Luận văn Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 5

1.1. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 5

1.2. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 33

1.3. Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế 36

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 2001-2007 44

2.1. Tình hình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 44

2.2. Thực trạng các làng nghề, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 72

2.3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay 84

2.4. Đánh giá chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2007 102

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2010, HƯỚNG TỚI NĂM 2020 106

3.1. Phương hướng, quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, hướng tới năm 2020 106

3.2. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá 114

3.3. Một số kiến nghị 155

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

 

 

doc170 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ hội để hình thành làng nghề do các yêu cầu về hợp tác hoá, chuyên môn hoá sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá... hỗ trợ nhau phát triển. Trong điều kiện hiện nay khi có thị trường thì sản xuất ngành nghề của làng, xã được phát triển rộng ra ở các hộ gia đình trong thôn xóm và trở thành làng nghề. Chuyển sang cơ chế thị trường làng nghề nào thích nghi được thì tồn tại và có cơ hội phát triển. Làng nghề qua nhiều thời kỳ, chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên luôn diễn ra sự vận động và phân hoá của từng làng ở mức độ khác nhau. Sự phát triển và đào thải cũng diễn ra ở các làng nghề, cùng loại sản phẩm có thể ở làng nghề này sản xuất kinh doanh phát triển, thu nhập và đời sống các hộ làm nghề khá, cũng một mặt hàng, sản phẩm đó ở làng nghề khác, sản xuất và thu nhập đang khó khăn. Theo số liệu khảo sát thống kê và xác tài liệu nghiên cứu thì các làng nghề đang tồn tại và có tham gia sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, tập trung vào các nhóm nghề chính: nghề dệt; đan lát; khâu nón lá; mộc; kim khí (rèn, đúc kim khí); nghề gốm; chế biến lương thực thực phẩm; ngoài ra còn có một số làng nghề khác như: làm giấy, quạt, làm hương, dệt thổ cẩm... a) Thống kê số làng nghề truyền thống Theo kết quả khảo sát, thống kê bước đầu, tỉnh Thanh Hoá có 103 làng nghề truyền thống hoạt động trong 11 nghề, trong đó có 67 làng nghề còn hoạt động và 36 làng nghề đã mai một: Bảng 2.5: Các làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hoá TT Nghề hoạt động Tổng số Số làng nghề hoạt động 1 Nghề Dệt 22 13 2 Nghề đan lát 20 12 3 Nghề khâu nón lá 4 2 4 Nghề mộc 4 3 5 Nghề gốm 5 2 6 Nghề đá 4 3 7 Nghề kim khí 4 3 8 Chế biến lâm sản 17 13 9 Nghề làm nước mắm 4 4 10 Nghề làm muối 5 3 11 Nghề khác 14 9 Tổng 103 67 Nguồn: Sở Công nghiệp Thanh Hoá. Đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống * Một số làng nghề tiêu biểu còn hoạt động: - Các làng nghề chiếu cói: Phát triển ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn và một số xã của huyện Nông Cống... Phát triển mạnh nhất ở Nga Sơn là huyện có nghề dệt chiếu và chế biến cói truyền thống lâu đời và nổi tiếng + Nguyên nhân phát triển: Sản phẩm chiếu cói tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng đã có tiếng từ lâu được nhiều người mến mộ, có thị trường, có những đầu mối làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường, là nơi có nhiều nguyên liệu cói - Các làng nghề mây tre đan: Nghề này trước đây phát triển ở các huyện miền núi và một số huyện đồng bằng ven biển như Quảng Xương, Hoằng Hoá, Yên Định... theo thống kê khu vực miền núi có 21 thôn bản làm nghề nay nhưng đến nay nghề này ở các huyện miền núi phát triển không đáng kể. Hiện tại nghề này đang được duy trì phát triển mạnh tại Quảng Đức, Quảng Phong huyện Quảng Xương; Hoằng Thịnh huyện Hoằng Hoá; Yên Lạc huyện Yên Định... Nguyên nhân phát triển: Sau khi cơ chế thị trường ra đời nhiều doanh nghiệp đã tìm được chân hàng từ trước đây làm đầu mối để nối liền sản xuất và thị trường. Nhu cầu sử dụng sản phẩm bảo vệ môi trường ngày càng cao, nguồn nguyên liệu nội tỉnh, lưu truyền được bí quyết của nghề. Sự quan tâm của các cấp và yêu nghề của người dân trong làng xóm. Nghề rèn: Nghề này được phát triển ở Hậu Lộc, một số địa phương vùng lân cận và một số bản người Mông (đồng bào Mông có kỹ thuật rèn kim loại tốt, sản phẩm chủ yếu là dao, cuốc, súng kíp và một số vật dụng trong gia đình). Hiện nay nghề được phát triển mạnh ở Hậu Lộc - làng rèn Tất Tác xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc. Nguyên nhân phát triển: Sản phẩm của làng rèn tuy chưa xây dựng thương hiệu nhưng đã có tiếng từ lâu về chất lượng, sản xuất nông nghiệp phát triển nhu cầu về công cụ sản xuất ngày càng nhiều (cày, bừa, thiết bị máy công tác...) tạo thị trường cho cơ sở sản xuất phát triển. Nguyên liệu sản xuất của làng nghề chủ yếu là sử dụng sắt thép phế liệu, sản phẩm sản xuất ra có giá thành thấp, giá cả phù hợp nhu cầu sử dụng của thị trường - Làng nghề tơ tằm, dệt nhiễu Hồng Đô xã Thiệu Đô huyện Thiệu Hoá: Nhiễu Hồng Đô Thiệu Hoá đã nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề có tuổi đời đã hơn 500 năm, trước kia Hồng Đô có khoảng 400-500 khung dệt, thu hút 700-800 lao động và hơn 1000 lao động trồng dâu nuôi tằm. Những năm gần đây làng nghề nhiễu Hồng Đô vẫn duy trì nhưng chỉ còn hơn 100 khung dệt và mỗi năm sản xuất ra 20-90 nghìn m2 nhiễu. Diện tích trồng dâu toàn xã hiện nay là 70 ha. - Làng nghề đá và sản xuất vật liệu xây dựng ở Đông Hưng huyện Đông Sơn: Mới phát triển mạnh từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX Nguyên nhân phát triển: Nhu cầu xây dựng ngày càng cao. Lòng yêu nghề của người dân trong làng xóm muốn giữ nghề nên đã động viên nhau tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhiều doanh nghiệp ra đời tìm kiếm việc làm, thị trường tạo điều kiện đưa nghề phát triển. * Một số làng nghề đang mai một dần: - Làng nghề đúc đồng Trà Đông-Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá: Trước năm 1990 có khoảng 300 lò đúc, sản lượng gần 1000 tấn/năm, 70% lao động tham gia. Ngày nay chỉ còn hơn 20 lò đúc hoạt động cầm chừng; sản xuất trông chờ vào tiêu thụ một ít sản phẩm truyền thống (chiêng, niếng, lư hương...) cho miền núi và một số đơn đặt hàng đơn chiếc đáp ứng yêu cầu một vài cá nhân, sản phẩm ít đổi mới mẫu mã, khả năng tư duy để chuyển đổi nghề truyền thống thành sản phẩm hàng hoá của người lao động yếu, phần lớn chỉ chờ đợi đơn đặt hàng các nơi đem đến nên việc làm rất ít. - Làng nghề chạm, khắc đá Nhuệ Thôn xã Đông Hưng huyện Đông Sơn: Chỉ còn khoảng 100 người làm nghề khắc đá, sản phẩm tuy có đổi mới kiểu dáng chút ít, nhưng nhìn chung vẫn đơn giản, kém sắc sảo và tinh vi, nghệ nhân ít có cơ hội truyền nghề. - Nguyên nhân chậm phát triển: Nhận thức về chuyển đổi sản phẩm của nghề thành hàng hoá chưa cao, ít thay đổi mẫu mã. Sự gắn kết giữa làm nghề với các nghề khác chưa có (dịch vụ du lịch, bảo tồn bảo tàng), công tác thị trường và xúc tiến thương mại yếu. - Làng gốm Đông Hương, thành phố Thanh Hoá và các huyện khác: Trước năm 1995 nghề gốm phát triển mạnhở nhiều địa phương trong tỉnh như Xuân Thiên huyện Thọ Xuân; Thọ Đồn huyện Vĩnh Lộc; Hoằng Hợp huyện Hoằng Hoá; Thiệu Khánh huyện Thiệu Hoá... Nguyên nhân chậm phát triển: Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, công nghiệp nhựa và công nghiệp giấy phát triển, nhiều loại sản phẩm ra đời thay thế dần các sản phẩm cùng loại làm bằng gốm, do không kịp chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, ít đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ, thiết bị đổi mới chậm... nên sản phẩm gốm thị trường bị thu hẹp lại và mất dần, đến nay chỉ còn một vài cơ sở hoạt động có tính chất cầm chừng, sản phẩm chủ yếu là các loại ống, ngói lợp phục vụ cho thoát nước, xây dựng dân dụng và một số đồ phục vụ cho sinh hoạt gia đình (vại, nồi đất...) - Làng nghề Dệt thổ cẩm: Hầu hết các làng bản ở các huyện miền núi đều có nghề cổ truyền dệt thổ cẩm (theo số liệu khảo sát điều tra nghề dệt thổ cẩm khu vực miền núi có 68 làng bản làm nghề này). Nguyên nhân chậm phát triển: Sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc, ở mỗi gia đình đều có khung cửi dệt vải, sản phẩm sản xuất ra phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt của dân địa phương, do quy mô nhỏ lẻ, sức cạnh tranh kém và thiếu thị trường tiêu thụ. Từ khi công nghiệp phát triển, vải các loại ra nhiều với nhiều loại mẫu mã, đã tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng của người dân miền núi, làm cho các sản phẩm của các làng nghề dệt thổ cẩm bị thu nhỏ, mai một dần. Từ năm 2000 do nhu cầu đời sống hàng ngày càng phát triển, với sự phát triển du lịch và khôi phục bản sắc văn hoá dân tộc, sản phẩm thổ cẩm đang dần trở thành hàng hoá, bước đầu có một vài nơi sản xuất thành hàng hoá để bán phục vụ du lịch (Cẩm Lương huyện Cẩm Thuỷ, Xuân Phú huyện Quan Hoá...). Một số làng nghề khác: Trên địa bàn các huyện còn nhiều làng nghề khác như làng nghề làm chổi đót (huyện Như Thanh), làng nghề làm mành tre, trúc (huyện Hà Trung); làng nghề làm chè lam (huyện Vĩnh Lộc); làng nghề làm bánh gai (huyện Thọ Xuân); làng nghề làm nghề mộc, làng nghề săm tơ... cũng sản xuất ở dạng cầm chừng, thu nhập của người lao động thấp. 2.2.3. Quá trình nhân cấy và du nhập, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Thanh Hoá giai đoạn 2001 - 2005 Tình hình du nhập, nhân cấy nghề mới Từ khi Nghị quyết TW 5 khoá IX về đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2010 ra đời, Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 03 về phát triển ngành nghề TTCN và UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 467/2003/QĐ-UB về khuyến khích phát triển CN-TTCN, Quyết định 3431/QĐ-UB về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu đã tạo môi trường, các biện pháp hỗ trợ tích cực để các thành phần kinh tế phát triển và đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển ngành nghề TTCN. Các cấp, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, phát triển sản xuất CN-TTCN, nghiên cứu ciệc xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề tại nhiều địa phương trong nước. Bằng nhiều biện pháp tích cực, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về khuyến khích phát triển CN-TTCN, triển khai vận động xúc tiến thành lập doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, giúp các cơ sở sản xuất trong các công tác tư vấn để phát triển... vận động nhiều doanh nghiệp tham gia nhân cấy nghề, khôi phục nghề, kết hợp với sự cố gắng của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thu công nghiệp, tạo nên sự chuyển biến tích cực phát triển số lượng và chất lượng. Những ngành nghề chính được du nhập từ 2001 - 2005 - Nghề mây giang xiên: Nghề này được du nhập từ các tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Hà Tây, Nam Định...) vào Thanh Hoá năm 2001, đến nay nghề này được du nhập vào 12 huyện trên địa bàn tỉnh, đã nhân cấy, đào tạo nghề cho 6916 lao động và hàng ngàn lao động cùng tham gia sản xuất nghề này. - Thêu ren: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế vào tỉnh năm 2000, đến nay nghề này được du nhập vào 10 huyện. Tổng số lao động được đào tạo 3.835 người, thu hút hàng trăm lao động làm theo. - Nứa cuốn: Nghề này được du nhập từ các các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây vào tỉnh năm 2003. Bước đầu đã triển khai, du nhập vào 7 huyện. Tổng số lao động được đào tạo tại các cơ sở sản xuất nghề này là 1.125 người, ngoài ra còn thu hút hàng nghìn lao động khai thác, phụ trợ cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho nghề này. - Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ cây dừa: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Bến Tre, Bình Định vào tỉnh năm 2003. Đây là một nghề mới đã du nhập về 2 huyện (Hoằng Hoá, thị xã Sầm Sơn). Số lao động đã được đào tạo là 250 người. - Đá mỹ nghệ (đồ trang sức bằng đá): Đây cũng là một nghề mới du nhập từ Thành phố Hồ Chí Minh vào tỉnh. Bước đầu đã triển khai du nhập ở huyện Đông Sơn, thu hút trên 455 lao động. - Nghề thêu ren móc: Nghề này được du nhập từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Ninh Bình vào tỉnh năm 2004. Đây là nghề có thời gian đào tạo ngắn, thiết bị đồ dùng đơn giản, đầu tư ít. Nghề này mới du nhập nhưng đã phát triển mạnh ở 7 huyện thu hút khoảng 5.600 lao động. - Nghề khảm trai trên gỗ, mộc mỹ nghệ: Được du nhập từ các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây vào tỉnh năm 2004. Đây là nghề thời gian đào tạo dài, đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật nghề mộc. Bước đầu đã du nhập về huyện Hoằng Hoá thu hút trên 200 lao động. - Nghề làm hàng lưu niệm từ vỏ ngao, sò, ốc, hến: Được du nhập từ các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà vào tỉnh năm 2003. Nghề được du nhập vào thị xã du lịch Sầm Sơn, thu hút 250 lao động. - Nghề khâu bóng: được du nhập từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội vào tỉnh năm 2002. Đến nay đã du nhập về 3 huyện Hoằng Hoá, Bỉm Sơn, Đông Sơn với số lao động được đào tạo gần 1000 người. - Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ bẹ chuối, bèo tây...: Được du nhập từ một số tỉnh phía nam (Bình Định, Khánh Hoà...) vào tỉnh năm 2005. Bước đầu đã triển khai du nhập về Nga Sơn thu hút trên 300 lao động. Những ngành nghề được nhân cấy mở rộng phát triển - Nghề xe lõi cói, đan thảm cói, chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ: Đây là nghề truyền thống của huyện Nga Sơn, Quảng Xương. Hiện nay nghề này đã được nhân cấy về thị xã Sầm Sơn, Yên Định, Hậu Lộc, Nông Cống. Lao động được đào tạo nghề hơn 1.335 người, giải quyết hàng nghìn lao động làm theo. - Dâu tằm ươm tơ: Phát triển mạnh ở huyện Thiệu Hoá. Từ năm 2002 nghề này được nhân cấy, mở rộng ở các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Sầm Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc, thu hút trên 3000 lao động. - Nón lá, mành trúc: Đây là nghề có từ lâu đời được duy trì, phát triển ở huyện Nông Cống, Hà Trung, được nhân cấy phát triển sang các huyện Triệu Sơn, Hậu Lộc. Lao động được đào tạo 120 người và hàng trăm lao động làm theo. - Nghề dệt thổ cẩm: Đã dần khôi phục lại tại một số huyện miền núi, số lao động được đào tạo 310 người. Ngoài ra một số nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ khác đã và đang được khôi phục và nhân rộng đưa tổng số lao động được đào tạo và có việc làm lên trên 21.000 lao động, đã góp phần tăng trưởng kinh tế công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. d) Các mô hình du nhập, nhân cấy nghề đặc trưng trong thời gian qua Việc du nhập, nhân cấy, đào tạo nghề cho người lao động được triển khai mạnh từ sau khi có Nghị quyết số 03 của Tỉnh uỷ về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Cách thức tổ chức nhân cấy và du nhập phổ biến nhất hiện nay là các ngành hữu quan cùng với huyện, xã và doanh nghiệp tổ chức đào tạo, nhân cấy nghề với đặc trưng là: - Huyện tổ chức đào tạo tập trung nhân rộng ra các xã: theo mô hình này trước khi du nhập nghề, UBND huyện đấu mối với sở Công nghiệp đi tham quan khảo sát, tìm kiếm nghề ở một số địa phương trong nước; huyện mời giáo viên về để dạy nghề cho một số nòng cốt ở các xã. Mô hình này được triển khai ở một số huyện như du nhập nghề thêu móc vào huyện Hoằng Hoá, Hậu Lộc; du nhập nghề thêu ren vào huyện Nông Cống, Yên Định... - Xã tổ chức đào tạo tập trung sau nhân rộng ra các thôn, xóm: ở mô hình này trước khi du nhập nghề, UBND xã, các tổ chức chính trị của xã tham khảo ý kiến và định hướng của huyện về nghề cần phát triển, sau đó đấu mối với sở Công nghiệp đi tham quan khảo sát, học hỏi tìm kiếm nghề ở một số địa phương trong nước, sau khi lựa chọn được nghề phù hợp, xã mời giáo viên về dạy nghề cho một vài thôn xóm sau nhân ra diện rộng trên địa bàn xã. Mô hình này được triển khai ở hầu hết các xã có du nhập nghề từ năm 2001 đến nay với tất cả các loại nghề được du nhập. Mô hình này được triển khai ở một số xã nổi bật là: + Nghề mây giang xiên: ở xã Định Tường, Định Bình (huyện Yên Định); Thiệu Công, Thiệu Long (huyện Thiệu Hoá); Quảng Bình (huyện Quảng Xương); Hưng Lộc (huyện Hậu Lộc)... + Nghề thêu ren: ở xã Định Hoà (huyện Yên Định); Quảng Trạch, Quảng Đông, Quảng Thịnh (huyện Quảng Xương)... - Doanh nghiệp du nhập nhân cấy: qua sở công nghiệp, doanh nghiệp liên hệ đấu mối đi khảo sát tìm kiếm nghề, sau khi lựa chọn được nghề, doanh nghiệp mời giáo viên về dạy nghề cho lao động trong doanh nghiệp và số lao động ở các thôn xóm vùng lân cận, sau nhân ra diện rộng trên địa bàn để sau này thu mua sản phẩm, thu hút lao động làm hàng cho doanh nghiệp, nổi bật là: + Nghề thêu ren ở HTX nhân đạo 19 tháng 5 + Nghề nứa ghép ở công ty TNHH Tiên Sơn (thị xã Bỉm Sơn); công ty Thuận Thành (huyện Hà Trung); HTX dịch vụ nông nghiệp Định Tường (huyện Yên Định). + Nghề sản xuất hàng TCMN từ cây dừa, bẹ chuối ở doanh nghiệp Duy Hải (thị xã Sầm Sơn), doanh nghiệp Thanh Hùng (huyện Nga Sơn)... 2.3. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Thanh Hoá từ năm 2001 đến nay 2.3.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 2.3.1.1. Xác định mục tiêu, phương hướng và chủ trương chính sách xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (năm 2001) đã đề ra mục tiêu đến năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu USD trở lên với việc tập trung triển khai có hiệu quả chương trình xuất khẩu (là một trong 6 chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005) đã chỉ rõ “Coi trọng và khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... theo hướng khôi phục và phát triển nghề truyền thống và du nhập phát triển thêm các ngành nghề mới, hình thành các làng nghề sản xuất những mặt hàng thông dụng cho người tiêu dùng, những mặt hàng xuất khẩu” [16, tr 41] Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/1/2002 về phát triển xuất khẩu, đã chỉ rõ: “Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng nông - lâm - hải sản chế biến, hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng tiểu thủ công nghiệp, thu hút nhiều lao động... phát huy năng lực nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, hợp tác liên kết giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ, giữa kinh tế nhà nước với kinh tế ngoài quốc doanh hình thành các công ty mạnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế” [18, tr2] Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI (năm 2005) đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 350 triệu USD với việc tập trung triển khai có hiệu quả chương trình phát triển xuất khẩu (một trong 5 chương trình trọng tâm). Triển khai thực hiện Nghị quyết XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24/1/2002 về phát triển xuất khẩu; 2.3.1.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch và ban hành các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu a) UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 2809/QĐ-UB ngày 22/10/2001 về việc thành lập Ban chỉ đạo chương trình xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 do đồng chí Phó Chủ Tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Giám đốc Sở Thương mại và Sở Kế hoạch & Đầu tư làm phó trưởng ban cùng lãnh đạo các ngành có liên quan làm thành viên. b) UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các ngành, các cấp nghiên cứu tham mưu xây dựng chương trình phát triển xuất khẩu - UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 2116/2002/QĐ-UB ngày 27/6/2002 về chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2002 - 2005, trong đó xác định mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2005 đạt 5 triệu USD với việc đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường, thiết kế mẫu mã và dạy nghề thủ công, có chính sách hỗ trợ để phát triển mạnh mẽ các mặt hàng cói đay, mây tre đan, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống như thêu ren, chạm khảm, sơn mài, đúc đồng, khắc đá như: Chính sách thưởng tăng trưởng xuất khẩu cao; chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, thưởng cho kết quả xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới của tỉnh; chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh nhưng còn gặp nhiều khó khăn (như nông lâm sản, súc sản, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ...); chính sách hỗ trợ, huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, đào tạo nghề cho cán bộ quản lý và người lao động... - UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 5/12/2005 về việc phê duyệt đề án “Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Kế hoạch số 1793/KH-UBND ngày 9/5/2006 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2010 đạt 20 triệu USD trở lên và năm 2020 đạt 45 - 50 triệu USD, xác định “Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh, có thị trường tiêu thụ nhiều và ổn định (nhất là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản). Do đó phải hết sức quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện từ đầu tư cơ sở, tổ chức sản xuất, nhân cấy ngành nghề, đào tạo lao động và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện có của tỉnh ổn định và mở rộng sản xuất, từng bước vươn lên, Đồng thời quan tâm tạo điều kiện phát triển thêm một số doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp của tỉnh” [19, tr 4]. Trong chiến lược xuất khẩu của tỉnh đã xác định nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng công nghiệp nhẹ, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm....trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xác định là mặt hàng có tiềm năng phát triển; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xác định là hàng sơn mài, mây tre đan, hàng tre ghép, hàng thêu ren, hàng cói....Do xác định đúng các mặt hàng chủ yếu của tỉnh nên xuất khẩu trong thời gian qua đã có tốc độ tăng trưởng khá. 2.3.1.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - Ban hành Quyết định số 3431/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002 về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu, khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại; thưởng khuyến khích xuất khẩu (thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch xuất khẩu do Sở Thương mại Thanh Hoá thừa uỷ quyền của Chủ Tịch UBND tỉnh thông báo hướng dẫn và tăng trưởng xuất khẩu; thưởng khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mới, thị trường mới; thưởng xuất khẩu hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng đặc biệt khuyến khích xuất khẩu); hỗ trợ vốn kinh doanh khuyến khích phát triển xuất khẩu; hỗ trợ kinh phí đào tạo, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu, trong 4 năm (2003. 2004, 2005, 2006) UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất khẩu và hỗ trợ đào tạo với số tiền là 6.843.336.558 đồng. - Ban hành Quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/2/2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính sách về đất đai (về mặt bằng tổ chức sản xuất; về tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; về ưu đãi về tài chính - tín dụng; về ưu đãi thực hiện đầu tư; về ưu đãi về thuế; về khoa học - công nghệ và đào tạo); Quyết định số 2409/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có hiệu lực từ ngày 159/2006 thay thế cho Quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/2/2003 về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh: Ngoài các chính sách như trước đây có bổ sung điều chỉnh, thay thế và ban hành mới một số nội dung về đối tượng áp dụng; về địa bàn áp dụng; về chính sách về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm tiểu thủ công nghiệp, Cụm làng nghề; về giá cho thuê đất; về chính sách ưu đãi đầu tư; về chính sách khuyến khích thu hút lao động; về đào tạo; về khoa học và công nghệ; chính sách khen thưởng). Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá sau hơn 5 năm thực hiện UBND tỉnh Thanh Hoá đã chi từ ngân sách ra để hỗ trợ với số tiền là 5.776.100 đồng. * UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (thành phố Thanh Hoá, huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hoá, huyện Nga Sơn, huyện Quảng Xương, huyện Hậu Lộc, huyện Yên Định...) ngoài các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân thông qua chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu trên địa bàn, ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề trên địa bàn để tạo ra sản phẩm phong phú, đa dạng và đủ khả năng xuất khẩu. Các cơ chế chính sách được ban hành nêu trên đã khẳng định ngành hàng thủ công mỹ nghệ thuộc danh mục tỉnh Thanh Hoá đặc biệt khuyến khích xuất khẩu, Tỉnh Thanh Hoá khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, làng nghề kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh, cho việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ thủ công; thực hiện các biện pháp xúc tiến, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 2.3.2. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề - Ban Thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2002 về phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, trong đó nêu rõ: “Củng cố phát triển mạnh các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp hiện có, mở mang thêm nhiều ngành nghề mới, tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp hiện đang có thị trường và lợi thế, đặc biệt quan tâm phát triển nghề ở các địa phương thuần nông. Khuyến khích phát triển hộ nghề, làng nghề, cụm nghề ở cơ sở gắn với việc hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ” [18, tr2] và đẩy mạnh phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp theo các nhóm nghề, theo đó nhóm ngành nghề thủ công công mỹ nghệ bao gồm: dệt lụa, thêu ren, các sản phẩm từ da và giả da, mây tre đan, cói đay, đồ gốm, đồ mộc... - Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 30/7/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá IX “về đẩy nhanh công n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan