MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ V
LỜI CẢM ƠN VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 3
1.1. Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá 3
1.1.2. Các loại hình xuất khẩu hàng hoá 4
1.1.2.1. Theo hình thức xuất khẩu 4
1.1.2.2. Theo phương thức xuất khẩu 7
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 8
1.1.3.1. Xuất khẩu hàng hoá phát huy lợi thế so sánh của đất nước 8
1.1.3.2. Xuất khẩu hàng hóa đóng góp vào ổn định và tăng trưởng kinh tế 9
1.1.3.3. Xuất khẩu hàng hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá 9
1.1.3.4. Xuất khẩu hàng hóa tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân 10
1.1.3.5. Xuất khẩu hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa 12
1.1.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 12
1.1.4.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 12
1.1.4.3. Sự cân bằng trong cán cân thương mại 12
1.1.4.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 13
1.1.4.5. Hình thức buôn bán 14
1.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc 14
1.2.1. Tổng quan về thị trường Trung Quốc 14
1.2.1.1. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc 15
1.2.1.2. Chính sách thương mại Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu 19
1.2.2. Vai trò của thị trường T. Quốc đối với quan hệ thương mại toàn cầu 24
1.2.3. Lợi ích từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường T. Quốc 26
1.3. Các yếu tố tác động tới xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc 27
1.3.1. Nhân tố kinh tế 27
1.3.2. Nhân tố phi kinh tế 28
1.3.3. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ thương mại Việt - Trung 29
1.3.4. Tác động của việc gia nhập WTO tới quan hệ thương mại Việt – Trung 31
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY 34
2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1991-2006) 35
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 36
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 41
2.1.3. Phương thức buôn bán, thương mại 50
2.1.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở Trung Quốc 54
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO 57
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 57
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 61
2.2.3. Phương thức buôn bán, thương mại 65
2.2.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ở Trung Quốc 67
2.3. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 68
2.3.1. Những thành tựu 68
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 78
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc 78
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển thương mại với Trung Quốc 78
3.1.2. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc 79
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh XK hàng hóa của Việt Nam sang T.Quốc 81
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 81
3.2.1.1. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc 81
3.2.1.2. Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường T. Q.83
3.2.1.3. Tiếp tục xây dựng những đề án xuất khẩu cụ thể cho từng ngành hàng và từng địa bàn cụ thể tại thị trường Trung Quốc 84
3.2.1.4. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu 84
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 85
3.2.2.1. Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo tính bền vững của các mối liên kết 85
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu 86
3.2.2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu 87
3.2.2.4. Nâng cao tính linh hoạt, thích ứng của doanh nghiệp xuất khẩu khi điều kiện thị trường thay đổi 88
3.2.2.5. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng hợp 89
3.2.2.6. Nghiên cứu tìm ra “ngách” thị trường 90
3.2.2.7. Chú ý đặc điểm và tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on số tuyệt đối, tuy nhiên về tốc độ thì có giảm so với giai đoạn trước, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 14,5%/năm (con số này ở giai đoạn 1991-1995 là: 116,52%/năm, giai đoạn 1996-2000 là: 40,5%/năm ). Và thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu của cả nước (19%/năm) trong cùng giai đoạn. Giai đoạn này giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc đã đạt đến hơn 3 tỷ USD trong năm 2006 so với khoảng 1,4 tỷ năm 2001, đã tăng lên hơn 2 lần.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006
(Đơn vị: Triệu USD, %)
Năm
Kim ngạch XK
Kim ngạch NK
Cán cân thương mại
Tốc độ tăng XK
2001
1417.4
1606.2
-188.8
2002
1518.3
2158.8
-640.5
7.1
2003
1883.1
3138.6
-1256
24
2004
2735.5
4456.5
-1721
45.3
2005
2961
5778.9
-2818
8.2
2006
3030
7390
-4360
2.3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Điều đáng nói ở đây là Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đã tăng nhanh chóng trong giai đoạn này, từ 1,6 tỷ USD trong năm 2001 tăng lên đến khoảng 7,4 tỷ USD trong năm 2006. Như vậy, khi so sánh tỷ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy rằng Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn so với việc Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, dẫn đến việc nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc (Bảng 2.2). Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch thương mại song phương của Việt Nam liên tục giảm dần từ năm 2001 tới 2006, từ 46,9% xuống còn 29,1% (Tính từ bảng 2.2). Đây là một điều đáng lo ngại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của chúng ta đối với bạn hàng Trung Quốc.
Biểu đồ 2.2:
Nguồn: Tổng cục thống kê
Các kết quả thống kê cho rằng có sự bất cân đối trong vấn đề cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đã tăng mạnh, nhưng tỷ lệ đó so với Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam vẫn còn thấp. Việt Nam liên tục nhập siêu từ năm 2001 đến 2006. Sự chênh lệch trong cán cân xuất nhập khẩu đã tăng từ 1,89 tỷ USD trong năm 2001 lên đến hơn 4 tỷ USD trong năm 2006 (Bảng 2.2). Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này.Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do các công ty của Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với Trung Quốc và chưa am hiểu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, luật pháp. Mặt khác, năm 2001, Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, điều này ít nhiều đã tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam do sự xâm nhập của nhiều công ty trên thế giới vào Trung Quốc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hàng hóa Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phong phú hơn rất nhiều lần so với hàng hóa Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của đa số người dân.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Thời kỳ 1991-1995, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dưới dạng thô, chủ yếu là những sơ chế như gạo, dầu thô, chế phẩm từ gỗ, cao su, than đá, kim loại màu, dầu dừa, hải sản, khoáng sản, rau quả, mây tre, dầu thực vật, chè, sản phẩm nhôm v.v…
Sang đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dần dần được định hình rõ hơn, chủ yếu là các sản phẩm thô, tài nguyên khoáng sản như mặt hàng dầu thô, than đá, thủy hải sản, cao su thiên nhiên và những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, giày dép v.v…
Nhìn chung, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua gồm có 4 nhóm chính:
Hàng nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su tự nhiên, quặng kim loại…).
Nhóm hàng nông sản (lương thực, chè, rau quả, hạt điều…).
Nhóm hàng thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh (tôm, cua, cá …).
Nhóm hàng tiêu dùng (hàng thủ công, mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp…).
Biểu đồ 2.3:
Nguồn: Vụ Châu Á – Thái Bình Dương
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2000)
(Đơn vị: Triệu USD)
Tên hàng
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Cao su
44.3
46.34
41.9
30.85
83.8
28.34
138.2
38.19
143.0
42.03
102.7
21.66
7.2
1.64
62.7
8.40
66.2
4.31
Hạt điều
0.1
0.08
16.9
12.44
33.0
11.16
60.9
16.83
48.5
14.26
78.3
16.52
60.5
13.75
55.3
7.41
54.8
3.57
Gạo
0.0
0.00
0.0
0.00
19.3
6.53
54.3
15.00
32.7
9.61
1.7
0.36
0.0
0.00
4.5
0.60
0.5
0.03
Than
0.0
0.00
0.9
0.66
9.1
3.08
9.3
2.57
10.1
2.97
19.1
4.03
13.6
3.09
3.6
0.48
7.7
0.50
Ô tô con
0.8
0.84
0.1
0.07
56.3
19.04
8.0
2.21
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
Dầu thô
26.5
27.72
31.7
23.34
8.5
2.87
7.5
2.07
16.7
4.91
87.1
18.37
86.7
19.70
331.9
44.47
779.2
50.72
Hải sản
4.8
5.02
5.8
4.27
2.5
0.85
6.4
1.77
11.1
3.26
28.8
6.07
44.4
10.09
69.4
9.30
238.1
15.50
Dầu dừa
2.5
2.62
2.1
1.55
7.4
2.50
6.0
1.66
0.0
0.00
20.4
4.30
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
Cà phê
0.8
0.84
0.1
0.07
1.4
0.47
6.0
1.66
33.2
9.76
1.6
0.34
2.0
0.45
4.3
0.58
3.0
0.20
Sợi dệt
0.0
0.00
0.6
0.44
4.2
1.42
4.3
1.19
0.7
0.21
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
Rau quả tươi
0.5
0.52
5.9
4.34
0.7
0.24
1.5
0.41
18.9
5.56
24.5
5.17
16.0
3.64
30.2
4.05
114.0
7.42
Mực khô
1.2
1.26
0.0
0.00
0.2
0.07
1.4
0.39
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
Sắt thép
4.2
4.39
7.5
5.52
7.2
2.43
0.3
0.08
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
0.0
0.00
Lạc nhân
0.2
0.21
0.3
0.22
1.5
0.51
0.1
0.03
4.0
1.18
14.1
2.97
14.2
3.23
0.2
0.03
3.9
0.25
Chè
0.6
0.63
0.3
0.22
0.6
0.20
0.0
0.00
0.5
0.15
0.1
0.02
0.7
0.16
0.1
0.01
0.3
0.02
Hàng hóa khác
9.1
9.54
21.7
15.98
60.0
20.29
57.7
15.94
20.8
6.11
95.7
20.19
194.8
44.26
184.2
24.68
268.7
17.49
Tổng KNXK
95.6
100
135.8
100
295.7
100
361.9
100
340.2
100
474.1
100
440.1
100
746.4
100
1536.4
100
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, ta có thể thấy giá trị của nhóm hàng nông sản và thủy sản và nguyên liệu tăng khá đều đặn và chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong năm 2000, giá trị xuất khẩu của dầu thô đạt 779,2 triệu USD. Tiếp theo là hải sản, đạt giá trị xuất khẩu là 238,1 triệu USD, rau quả, hạt điều và mủ cao su cũng là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Như vậy, hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng cao hơn, điều đó minh chứng rằng chất lượng hàng hóa Việt Nam đã tăng lên và len lỏi được vào thị trường Trung Quốc. Hơn nữa ta thấy được nhu cầu của thị trường này với các mặt hàng Việt Nam sẽ ngày càng lớn, đó là gợi mở để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được thời cơ mở rộng thị phần ở thị trường Trung Quốc bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo một sức cạnh tranh bền vững cho sản phẩm này.
* Giai đoạn 2001-2006:
So với giai đoạn 1996-2000, bên cạnh những mặt hàng nông sản và nguyên liệu, Việt Nam còn xuất khẩu sang Trung Quốc một số mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, vi tính và linh kiện điện tử. Những mặt hàng này tuy thị phần chưa cao, nhưng cũng tăng trưởng khá ổn định.
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2006
(Đơn vị: Triệu USD, %)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Gía trị
Tỷ trọng
Tổng KNXK
1417
100
1518
100
1883
100
2736
100
2961
100
3030
100.00
Hàng thủy sản
253
18
173.6
11.4
174
9.2
48.2
1.8
62
2.1
65
2.15
Rau củ quả
145
10
77.8
5.1
86.6
4.6
137.6
34.9
1.2
24.6
0.81
Hạt điều
30.3
2.1
38.3
2.5
53.5
2.8
70.2
2.6
97.4
3.3
94.5
3.12
Cà phê
2.6
0.2
3.9
0.3
6.9
0.4
5.9
0.2
7.6
0.3
15.9
0.52
Gạo
0.5
0
1.7
0.1
0.3
0
19.2
0.7
12
0.4
12.4
0.41
Chè
0.8
0.1
0.6
0
0.8
0
3.5
0
6
0
7.6
0.25
Hạt tiêu
6.6
0.5
3.3
0.2
0.7
0
0.4
0
0
0
0.8
0.03
Cao su
51.6
3.6
89.8
5.9
160
8.5
358
13.1
519.2
18
851.8
28.11
Dầu thô
559
39
686.8
45.2
863
46
1471
53.8
1160
39
399.9
13.20
Than
17.3
1.2
44.3
2.9
51.2
2.7
134
4.9
370.2
13
594.8
19.63
Sản phẩm gỗ
9.3
0.7
13.3
0.9
1.3
0.1
30.1
1.1
60.3
2
94.1
3.11
Dệt may
7.8
0.6
2.1
0.1
7.3
0.4
14
0.5
8.1
0.3
29.7
0.98
giày dép
5.1
0.4
7.3
0.5
10.9
0.6
19.2
0.7
28.3
0.9
42
1.39
Máy vi tính, linh kiện
2.7
0.2
3.6
0.2
21.1
1.1
21.6
0.8
74.6
2.5
73.8
2.44
Dây điện, cáp điện
0.2
0
0.6
0
1.6
0.1
7.7
0.3
11.6
0.38
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua, ta có thể thấy cơ cấu hàng nguyên nhiên liệu thô chiếm tỷ trọng quá lớn, điển hình là các mặt hàng dầu thô, cao su và than đá. Đặc biệt là giai đoạn 2001-2006, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô luôn luôn chiếm khoảng 40% tỷ trọng hàng xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu than đá, cao su liên tục tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu của sự phát triển kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn công nghệ hóa các ngành công nghiệp nặng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực giao thông khiến cho nhu cầu về năng lượng và nguyên liệu tăng lên.
Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như: rau quả, thủy sản lại giảm dần. Năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản đạt 253 triệu nhưng đã giảm xuống 65 triệu USD năm 2006; tương tự rau quả đã giảm từ 145 triệu USD xuống 24.6 triệu USD (Bảng 2.4). Đây là điều đáng lo ngại vì nông sản là một trong những mặt hàng được đánh giá cao và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước nhưng trong giai đoạn này xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc lại có xu hướng giảm, trái với sự mong đợi của nhiều doanh nghiệp và cơ quan chức năng về việc Việt Nam được thực hiện chương trình thu hoạch sớm với những ưu đãi thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng nông sản, thủy sản. Lý giải điều này, Vụ châu Á Thái Bình Dương cho rằng: mấy năm gần đây, các doanh nghiệp tập trung vào các thị trường có sức hút mạnh và giá cao như: EU, Mỹ, Nhật... mà chưa chú trọng đến Trung Quốc.Tuy nhiên, nguyên nhân chính của tình trạng này là do doanh nghiệp Việt Nam đã quá phụ thuộc vào hình thức buôn bán tiểu ngạch qua biên giới nên khi chính sách biên mậu thay đổi thì kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, yêu cầu về chất lượng sản phẩm nông sản, cũng như các chính sách thương mại đã được nâng cao theo quy định, chế tài của WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam đã không thích ứng kịp thời với tình hình mới. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Thái Lan đã ký kết hiệp định rau quả, thực hiện cam kết tự do hóa hoàn toàn các hoạt động buôn bán rau quả từ năm 2004. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại chậm cập nhật các văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc, chưa tìm hiểu thị trường, chưa có văn phòng đại diện tại thị trường có khả năng xâm nhập; các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng thực hiện, vì vậy chưa xây dựng được hệ thống đại lý phân phối cho riêng mình.
Biểu đồ 2.4:
Nguồn: Trung tâm thông tin phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam
Biểu đồ 2.5:
Kim ngạch XK một số mặt hàng chủ lực của Việt
Nam sang Trung Quốc (2001-2006)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2002
2003
2004
2005
2006
Năm
Dầu thô
Cao su
Than đá
Gía trị ( Triệu USD)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc vẫn rất nhỏ bé (xem bảng 2.5) kể các các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong khi dung lượng thị trường và tiềm năng nhập khẩu của Trung Quốc còn rất lớn. Nếu khai thác hết thế mạnh của mình, Việt Nam có thể tăng mạnh hàng nhập khẩu vào Trung Quốc. Điều này là hoàn toàn có thể, do chúng ta có lợi thế hơn các nước khác tại thị trường Trung Quốc, hơn nữa Trung Quốc đã cam kết dành cho ta chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như một thành viên của WTO ngay từ khi ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tháng 12/2002, nên các sản phẩm xuất khẩu của ta như gạo, sản phẩm gỗ, hải sản, cao su thiên nhiên…sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo cam kết gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời phải giảm thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ, đường. Trung Quốc cũng đã xóa bỏ các hạn chế hiện hành về hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên, gỗ, ván ép, đồng thời phải mở rộng đầu mối nhập khẩu các hàng hóa độc quyền nhà nước như dầu thô, lương thực. Vì vậy, Việt Nam cần coi thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của quốc gia trong chiến lược xuất khẩu ở những năm tới.
Bảng 2.5: Tỷ trọng một số hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2005
Mã HS
Mặt hàng
KNXK của Việt Nam sang Trung Quốc
Tăng trưởng bình quân 2001-2005(%)
Tổng KNNK của Trung Quốc
Tăng trưởng bình quân 2001-2005(%)
Tỷ trọng của Việt Nam (%)
Tổng kim ngạch (Triệu USD)
2961
659953
0.45
3
Thủy hải sản
62
27
2879.1
21
2.15
7
Rau củ tươi
50.6
44
523.6
29
9.66
8
Qủa tươi
58.1
-4
658.7
18
8.82
11
Malt, tinh bột, gluten
40.6
49
185.6
26
21.88
26
quặng, xi măng và tro
121.6
77
26032.5
66
0.47
27
Dầu thô, nhiên liệu khoáng
1663.5
28
64089
42
2.60
40
Cao su và sản phẩm cao su
519.2
35
5584.9
30
9.30
44
Gỗ và sản phẩm gỗ
71.7
78
5712.8
13
1.26
64
giày dép
28.3
80
541.7
15
5.22
85
Hàng điện, điện tử
102.8
79
174835
34
0.06
Nguồn: Trung tâm thương mại thế giới (ITC), tổng hợp từ báo cáo nhập khẩu của Trung Quốc
Phương thức buôn bán, thương mại
Quan hệ thương mại Việt – Trung thời gian qua khá là đa dạng và được thông qua những hình thức chủ yếu sau:
Thương mại chính ngạch
Thương mại tiểu ngạch
Buôn bán của cư dân biên giới.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong thời gian đầu thực hiện trao đổi thương mại, các chính sách của nhà nước chưa theo kịp với xu thế phát triển của hàng hóa, nhiều mặt hàng của Việt Nam phải xuất khẩu qua đường biên mậu (gồm buôn bán tiểu ngạch và buôn bán chợ biên) vì xuất khẩu qua đường chính thức còn nhiều khó khăn. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu qua lại giữa hai nước chủ yếu thông qua con đường tiểu ngạch và buôn bán dân gian, tức là qua các tuyến đường mòn biên giới trên bộ, phương thức hàng đổi hàng được áp dụng chủ yếu trong thương mại hai nước. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, trong thời gian này buôn bán tiểu ngạch chiếm khoảng 80% tổng thương mại hai nước. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo các hình thức xuất khẩu trong giai đoạn này như sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo hình thức buôn bán. Giai đoạn 1991-1995
XK chính ngạch
XK tiểu ngạch
Buôn bán của cư dân biên giới
Hàng nguyên liệu (Than đá, dầu thô, cao su tự nhiên,quặng kim loại,…)
20%
78%
2%
Nhóm hàng nông sản (Lương thực, chè, rau quả, hạt điều,…)
8%
85%
7%
Nhóm hàng thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh (tôm, cua, cá,…)
15%
80%
5%
Nhóm hàng tiêu dùng (Hàng thủ công, mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp,…)
35%
57%
8%
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Sau đó, qua quá trình hợp tác, thương mại chính ngạch ngày càng tăng phù hợp với tình hình chung. Hình thức buôn bán chính ngạch phải tuân thủ theo Hiệp định Thương mại được ký kết giữa hai Chính phủ ngày 07/11/1991. Giai đoạn nửa cuối những năm 90, xuất khẩu chính ngạch đã có bước phát triển mạnh. Nếu như giai đoạn 1991-1995, xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc thì đến giai đoạn 1996-2000, hoạt động xuất khẩu chính ngạch đã vượt lên và chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc là 60,2% (bằng 1,5 lần so với xuất khẩu tiểu ngạch). Các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng hầu hết chuyển sang buôn bán chính ngạch, đối với mặt hàng thuộc các nhóm hàng còn lại cũng dần dần chuyển dịch theo xu hướng này. Nhưng chính sách của hai nước đối với các loại hình thương mại có những điểm khác nhau. Phía Trung Quốc khuyến khích phát triển tiểu ngạch thông qua những chính sách giảm thuế ưu đãi, hoàn thuế xuất khẩu cho những mặt hàng thực hiện thông quan bằng tiểu ngạch. Còn phía Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp xuất biên mậu dễ gặp phải rủi ro ở khâu đánh giá chất lượng hàng hóa, giao dịch và thanh toán không thông qua ngân hàng, không theo tập quán quốc tế, qua trung gian. Vì thế dễ bị ép giá, không có kế hoạch và không nắm được nhu cầu thị trường nên bấp bênh và không chắc chắn.
Trong giai đoạn 2001-2006, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này phải thực hiện những cam kết với tổ chức Thương mại thế giới, chính vì vậy mà những ưu đãi trong việc thực hiện chính sách biên mậu nhằm phát triển các khu vực miền núi dần dần được điều chỉnh sao cho phù hợp với những quy định quốc tế. Xuất khẩu chính ngạch phát triển nhanh chóng, với 75,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và gấp 3 lần so với xuất khẩu tiểu ngạch. Tuy nhiên trong giai đoạn này, chính sự thay đổi các chính sách thương mại của Trung Quốc đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới doanh nghiệp tận dụng được một số thuận lợi như: giảm 50% thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí về bao bì, không đòi hỏi cao về chất lượng và thậm chí còn tránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh... Khi Trung Quốc chấm dứt các ưu đãi buôn bán tiểu ngạch qua biên giới (chỉ trừ cửa khẩu Lào Cai) làm cho doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khó khăn, đẩy các doanh nghiệp vào thế bị động vì trong khi đó, sự chuẩn bị cho buôn bán chính ngạch của các doanh nghiệp là chưa sẵn sàng; do vậy, kim ngạch xuất khẩu đã bị sụt giảm nhanh chóng. Đây cũng là bài học cho chúng ta về sự thiếu hiểu biết cũng như sự chậm chạp trong việc cập nhật thông tin văn bản pháp luật thương mại của Trung Quốc của cơ quan nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản cho rằng: các doanh nghiệp mới chú trọng vào lợi ích nhỏ trước mắt mà chưa nghĩ tới việc chuẩn bị để buôn bán chính ngạch lâu dài. Đồ gỗ từ các làng nghề Việt Nam mang lên biên giới bán được giá hơn trong nội địa, nhưng các doanh nghiệp không biết rằng cũng sản phẩm đó mang về trung tâm đồ gỗ tại Thượng Hải được bán với giá cao gấp 5-10 lần.
Trước tình trạng này, ông Nguyễn Duy Luật - tùy viên thương mại thường trú tại Côn Minh cho rằng: các doanh nghiệp có thói quen buôn bán tiểu ngạch, kinh doanh chính ngạch đang còn hạn chế, vẫn chưa có văn phòng đại diện tại các thị trường mình có thị phần, đồng thời chưa tiến hành các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống phân phối cho riêng mình. Nếu tiếp tục tình trạng này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì khi các chính sách ưu đãi biên mậu bị bãi bỏ, hoặc khi thuế các mặt hàng hạ xuống 0% thì cạnh tranh không phải bằng các ưu đãi thuế mà bằng chất lượng, hệ thống đại lý phân phối... nhưng đây lại đang là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam.
Đã có những thành công của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Trung Quốc như: Thanh Long Hoàng Hậu, giày dép Bitis, kẹo dừa Bến Tre... cho thấy doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển buôn bán chính ngạch hiệu quả trên thị trường Trung Quốc. Do các doanh nghiệp chưa đoàn kết chặt chẽ với nhau, chúng ta vẫn làm ăn đơn lẻ, chưa có cộng đồng, có tập thể nên rất khó có thể đứng vững trên thị trường Trung Quốc và cạnh tranh được với đối thủ chính là Thái Lan trên thị trường này.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở Trung Quốc
Trong quan hệ xuất khẩu với Trung Quốc, hàng hóa Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các tỉnh thuộc miền Tây Nam, Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam, Trùng Khánh, Qúy Châu, Tứ Xuyên …từ đó hàng hóa đi sâu vào lục địa của Trung Quốc. Hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam là hai tỉnh duy nhất có đường chung biên giới với Việt Nam vì vậy đây là cửa ngõ giao thông quan trọng cho việc buôn bán giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói riêng và của Trung Quốc với ASEAN nói chung. Vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh này chiếm 20% tổng kim ngạch mậu dịch của hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc cho biết vào năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 4 tỉnh: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đóng góp hơn 90% vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể là, thương mại của Việt Nam với Vân Nam đạt 242 triệu USD; với Quảng Tây đạt 1302 triệu USD; với Quảng Đông đạt 1181 triệu USD và với Hải Nam là 212 triệu USD.
Biểu đồ 2.6:
Nguồn:Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Tỉnh Vân Nam nói riêng và khu vực Tây Nam - Trung Quốc nói chung là thị trường nhiều tiềm năng đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vân Nam là vùng lãnh thổ rừng núi nằm sâu trong lục địa Trung Quốc, cách xa vùng biển, có dân số đông (trên 42 triệu người). Quan trọng hơn là, thị trường này dễ tính hơn thị trường châu Âu, yêu cầu tiêu dùng chất lượng hàng hóa trung bình, có nhu cầu tiêu thụ lớn các loại thủy sản, đặc biệt thị trường Vân Nam rất ưa chuộng các sản phẩm ăn liền, đóng túi nhỏ và làm sẵn để dễ chế biến.
Đối với Quảng Tây, là một tỉnh liền cả trên bộ và trên biển đối với Việt Nam. Hơn nữa, Quảng Tây cũng là một tỉnh quan trọng trong quá trình hợp tác phát triển Hai hành lang Một vành đai kinh tế Việt – Trung. Vì vậy, Gần 1 thập kỷ lại đây, Việt Nam luôn là bạn hàng lớn nhất của Quảng Tây trong số các nước ASEAN. Mặt hàng nhập khẩu chính của khu vực thị trường này đối với hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là rau tươi (rau diếp, thì là, ngô bao tử..), hoa quả ( thanh long, nhãn, hạt điều…), thuỷ hải sản tươi sống (cá ngừ, mực, bào ngư đông lạnh…) và cao su.
Quảng Đông là tỉnh đi đầu trong cải cách mở cửa, là tỉnh lớn và mạnh về kinh tế. Trung Quốc có 5 đặc khu kinh tế thì 3 đặc khu kinh tế thuộc tỉnh Quảng Đông đó là đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu. Vì vậy, thị trường này có nhu cầu lớn đối với khoáng sản, nguyên liệu và tài nguyên của Việt Nam. Việt Nam xuất sang Quảng Đông các sản phẩm gồm: khoáng sản, than cám, dầu thô, cao su thiên nhiên, động cơ điện và máy phát điện, biến áp, chấn lưu, mạch tích hợp và tổ hợp vi điện tử...
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các vùng nông thôn với nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Bởi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam như chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều mới chủ yếu dừng lại ở những sản phẩm thô hoặc chỉ qua sơ chế. Còn đối với các mặt hàng tiêu dùng thì mới chỉ đạt chất lượng vừa phải, hàm lượng công nghệ không cao, mẫu mã đơn điệu, chưa có thương hiệu trên thị trường Trung Quốc. Rõ ràng mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ cạnh tranh được trên thị trường cấp trung và cấp thấp, còn ở thị trường cấp cao thì chưa thể cạnh tranh được với hàng hóa của Trung Quốc nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Theo số liệu của Vụ châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ công thương Việt Nam: Khoảng 79% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc được tiêu dùng bởi nhóm người có thu nhập thấp, 20% được tiêu dùng với nhóm có thu nhập trung bình, còn lại 1% (những mặt hàng cao cấp) được tiêu thụ bởi nhóm người có thu nhập cao.
Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế đã tạo ra cho nước ta những cơ hội lớn, vừa đặt ra những yêu cầu mới và thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế - xã hội nước ta. Quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là tác động mạnh đến cán cân thương mại Việt Nam.
Việt Nam gia nhập WTO, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tuân thủ theo nguyên tắc và quy định của WTO, theo đó sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi theo quy định của WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường mạnh hơn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, mọi tranh chấp phát sinh sẽ được xử lý trong khuôn khổ WTO. Do vậy, sau khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đã có những biến đổi đáng kể.
Kim ngạch xuất khẩu
Trong những năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc hiện đang đứng đầu trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng vượt trội. từ gần 4 tỷ USD năm 2002 lên 10,4 tỷ USD năm 2006 và trong năm 2007 con số này tăng lên hơn 15,4 tỷ, tăng 48% và gần 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21328.doc