LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1
CƠSỞLÝ LUẬN VỀTHANH TOÁN QUỐC TẾVÀ RỦI RO KHI
SỬDỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Giới thiệu tổng quan vềThanh toán Quốc tế. 4
1.1.1. Thanh toán Quốc tếvà các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế. 4
1.1.1.1. Khái niệm Thanh toán Quốc tế. 4
1.1.1.2. Các điều kiện trong Thanh toán Quốc tế. 4
1.1.2. Sơlược vềcác phương thức thanh toán trong Thương mại Quốc tế. 6
1.1.2.1. Phương thức chuyển tiền. 6
1.1.2.2. Phương thức nhờthu . 7
1.1.2.3. Phương thức Tín dụng Chứng từ. 9
1.2. Rủi ro trong Thanh toán Quốc tếtheo phương thức Tín dụng Chứng từ. 14
1.2.1. Sơlược vềrủi ro trong hoạt động Thanh toán Quốc tế. 14
1.2.2. Các loại rủi ro chủyếu trong thanh toán Tín dụng Chứng từ. 15
1.2.2.1. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu . 15
1.2.2.2. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu. 18
1.2.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng. 19
1.2.3. Các loại thưtín dụng và những rủi ro tiềm ẩn . 20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾTHEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NAM Á
CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.1. Giới thiệu vềNgân hàng Thương mại CổphầnNam Á . 22
2.2. Lịch sửhình thành và định hướng phát triển tại Ngân hàng. 23
2.3. Vài nét vềtình hình tài chính và hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu tại Ngân hàng
trong thời gian qua . 26
2.4. Tổng quan vềChi nhánh Quang Trung của Ngân hàng Thương mại Cổphần Nam Á
. 29
2.5. Nghiệp vụthanh toán theo phương thức Tín dụng Chứng từtại Chi Nhánh
Quang Trung. . 30
2.5.1 Quy trình mởL/C . 30
2.5.2. Quy trình thanh toán L/C . 32
2.5.3. Cách kiểm tra Bộchứng từ. 34
2.5.3.1. Hối phiếu . 34
2.5.3.2. Hóa đơn thương mại. 35
2.5.3.3. Vận tải đơn . 36
2.5.3.4. Chứng từbảo hiểm . 38
2.5.3.5. Phiếu đóng gói. 39
2.5.3.6. Các chứng từkhác. 40
2.6. Thực trạng rủi ro trong thanh toán Tín dụng Chứng từtại Chi nhánh. 40
2.6.1. Khái quát tình hình Thanh toán Quốc tếtại Chi nhánh Quang Trung. . 40
2.6.2. Thực trạng vềrủi ro trong thanh toán Tín dụng Chứng từtại Chi nhánh
Quang Trung. . 44
2.6.2.1. Rủi ro xảy ra đối với hình thức L/C nhập khẩu trảchậm . 46
2.6.2.2. Rủi ro xảy ra khi Bộchứng từkhông hợp lệ. 49
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾRỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔPHẦN NAM Á – CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổphần Nam Á
năm 2010 .51
3.2. Giải pháp nhằm hạn chếrủi ro trong thanh toán Tín dụng Chứng từtại
Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Quang Trung.52
3.2.1. Vềnghiệp vụthanh toán Tín dụng Chứng từ.52
3.2.2. Cải tiến kỹthuật công nghệvà tăng cường huấn luyện nhân sự.55
3.2.3. Vềchiến lược khách hàng .57
3.2.4. Mởrộng quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài .58
3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quảkiểm tra kiểm toán nội bộ đểphòng ngừa
rủi ro.59
3.3. Một sốkiến nghị.60
3.3.1. Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.60
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổphần Nam Á.61
KẾT LUẬN. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 70
PHỤLỤC. 71
90 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2921 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á chi nhánh Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm mạnh.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, Ngân hàng đã mở rộng quan hệ đại lý với 248
ngân hàng nước ngoài ở 59 quốc gia trên thế giới.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
29
2.4. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á – Chi nhánh
Quang Trung
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất nước, với dân số
ngày càng tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh ngày càng cao, để phục vụ
tốt cho lượng khách hàng lớn, Hội đồng quản trị NAB đã quyết định thành lập
Chi nhánh cấp 2 Quang Trung (số 93 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp,
Tp.HCM) – trực thuộc chi nhánh cấp 1 Thị Nghè.
Chi nhánh Quang Trung bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 05/04/2004 với
chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn và các nghiệp vụ,
dịch vụ khác của ngân hàng theo sự ủy nhiệm và giám sát của Giám Đốc Chi nhánh
cấp 1 – Thị Nghè.
Đến ngày 28/10/2004 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản số
1230/NHNN – CNH cho phép Ngân hàng Nam Á mở chi nhánh cấp 1 từ việc
nâng cấp chi nhánh cấp 2 – Quang Trung.
Chi nhánh Quang Trung hiện có 4 Phòng giao dịch: Khánh Hội, Xóm Mới,
Trường Chinh và Hóc Môn.
Giám đốc hiện nay là Ông NGUYỄN THANH PHONG.
Phó giám đốc là Bà PHAN THỊ NGỌC DUNG.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
30
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức tại Chi nhánh Quang Trung
(Nguồn: Theo tài liệu của Phòng Kế toán tại Chi nhánh Quang Trung)
2.5. Nghiệp vụ thanh toán theo phương thức Tín dụng Chứng từ tại
Chi nhánh Quang Trung
Nghiệp vụ TTQT được tiến hành căn cứ vào Quyết định số 58/2004/QĐQT –
NHNA ngày 12 tháng 12 năm 2004, kèm theo Quy trình thanh toán XNK
Ngân hàng TMCP Nam Á do Hội đồng Quản trị ban hành.
2.5.1. Quy trình mở L/C
Để mở L/C, doanh nghiệp cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà
mình sẽ yêu cầu Ngân hàng mở:
- L/C phát hành bằng vốn tự có, doanh nghiệp ký quỹ 100%.
- L/C phát hành bằng vốn tự có, doanh nghiệp không ký quỹ đủ 100% hoặc
có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ: Doanh nghiệp liên hệ với bộ phận Tín dụng
nghiên cứu xem xét.
- L/C phát hành bằng vốn vay của Ngân hàng, doanh nghiệp liên hệ với
bộ phận Tín dụng để xem xét.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế toán
Phòng Tín Dụng
Phòng Ngân quỹ
Kế toán Tiết kiệm
Kiểm soát viên
Kế toán Tín Dụng Kế toán Thanh toán Kế toán Tổng hợp
Thanh toán viên Thanh toán Quốc tế
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
31
Sau khi xem xét nguồn vốn, doanh nghiệp căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm
đơn yêu cầu mở L/C. Doanh nghiệp cần xuất trình tại Ngân hàng các giấy tờ sau:
- Thư yêu cầu phát hành L/C (theo mẫu)
- Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị
tương đương như hợp đồng.
- Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
(đối với khách hàng giao dịch lần đầu)
- Văn bản cho phép NK của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành
(đối với hàng NK có điều kiện).
Đối với L/C trả chậm phải bổ sung thêm Hợp đồng bảo lãnh, Văn bản cam kết
lịch thanh toán, Phương án bán hàng để thanh toán NK.
Thanh toán viên sau khi kiểm tra xong hồ sơ sẽ chuyển cho cán bộ tín dụng làm
tờ trình thực hiện mở L/C. Trình toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát ký duyệt, sau đó
chuyển điện hồ sơ lên Phòng TTQT Hội sở. Kế tiếp, in điện trả về từ Hội sở, trình
ký phát hành, đóng dấu L/C. Thanh toán viên giao L/C gốc cho khách hàng, thông
báo đến ngân hàng đại lý của mình ở nước người XK, nhập ngoại bảng, thu phí mở
L/C, thu điện phí mở và chuyển điện phí mở lên Hội sở. Sau đó lưu hồ sơ.
Cách thức ký quỹ mở L/C
Trong Ngân hàng, thông thường tỷ lệ ký quỹ là do chính sách của Ngân hàng
đưa ra. Việc xác định tỷ lệ ký quỹ thì sẽ dựa theo nguyên tắc: rủi ro càng nhiều,
mức ký quỹ cho L/C đó càng lớn.
Hiện nay các Ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ (100%; dưới 100% hoặc không
cần ký quỹ) đối với doanh nghiệp NK căn cứ vào:
- Uy tín thanh toán của doanh nghiệp.
- Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
- Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp.
- Công nợ của doanh nghiệp NK.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
32
- Tính khả thi trong phương án kinh doanh hàng NK của đơn vị NK.
Cách thức:
Nếu số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền ký quỹ, Ngân hàng
sẽ trích từ tài khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản ký quỹ. Phòng NK trực tiếp làm
phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó sẽ chuyển sang Phòng Kế toán
để thực hiện.
Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, giải quyết bằng hai cách:
- Mua ngoại tệ để ký quỹ.
- Vay ngoại tệ để ký quỹ.
Thanh toán phí mở L/C: Phí mở L/C tùy theo mức nhà NK thực hiện ký quỹ.
Bảng 2.3: Mức thu phí thanh toán mở L/C
(Nguồn: Theo tài liệu của Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng Nam Á)
Mức ký quỹ mở L/C Mức thu phí thanh toán mở L/C
100% trị giá L/C 0.075% trị giá L/C mở
30 – 50% trị giá L/C 0.1% trị giá L/C mở
Dưới 30% trị giá L/C 0.15% trị giá L/C mở (min 5 USD, max 200 USD)
Miễn ký quỹ 0.2% trị giá L/C mở (min 5 USD, max 300 USD)
2.5.2. Quy trình thanh toán L/C
Khi nhận được thông báo về việc mở L/C, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo và
chuyển ngay L/C cho người XK. Người XK nếu chấp nhận L/C đã mở thì giao
hàng, nếu không thì đề nghị Ngân hàng mở sửa đổi cho phù hợp nội dung Hợp đồng
rồi giao hàng.
Sau khi giao hàng hóa, người XK lấy BCT thanh toán theo quy định của L/C
qua Ngân hàng thông báo, sau đó xuất trình cho Ngân hàng mở để yêu cầu được
thanh toán tiền.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
33
Ngân hàng mở kiểm tra BCT, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì
tiến hành trả tiền cho người XK. Nếu không phù hợp, ngân hàng sẽ từ chối
thanh toán, báo cho hội sở và điện SWIFT cho ngân hàng nước ngoài biết.
Ngân hàng mở L/C đòi tiền người NK và chuyển BCT cho người NK.
Người NK kiểm tra BCT nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho
ngân hàng mở L/C.
Đối với L/C trả chậm: Cũng giống như trên nhưng
Khi 1/3 BCT về (người XK gửi), cán bộ Tín dụng sẽ làm Khế ước nhận nợ cho
doanh nghiệp để thanh toán L/C. Ngân hàng chỉ kiểm tra số liệu, ngày tháng của 1/3
BCT.
1/3 BCT thường bao gồm:
- Vận đơn : 1 Original
- Hóa đơn thương mại: 1 Original
- Danh sách đóng gói: 1 Original
- Giấy chứng nhận xuất xứ: 1 Original
- Giấy chứng nhận bảo hiểm: 1 Original
Để được nhận hàng doanh nghiệp phải trình Thư cam kết về việc chấp nhận
thanh toán cho khách hàng kể cả BCT có bất kỳ sự không hợp lệ nào. Sau đó
Ngân hàng ký hậu vận đơn và đưa 1/3 BCT cho doanh nghiệp lấy hàng.
Khi 2/3 BCT về (ngân hàng nước ngoài gửi), Ngân hàng mở phải kiểm tra
toàn bộ chứng từ. Sau đó giao BCT lại cho người NK. Khác với L/C trả ngay là sau
5 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu, Ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng và
lập thủ tục thanh toán, L/C trả chậm thì ngày thanh toán căn cứ vào ngày hối phiếu
cộng thêm 40 ngày (hoặc 60, 90 ngày) hối phiếu, Ngân hàng làm bút toán phí
chấp nhận hối phiếu, thu điện phí chấp nhận hối phiếu và chuyển lên Hội sở.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
34
2.5.3. Cách kiểm tra Bộ chứng từ
2.5.3.1. Hối phiếu (Draft - Bill of Exchange)
Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của
người ký phát trên hối phiếu.
Kiểm tra ngày ký phát hối phiếu có trùng hoặc sau ngày vận đơn và trong
thời hạn hiệu lực của L/C hay không (Vì sau khi giao hàng, nhà XK hoàn tất BCT
gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền).
Kiểm tra số tiền ghi trên hối phiếu, số tiền này phải nằm trong trị giá của L/C và
phải bằng 100% trị giá hoá đơn.
Kiểm tra thời hạn ghi trên hối phiếu có đúng như L/C quy định hay không. Trên
hối phiếu phải ghi “at sight” nếu là thanh toán trả ngay hoặc “at...days sight” nếu là
thanh toán có kỳ hạn.
Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: tên và địa chỉ
của người ký phát (drawer), người trả tiền (drawee).
Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không?
Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu BCT đã được chiết khấu
trước khi gửi đến Ngân hàng thì trên mặt sau hối phiếu phải có ký hậu của
ngân hàng thông báo hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng
thông báo.
Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hối phiếu
Hối phiếu thiếu hoặc không chính xác về tên và địa chỉ của các bên có
liên quan.
Hối phiếu chưa ký hậu.
Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ không khớp nhau hay không
bằng trị giá hoá đơn.
Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C.
Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu không chính xác.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
35
2.5.3.2. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Kiểm tra số bản được xuất trình có đúng quy định của L/C không?
Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (tên công ty, địa chỉ, số
điện thoại...) so với nội dung của L/C quy định có phù hợp không?
Hoá đơn có chữ ký xác nhận của người thụ hưởng hay không? (Theo UCP 600,
nếu L/C không quy định thêm thì hoá đơn không cần ký tên). Nếu hoá đơn không
phải do người thụ hưởng lập thì hoá đơn được coi là hợp lệ khi L/C có quy định
chấp nhận chứng từ do bên thứ ba lập.
Mô tả trên hoá đơn có đúng quy định của L/C hay không?
Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng,
điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá có mâu thuẫn với các chứng từ khác như
phiếu đóng gói, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không...
Kiểm tra hoá đơn về các dữ kiện mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng,
giấy phép xuất nhập khẩu... và các thông tin khác ghi trên hoá đơn: số L/C, loại và
ngày mở L/C, tên phương tiện vận tải, cảng xếp, cảng dỡ hàng, số và ngày lập
hoá đơn có phù hợp với L/C và các chứng từ khác hay không?
Bất hợp lệ thường gặp khi kiểm tra hóa đơn thương mại
Tên và địa chỉ của các bên có liên quan được ghi trên hoá đơn thương mại khác
với L/C và các chứng từ khác.
Số bản hoá đơn phát hành không đủ theo yêu cầu của L/C.
Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hoá, tổng trị giá, điều kiện đóng gói và ký
mã hiệu hàng hoá trên hoá đơn không chính xác với nội dung của L/C.
Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
Các dữ kiện về vận tải hàng hoá không phù hợp với vận đơn.
Không có chữ ký theo quy định của L/C.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
36
2.5.3.3. Vận tải đơn (Ocean Bill of Lading)
Kiểm tra số bản chính được xuất trình.
Kiểm tra loại vận đơn: Vận đơn có nhiều loại như vận đơn đường biển, vận đơn
đường thuỷ, vận đơn đa phương thức...Căn cứ vào quy định của L/C, cần kiểm tra
xem loại vận đơn có phù hợp không?
Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: Nhà NK phải kiểm tra vận đơn có chữ ký
của người chuyên chở (hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc
thuyền trưởng của con tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có
chữ ký của người vận chuyển, không nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ
các chi tiết liên quan tư cách pháp lý của người đó thì chứng từ sẽ không được
ngân hàng thanh toán.
Kiểm tra mục người gửi hàng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chấp nhận một
chứng từ vận tải mà trên đó bên thứ ba được đề cập cho dù trong L/C không
quy định như vậy.
Kiểm tra mục người nhận hàng: đây là mục quan trọng trên vận đơn và luôn
được quy định rõ trong L/C nên người lập vận đơn phải tuân thủ quy định này một
cách nghiêm ngặt.
Kiểm tra mục thông báo (Notify): Mục Notify trên vận đơn sẽ ghi tên và địa chỉ
đầy đủ của người làm đơn xin mở L/C.
Kiểm tra tên cảng xếp hàng (Port of Loading) và cảng dỡ hàng
(Port of Discharge) có phù hợp với quy định của L/C hay không?
Kiểm tra điều kiện chuyển tải: Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải
(Transhipment prohibited), trên vận đơn không được thể hiện bất cứ bằng chứng
nào về sự chuyển tải. Nếu việc chuyển tải xảy ra, ngân hàng chỉ chấp nhận
chứng từ này khi tên cảng chuyển tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên
cùng một vận đơn.
Kiểm tra nội dung hàng hoá được nêu trên vận đơn có phù hợp với quy định
trong L/C và các chứng từ khác hay không? Nội dung này bao gồm: tên hàng hoá,
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
37
ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, số kiện hàng hoá, tổng trọng lượng hàng hoá.
Đặc biệt, ngân hàng thường chú ý đến mục ký mã hiệu hàng hoá ghi trên
thùng hàng, số hiệu container hoặc số hiệu lô hàng được gửi trên tàu với nội dung
L/C và Packing List.
Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng
(Shipped on board B/L) hoặc vận đơn nhận hàng để xếp
(Received for shipment B/L). Loại vận đơn này không được ngân hàng chấp nhận
và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người NK.
Kiểm tra mục cước phí: có phù hợp với quy định của L/C hay không? Do ở
nước ta, hàng hoá NK chủ yếu theo điều kiện giao hàng CIF và CFR nên hầu hết
các L/C quy định cước phí trả trước “freight prepaid”. Nếu vận đơn nêu cước phí
phải thu “freight to collect” thì nhà NK sẽ không chấp nhận chứng từ này.
Cần lưu ý các sửa đổi bổ sung trên vận đơn phải được xác nhận bằng chữ ký và
con dấu đồng thời kiểm tra các thông tin như số L/C và ngày mở, các dẫn chiếu các
chứng từ khác như hoá đơn, hợp đồng ...
Nhà NK phải kiểm tra ngày ký phát vận đơn có hợp lệ hay không?
Các bất hợp lệ thường gặp ở vận đơn là
Tên, địa chỉ và các thông tin khác về người gửi hàng, người nhận hàng,
người được thông báo không phù hợp theo quy định của L/C.
Các thay đổi bổ sung trên vận đơn không có xác nhận của người lập (chữ ký và
con dấu ).
Vận đơn thiếu tính chính xác do người lập vận đơn không nêu rõ tư cách pháp lý
đối với trách nhiệm chuyên chở lô hàng này.
Số L/C và ngày mở L/C không chính xác.
Các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá không theo đúng quy định L/C.
Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ
bảo hiểm, hoá đơn...
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
38
2.5.3.4. Chứng từ bảo hiểm ( Insurance Policy/ Insurance Certificate)
Kiểm tra số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C.
Kiểm tra tính xác thực của chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm có được ký
xác nhận của người có trách nhiệm hay không?
Kiểm tra loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm. Trong thực tế các L/C đều
quy định giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá hoá đơn. Do vậy Thanh toán viên sẽ
đối chiếu số tiền trên chứng từ bảo hiểm và hoá đơn theo quy định của L/C.
Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C
hay không? Đồng thời kiểm tra việc chuyển nhượng quyền bảo hiểm hàng hóa có
hợp lệ hay không? Ngoại trừ có quy định khác, tên và địa chỉ của người được
bảo hiểm phải là nhà XK (người thụ hưởng) và việc chuyển nhượng quyền
bảo hiểm hàng hoá cho nhà NK phải được thể hiện bằng hình thức ký hậu để trắng
(blank endorsed), tương tự như trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với chứng từ
vận tải.
Kiểm tra ngày lập chứng từ bảo hiểm: Căn cứ theo điều 28e UCP 600: “Ngày
của chứng từ bảo hiểm không được trễ hơn ngày giao hàng, trừ khi chứng từ
bảo hiểm thể hiện nó có hiệu lực từ ngày không trễ hơn ngày giao hàng”.
Kiểm tra nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: các mô tả về hàng hoá và
số liệu khác phải phù hợp với L/C và các chứng từ khác.
Kiểm tra các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm: tên tàu,
cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng có phù hợp với L/C hay không?
Kiểm tra các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường phải
phù hợp với quy định của L/C.
Kiểm tra phí bảo hiểm đã được thanh toán hay chưa? (đối với trường hợp L/C
quy định phải ghi rõ).
Kiểm tra các điều kiện bảo hiểm có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không?
Thông thường trong L/C quy định điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (all risks), rủi ro
chiến tranh (war risk), rủi ro đình công (strike risk)...
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
39
Các bất hợp lệ thường gặp đối với chứng từ bảo hiểm
Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C.
Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm không chính xác.
Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểm hàng hoá cho
nhà NK.
Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặc các chứng từ
khác.
Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lên tàu hoặc không nêu ngày lập chứng từ
bảo hiểm.
Không nêu số lượng bản chính được phát hành.
Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm.
Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoặc nơi khiếu nại, bồi thường theo
quy định L/C.
2.5.3.5. Phiếu đóng gói (Packing List)
Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị bao gói có phù hợp
với quy định của L/C hay không?
Ðiều kiện đóng gói có được nêu chính xác hay không?
Các thông tin khác không được mâu thuẫn với nội dung của L/C và các chứng từ
khác.
Các bất hợp lệ thường gặp đối với phiếu đóng gói
Không nêu hoặc nêu không chính xác điều kiện đóng gói theo quy định trên
L/C.
Thông tin về các bên liên quan không đầy đủ và chính xác.
Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hoá không khớp với trọng lượng cả
chuyến hàng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
40
2.5.3.6. Các chứng từ khác
Ngoài các chứng từ kể trên, Ngân hàng cũng sẽ chú ý kiểm tra các chứng từ sau
theo nguyên tắc đã nêu ở trên, trong đó có các chứng từ sau:
Giấy chứng nhận kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận hun trùng/ Giấy chứng nhận
kiểm dịch.. phải được lập hoặc có xác nhận ngày tiến hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch
là trước ngày giao hàng.
Hoá đơn bưu điện gửi chứng từ (Courier receipt) ngày nhận chứng từ phải nằm
trong thời hạn của L/C, kèm theo xác nhận của người nhận chuyển BCT.
Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng phải được lập theo quy định của L/C.
Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại và Công nghiệp hoặc người
sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của L/C.
Các điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo phải phù hợp với
quy định của L/C.
2.6. Thực trạng rủi ro trong thanh toán Tín dụng Chứng từ tại
Ngân hàng Nam Á - Chi nhánh Quang Trung
2.6.1. Khái quát tình hình Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh
Quang Trung
Qua sơ đồ tổ chức hệ thống chi nhánh, Thanh toán viên Thanh toán Quốc tế
làm việc tại phòng Kế toán, điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán tại đây không
nhiều, chủ yếu là giao dịch với một số khách hàng lâu năm.
Tại chi nhánh, phương thức được sử dụng chủ yếu là L/C nhập và chuyển tiền.
Bảng số liệu dưới đây sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình
thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Quang Trung
trong những năm qua.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
41
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi nhánh
Quang Trung trong những năm qua.
Đơn vị: 1,000 USD
2007 2008 2009
Nghiệp vụ Số đơn
hàng
Số tiền Số đơn
hàng
Số tiền Số đơn
hàng
Số tiền
L/C nhập 55 3,716.4 53 2,948.0 26 1,594.2
L/C xuất 4 285.8 3 122.4 3 124.1
Chuyển tiền 72 3,567.3 66 574.4 32 273.8
Tổng doanh số
thanh toán L/C
59 4,002.2 56 3,070.4 29 1,718.3
Tổng doanh số
TTQT
131 7,569.5 122 3,644.8 61 1,992.1
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hàng năm tại Chi nhánh Quang Trung)
Nhìn chung, từ năm 2007 đến năm 2009, nghiệp vụ L/C nhập, L/C xuất và
chuyển tiền đều giảm, đặc biệt là phương thức chuyển tiền đã giảm sút nhanh
chóng, cụ thể là năm 2007, doanh số nghiệp vụ chuyển tiền là 3,567,300 USD, đến
năm 2008 là 574,400 USD và giảm còn 273,800 USD vào năm 2009.
Hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Hội sở Ngân hàng Nam Á nói chung và
Chi nhánh Quang Trung nói riêng đều giao dịch với những khách hàng thân thiết,
lâu năm. Qua đó thấy được Ngân hàng chưa công tác tìm kiếm những đối tác
khách hàng mới, vì vậy doanh số thanh toán XNK không thể tăng trưởng.
Hơn thế nữa, 2 năm vừa qua, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, do đó doanh số
thanh toán XNK đã giảm đáng kể, cụ thể là tổng doanh số TTQT năm 2008 đã giảm
3,924,700 USD (-51.8%) so với 2007 và năm 2009 tiếp tục giảm 1,652,700 USD
(-45.3%) so với năm 2008.
Biểu đồ sau đây sẽ nêu rõ hơn về tỷ trọng các phương thức TTQT tại Chi nhánh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
42
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các phương thức Thanh toán Quốc tế tại Chi nhánh
Quang Trung
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hàng năm tại Chi nhánh Quang Trung)
49.10%
80.90%
80%
3.80%
3.40%
6.20%
47.10%
15.70%
13.80%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2007
2008
2009
L/C nhập
L/C xuất
Chuyển tiền
Nhìn chung, tỷ trọng của các phương thức TTQT qua các năm có sự thay đổi
đáng kể. Tỷ trọng L/C nhập khẩu tại Chi nhánh Quang Trung vượt xa tỷ trọng L/C
xuất khẩu, chiếm vị trí chủ đạo và phát triển mạnh mẽ trong các
phương thức TTQT. Điều này khẳng định tình trạng mất cân đối về nguồn
ngoại tệ thanh toán.
Phương thức L/C nhập dần dần thay thế cho phương thức chuyển tiền. Năm
2007, tỷ trọng phương thức L/C nhập và chuyển tiền không quá chênh lệch (cụ thể
theo thứ tự là 49.1% và 47.1%). Đến 2008, có sự thay đổi đột ngột, tỷ trọng
phương thức chuyển tiền chỉ chiếm 5.7% và tỷ trọng phương thức L/C nhập là
80.9%. Và đến cuối năm 2009, tỷ trọng phương thức chuyển tiền chỉ còn 3.8%.
Tuy phí mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền thấp
hơn phí thực hiện theo phương thức L/C, nhưng để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối
với khách hàng và đối với những hợp đồng có giá trị lớn thì doanh nghiệp thường
chọn phương thức an toàn nhất đó là phương thức Tín dụng Chứng từ.
Để thấy được rõ nét hơn tỷ lệ thanh toán L/C trong tổng doanh số thanh toán
quốc tế tại chi nhánh trong những năm 2007 đến 2009, chúng ta có thể khảo sát
biểu đồ sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
43
Biểu đồ 2.3: Tổng doanh số Thanh toán Quốc tế và thanh toán L/C các năm
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hàng năm tại Chi nhánh Quang Trung)
7,569.50
3,644.80
1,992.10
4,002.20
3,070.40
1,718.30
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
8,000.00
2007 2008 2009
Năm
1,
00
0
U
SD
Thanh toán quốc tế
Thanh toán bằng L/C
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hoạt động thanh toán L/C chiếm một tỷ trọng lớn
trong hoạt động thanh toán XNK tại Chi nhánh Quang Trung qua các năm. L/C đã
chứng tỏ là phương thức hữu hiệu, ngày càng được nhiều doanh nghiệp XNK chọn
làm phương thức thanh toán.
Năm 2007, thanh toán bằng L/C chỉ chiếm khoảng 52%. Qua 2 năm hoạt động,
đến cuối năm 2009, thanh toán bằng L/C trở thành phương thức chủ đạo, chiếm đến
86.2% trong tổng doanh số TTQT tại Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Quang Trung.
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán Tín dụng Chứng từ 6 tháng đầu năm 2010
tại Chi nhánh.
(Nguồn: Báo cáo Tổng hợp hàng năm tại Chi nhánh Quang Trung)
Đơn vị: 1,000 USD
6 tháng đầu năm 2010 So với 6 tháng đầu năm 2009
Số đơn hàng Số tiền Trị giá tăng Tỉ trọng
L/C nhập 18 1,275.6 392.7 44.5%
L/C xuất 2 92.7 36.6 65.2%
Tổng cộng 20 1,368.3 429.3 109.7%
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Đinh Tiên Minh
Sinh viên: Đỗ Thị Thu Thủy Ngành Quản Trị Ngoại Thương
44
Từ đầu năm 2010 đến nay, doanh số thanh toán XNK nói chung cũng như
doanh số thanh toán TDCT nói riêng tại Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh
Quang Trung đang diễn biến theo chiều hướng tích cực.
Lượng L/C nhập tăng cả về trị giá cũng như số đơn hàng so với 6 tháng đầu năm
2009, cụ thể đã tăng lên 392,700 USD. Lượng L/C xuất tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong TTQT tại Chi nhánh, nhưng 6 tháng đầu năm nay cũng có xu hướng tăng về
trị giá.
2.6.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán Tín dụng Chứng từ tại
Chi nhánh Quang Trung
Từ số liệu thực tế cho thấy kinh doanh thanh toán theo phương thức TDCT tại
Chi nhánh Quang Trung chưa mở rộng diện phục vụ. Số lượng khách hàng đến
tham gia thanh toán tại ngân hàng chưa nhiều, đặc biệt số lượng khách hàng
thanh toán hàng XK theo phương thức TDCT còn rất ít.
Mặt khác, tại Chi nhánh chưa có công tác tìm kiếm kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN TOT NGHIEP.pdf