ổn định và vững chắc, thị trường chính là Iraq hiện tại đang phải dựa vào sự giúp đỡ của Bộ và Chính Phủ nhưng cũng rất bấp bênh. Tuy Tổng Công ty xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới song vẫn chưa hình thành được hệ thống các kênh phân phối trực tiếp ở nước ngoài một cách hoàn chỉnh. Chi phí dành cho các hoạt động xúc tiến, yểm trợ, bán hàng còn thấp, các hình thức quảng cáo còn nghèo nàn, công tác tiếp thị yếu do chưa có đội ngũ tiếp thị chuyên môn. Hiên tượng tranh mua tranh bán diễn ra phổ biến gây ra sự xáo trộn thị trường làm cản trở quá trình chế biến và xuất khẩu chè. Giá cả còn phụ thuộc vào thị trường thế giới do vậy Tổng Công ty không có điều kiện chủ động trong việc định giá thu mua. Về vốn: Nhu cầu vốn lưu động hàng năm của Tổng công ty là khoảng 200 tỷ nhưng thực tế Nhà nước chỉ cấp được hơn 27 tỷ tức là chỉ đáp ứng được 13.5%, nên phải vay ngân hàng một lượng vốn lớn, lãi suất cao. Như vậy một khó khăn của Tổng công ty là thiếu vốn lưu động. Quỹ phát triển sản xuất (quỹ đầu tư) ít vì lợi nhuận trong ngành chè thấp, nên thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đặc biệt đầu tư phát triển thị trường (xây dựng các hệ thống kênh phân phối tại nước ngoài) nhất là quảng cáo. Việc huy động các nguồn vốn trong Tổng công ty để phục vụ các yêu cầu mới trong kinh doanh và các trọng điểm đầu tư vẫn còn hạn chế Về tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý của Tổng công ty và các đơn vị còn cồng kềnh, hậu quả của thời kỳ bao cấp đã tồn tại nhiều năm nay nên không dễ gì giải quyết ngay được. Khi các đơn vị thành viên chuyển sang công ty cổ phần, mối quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị này không còn là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới với các mệnh lệnh, chỉ thị mà là mối quan hệ bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh. ở đó, chỉ có những phương án có hiệu quả kinh tế cao, những tư vấn đúng đắn, thiết thực về công nghệ, kỹ thuật, thương mại…mới được các đơn vị làm chè chấp nhận. Vì vậy, bộ máy quản lý của Tổng công ty cần được sắp xếp lại, cán bộ cần được bố trí lại, chế độ đãi ngộ cũng cần được xem xét lại theo hướng gắn thu nhập của mỗi người với hiệu quả công tác để có thể đáp ứng được yêu cầu mới, đồng thời phải giải quyết tốt chính sách cán bộ. Trình độ quản lý về xuất khẩu của Tổng Công ty còn có những thiếu sót, có những đơn vị vì lợi ích cục bộ chỉ chạy theo số lượng cốt để hoàn thành kế hoạch mà không có trách nhiệm với người tiêu dùng, không quan tâm duy trì cải tiến chất lượng, mẫu mã, chủng loại làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của Tổng Công ty. Chính những vấn đề còn tồn tại ở trên mà Tổng Công ty chưa giải quyết được đã đặt Tổng Công ty chè Việt Nam trước tình thế đó là phải đưa ra một chương trình phát triển toàn diện, đồng bộ cho toàn Tổng Công ty hơn nữa còn cho cả ngành chè, cũng như đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu chè trong tình hình mới. 3. Nguyên nhân của các tồn tại. 3.1 Nguyên nhân chủ quan. Về chất lượng sản phẩm. - Sản xuất nguyên liệu: + Do không thực hiện đúng quy trình canh tác, vườn chè xuống cấp. Có tình trạng vườn chè cũ không được thâm canh đầu tư, lại bị khai thác quá mạnh làm cho cây chè chóng cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi, xói mòn làm giảm độ màu mỡ nhanh, rút ngắn chu kỳ kinh doanh hoặc phải thanh lý sớm. Mặt khác do giống chè còn nghèo, việc quản lý chăm sóc kém, bón phân chạy theo số lượng làm cho năng suất chè thấp, chất lượng xấu. + Chè phát triển không đều, thậm chí không chỉ giữa các vùng mà ngay trong xí nghiệp có vườn tốt, có vườn xấu. Mặt khác, ở một số nơi sau khi giao vườn chè cho họ, đã có tình trạng quản lý theo kiểu buông lỏng. Khả năng canh tác của người lao động một số nơi lại còn thấp. - Về giống: Hiện nay chè Việt Nam chỉ có 3 giống chủ lực: chè Shan ở vùng cao, chè Trung du, chè PH1 ở vùng trung du, chất lượng 3 giống chè này đều không cao. Mà theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất chè trên thế giới thì cơ cấu giống chè phục vụ cho một nhà máy phải trên 10 loại, mỗi loại không quá 15% sản lượng. Và mỗi lô chè nên có: 30% số giống có chất lượng cao, 30% chuẩn, thì lúc đó sản phẩm sản xuất mới có chất lượng cao và ổn định. Và bởi vì các nhà nhập khẩu chè quan tâm đến việc ổn định chất lượng, và khi đó họ mới ký kết hợp đồng nhập khẩu sản lượng lớn và dại hạn. - Về chế biến: + Phần lớn các cơ sở chế biến có công nghệ và thiết bị cũ, thường đã lạc hậu 2-3 thế hệ, hao phí nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và cơ cấu mặt hàng. + Tình trạng chạy theo sản phẩm, cắt xén quy trình, làm bừa, làm ẩu để xuất khẩu và tiêu thụ với bất cứ giá nào đã hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Công ty. + Chế biến thủ công truyền thống chưa được chú trọng đúng mức và có biện pháp hiện đại hoá không thích hợp nên sản phẩm thiếu đồng bộ. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm mới chỉ tập trung vào các mặt phát hiện khuyết tật hơn là có giải pháp ngăn chặn sản phẩm kém mà vẫn lọt ra thị trường. ở đây có một vấn đề là, Tổng Công ty chưa có sự đầu tư thích đáng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ chế biến, bảo quản chè, nên dẫn đến tình trạng hàng hoá không đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã. Hiện nay các mặt hàng của Tổng Công ty sử dụng hệ thống thiết bị không đồng bộ, khâu bảo quản chưa bảo đảm theo tiêu chuẩn của hàng nông sản, điều kiện về kho hàng còn đơn giản, chưa có hệ thống ẩm, thấm. Về nghiên cứu và phát triển thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước còn yếu. Nghiên cứu cung cầu chè trên thế giới Tổng Công ty chưa có định hướng chiến lược thực hiện kế hoạch lâu dài trong xuất khẩu chè mà chủ yếu kinh doanh theo phương thức “được chuyến nào hay chuyến ấy”. Trước đây thì thường xuất theo kế hoạch của Nhà nước về xuất hàng trả nợ. Về sau, không còn phải xuất hàng trả nợ nhưng vẫn phải nói rằng công tác điều tra thương nhân, lập kế hoạch trong tương lai, cho từng thị trường chưa làm được là bao nhiêu, chính sách thương nhân và thị trường chưa ổn định. Có những thị trường tiêu thụ truyền thống lại để mất đi. Đó là thị trường chè vàng ở Hồng Kông. Hiện nay thị trường chủ yếu của Tổng Công ty là Iraq với gần 80% sản lượng chè làm cho thị trường này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xuất khẩu của Tổng Công ty, tuy nhiên bên cạnh đó với một tỷ trọng lớn như vậy thì tính rủi ro của nó rất cao. Mặt khác, Tổng Công ty chưa có quan hệ thân thiết với các chân hàng theo kiểu “hợp tác hai bên cùng có lợi”. Đôi khi gặp sự biến động giá, các bạn có thể bán cho đối tác khác và thu lợi nhuận cao. Khi giá thấp Tổng Công ty lại phải mua vào bù lỗ. Về nguồn vốn: Nguồn vốn của Tổng Công ty không phải là lớn, vốn đầu tư cho hoạt động xuất khẩu còn hạn hẹp dẫn đến công tác thu mua gặp khó khăn. Giá chè lại phụ thuộc rất lớn vào thời vụ thu hoạch và chất lượng chè. Về cơ cấu tổ chức: Cán bộ kinh doanh còn chưa thực sự chủ động trong công việc, còn thụ động với công việc được giao. Cán bộ trong phòng kinh doanh còn thiếu, nhất là khâu giao dịch đối ngoại. Việc có 5 phòng kinh doanh để xuất khẩu chè là không hợp lý, đã nhiều lần xảy ra tình trạng tranh chấp khách hàng và thị trường ngay trong nội bộ của Tổng Công ty. Mặt khác, giá chào hàng lại không thống nhất, cùng một mặt hàng nhưng mỗi phòng lại chào với giá khác nhau do đó khách hàng thường lợi dụng để dìm giá. 3.2 Các nguyên nhân khách quan. Về chế độ chính sách: Cũng như các mặt hàng nông sản khác Nhà nước không thu thuế xuất khẩu, nếu xuất khẩu sang các thị trường mới Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng các dịch vụ thông tin, tạo điều kiện đi khảo sát thị trường và có thể thưởng xuất khẩu (mặc dù rất nhỏ). Tuy nhiên chính sách vẫn còn những bất cập cụ thể: + Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay của Nhà nước quy định đối với cây chè cũng như cây trồng khác là phải nộp thuế tuỳ theo hạng đất trên cơ sở quy ra thóc/ha (giá thóc trồng mới do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quy định). Đối với các cơ sở quốc doanh chè ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp, còn phải đóng góp cho quỹ quản lý, phúc lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo Nghị định 01/CP của Chính phủ về việc giao khoán vườn cây cho các gia đình trong các nông trường quốc doanh, mức đóng góp là 30% thuế sử dụng đất nông nghiệp, 10% quỹ quản lý, 10% quỹ phúc lợi, 10% quỹ đầu tư. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vùng chè thua kém hơn nhiều so với các vùng sản xuất nông nghiệp khác, điều đó tăng thêm những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì làm tăng giá thành sản phẩm. + Đối với lương thực (lúa) Nhà nước hỗ trợ khoảng trên 100 triệu/ha để đầu tư thuỷ lợi, nhưng chè là cây công nghiệp thu búp rất cần nước nhưng Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để đầu tư. + Chính sách vay vốn đầu tư so với các cây trồng khác như cà phê, cao su thì chè là cây được Nhà nước đầu tư thấp. Cụ thể để trồng chè và xây dựng nhà máy Nhà nước cho vay vốn cân đối đầu tư lãi suất 0,81% (9,7%/năm) là rất cao, mà thời hạn cho vay lại ngắn (7 năm) trong lúc chu kỳ kinh tế của chè dài (50 năm) do đó hầu như không có doanh nghiệp nào vay vốn để trồng thêm chè, mà chủ yếu dựa vào quỹ phát triển sản xuất (tự có). Công ty vì lợi nhuận thấp, quỹ phát triển sản xuất không đáng kể cho nên diện tích trồng chè trong những năm qua tăng không đáng kể. Theo tư liệu của Tổng cục thống kê năm 1994, Nhà nước đầu tư cho trồng mới 3 cây nói trên là 120,2 tỷ đồng, trong đó cho cà phê và cao su 118,7 tỷ đồng, riêng đầu tư cho trồng chè chỉ có 1,5 tỷ đồng, chiếm 1,26% tổng đầu tư của Nhà nước cho 3 cây nói trên. + Các doanh nghiệp sản xuất chè phải gánh chịu nhiều chi phí mang tính chất công ích, xã hội cho cả vùng như: cầu cống, bệnh viện, nhà trẻ, trường học làm cho giá thành sản xuất ra rất cao, có nơi phải vay vốn làm đường điện 35 KV nên giá thành sản xuất lại càng cao. Nguyên nhân khác: Có một nguyên nhân khách quan nữa đó là mặt hàng chè có tính thời vụ cao nên việc tiến hành thu mua bảo quản gặp rất nhiều khó khăn. Mặt hàng này Việt Nam mới chỉ xuất với lượng quá bé (2% so với sản lượng xuất khẩu của thế giới), các nước xuất khẩu chè khác lại có được các giống chè cho chất lượng và năng suất cao, lại gần các trung tâm tiêu thụ lớn điều này hạn chế rất nhiều vị thế của chè Việt Nam trên thế giới. Trên đây là những đánh giá tình hình xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam. Qua đánh giá này cần phải có giải pháp cụ thể cho từng nguyên nhân của các tồn tại của Tổng Công ty. Những vấn đề này sẽ được trình bày ở chương sau. Chương III Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. I. Định hướng xuất khẩu cho ngành chè và Tổng Công ty chè Việt Nam trong thời gian qua. 1. Triển vọng thị trường chè thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam. 1.1 Triển vọng thị trường chè thế giới Diễn biến thị trường chè thế giới thời gian gần đây: Theo các chuyên gia ngành chè, năm 2000 thị trường chè thế giới được cải thiện hơn so với năm 199

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29899.doc
Tài liệu liên quan