MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 5
1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội trong hệ thống Ngân hàng 5
1.2. Ngân hàng Chính sách xã hội với mục tiêu xoá đói giảm nghèo 16
1.3. Kinh nghiệm của một số nước về việc phát huy tín dụng ngân hàng trong việc xoá đói giảm nghèo 24
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM 32
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Nam 32
2.2. Tình hình Nguồn vốn và Sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Nam 38
2.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 48
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM 58
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội 58
3.2. Giải pháp đổi mới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam 62
KIẾN NGHỊ 80
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp đổi mới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
170.338
3.410
2%
170.338
0
0
0
0
53.086
31.825
224.882
5.623
2,5%
185.471
39.412
128.786
57.615
296.053
4.963
1,67%
248.908
45.800
864
484
343.181
161.330
386.049
4.761
1,23%
328.972
49.919
4.909
956
1.293
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH Quảng Nam.
Ghi chú:(Trong 224.882 triệu dư nợ cuối năm 2003 có 33.283 triệu dư nợ chương trình 120 nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước.)
Sau 9 năm hoạt động, kể từ khi tái lập tỉnh, trong đó 6 năm Ngân hàng phục vụ người nghèo (1997-2002) và 3 năm NHCSXH (2003-2005) Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trực tiếp quản lý và điều hành tín dụng ưu đãi từ một chương trình tín dụng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất lên 5 chương trình, đó là chương trình cho vay hộ nghèo; cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài; cho vay dự án trồng rừng của Ngân hàng thế giới.
Qua biểu 2.2 cho thấy, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tăng nhanh và ổn định qua các năm. Dư nợ đến cuối năm 2005 là 386 tỷ tăng so với ngày đầu tái lập tỉnh là 335 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng trên 37 tỷ đồng. Điều đó thể hiện sự hoạt động bền vững của tín dụng chính sách, đặc biệt khi thành lập NHCSXH, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, NHNo&PTNT chỉ tập trung kinh doanh, NHCSXH tập trung đầu tư mảng tín dụng ưu đãi thì quy mô và chất lượng tín dụng ngày càng tăng cao, thể hiện chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong tình hình mới.
Về chất lượng tín dụng:
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm đều ở mức thấp, bình quân dưới 2%, điều này cho thấy nhìn chung hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao thu nhập, bước đầu làm quen với dịch vụ vay, trả vốn tín dụng NHCSXH.
Qua theo dõi cho thấy, nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân khách quan như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, cây trồng, vật nuôi… còn có nguyên nhân chủ quan từ bản thân người nghèo, nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành.
Cụ thể nguyên nhân từ bản thân người nghèo như: chưa biết sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều hộ nghèo trình độ dân trí thấp, không biết cách làm ăn, có hộ còn ỷ lại vào các chính sách trợ cấp của Nhà nước; ở nhiều vùng Miền núi, do điều kiện khí hậu, địa lý rất khắc nghiệt, hộ nghèo sản xuất theo hình thức tự cung, tự cấp, không thể tự tiêu thụ được những sản phẩm làm ra, do vậy rất khó khăn trong việc hoàn trả vốn vay, đặc biệt thị trường nông sản bấp bênh, giá cả thua lỗ làm cho nông dân nghèo không trả được nợ.
Nguyên nhân từ cơ chế chính sách và quản lý điều hành; chính sách về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn cách thức làm ăn cho các hộ nghèo chưa được phối hợp đồng bộ với chính sách tín dụng. Khi thực hiện chính sách tín dụng xuất phát từ nguồn vốn phụ thuộc Ngân sách Nhà nước nên khi có vốn thường tổ chức phát tiền vay đồng loạt, tại một thời điểm nên không phù hợp với thời vụ sản xuất. Trong quản lý điều hành vẫn còn tình trạng một số Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn tự ý thu nợ, thu lãi của hộ nghèo không nộp ngân hàng… đây cũng là nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, giảm hiệu quả vốn vay của NHCSXH.
Dư nợ phân theo từng vùng kinh tế như sau:
Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ phân theo vùng kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Dư nợ
Vùng
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Mức tăng trưởng bình quân hàng năm
Miền núi
17.044
18.757
20.621
25.188
32.477
40.228
48.314
80.873
118.357
12.644
Trung du
8.865
10.066
9.561
13.379
22.591
31.491
34.660
44.020
59.287
6.302
Đồng bằng
25.401
34.405
43.325
67.159
94.703
98.619
143.615
171.160
208.405
22.875
Tổng cộng
51.310
36.228
73.507
105.726
149.771
170.338
226.589
296.053
386.049
41.842
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH tỉnh Quảng Nam.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm toàn tỉnh là 41.482 triệu đồng, trong đó khu vực đồng bằng là nơi có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư thuận lợi,địa bàn rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của cộng đồng người nghèo nơi đây cũng được thuận lợi, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm của vùng đồng bằng đạt 22.875 triệu đồng, vùng trung du là nơi có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp song địa bàn hẹp do đó dư nợ ở khu vực này tăng bình quân hàng năm 6.302 triệu đồng. Riêng khu vực miền núi,với 8 huyện nhưng do môi trường đầu tư còn nhiều bất cập, trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng còn hạn chế, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân ở những năm đầu đạt thấp.Tuy nhiên kể từ năm 2003 đến 2005 khi NHCSXH được thành lập, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế xã hội của miền núi, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng các chương trình khuyến nông khuyến lâm của nhà nước, chi nhánh đã tập trung đầu tư vốn ở miền núi và trung du, hướng đồng vốn vào chăn nuôi bò, cải tạo vườn tạp, trồng lúa nước từ đó đã đưa dư nợ ở 2 khu vực này 3 năm 2003-2005 tăng bình quân trên 35 tỷ đồng.(biểu 2.3).
Kết quả thực hiện cho vay các chương trình những năm qua như sau:
* Về chương trình cho vay hộ nghèo
Đây là chương trình tín dụng chủ yếu và có quy mô lớn nhất của Chi nhánh với tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 329 tỷ đồng với trên 82 ngàn hộ vay, với mức dư nợ bình quân là 4 triệu đồng/hộ vay.
Mục đích cho vay của chương trình nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội.
Phương thức cho vay hộ nghèo được Chi nhánh uỷ thác bán phần qua NHNo & PTNT từ năm 1997 đến 2003 và uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể xã hội từ năm 2004 đến nay. Trong tổng dư nợ 312 tỷ đồng thì uỷ thác qua hội phụ nữ là 138 tỷ đồng, hội nông dân là 140 tỷ đồng, hội Cựu chiến binh là 30 tỷ đồng, Đoàn thanh niên là 4 tỷ đồng.
Thực tế cho thấy việc thực hiện phương thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức đoàn thể xã hội, thông qua việc xây dựng và phát triển mạng lưới hàng ngàn tổ tiết kiệm và vay vốn là một chủ trương đúng và là cách làm để đưa đồng vốn đến người cần vốn một cách công khai dân chủ, kịp thời, bởi lẽ không ai sâu sát các thành viên của hội bằng lãnh đạo hội ở cấp xã, phường, thôn, bản. Mặt khác với trên 82 ngàn hộ vay vốn trong khi số cán bộ tín dụng chỉ có khoảng 80 người, như vậy mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý trên 1.000 hộ vay lại cư trú trên một địa bàn rất rộng, rõ ràng nếu không có mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn thì chi nhánh khó có thể đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra về tăng trưởng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo trong những năm qua. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể xã hội có điều kiện tập hợp, giúp đỡ đoàn viên, hội viên. Chính quyền các cấp sử dụng NHCSXH như một trong những công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích mọi người vươn lên làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
Nguồn vốn cho vay của chương trình đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh từ 27,4% năm 1997 xuống còn 9,5% cuối năm 2005, bình quân hằng năm giảm 10.460 hộ, vượt so với chỉ tiêu đề ra là 2.960 hộ. Có hàng ngàn hộ nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng đã vươn lên làm ăn khá, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo được vay đạt từ 85-87%.
* Về cho vay giải quyết việc làm
Đây là chương trình tín dụng được thực hiện trên cơ sở Nghị Quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm.
Mục đích cho vay của chương trình để giải quyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Về Thẩm quyền và Quyết định cho vay của chương trình: Ngành Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước (nay là NHCSXH) tổ chức thẩm định và trình UBND cùng cấp ra Quyết định cho vay hoặc Tổ chức Hội đoàn thể xã hội trung ương ra Quyết định cho vay (nếu là nguồn vốn do tổ chức hội quản lý). Nguồn vốn cho vay được trích từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm của Trung ương và Địa phương hàng năm.
Qua 14 năm tổ chức thực hiện, đến 31/12/2005 tổng dư nợ của chương trình là: 50 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 3 tỷ đồng. Nợ quá hạn 1.172 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,34%.
Nhiều năm qua, tuy nguồn vốn không lớn nhưng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm tại địa phương. Hiện nay với trên 4.800 dự án còn dư nợ, giải quyết cho 9.000 lao động có việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
* Chương trình cho vay xuất khẩu lao động
Mục đích cho vay của chương trình nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới.
Để giải quyết cho vay nguồn vốn của chương trình, hằng năm căn cứ Chương trình và Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh, chi nhánh đã chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh, các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động, nắm bắt số lượng lao động được đào tạo nghề là con em hộ nghèo, hộ chính sách, để xây dựng kế hoạch nguồn vốn của chương trình; với mức vay 20 triệu đồng/1 lao động không phải thế chấp tài sản, đã tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài trang trải những chi phí cần thiết.
Mặc dù vừa mới triển khai vào giữa năm 2005, nhưng đã có doanh số cho vay gần 6 tỷ đồng, thu nợ 818 triệu đồng, dư nợ 4.864 triệu đồng, với 327 lao động còn dư nợ. Đây có thể nói là chương trình có vòng quay vốn nhanh nhất trong các chương trình mà NHCSXH đang thực hiện, vì hầu hết các em sau khi sang lao động đã có thu nhập và gửi tiền về trả nợ Ngân hàng.
* Chương trình cho vay học sinh sinh viên
Mục đích cho vay của chương trình là giúp cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đi học nhằm nâng cao nhận thức và địa vị xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, xây dựng xã hội dân chủ,công bằng, văn minh.
Với mức vay 300.000đồng/tháng, thời gian cho vay từ khi học sinh được vay đến khi kết thúc khoá học.Dư nợ cho vay học sinh sinh viên đến 31/12/2005 đạt 955 triệu đồng, tạo điều kiện cho gần 400 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để hỗ trợ việc học. Chương trình này đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, nhận được sự đồng tình hưởng ứng của các bậc cha mẹ học sinh.
Tại Quảng Nam số dư nợ chương trình này đạt thấp là do trước đây việc cho vay được thực hiện tại địa phương có trường nơi học sinh sinh viên theo học, mà tại Quảng Nam chưa có trường Đại học, nên số lượng học sinh sinh viên vay thấp, bên cạnh đó với phương thức cho vay trực tiếp đến HSSV do đó khả năng thu hồi rất thấp, vì phần lớn các em sau khi ra trường về địa phương thì Ngân hàng rất khó thu hồi nợ.
* Chương trình cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp
Đây là chương trình được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp. Dự án được triển khai tại 4 tỉnh của miền trung, gồm: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định. NHCSXH được tham gia cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi tới các hộ gia đình và các thành viên khác có đủ điều kiện tham gia vào dự án trồng rừng thương mại.
Đối với Quảng Nam, dự án được triển khai tại 26 xã của 4 huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, tổng diện tích rừng trồng khoảng 10.600 ha, với tổng nguồn vốn dự kiến cho vay là 106 tỷ đồng.
Năm 2005 là năm đầu triển khai thí điểm, với dư nợ cho vay gần 1,3 tỷ đồng, số còn lại sễ được triển khai vào các năm tiếp theo.
2.2.3 Kết quả tài chính
Là một định chế tài chính đặc thù, hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. NHCSXH có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, thực hiện bảo tồn và phát triển vốn, bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động theo quy định.
Đối với chi nhánh NHCSXH Quảng Nam đã thực hiện tốt quản lý món vay, thu lãi, tận thu các khoản nợ tồn đọng. Kết quả tài chính qua các năm cụ thể như sau:
Biểu 2.4: Kết quả tài chính (1997-2005).
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng thu
3.064
4.294
5.717
7.172
8.839
9.821
10.910
15.542
18.477
-Thu lãi cho vay
3.063
4.199
5.629
7.047
8.721
9.525
10.421
15.176
17.966
-Thu khác
1
95
88
125
118
296
489
366
511
Tổng chi
3.290
4.512
5.497
7.133
8.256
9.352
11.256
14.849
18.636
Trả lãi TG
11
71
136
121
126
132
139
254
744
Trả phí SDV
1.095
2.325
2.803
3.236
3.057
4.110
4.411
2.277
3.704
Phí dịch vụNHNo
1.215
1.784
2.191
3.130
4.322
5.110
6.706
0
0
Chênh lệch
-226
-218
220
39
583
469
-346
693
-159
Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của NHCSXH Quảng Nam.
Tổng thu 9 năm đạt 83.836 triệu đồng, trong đó thu lãi cho vay chiếm 96%.
Tổng chi phí 9 năm: 82.781 triệu đồng, trong đó chi trả phí sử dụng vốn trung ương: 27.018 triệu đồng chiếm 32,63%, chi trả phí NHNo:24.458 triệu đồng.
Chênh lệch thu lớn hơn chi là: 1.055 triệu đồng.
Định mức chi phí quản lý từ năm 1997, 1998 thực hiện theo hình thức dự toán được duyệt, tỷ lệ thu lãi thấp trong lúc đó phải đảm bảo các khoản chi cần thiết, nên chênh lệch thu, chi âm. Từ năm 1998 đến 2002, áp dụng hình thức khoán định mức chi phí quản lý theo doanh thu đã khuyến khích cơ sở tăng cường thu nợ, thu lãi, tạo nguồn để áp ứng nhu cầu chi phí, nên tỷ lệ thu lãi luôn đạt trên 95%. Việc định mức chi phí là một trong những giải pháp điều hành có tác động tích cực đến việc tổ chức quản lý món vay, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Từ năm 2003 khi NHCSXH được thành lập, việc giao kế hoạch tài chính hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc khoán thu, khoán chi trên cơ sở định mức giao của Bộ Tài chính cho toàn ngành. Năm 2003,2005 chênh lệch thu, chi âm là do chi mua sắm tài sản, công cụ theo chỉ tiêu giao của Ngân hàng trung ương.
2.2.4. Hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của đơn vị luôn được Ban đại diện Hội đồng quản trị và bộ phận điều hành từ tỉnh đến huyện quan tâm, xem đây như là một giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị, hàng năm Ban đại diện Hội đồng quản trị tỉnh, huyện đều xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của toàn Chi nhánh nhất là kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi, hiệu quả kinh tế - xã hội của đồng vốn đã đầu tư. Qua kiểm tra Ban đại diện các cấp đã đánh giá cao kết quả hoạt động của Chi nhánh, tinh thần tận tuỵ, sâu sát của cán bộ ngân hàng và vai trò phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn trong việc chuyển tải đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng.
Cùng với các hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị, bộ phận điều hành cấp tỉnh và huyện cũng thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra và tự kiểm tra, nội dung kiểm tra được tập trung vào việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng, mục tiêu, định chế nghiệp vụ mà Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc đã hoạch định và ban hành. Qua kiểm tra tại cơ sở cho thấy, các đơn vị trực thuộc đã chấp hành tốt quy trình tín dụng, chế độ quản lý tài chính - kế toán của Nhà nước và ngành, những sai sót chủ yếu là về mặt kỹ thuật nghiệp vụ trong quá trình thiết lập hồ sơ tín dụng, chứng từ kế toán, nhưng đã được chấn chỉnh kịp thời.
2.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Những kết quả đạt được
Sau 03 năm triển khai đi vào hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam, mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHCSXH Quảng Nam không ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển, với 1 Hội sở tỉnh, 16 phòng giao dịch tại các huyện thị, 216 điểm giao dịch xã phường cùng với hàng ngàn tổ TK & VV.
Hoạt động của Chi nhánh đã thu được những kết quả và đạt được cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội.
2.3.1.1. Hiệu quả về kinh tế
Chỉ qua 9 năm hoạt động Chi nhánh đã cung cấp tín dụng cho đại bộ phận dân nghèo vay vốn, đến nay nguồn vốn của Chi nhánh đã cho vay 100% các xã phường trên địa bàn, tạo cơ hội để hộ nghèo tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó bản thân Chi nhánh cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Từ ban đầu chỉ có vài cán bộ kiêm nhiệm phụ thuộc hoàn toàn vào NHNo & PTNT nay tách ra hoạt động độc lập và đã hình thành mạng lưới rộng khắp, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Hoạt động của NHCSXH đã tập trung được các chương trình tín dụng chính sách có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo về một đầu mối là NHCSXH và quản lý thống nhất theo chủ trương chính sách của Chính phủ. Hoạt động cho vay hộ nghèo đã dựa vào các tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường với phương thức uỷ thác từng phần từ đó đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội cùng đồng tâm nhất trí thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính Phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượng này tiếp cận với dịch vụ tài chính tiền tệ, tín dụng ngân hàng, lĩnh vực mà lâu nay họ chưa có cơ hội tiếp cận. Một mặt các tổ chức chính trị - xã hội có màng lưới rộng lớn đến tận địa bàn thôn, xã, bản, các cán bộ tổ chức hội sống gần dân, hiểu dân, có kinh nghịêm trong công tác quần chúng. Mặt khác do tín dụng đối với người nghèo trải rộng từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, địa bàn đi lại khó khăn, hạn mức tín dụng nhỏ lẻ… nên việc thực hiện uỷ thác qua các tổ chức hội đã tận dụng được bộ máy cán bộ, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý xã hội, tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng và các chương trình văn hoá - xã hội đạt kết quả cao hơn.
Các chương trình tín dụng của Chi nhánh đã giúp cho các hộ gia đình nghèo có đủ vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ…tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn sản xuất tạo việc làm, người nghèo có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước làm quen với với nền sản xuất hàng hoá, tiếp cận với cơ chế thị trường và các hoạt động tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo.
Về hoạt động cho vay: với phương châm hoạt động “ đưa NHCSXH đến gần nhà người dân” những năm qua Chi nhánh đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra đó là cho vay kịp thời và đến tận tay người cần vốn góp phần giải quyết việc làm, hạn chế việc cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, xoá bó dần khoảng cách giàu nghèo. Đồng thời còn thể hiện tính ưu việt của cơ chế tín dụng chính sách như điều kiện cho vay được nới rộng, không phải thế chấp tài sản hoặc xây dựng các dự án vay vốn, nâng cao vai trò kiểm soát thông qua việc điều hành của Ban đại diện HĐQT ở các cấp. Việc xác định đối tượng được vay vốn được bình xét công khai, dân chủ đảm bảo công bằng và có sự giám sát của cộng đồng nên hạn chế được những tiêu cực xảy ra, tiết kiệm chi phí giao dịch cho khách hàng và Ngân hàng. Cơ chế quản lý tài chính của Chính phủ đối với NHCSXH đang được thực hiện là cơ chế khoán tài chính như một đơn vị sự nghiệp có thu, nâng cao dần tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Qua thanh tra, kiểm tra của nhiều đoàn thuộc các ngành, các cấp và của nội bộ NHCSXH đã cho thấy vốn của Chi nhánh trong những năm qua trực tiếp đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. vốn vay được sử dụng đúng theo mục đích xin vay, đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Một số địa phương đã lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, xoá mù chữ… nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực.
2.3.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Việc thành lập NHCSXH là một chủ trương sáng suốt, phù hợp với ý Đảng lòng dân. Do đó nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp. Kết quả hoạt động trong thời gian qua tuy chưa dài song đã gây được lòng tin và ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là một giải pháp rất cụ thể góp phần ổn định kinh tế chính trị, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Với những kết quả đã đạt được tín dụng đối với hộ nghèo đã thực sự đóng vai trò trung gian cầu nối củng cố khối liên minh công nông. Hoạt động của Chi nhánh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội cùng với chi nhánh đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người được thụ hưởng chính sách.
Hoạt động của NHCSXH đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và tình trạng bán lúa non, cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội đất nước.
Thực hiện kênh tín dụng đối với hộ nghèo đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái và lương tâm trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã xem NHCSXH như một công cụ tài chính quan trọng để góp phần thực hiện mục tiêu xói đói giảm nghèo trên địa bàn.
Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát thông qua việc điều hành của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp ở địa phương, qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội, từng bước mở rộng tính công khai, dân chủ và tính nhân dân sâu sắc trong hoạt động tín dụng ngân hàng là sợi dây kinh tế thắt chặt và củng cố khối liên minh công nông.
Với đặc thù riêng, mô hình quản lý và phương thức tín dụng được NHCSXH triển khai thực hiện không chỉ tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính tiền tệ tín dụng Ngân hàng mà còn khuyến khích họ tham gia quản lý xây dựng tổ chức Ngân hàng phục vụ mình.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Vấn đề khó khăn nhất hiện nay của toàn hệ thống nói chung và chi nhánh nói riêng là việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động. Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH đã được Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể trong Nghị định 78, song thực tế thời gian qua việc tạo lập nguồn vốn hoạt động của NHCSXH là vấn đề không đơn giản, quy mô tín dụng phụ thuộc vào khối lượng vốn cấp bù của Ngân sách hàng năm. Tại địa phương tuy đã được UBND tỉnh, huyện, thị xã quan tâm chuyển vốn để lập quỹ cho vay nhưng do ngân sách còn nghèo do đó tổng nguồn vốn địa phương đến nay đạt trên 17 tỷ đồng, chỉ chiếm gần 5% tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh, do đó việc chủ động nguồn vốn để đầu tư luôn là bài toán khó đối với đơn vị. Công tác thanh toán cho NHCSXH đã được thiết lập nhưng chưa triển khai được các dịch vụ nhận tiền gửi, chưa tổ chức thanh toán đến hộ gia đình ở nông thôn; chưa tranh thủ được các nguồn vốn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước không có lãi hoặc có lãi suất thấp để mở rộng nguồn vốn cho vay giảm gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân sách Nhà nước. Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay đi đôi với việc càng mở rộng đối tượng cho vay lớn bao nhiêu thì Ngân sách Nhà nước phải cấp bù lãi suất ngày càng lớn bấy nhiêu, đây chính là nguyên nhân tạo khoảng cách giữa cung và cầu vốn luôn luôn căng thẳng và là yêu cầu bức xúc hiện nay cũng như trong thời gian tới của NHCSXH.
- Việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với vùng II, vùng III, vùng đặc biệt khó khăn và một số chương trình tín dụng chính sách khác cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa,... do còn có nhiều ý kiến khác nhau về chính sách và đối tượng thụ hưởng nên vẫn chưa được chuyển giao việc thực hiện từ các Ngân hàng thương mại cho Ngân hàng Chính sách xã hội, do đó với 1 tỉnh nghèo như Quảng Nam có 8 huyện miền núi thì cần sớm có sự hỗ trợ của nhà nước về tín dụng đối với vùng II, vùng III để tạo điều kiện phát triển kinh tế tỉnh nhà.
- Các chính sách về nguồn vốn, chính sách về đầu tư còn bị động, chắp vá,ví dụ như chương trình cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn phân bổ hàng năm rất thấp nhưng thường xuyên bị tồn đọng do để thẩm định một món vay cần phải có đủ 3 ngành Ngân hàng, Lao động TB & XH, tài chính; cho vay trồng rừng phải có ngành nông nghiệp phối hợp thẩm định, trình UBND ra Quyết định cho vay …
- Các quy định cụ thể về cho vay đối với hộ nghèo còn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống như: mức c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van Lam dung.doc
- phu.doc