Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội

 

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CU BA VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 4

1.1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CU BA 4

1.1.1. Vị trí địa lý 4

1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - chính trị 4

1.1.3. Đặc điểm của thị trường Cu Ba về nhập khẩu gạo 7

1.2. KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CU BA 8

1.2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 8

1.2.2. Cu Ba – Một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu gạo của Việt Nam 11

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO VÀO THỊ TRƯỜNG CU BA 18

1.3.1. Những nhân tố tích cực 18

1.3.2. Những nhân tố tiêu cực 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 21

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM HÀ NỘI 21

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 21

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 22

2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 22

2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 27

2.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 30

2.3.1. Phân tích xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường Cu Ba 30

2.3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty 36

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 43

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 43

3.1.1. Phương hướng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty năm 2007 và những năm tiếp theo 43

3.1.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2007 – 2010 44

3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO 45

3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 45

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 47

3.2.3. Giải pháp về sản xuất 49

3.2.4. Giải pháp về thu thập thông tin và dự báo 50

3.2.5. Giải pháp về tài chính kế toán 50

3.2.6. Giải pháp về nhân sự 50

3.2.7. Các giải pháp xúc tiến hỗn hợp 51

KẾT LUẬN 53

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác (1996); Hiệp định về hợp tác du lịch (1999); Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ thực vật (1999); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế thu nhập (2002).  Quan hệ kinh tế tuy chưa tương xứng với quan hệ chính trị đang rất tốt đẹp giữa hai nước, nhưng đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Cu Ba liên tục tăng, từ 60 triệu USD năm 2002 lên hơn 90 triệu USD  năm 2003 và đạt hơn 100 triệu USD trong năm 2006, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Cu Ba đạt khoảng 50 triệu USD/năm, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp gạo chủ yếu và ổn định cho Cu Ba. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu 400.000 tấn gạo sang Cu Ba, đồng thời hợp tác có kết quả trong lĩnh vực sản xuất lúa ở hộ gia đình, nhằm giúp Cu Ba tự túc lúa gạo. Năm 2004, cuộc họp Phân ban hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, đồng thời thành lập nhóm nghiên cứu thị trường của Cu Ba và Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hóa giữa hai nước. Trong thương mại, trong năm 2008 tới, Việt Nam vẫn tiếp tục cung cấp cho Cu Ba 200 nghìn tấn gạo theo hợp đồng Chính phủ và 200 nghìn tấn gạo theo hợp đồng công ty với điều kiện như thường lệ. * Nhu cầu của Cu Ba về nhập khẩu gạo là rất lớn Bước vào thập kỷ 90, Cu Ba lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ ngày Cách mạng thành công. Năm 1990, tăng tưởng kinh tế âm 2,6%. Năm 1993, GDP giảm đến 35% so với 1989. Nợ nước ngoài 11 tỷ USD và 21,5 tỷ Rúp chuyển đổi. Đời sống người dân Cu Ba gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Các nhu yếu phẩm như quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình và vật dụng chăm sóc sức khỏe khan hiếm trầm trọng, đặc biệt là sản phẩm gạo, một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày của người dân Cu Ba. Nhu cầu về nhập khẩu gạo của Cu Ba luôn ở mức cao. Mỗi năm nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này là 500.000 – 600.000 tấn gạo. * Kinh nghiệm lâu năm trong xuất khẩu gạo vào bạn hàng Cu Ba Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (2/12/1960), quan hệ Việt Nam - Cuba liên tục được duy trì và phát triển. Hai nước đã thực hiện thành công rất nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu các sản phẩm nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam và chính phủ Cuba có sự nhất trí cao về tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác anh em, nâng cao hiệu quả của mối quan hệ này, phù hợp với thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước. 1.3.2. Những nhân tố tiêu cực - Chuyển tải hàng hóa xa do khoảng cách giữa 2 nước Việt Nam và Cu Ba. Hầu hết các giao dịch thực hiện qua đường biển gây tốn khá nhiều thời gian và chi phí. - Cơ chế thanh toán chưa hoàn thiện và tồn tại nhiều vướng mắc do chính sách hạn chế đồng dollar trong dự trữ và thanh toán thương mại của Cu Ba, dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tệ mạnh khi thanh toán. Điều quan trọng để khắc phục là hai bên phải thống nhất tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để các doanh nghiệp hai nước thuận lợi trong việc đầu tư và hợp tác. Ngân hàng hai nước cần bảo đảm thanh toán an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp và cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng doanh nghiệp hai bên khi giao dịch, thanh toán phải thông qua bên thứ ba. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên Công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm Hà Nội Tên giao dịch: HANOI FOOD IMPORT - EXPORT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VIHAFOODCO Địa chỉ trụ sở chính: 84 Quán Thánh, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội Điện thoại: (84.4) 7 150 371 - 7 150 321 Fax: (84.4) 7 150 328 Được thành lập ngày 20 tháng 03 năm 2001 theo quyết định số 27/2001/QĐ-BNN/TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 04 năm 2005. Từ khi thành lập đến nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm Hà Nội đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính: - Giai đoạn 1: Trước tháng 3 năm 2005, Tiền thân của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Hà Nội, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc. Lúc này, Công ty lương thực Hà Nội là đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Vốn điểu lệ của công ty vào thời điểm đó là 17 tỷ 790 triệu VND. - Giai đoạn 2: Sau tháng 3 năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 4435/QĐ-BNN-TCCB. Vốn điều lệ lúc này là 30 tỷ VND. Tuy nhiên Tổng công ty lương thực miền Bắc vẫn nắm giữ 51% cổ phần của công ty, 49% còn lại là của các cổ đông khác. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng chủ yếu của công ty là: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản, trong đó mặt hàng chủ đạo là gạo. - Kinh doanh dịch vụ du lịch, cho thuê văn phòng, kho bãi… Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là: - Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách vể quản lý, sử dụng và phát triển vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian: Các chi nhánh của công ty gồm: - Chi nhánh Công ty tại An Giang - Chi nhánh Kinh doanh Gạo Chất lượng cao - Chi nhánh Thương mại Hoàn Kiếm - Chi nhánh Thương mại Đống Đa - Chi nhánh Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm - Chi nhánh Dịch vụ - Du lịch - Chi nhánh Kinh doanh Tổng hợp - Chi nhánh Sản xuất chế biến Lương thực - Thực phẩm 2.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản trị: Công ty có 5 phòng ban có chức năng tham mưu cho ban giám đốc gồm: - Phòng tài chính kế toán - Phòng kinh doanh thị trường - Phòng tổ chức hành chính - Phòng quản lý đầu tư và xây dựng - Bộ phận đầu tư tài chính Dưới ban giám đốc là khối các chi nhánh, đơn vị trực thuộc bao gồm 8 chi nhánh như đã nêu ở phần trên. Các chi nhánh trực thuộc có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng, ngành nghề kinh doanh của công ty. Riêng chi nhánh công ty tại An Giang còn có một nhà máy chế biến gạo giúp công ty sản xuất gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Các bộ phận, phòng ban trong công ty được bố trí theo sơ đồ dưới đây: SƠ ĐỒ 2.1 : CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Trưởng phòng tài chính kế toán Trưởng phòng kinh doanh thị trường Trưởng phòng tổ chức hành chính Trưởng phòng quản lý đầu tư và xây dựng Trưởng bộ phận đầu tư tài chính Khối các chi nhánh trực thuộc Chi nhánh tại An Giang Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao Chi nhánh thương mại Hoàn Kiếm Chi nhánh thương mại Đống Đa Chi nhánh kinh doanh lương thực thực phẩm Chi nhánh dịch vụ du lịch Chi nhánh kinh doanh tổng hợp Chi nhánh sản xuất chế biến Luơng thực thực phẩm . Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Hội đồng Quản trị Ban giám đốc Nhiệm vụ và chức năng cụ thể các bộ phận : Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty và bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận, thông qua và quyết định các vấn đề của công ty đã được đưa vào chương trình đại hội. Hội đồng quản trị bao gồm : Một chủ tịch và 3 thành viên, được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý khác của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc của công ty. Ban kiểm soát : Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền : chỉ đinh, bãi nhiệm đơn vị kiểm toán, các vấn đề liên quan đến kế toán và kiểm toán của công ty, kiểm tra báo cáo tài chính. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc điều hành công ty. Giám đốc : Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, trước hội đồng quản trị. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách , pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thuộc công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban sau : Phó giám đốc : Giám sát điều hành một số lĩnh vực công tác của công ty như Lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, làm tham mưu cho giám đốc về đầu tư kinh doanh và điều hành mọi công việc của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Các phòng chức năng : Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh - thị trường: Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thị trường, đề xuất định hướng mục tiêu phát triển thị trường của bộ phận kinh doanh theo chiến lược chung của công ty; tìm hiểu các chính sách của Nhà nước và pháp luật có liên quan nhằm tư vấn cho các bộ phận có liên quan để định giá sản phẩm và dịch vụ (Kinh doanh Bất động sản, dịch vụ khai thác và cho thuê điểm kinh doanh…) tại các dự án dự kiến triển khai. Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ máy tổ chức đội ngũ và tổ chức điều hành trong công ty. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy chế về định biên và quản lý biên chế. Lập và quản lý hồ sơ về lương, thủ tục đề nghị nâng bậc và điều chỉnh lương hàng năm. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của nhân viên, bổ sung và nhận xét hàng năm. Phòng quản lý đầu tư và xây dựng: Lên các kế hoạch đầu tư xây dựng, tổ chức sửa chữa duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Thiết lập các hoạt động quản lý về phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của công ty. Bộ phận đầu tư tài chính: Sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của công ty, đảm bảo thời gian quay vòng vốn và đem lại lợi nhuận thông qua các kế hoạch đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn như mua bán cổ phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh, liên kết. Mối quan hệ giữa các phòng : là mối quan hệ ngang cấp, cùng giúp việc cho giám đốc công ty về chuyên môn và nghiệp vụ của mỗi phòng. 2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO - Phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty: Bảng 6: Kết quả xuất khẩu theo mặt hàng ( 2005-2007) Đơn vị: USD Mặt hàng 2005 2006 2007 1. Gạo 2. Cà phê 3. Đỗ xanh 4. Đỗ tương 5. Ngô hạt 27.027.200 4.034.304 652.608 474.624 771.264 30.297.491 4.522.454 731.573 532.053 864.589 33.115.157 4.943.042 799.609 581.533 944.977 Tổng cộng Tỷ lệ tăng trưởng (%) 32.960.000 36.948.160 12,1 40.384.338 9,3 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty Năm 2006 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 36.948.160 USD, tăng 12,1% so với năm 2005. Năm 2007 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2006 là 9,3%. Tuy nhiên, nhìn chung trong 3 năm thì kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm không ngừng tăng lên. Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty ( chiếm 80% lợi nhuận ), tiếp đó là cà phê ( 13,6% ), ngô hạt (2,6% ), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương ( 1,6% ). - Đánh giá kết quả xuất khẩu: Bảng 7: Kết quả kinh doanh ( 2005-2007 ) Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng doanh thu: - Doanh thu xuất khẩu - Doanh thu nội địa - Doanh thu dịch vụ 2. Tổng chi phí 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Vốn chủ sở hữu 588.570 494.400 82.399 11.771 586.845 1.725 1.725 30.000 594.774 502.256 84.147 8.371 592.535 2.239 1.749 30.000 601.721 511.864 80.425 9.432 599.413 2.308 1.803 30.000 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 5,79% 5,83% 6,01% Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty. Kết quả kinh doanh trên cho thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty. Năm 2005, do Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nên được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng khá hiệu quả. - Phân tích kim ngạch xuất khẩu gạo: Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu gạo Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng ( USD) (%) (USD) (%) (USD) (%) Xuất khẩu trực tiếp 29.136.640 88,4 31.221.195 84,5 37.718.972 93,4 Xuất khẩu ủy thác 3.823.360 11,6 5.726.965 15,5 2.665.366 6,6 Tổng 32.960.000 100,0 36.948.160 100,0 40.384.338 100,0 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu trực tiếp năm 2005 là 29.136.640 USD chiếm tỷ trọng 88,4%; năm 2006 là 31.221.195 USD chiếm 84,5%; năm 2007 tăng lên 37.718.972 USD và chiếm tỷ trọng tới 93,4% trong kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty. Năm 2006 xuất khẩu trực tiếp có tăng so với năm 2005 nhưng lượng tăng không nhiều là do thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và do hạn ngạch của Chính phủ. Năm 2007 kim ngạch xuất trực tiếp tăng nhanh, và tăng một lượng là 6.497.777 USD so với năm 2006 và nó chiếm đến 93,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo. Nguyên nhân là do thị trường Châu phi và Philippines nhập khẩu mạnh và thị trường Châu Âu cũng được mở rộng làm cho giá trị xuất khẩu trực tiếp tăng nhanh. Đối với xuất khẩu ủy thác: chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Năm 2006 xuất khẩu ủy thác tăng 1.903.605 USD so với năm 2005 nguyên nhân là do năm 2006 khách hàng giao dịch ít, chủ yếu là tham gia vào các hợp đồng ủy thác cấp Chính phủ nên giá trị xuất ủy thác tăng; đến năm 2007 thì giá trị xuất khẩu ủy thác giảm một lượng là 3.031.599 USD so với năm 2006 và chỉ chiếm tỷ trọng 6,6% trong cơ cấu xuất khẩu mặt hàng gạo của công ty. Nguyên nhân là do tình hình thị trường năm 2007 có nhiều thuận lợi hơn năm 2006, các hợp đồng xuất trực tiếp tăng mạnh, hợp đồng ủy thác giảm đáng kể làm cho giá trị xuất khẩu ủy thác giảm mạnh. Mặc dù lợi nhuận kiếm được từ việc xuất khẩu ủy thác là không cao nhưng nó giúp cho công ty duy trì hoạt động trong những lúc công ty không tìm được thị trường giao dịch trực tiếp, do đó công ty cần phải duy trì xuất khẩu đều đặn ở hình thức này mỗi năm. 2.3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY VIHAFOODCO SANG THỊ TRƯỜNG CU BA 2.3.1. Phân tích xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường Cu Ba Bảng 9: Khối lượng và trị giá gạo xuất khẩu theo thị trường Thị trường Tháng 12/07 So sánh T11/07 So sánh T12/06 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Lượng (%) Trị giá (%) Cuba 36.345 14.538.362 8,450 13,585 14,7 22,76 Inđônêxia 13.124 5.249.964 13,09 17,76 24,9 31,76 Malaysia 1716 686.533 6,78 11,7 13,5 21,43 Singapore 1514 605.765 116.76 79.84 88.32 117.06 Philipine 9086 3.634.590 25.31 24.43 142.00 148.72 Trung Quốc 5451 2.180.754 39.71 41.71 54,8 114,67 Brunei 1918 767.302 8,65 14,97 10.54 19.6 Nga 4947 1.978.833 88.5 90.1 -10.7 -16.5 Hồng Kông 2019 807.686 18.6 43.33 -63.23 -31.70 Pháp 1009 403.843 -80.70 -76.92 -21.43 -36.85 Tiệp 1211 484.612 -54.55 -55.17 -72.22 -68.85 Iran 8076 3.230.747 17.6 22.18 22.7 66.51 Lào 2322 928.839 19.63 34.13 -21.12 -42.21 Israel 2221 888.455 8.15 17.16 10.14 18.45 Hàn Quốc 2423 969.224 18.36 45.65 38.87 70.56 Ấn Độ 4543 1.817.295 8.65 22.64 -7.62 -15.86 Nhật Bản 3028 1.211.530 22.75 67.83 31.11 53.38 Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty Bảng 10: Kết quả xuất khẩu theo thị trường ( 2005-2007) Đơn vị: USD Năm Thị trường 2005 2006 2007 1. Cuba 2. Iran 3. Inđônêxia 4. Philipin 5. Nhật Bản 6. Hàn Quốc 7. Brunei 8. Singapore 9. Hồng Kông 10. Trung Quốc 11. Nga 12. Israel 13. Ấn Độ 14. Lào 15. Malaysia 16. Pháp 17. Tiệp 11.865.600 2.636.800 4.284.800 2.966.400 988.800 791.040 626.240 494.400 659.200 1.779.840 1.615.040 725.120 1.483.200 758.080 560.320 329.600 395.520 13.301.338 2.955.852 4.803.260 3.325.334 1.108.444 886.755 702.015 554.222 738.963 1.995.200 1.810.459 812.859 1.662.667 849.807 628.118 369.481 443.377 14.538.362 3.230.747 5.249.964 3.634.590 1.211.530 969.224 767.302 605.765 807.686 2.180.754 1.978.833 888.455 1.817.295 928.839 686.533 403.843 484.612 Tổng cộng 32.960.000 36.948.160 40.384.338 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty. * Khái quát về thị trường của công ty: Thị trường xuất khẩu của VIHAFOODCO tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Inđônêxia, Philipin, còn thị trường chủ yếu và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2005 đến năm 2007, thị phần xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng lên với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong những năm gần đây, Công ty đã xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường của 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp. Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong xuất khẩu gạo của công ty sang các nước Đông Á. Nhật Bản tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng đây được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu của Nhật Bản về gạo là khá cao song yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Lượng gạo và giá trị xuất khẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc tuy chưa được cao nhưng đang có một tốc độ tăng trưởng khá cao. Chỉ sau 1 tháng (từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2007), lượng gạo xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng 22,75%, giá trị xuất khẩu tăng 67,83%. Điều này cho thấy xuất khẩu gạo sang Nhật Bản hứa hẹn sẽ có rất nhiều thành công trong tương lai cho công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân bố chủ yếu ở các nước châu Á và đây được coi là thị trường truyền thống. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong khoảng 2 năm tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên. Về thị trường Cu Ba: Qua bảng trên có thể thấy, Cu Ba có lượng gạo xuất khẩu và giá trị tăng đáng kể so với các nước khác. Có thể khẳng định thị trường hàng đầu của công ty là Cu Ba với mức nhập lên đến 36.345 tấn. Với mức nhu cầu ngày càng lớn về sản phẩm gạo, Cu Ba đã trở thành thị trường trọng điểm và truyền thống của công ty. Bởi vậy, việc xuất khẩu gạo sang thị trường này luôn được lãnh đạo của công ty đặc biệt coi trọng và quan tâm. * Về phương thức xuất khẩu gạo vào thị trường Cu Ba của công ty: Công ty VIHAFOODCO sử dụng 3 hình thức xuất khẩu gạo chính sang thị trường Cu Ba. Đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác và cung ứng. Số liệu về xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác của công ty được trình bày tại bảng 8 đã nêu ở trên. Đối với thị trường Cu Ba, ngoài lượng hàng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác, công ty còn cung ứng gạo cho Tổng Công ty lương thực miền Bắc để xuất khẩu với đối tượng khách hàng chủ yếu là chính phủ Cu Ba. Việc cung ứng gạo được thực hiện bằng hợp đồng cung ứng giữa công ty và Tổng Công ty lương thực miền Bắc. * Về cơ cấu loại gạo xuất khẩu sang thị trường Cu Ba: Phân tích cơ cấu của từng loại gạo để thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu của từng loại gạo, thấy được những loại nào là thế mạnh, loại nào được ưa chuộng, có nhu cầu để từ đó có được những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng loại, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu… Biểu đồ 3 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2005 Biều đồ 4 : Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2006 Biểu đồ 5: Cơ cấu các loại gạo xuất khẩu năm 2007 Xét về cơ cấu từng loại gạo xuất khẩu ta thấy cũng có nhiều sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, tức loại gạo có phẩm chất cao ngày càng tăng lên chứng tỏ chất lượng gạo của công ty ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên nếu xét về giá trị gạo xuất khẩu có phẩm cấp cao còn thấp hơn nhiều so với loại gạo có phẩm cấp thấp, cụ thể như sau: Năm 2005 loại gạo có phẩm chất cao (5-10% tấm) chiếm 26,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Gạo có phẩm chất thấp (15%-25% tấm) chiếm tỷ trọng 62,98%, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 35,65%; gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng 27,33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Còn lại các loại tấm, nếp, Jasmine và loại gạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 10% cơ cấu. Năm 2006 loại gạo (5-10% tấm) chiếm tỷ trọng 27,56%. Trong đó chủ yếu là gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 25,19 % và gạo 10% chiếm 2,37%. Loại gạo (15-25% tấm) chiếm tỷ trọng 63,77 %, trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 31,56 %; gạo 25% chiếm tỷ trọng 32,21%. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 10% trong đó mặt hàng tấm được ưa chuộng cao với tỷ trọng tăng đáng kể ( từ 0,51% năm 2005 tăng lên 5,93% năm 2006). Nhìn chung, trong cơ cấu gạo có phẩm cấp cao thì năm 2006 gạo 5% tấm tăng 106% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do có sự gia tăng nhu cầu về gạo chất lượng cao nên có sự tăng mạnh của loại gạo 5%. Bên cạnh đó loại gạo 10% không được ưa chuộng nhiều ở thị trường này nên kim ngạch giảm đáng kể trong năm 2006. Trong cơ cấu gạo có phẩm cấp thấp thì trong năm 2006 gạo 15% tấm giảm nhẹ và loại 25% tăng nhẹ. Năm 2007 loại gạo 5% tấm tăng mạnh chiếm tỷ trọng 28,22% và loại gạo 10% không còn tiêu thụ trong năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty không tìm được thị trường tiêu thụ cho loại gạo này. Loại gạo từ 15-25% tấm tăng nhanh chiếm tỷ trọng 62,77% trong đó gạo 15% chiếm tỷ trọng 36,78% (đây là loại gạo chủ yếu xuất sang thị trường Cu Ba) và loại 25% tấm chiếm 25,99% tỷ trọng. Còn lại các loại khác chiếm khoảng 9% tỷ trọng. Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy loại gạo 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm luôn chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty. Sự gia tăng kim ngạch của loại gạo 5% tấm chứng tỏ gạo phẩm cấp cao của công ty được khách hàng ưa chuộng cao. Công ty cần phải tiếp tục cải tiến chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, loại gạo Jasmine, nếp và tấm là những mặt hàng đang được ưa chuộng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ngày một tăng cao chứng tỏ đây là những mặt hàng được ưa chuộng cao trên thị trường. công ty cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh này của công ty. Loại gạo có phẩm chất thấp vẫn được tiêu thụ mạnh tại thị trường Cu Ba do đặc điểm là dân số tăng và nhu cầu ngày càng phá triển mạnh, công ty cần tiếp tục duy trì loại gạo thế mạnh này của công ty. Nguyên nhân của việc gạo phẩm cấp thấp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty là do phần lớn khu vực trong thị trường Cu Ba thường quan tâm đến số lượng gạo hơn là chất lượng. 2.3.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba của công ty 2.3.2.1. Những ưu điểm của công ty trong xuất khẩu gạo sang thị trường Cu Ba - Công ty VIHAFOODCO luôn duy trì và phát triển mạnh hoạt động xuất khẩu. Kể từ khi bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Cu Ba, công ty đã chú trọng và nhấn mạnh tầm quan trọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 218.DOC
Tài liệu liên quan