MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Phần mở đầu 1
Chương 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 3
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại – Chức năng và vai trò của Ngân hàng 3
thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại 5
1.2 Các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5
1.2.1 Vốn điều lệ và các quỹ 6
1.2.2 Vốn huy động 8
1.2.3 Vốn đi vay 8
1.2.4 Nguồn vốn khác 9
1.3 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động 9
1.3.1 Đối với nền kinh tế 9
1.3.2 Đối với NHTM 9
1.3.3 Đối với khách hàng 10
1.4 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 10
1.4.1 Tiền gửi không kỳ hạn 10
1.4.2 Tiền gửi có kỳ hạn 11
1.4.3 Tiền gửi tiết kiệm 11
1.4.4 Phát hành giấy tờ có giá 12
1.5 Chi phí và rủi ro trong công tác huy động vốn 13
1.5.1 Chi phí cho nguồn vốn huy động 13
1.5.2 Rủi ro trong công tác huy động vốn 16
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 18
1.6.1 Yếu tố chủ quan 18
1.6.2 Yếu tố khách quan 22
Kết luận chương 1 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 24
TẠI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN (BIDV)
2.1 Giới thiệu hệ thống BIDV 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
2.1.2 Kết quả hoạt động chính của BIDV năm 2008 27
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV 29
2.2.1 Các hình thức huy động vốn được triển khai tại BIDV 29
2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán 29
2.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 30
2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm 30
2.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 30
2.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 31
2.2.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang 31
2.2.1.3.4 Tiền gửi tiết kiệm “ổ trứng vàng” 32
2.2.1.3.5 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng 32
2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá 33
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn 33
2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động tại BIDV 34
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV 39
2.2.5 Quản trị nguồn vốn tại BIDV 48
2.3 Đánh giá kết quả đạt được và các tồn tại trong côngtác 50
huy động vốn tại BIDV
2.3.1 Kết quả đạt được 50
2.3.2 Những tồn tại 52
2.3.3 Nguyên nhân những tồn tại 53
Kết luận chương 2 54
Chương 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 55
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN
3.1 Định hướng công tác huy động vốn của BIDV 55
3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của BIDV 55
3.1.2 Định hướng công tác huy động vốn tại BIDV trong thời gian tới 56
3.2 Những kiến nghị ở tầm vĩ mô nhằm gia tăng huy động vốn 57
tại BIDV
3.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 57
3.2.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 59
3.3 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống BIDV 61
3.3.1 Áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý 61
3.3.2 Giải pháp về chính sách quan hệ khách hàng 61
3.3.3 Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn 62
3.3.4 Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ huy động vốn 64
3.3.5 Giải pháp tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động 65
3.3.6 Giải pháp về phát triển công nghệ 66
3.3.7 Giải pháp về quy trình thực hiện các nghiệp vụ 67
3.3.8 Giải pháp về chính sách nhân sự 68
3.3.9 Giải pháp về công tác marketing, phát triển thương hiệu 69
Kết luận Chương 3 71
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãi suất cho vay giảm đột ngột, tỷ giá tăng cao…
Trước nhiều diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính tiền tệ, BIDV cũng
chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, với trách nhiệm là NHTM Nhà nước
hàng đầu, BIDV đã tiên phong trong việc can thiệp và hỗ trợ thị trường một cách
toàn diện trên các mặt: định hướng tăng, giảm lãi suất phù hợp với chuyển biến của
nền kinh tế; đẩy mạnh tín dụng thanh toán xuất nhập khẩu; cung ứng vốn cho các tập
đoàn để tạo lập cân đối lớn, sản xuất các mặt hàng thiết yếu …. giúp kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng bền vững.
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng tài sản 117.796 158.165 201.382 243.867
Vốn chủ sở hữu 3.150 4.428 8.405 13.393
Nguồn vốn huy động 85.747 113.610 141.856 187.000
Nguồn:Báo cáo thường niên BIDV năm 2008.
Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế 115 539 1.605 1.845
LN sau thuế/VCSH bình quân (ROaE) 3,70% 14,23 % 15,94% 13,6%
LN sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROaA) 0,11 % 0,39 % 0,89 % 0,75%
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2008
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của BIDV giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Tổng tài sản 18,37 % 34,27% 27,32 % 21,09%
Vốn chủ sở hữu 2,87% 40,57% 89,81% 59,34%
Nguồn vốn huy động 27,48 % 32,49% 24,86% 31,82%
Dư nợ cho vay 18,05 % 17,80% 34,40 % 18,96%
Lợi nhuận sau thuế 202,63 % 368,69 % 197,77 % 14,95%
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2008
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của BIDV giai đoạn 2005-2008
2005 2006 2007 2008
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR 3,36 % 5,5 % 6,67 % 7,97%
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 92,5% 82,3% 88,5% 79,9%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 12,47 % 9,6 % 3,98 % 4,01%
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2008.
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV
2.2.1 Các hình thức huy động vốn đang được triển khai tại BIDV
2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền gửi: VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD …..
- Số dư tối thiểu: 100.000 VND đối với cá nhân, 1.000.000 VND đối với
tổ chức hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương 50 USD.
Tiện ích sản phẩm:
- Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền hoặc
chuyển khoản trên tài khoản tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV trên toàn quốc
mà không phụ thuộc vào nơi khách hàng mở tài khoản lần đầu. Với tiện ích “Gửi một
nơi, rút nhiều nơi” giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn địa điểm giao dịch
và có thể an tâm giao dịch trên tài khoản của mình khi đi đến bất kỳ tỉnh thành nào
trên toàn quốc.
- Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán định kỳ: là việc BIDV
thực hiện theo lệnh của khách hàng đến tài khoản của đơn vị thụ hưởng mở tại BIDV
hoặc tại một ngân hàng khác với số tiền cố định nhằm mục đích thanh toán các
khoản định kỳ như phí thuê nhà, bảo hiểm, điện, nước, điện thoại. Với tiện ích này,
khách hàng chỉ cần đặt lệnh giao dịch một lần và không phải tốn kém thời gian đi
đến địa điểm giao dịch của BIDV. Đối với khách hàng tổ chức, BIDV cung cấp dịch
vụ thanh toán lương tự động hàng tháng với mức phí ưu đãi.
- Tài khoản sử dụng cho thẻ thanh toán của BIDV cũng chính là tài
khoản tiền gửi thanh toán. Khi có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng không
phải mở thêm một tài khoản khác, thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý tài
khoản.
- Khách hàng có thể sử dụng vượt quá số dư trên tài khoản của mình với
dịch vụ Thấu chi tài khoản. Căn cứ vào thu nhập và uy tín của khách hàng, BIDV sẽ
cấp cho khách hàng một hạn mức thấu chi phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tức
thời.
2.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền tệ: USD, VND, EUR.
- Bao gồm các loại kỳ hạn tuần (01 tuần, 02 tuần, 03 tuần) và các kỳ hạn
tháng (từ 01 tháng trở lên) theo thỏa thuận giữa BIDV và khách hàng gửi tiền thông
qua Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.
- Lãi suất từng kỳ hạn do BIDV và khách hàng thỏa thuận.
- Khách hàng có thể lựa chọn hình thức lãi nhập gốc hoặc chỉ định một
tài khoản nhận lãi khi hợp đồng tiền gửi đến hạn.
- Khách hàng có thể rút vốn trước hạn theo thỏa thuận với BIDV.
Tiện ích sản phẩm:
- Có nhiều kỳ hạn để khách hàng lựa chọn với mức lãi suất hấp dẫn và
thủ tục đơn giản.
- Các doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi có thể sử dụng tiền gửi có kỳ
hạn để tối đa hóa lợi nhuận cho mình.
2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm:
2.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền tệ: VND,USD, EUR.
- Mức gửi tối thiểu lần đầu tiên: 100.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị
tương đương 50 USD.
- Khách hàng được nhận sổ tiết kiệm không kỳ hạn và được hưởng lãi
suất không kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Lãi được nhập gốc vào ngày rút hết số dư.
Tiện ích sản phẩm:
- Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền trên sổ tiết
kiệm tại bất kỳ điểm giao dịch nào của BIDV trên toàn quốc và BIDV không thu phí
khách hàng.
- Truờng hợp chủ sở hữu sổ tiết kiệm không thể đến ngân hàng rút tiền
được thì có thể uỷ quyền cho người khác lĩnh thay. Thủ tục ủy quyền được thực hiện
tại địa phương nơi người uỷ quyền cư trú hoặc tại các điểm giao dịch của BIDV.
2.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền tệ: VND,USD, EUR.
- Mức gửi tối thiểu lần đầu tiên: 100.000 VND hoặc ngoại tệ có giá trị
tương đương 50 USD.
- Bao gồm các loại kỳ hạn tuần (01 tuần, 02 tuần, 03 tuần) và các kỳ hạn
tháng (từ 01 đến 72 tháng)
- Khi đáo hạn, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sẽ tự động nhập lãi vào vốn
và tái tục thêm kỳ hạn mới bằng kỳ hạn cũ với mức lãi suất hiện hành tại thời điểm
tái tục. Trường hợp đến ngày đáo hạn, BIDV không còn huy động kỳ hạn mà khách
hàng đăng ký thì sổ tiết kiệm của khách hàng sẽ được tái tục với một kỳ hạn mới
bằng kỳ hạn ngắn hơn liền kề.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên, khách hàng có
thể rút gốc linh hoạt trên sổ tiết kiệm và được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số
tiền đã rút theo thời gian thực gửi. Số lần rút gốc tối đa là 5 lần.
Tiện ích sản phẩm:
Ngoài các tiện ích giống như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì tiết kiệm
có kỳ hạn còn có những tiện ích sau:
- Có nhiều kỳ hạn để lựa chọn với lãi suất hấp dẫn.
- Nếu khách hàng cần tiền khi sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán có
thể dễ dàng dùng sổ tiết kiệm để cầm cố vay vốn tại các ngân hàng khác, đặc biệt vay
vốn tại BIDV được ưu tiên về lãi suất cho vay.
2.2.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền gửi: VND, USD.
- Kỳ hạn áp dụng:
- Khoản tiền gửi càng lớn thì mức lãi suất càng cao.
- Khách hàng chỉ được thanh toán trước hạn một lần toàn bộ số tiền gửi
và được hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số ngày thực gửi.
- Khi đáo hạn, tài khoản tiết kiệm bậc thang sẽ tự động nhập lãi vào vốn
và tái tục thêm kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn ban đầu với mức lãi suất bậc thang tại
thời điểm tái tục. Trường hợp vào ngày đáo hạn, nếu BIDV không còn huy động kỳ
hạn mà khách hàng đăng ký thì sổ tiết kiệm sẽ được tái tục một kỳ hạn mới bằng kỳ
hạn ngắn hơn liền kề; hoặc BIDV không còn huy động loại hình tiết kiệm bậc thang
thì sổ tiết kiệm vẫn được tái tục một kỳ hạn mới với lãi suất của loại hình tiết kiệm
có kỳ hạn áp dụng tại thời điểm tái tục.
Tiện ích sản phẩm:
Ngoài các tiện ích của tiết kiệm có kỳ hạn thì tiết kiệm bậc thang giúp tối
đa hóa lợi ích của khách hàng.
2.2.1.3.4 Tiền gửi tiết kiệm “ổ trứng vàng”:
Đặc tính sản phẩm:
- Loại tiền: VND
- Tích lũy tiền nhàn rỗi từ tài khoản tiền gửi thanh toán chuyển sang tài
khoản tiết kiệm “ổ trứng vàng” để được hưởng lãi suất lũy tiến theo mức số dư tiền
gửi.
- Việc quản lý vốn trên tài khoản được tự động hóa theo ủy quyền của
khách hàng.
Tiện ích sản phẩm:
- Số dư tiền gửi trong tài khoản của khách hàng càng lớn, lãi suất khách
hàng được hưởng càng cao.
- Tiết kiệm được thời gian cho khách hàng.
- Việc rút tiền có thể thực hiện trực tiếp tại bất kỳ điểm giao dịch nào
của BIDV trên toàn quốc hoặc rút tiền bằng thẻ ATM.
2.2.1.3.5 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng:
Đặc tính sản phẩm:
- Là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng khách hàng còn được
tham gia dự thưởng theo quy định của BIDV.
- Đối tượng, thời gian; phạm vi phát hành; đồng tiền; kỳ hạn huy động;
mức tiền gửi tối thiểu và hình thức phiếu dự thưởng do BIDV quy định cụ thể trong
từng đợt phát hành.
- Việc rút trước hạn được BIDV quy định trong từng đợt phát hành.
Tiện ích sản phẩm:
Ngoài các tiện của tiết kiệm có kỳ hạn thì tiết kiệm dự thưởng tạo cơ hội
cho khách hàng sở hữu những phần thưởng có giá trị.
2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá
Đối tượng, thời gian; phạm vi phát hành; đồng tiền; kỳ hạn huy động; mức
tiền gửi tối thiểu do BIDV quy định cụ thể trong từng đợt phát hành.
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn
Dịch vụ thanh toán:
BIDV ngày càng phát triển thêm nhiều kênh thanh toán trong nước, quốc
tế bằng các chương trình của BIDV xây dựng và tham gia các chương trình thanh
toán lớn của NHNN, ngân hàng nước ngoài. Hiệu quả của hoạt động thanh toán
mang lại ngoài phí dịch vụ thu được còn là hiệu quả sử dụng nguồn vốn không kỳ
hạn do khách hàng, đối tác … tín nhiệm hệ thống thanh toán của BIDV gửi tại
BIDV.
Dịch vụ thẻ:
Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV chính thức triển khai phục vụ khách
hàng từ tháng 06/2002. Sau 6 năm hoạt động, BIDV đã từng bước triển khai các sản
phẩm dịch vụ thẻ và được thị trường đón nhận, ủng hộ. Hiện tại, BIDV chỉ mới phát
hành thẻ ghi nợ nội địa ( thẻ ATM) với ba thương hiệu: thẻ Power, eTrans 365+, Vạn
dặm phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng. Thẻ BIDV có các tính năng cơ bản như
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động, tra cứu số dư, chuyển khoản cùng hệ thống, yêu
cầu chuyển sang tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn. Tính đến tháng 06/2008, số lượng thẻ
phát hành lũy kế của BIDV là 1,3 triệu thẻ, đạt thị phần vào khoảng 12%. Năm 2007
là năm đạt được kết quả ấn tượng nhất (số thẻ phát hành trong năm 2007 là 400.000
thẻ) do các Chi nhánh đã tích cực khai thác thị trường, tận dụng tốt cơ hội từ chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án thanh toán không dùng tiền mặt và cụ thể hóa tại
Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các
đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Về mạng lưới, tính đến 30/06/2008 tổng số máy rút tiền tự động của
BIDV là 750 máy trên toàn quốc và 700 đơn vị chấp nhận thẻ (POS). Đặc biệt là việc
hoàn thiện kết nối hệ thống ATM trên toàn quốc với liên minh thẻ Banknet vào tháng
05/2007 và kết nối với liên minh thẻ Smartlink vào tháng 05/2008 đã mở rộng thêm
mạng lưới thanh toán thẻ của BIDV.
Dịch vụ ngân hàng hiện đại:
Hiện tại BIDV cung ứng các dịch vụ BSMS (Mobile Banking), Home
Banking và chuẩn bị triển khai dịch vụ Direct Banking (Internet Banking). Khách
hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại của BIDV để tra cứu số dư, giao dịch
của tài khoản thanh toán cũng như các thông tin về tỷ giá, lãi suất. Tính đến
31/12/2008, tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ BSMS trên 70.000 cá nhân và
doanh nghiệp; gần 200 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Homebanking.
2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động tại BIDV
* Sơ lược diễn biến cuộc đua tăng lãi suất những tháng đầu năm 2008
Những biến động bất lợi của nền kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2008
cùng với thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong nước đã và đang tác động tiêu cực đến kinh
tế-xã hội nước ta. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền
vững. Thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về tăng cường các biện pháp
kiềm chế lạm phát năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, hiệp hội trong ngành Ngân hàng quán
triệt, phối hợp, thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong toàn Ngành. Trong quý
I/2008, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng đồng bộ, quyết liệt các giải pháp điều hành
chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và
tổng dư nợ tín dụng, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN cùng với diễn biến bất lợi của nền kinh
tế thế giới và trong nước đã dẫn đến biến động phức tạp về lãi suất những tháng đầu
năm 2008 trên thị trường tiền tệ Việt Nam, đồng thời tạo nên những khó khăn cho
công tác huy động vốn của ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
Sự kiện Diễn biến trên
thị trường tiền tệ
Điều hành lãi suất
của BIDV
16/01/2008
NHNN Việt Nam ban hành
QĐ số 187/QĐ-NHNN ngày
16/01/2008 về việc điều chỉnh
tỷ lệ DTBB đối với các TCTD
như sau:
+ Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi
VND, ngoại tệ không kỳ hạn
và có kỳ hạn dưới 12 tháng
tăng từ 10% lên 11%.
+ Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi
VND, ngoại tệ có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên tăng từ 4%
lên 5%.
QĐ này có hiệu lực từ tháng
02/2008 và không áp dụng đối
với các TCTD hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn
BIDV ban hành Công văn số
40/CV-NVKD2 điều chỉnh lãi
suất huy động VND tối đa là
7,00%/năm áp dụng từ ngày
24/01/2008 trên toàn hệ thống.
30/01/2008
NHNN Việt Nam ban hành:
+ QĐ số 305/QĐ-NHNN
điều chỉnh lãi suất cơ bản từ
8,25%/năm tăng lên
8,75%/năm;
+ QĐ số 306/QĐ-NHNN điều
chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ
6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm;
lãi suất chiết khấu từ
4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm.
Các QĐ trên có hiệu lực thi
Hàng loạt NHTM
công bố tăng lãi suất
huy động VND với
mức lãi suất tăng khá
và mức tăng lớn nhất
thuộc về các NHTM
cổ phần. Lãi suất huy
động VND cao nhất
của một số NHTM cổ
phần lên đến xấp xỉ
15%/năm, lãi suất
huy động USD xấp xỉ
7%/năm. Các NHTM
cũng đưa ra nhiều
chương trình khuyến
mãi có giá trị lớn và
nhiều sản phẩm tiết
kiệm rút gốc linh
hoạt, tiết kiệm bù lạm
phát … với lãi suất
hấp dẫn.
BIDV ban hành công văn số
0350/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 9,00%/năm áp dụng từ ngày
31/01/2008 trên toàn hệ thống.
hành kể từ ngày 01/02/2008.
13/02/2008
NHNN Việt Nam ban hành
QĐ số 346/QĐ-NHNN về
việc phát hành 20.300 tỷ đồng
tín phiếu bắt buộc kỳ hạn 364
ngày; lãi suất 7,8%/năm; thời
điểm phát hành là ngày
17/03/2008.
BIDV là một trong những
TCTD thuộc đối tượng phải
mua tín phiếu bắt buộc với số
tiền 3.000 tỷ đồng.
BIDV ban hành công văn số
0599/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 10,5%/năm áp dụng từ ngày
21/02/2008 trên toàn hệ thống.
26/02/2008
Thống đốc NHNN Việt Nam
ban hành Công điện khẩn số
02/CĐ-NHNN yêu cầu các
NHTM điều chỉnh lãi suất huy
động VND không vượt quá
12%/năm.
Các ngân hàng đồng
loạt rút lãi suất huy
động VND về mốc
“trần” 12% theo chỉ
đạo của Ngân hàng
Nhà nước.
BIDV ban hành công văn số
1411/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 12,00%/năm áp dụng từ
ngày 28/02/2008 trên toàn hệ
thống.
25/03/2008
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
tuyên bố kể từ ngày
02/04/2008 các thành viên
thống nhất điều chỉnh lãi suất
huy động VND tối đa là
11%/năm; lãi suất huy động
ngoại tệ tối đa là 6%/năm.
Đến cuối ngày 2/4,
các NHTM đã lần
lượt giảm lãi suất huy
động VND và USD,
tôn trọng trần thỏa
thuận.
BIDV ban hành công văn số
1354/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 11%/năm và lãi suất huy
động ngoại tệ tối đa là
6%/năm áp dụng từ ngày
02/04/2008 trên toàn hệ thống.
28/04/2008
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
tuyên bố kể từ ngày
29/04/2008 các thành viên
thống nhất điều chỉnh lãi suất
huy động VND tối đa là
12%/năm; lãi suất huy động
ngoại tệ tối đa là 6%/năm.
Hầu hết các NHTM
tăng lãi suất huy động
VND bằng mức kịch
trần theo thỏa thuận.
Ranh giới lãi suất
giữa các kỳ hạn tiền
gửi cũng đang dần
BIDV ban hành công văn số
1920/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 12%/năm và lãi suất huy
động ngoại tệ tối đa là
6%/năm áp dụng từ ngày
29/04/2008 trên toàn hệ
mờ nhạt. thống.
16/05/2008
NHNN Việt Nam ban hành:
+ QĐ số 16/2008/QĐ-NHNN
về việc điều hành lãi suất cơ
bản bằng đồng Việt Nam.
Theo đó, các TCTD ấn định lãi
suất kinh doanh bằng VND đối
với khách hàng không vượt
quá 150% lãi suất cơ bản do
NHNN Việt Nam công bố
trong từng thời kỳ.
+ QĐ số 1099/QĐ-NHNN điều
chỉnh lãi suất cơ bản từ
8,75%/năm tăng lên 12%/năm
+ QĐ số 1098/QĐ-NHNN điều
chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ
7,5%/năm tăng lên 13%/năm;
lãi suất chiết khấu từ 6%/năm
tăng lên 11%/năm.
Các QĐ trên có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 19/05/2008.
Mức lãi suất huy
động bằng VND phổ
biến của khối NHTM
nhà nước là 13,5-
14%/năm, khối
NHTM cổ phần là
14-14,5%/năm. Hàng
loạt NHTMCP đã
tăng lãi suất huy động
USD với lãi suất phổ
biến ở mức 6,5-
7%/năm (kỳ hạn dưới
12 tháng), 7-
7,5%/năm (kỳ hạn
trên 12 tháng)
BIDV ban hành công văn số
2273/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 13,5%/năm và lãi suất cho
vay tối đa là 18%/năm áp
dụng từ ngày 19/05/2008 trên
toàn hệ thống.
10/06/2008
NHNN Việt Nam ban hành:
+ QĐ số 1317/QĐ-NHNN điều
chỉnh lãi suất cơ bản từ
12%/năm tăng lên 14%/năm
+ QĐ số 1316/QĐ-NHNN điều
chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ
13%/năm tăng lên 15%/năm;
lãi suất chiết khấu từ 11%/năm
tăng lên 13%/năm.
+ Văn bản số 5158/NHNN-
CSTT yêu cầu các tổ chức tín
Mức lãi suất huy
động bằng VND phổ
biến của khối NHTM
nhà nước là 17,5-
17,8%/năm, khối
NHTM cổ phần là
17,5%-18,5%/năm.
Một số NHTM cổ
phần tăng lãi suất huy
động lên đến xấp xỉ
20%/năm.
BIDV ban hành công văn số
2430/CV-NVKD2 điều chỉnh
lãi suất huy động VND tối đa
là 17,5%/năm và lãi suất cho
vay tối đa là 21%/năm áp
dụng từ ngày 11/06/2008 trên
toàn hệ thống.
dụng không được thu phí liên
quan đến hoạt động cho vay.
Trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế và thị trường tài chính tiền
tệ trong nước, BIDV đã đặt nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm
bảo an toàn vốn cho cả hệ thống.
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2005 - 2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Vốn điều lệ và các quỹ 5,603 6,097 9,081 13,110
- Tỷ trọng 4.74% 4.44% 5.33% 5.84%
- Tỷ lệ tăng trưởng 6.44% 8.82% 48.94% 44.37%
Vốn huy động 85,747 113,610 141,856 187,000
Tỷ trọng 72.51% 82.75% 83.23% 83.31%
- Tỷ lệ tăng trưởng 33.98% 32.49% 24.86% 31.82%
Vốn đi vay 26,157 16,172 18,088 22,987
- Tỷ trọng 22.12% 11.78% 10.61% 10.24%
- Tỷ lệ tăng trưởng -12.81% -38.17% 11.85% 27.08%
Vốn khác 741 1,416 1,414 1,372
- Tỷ trọng 0.63% 1.03% 0.83% 0.61%
- Tỷ lệ tăng trưởng 30.46% 91.09% -0.14% -2.97%
Tổng nguồn vốn 118,248 137,295 170,439 224,469
- Tỷ lệ tăng trưởng 18.45% 16.11% 24.14% 31.70%
2
1
3
4
Nguồn: Ban Kế hoạch Phát triển BIDV
Tổng nguồn vốn của BIDV có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2005 – 2008 là 23%/năm. Bên cạnh nguồn vốn điều lệ và nguồn vốn huy động,
BIDV cũng thực hiện các nghiệp vụ vay vốn trên thị trường liên ngân hàng và vay
NHNN để bổ sung nguồn vốn hoạt động. Tuy nhiên nguồn vốn vay có chi phí cao
này có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng nguồn vốn. Một
nguồn vốn khá quan trọng đối với BIDV là nguồn vốn tiếp nhận ủy thác từ các tổ
chức tài chính lớn như WB, IMF, ADB, JBIC, AFD…. Với kết quả thực hiện dự án
Tài chính nông thôn I và II do WB tài trợ, BIDV được WB đánh giá cao và tháng
05/2008, WB đã tiếp tục lựa chọn BIDV là ngân hàng tiếp nhận và triển khai Dự án
tài chính nông thôn III.
Đặc biệt, nguồn vốn giữ vai trò chủ yếu của BIDV là nguồn vốn huy động
có quy mô ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn.
Năm 2005, vốn huy động chỉ đạt 85.747 tỷ đồng và chiếm 72,21% tổng nguồn vốn
thì đến năm 2008 đã tăng lên 187.000 tỷ đồng, chiếm 83,31% tổng nguồn vốn. Điều
này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn hoạt động của BIDV ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV lại có xu hướng giảm dần
trong những năm gần đây do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM khác.
Đồng thời, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của BIDV cũng tương đương với mặt
bằng tăng trưởng huy động vốn của hệ thống ngân hàng.
31,82%
24,86%
32,94%
33,98%
0 50000 100000 150000 200000
85.747 Tỷ đồng-
2005
113.610 Tỷ
đồng-2006
141.856 Tỷ
đồng-2007
187.000 Tỷ
đồng- 2008
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV theo thời gian
Bảng 2.6: So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn 2005 2006 2007 2008
BIDV 33,98 % 32,49 % 24,86 % 31,82 %
Toàn hệ thống các TCTD 32,08 % 36,53 % 39,60 % 20,46%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN – Ban Kế hoạch Phát triển BIDV
31.82%
24.86%
33.98%
32.49%
39.6%
20.46%
32.08%
36.53%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
2005 2006 2007 2008
BIDV Toàn h thng các TCTD
Đồ thị 2.2: So sánh tốc độ tăng trưởng vốn huy động của BIDV
2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo sản phẩm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1
Tiền gửi
thanh toán
18,521 21.6% 28,857 25.4% 41,989 29.6% 50,116 26.8%
2
Tiền gửi có
kỳ hạn
23,237 27.1% 31,924 28.1% 43,975 31.0% 64,328 34.4%
3
Tiền gửi
tiết kiệm
36,185 42.2% 44,649 39.3% 47,096 33.2% 60,775 32.5%
4
Giấy tờ có
giá
7,803 9.1% 8,180 7.2% 8,795 6.2% 11,781 6.3%
85,747 100% 113,610 100% 141,856 100% 187,000 100%TỔNG
Năm 2007 Năm 2008S
T
T
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Nguồn: Ban Kế hoạch Phát triển BIDV
9,1%
7,2%
6,2%
6,3%
42,2%
39,3%
33,2%
32,5%
28,1%
27,1%
31%
34,4% 26,8%
29,6%
25,4%
21,6%
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000
2005
2006
2007
2008
Giấy tờ có giá Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi thanh toán
Đồ thị 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo sản phẩm
Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút ngày
càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, thời gian
qua BIDV đã áp dụng nhiều hình thức huy động với các kỳ hạn đa dạng và áp dụng
cơ chế lãi suất linh hoạt. Trong tổng nguồn vốn huy động của BIDV thì tiền gửi tiết
kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm ngày càng
giảm đi mặc dù quy mô vẫn tăng trưởng qua các năm. Điều này phản ánh nguy cơ
nguồn vốn huy động mất đi tính ổn định vì tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn được huy
động từ nền khách hàng dân cư. Tiền gửi thanh toán đều tăng trưởng quy mô và tỷ
trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có
giá chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Riêng năm 2008
có sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm. Cụ thể là tiền gửi có kỳ hạn lại
chiếm tỷ trọng lớn nhất, kế đến là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán sụt giảm cả
quy mô và tỷ trọng. Nguyên nhân là do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn chênh lệch rất lớn
so với tiền gửi thanh toán giúp BIDV thu hút được lượng khách hàng tổ chức gửi
mới và làm cho tiền gửi thanh toán của một số tổ chức chuyển sang loại hình tiền gửi
có kỳ hạn.
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo vùng kinh tế
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo vùng kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng
Miền Bắc 46,561 54.3% 62,031 54.6% 78,730 55.5% 106,403 56.9%
- Địa bàn Hà Nội 29,840 34.8% 41,354 36.4% 53,480 37.7% 71,995 38.5%
- ĐB sông Hồng và
miền núi phía Bắc
16,721 19.5% 20,677 18.2% 25,250 17.8% 34,408 18.4%
Miền Trung và Tây
Nguyên
13,291 15.5% 16,360 14.4% 19,292 13.6% 23,001 12.3%
- Miền Trung 10,804 12.6% 13,292 11.7% 15,179 10.7% 18,700 10.0%
- Tây Nguyên 2,487 2.9% 3,067 2.7% 4,114 2.9% 4,301 2.3%
Miền Nam 25,896 30.2% 35,219 31.0% 43,834 30.9% 57,596 30.8%
- Địa bàn TP.HCM 17,149 20.0% 23,972 21.1% 29,222 20.6% 40,205 21.5%
- Đông và Tây Nam
Bộ
8,746 10.2% 11,247 9.9% 14,611 10.3% 17,391 9.3%
TỔNG 85,747 100% 113,610 100% 141,856 100% 187,000 100%
1
2
3
Năm 2008
Khu vực
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007S
T
T
Nguồn: Ban Kế hoạch Phát triển BIDV
30,8%
30,9%
31%
30,2%
12,3%
13,6%
14,4%
15,5%
56,9%
55,5%
54,3%
54,6%
0 50000 100000 150000 200000
2005
2006
2007
2008
Miền Nam Miền Trung và Tây Nguyên Miền Bắc
Đồ thị 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo vùng kinh tế
Số liệu trên cho thấy BIDV thành công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.pdf