Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh phú Mỹ Hưng

PHẦN MỞ ĐẦU 01

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 01

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 02

3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 02

4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 02

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 03

1.1.1 Tín dụng ngân hàng 03

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 03

1.1.1.2 Bản chất của tín dụng 04

1.1.1.3 Vai trò của tín dụng 04

1.1.1.4 Chức năng và nguyên tắc của tín dụng 05

1.1.1.5 Hoạt động tín dụng 05

1.1.1.6 Phân loại tín dụng ngân hàng 05

1.1.2 Rủi ro tín dụng 08

1.1.3 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng 08

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan 08

1.1.3.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan 10

1.1.4 Các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng 14

1.1.5 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra 15

1.1.5.1 Thiệt hại đối với ngân hàng 15

1.1.5.2 Thiệt hại đối với nền kinh tế 16

1.1.6 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng 16

1.2 LưỢC THẢO TÀI LIỆU 18

1.3 PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

1.2.2 Phương pháp phân tích 21

1.2.2.1 Nghiên cứu định tính 22

1.2.2.2 Nghiên cứu định lượng 23

1.4 KẾT LUẬN 26

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh phú Mỹ Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đồng thời tăng cường cho vay trung dài hạn đối với một số khách hàng mới với mục đích mua sắm tài sản cố định, đầu tư cơ sở hạn tầng kinh doanh hoặc cho vay tiêu dùng đối với cá thể, hộ gia đình. 2.2.3 Cơ cấu dƣ nợ: 2.2.3.1 Theo thành phần kinh tế: 33 Bảng 2.4. Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế. Đvt: triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Doanh nghiệp nhà nước 79.176 6,40 56.201 4,84 67.413 5,19 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 686.249 55,46 670.242 57,74 658.029 50,66 Cá thể, hộ gia đình 471.909 38,14 434.411 37,42 573.511 44,15 TỔNG DƢ NỢ 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,00 Nguồn: báo cáo nội bộ của Agribank Phú Mỹ Hưng. Quan sát cơ cấu dư nợ theo thành phân kinh tế có thể thấy cơ cấu doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (đạt 50,66% ở năm 2014), tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước là thấp nhất (đạt 5,19% năm 2014) và thành phần kinh tế các thể, hộ gia đình chiếm tỷ trọng đứng thứ hai nhưng có xu hướng tăng tăng ở năm 2014 (đạt 44,15%). Điều này một mặt đến từ việc đánh giá thực tế là: tính năng động, thích ứng và hiệu quả hoạt động của loại hình Doanh nghiệp quốc doanh tương đối kém hơn 2 thành phần kinh tế còn lại. Mặt khác cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế như vậy còn là do đặc thù địa bàn hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng. Trụ sở chính và các phòng giao dịch của chi nhánh tọa lạc kế cận các khu cao ốc văn phòng (Beautiful Sài Gòn, Tòa nhà Phú Mã Dương, v.v..), trung tâm thương mại (Cresent Mall, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc tế, chợ Tân Mỹ, v.v), khu dân cư (Sky Garden, Hưng Thái, Hưng Vượng, v.v) và gần khu chế xuất Tân Thuận. Điều này tạo cho chi nhánh lợi thế là nguồn khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể dồi dào. Từ đó thấy rằng tỷ trọng cho vay đối với các đối tượng này cao là dễ hiểu. 2.2.3.2 Theo mục đích sử dụng vốn và ngành nghề hoạt động: Bảng 2.5. Cơ cấu dƣ nợ theo mục đích sử dụng vốn và ngành nghề hoạt động Đvt: triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Phục vụ hoạt động kinh doanh 991.351 80,12 945.632 81,46 1.026.822 79,05 Nông Lâm Ngư nghiệp 12.261 0,99 10.978 0,95 14.290 1,10 Thương mại - Dịch vụ 184.385 14,90 238.263 20,52 241.078 18,56 Kho bãi, giao thộng vận tải 289.487 23,4 265.943 22,91 287.349 22,12 Tư vấn, kinh doanh BĐS 165.209 13,35 98.387 8,48 94.561 7,28 Xây dựng 89.567 7,24 94.378 8,13 94.089 7,24 Sản xuất và gia công chế biến sản phẩm 219.045 17,70 209.346 18,03 238.091 18,33 Các ngành nghề khác 31.397 2,54 28.337 2,44 57.364 4,42 Cho vay tiêu dùng 245.982 19,88 215.223 18,54 272.131 20,95 Phục vụ nhu cầu bất động sản 189.370 15,30 158.928 13,69 183.028 14,09 Các nhu cầu khác 56.781 4,59 56.295 4,85 89.103 6,86 34 TỔNG 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,00 Nguồn: báo cáo nội bộ của Agribank Phú Mỹ Hưng. Danh mục tín dụng của Agribank Phú Mỹ Hưng khá đa dạng, bao gồm nhiều nghành nghề được chia thành 2 nhóm mục đích vay vốn là: cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Chi nhánh dành khoảng 80% dư nợ để cho vay nhiều ngành nghề kinh doanh. Trong đó lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất. Qua từng năm tỷ trọng cho vay ngành khối ngành nghề liên quan đến bất động sản có xu hướng giảm dần (năm 2014, nhóm ngành tư vấn kinh doanh BĐS đạt 7,28% giảm gần ½ so với năm 2012). Các nhóm ngành tập trung nhiều vốn vay nhất là: kinh doanh kho bãi giao thông vận tải; sản xuất và gia công chế biển sản phẩm các loại; và thương mại. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của Agribank Phú Mỹ Hưng duy trì ở mức trên xấp xỉ 20% tổng dư nợ qua các năm và tập trung phần lớn ở khoản mục cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở. Điều này cho thấy định hướng của chi nhánh vẫn là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.3.3 Theo biện pháp bảo đảm tiền vay: Biện pháp đảm bảo tiên vay là một trong những điều kiện để ngân hàng xét duyệt một khoản vay, nó giúp ngân hàng hạn chế một phần rủi ro khi khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ. Bảng 2.6. Cơ cấu dƣ nợ phân theo biện pháp bảo đảm tiền vay Đvt: triệu đồng, % CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DƢ NỢ CÓ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 1.208.206 97,65 1.145.160 98,65 1.281.391 98,65 - Chứng chỉ tiền gửi 45.447 3,673 36.474 3,14 45.762 3,52 - Động sản 473.119 38,24 369.976 31,87 386.763 29,78 - Bất động sản 689.640 55,74 738.710 63,64 848.866 65,35 DƢ NỢ KHÔNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY 29.127 2,35 15.695 1,35 17.562 1,35 TỔNG DƢ NỢ 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,00 Nguồn: báo cáo nội bộ của Agribank Phú Mỹ Hưng. Với định hướng cho vay có tài sản đảm bảo, phần lớn các khoản vay tại Agribank Phú Mỹ Hưng đều được áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay. Cuối năm 2014, dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 98,65%/Tổng dư nợ. Trong đó dư nợ được đảm bảo bằng BĐS chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 65,35%/Tổng dư nợ ở năm 2014. Chi nhánh duy trì được khoản cho vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi ở mức trên dưới 3% tổng dư nợ, đây là các khoản vay có rủi ro hầu như bằng không mà lợi nhuận tương đối khả quan (thông thường chênh lệch lãi suất cho vay – huy động đối với các khoản vay cầm cố chứng chỉ tiền gửi là 2 – 2,5%). 35 Động sản được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay đa phần là thiết bị, phương tiện vận tải và các máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của các loại tài sản này là khấu hao nhanh, thanh khoản trung bình và khó quản lý. Do đó chi nhánh có kế hoạch giảm dần cho vay áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp, cầm cố động sản. Kết quả đạt được là tỷ lệ dư nợ đảm bảo bằng động sản giảm từ 38,24% ở năm 2012 xuống còn 29,78% ở năm 2014. Các khoản vay tín chấp chiếm 1,35%/Tổng dư nợ vào cuối năm 2014. Các khoản vay này chủ yếu phát sinh từ việc cấp thẻ tín dụng, thấu chi, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên tại chi nhánh; lãnh đạo cơ quan chức năng trên địa bàn hoạt động của Agribank Phú Mỹ Hưng; cấp lãnh đạo ở các công ty khách hàng, đối tác của chi nhánh. 2.2.4 Tình hình nợ xấu: Cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng về quy mô, cơ cấu, chất lượng tín dụng cũng cần được chú trọng, đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bảng 2.7. Chất lƣợng tín dụng Đvt: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng NHÓM NỢ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 1.122.895 90,75 1.054.616 90,85 1.177.474 90,65 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 46.771 3,78 30.994 2,67 44.164 3,40 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) - 0,00 34.010 2,93 31.867 2,45 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 7.667 0,62 24.153 2,08 11.945 0,92 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 60.000 4,85 17.080 1,47 33.503 2,58 TỔNG DƢ NỢ 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,0 0 NỢ CÓ VẤN ĐỀ Nợ quá hạn 114.438 9,25 106.239 9,15 121.479 9,35 Nợ xấu 67.667 5,47 75.244 6,48 77.315 5,95 Nguồn: báo cáo nội bộ của Agribank Phú Mỹ Hưng Có thể thấy Agribank Phú Mỹ Hưng duy trì được tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn khá ổn định qua các năm, đạt 90,65%/Tổng dư nợ trong năm 2014. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Agribank Phú Mỹ Hưng trong 3 năm qua đều trên 5%, vượt mức cho phép của Agribank Việt Nam. Điều này cho thấy RRTD tại chi nhánh là khá cao. Tính đến hết năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5,95% tương ứng 77,31 tỷ đồng mặc dù trong 3 năm qua đã XLRR 71,750 tỷ đồng. Điểm tích cực là tình hình nợ xấu không diễn biến quá phức tạp và có chiều hướng giảm ở năm 2014. Vấn đề đặt ra cho chi nhánh là xử lý các khoản nợ xấu nội bảng và ngoại bảng. 36 Tỷ lệ nợ xấu chủ yếu nằm ở nhóm các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, hoặc đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu ở nhóm các khách hàng cá thể có xu hướng gia tăng. Tình hình thực tế cho thấy khả năng khắc phục các khoản nợ trên rất khó do: Các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chưa thể thu hồi ngay các khoản nợ đọng; tình hình thị trường bất động sản chưa khởi sắc; Tiến trình xử lý vụ việc có liên quan đến cơ quan pháp luật thường rất phức tạp và kéo dài 2.2.5 Phân tích nguyên nhân phát sinh nợ xấu: 2.2.5.1 Các yếu tố thuộc về môi trường: + Chu kỳ kinh tế: Trong giai đoạn trước năm 2012, Agribank Phú Mỹ Hưng chủ trương cho vay một số khách hàng có điều kiện cơ bản tương đối tốt hoạt động trong các ngành liên quan đến xây dựng, bêtông, BĐS, sắt thép, gỗ. Nhìn chung đây là quyết định khá tốt trong thời điểm đó, song diễn biến của chu kỳ kinh tế trong vài năm trở lại đây không thuận lợi như dự đoán khiến tỷ lệ nợ xấu ở các ngành này gia tăng. + Thị trƣờng bất động sản: Tại Việt Nam nói chung và Agribank Phú Mỹ Hưng nói riêng, khoảng 50% món vay thể nhân là nhằm đầu tư nhà đất và được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ không phải từ dòng tiền thường xuyên ổn định. Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng đã làm cho nhiều khách hàng không trả được nợ và cho đến nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một đặc điểm khác là thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là “bong bóng” do tình trạng đầu tư quá mức dựa vào vốn vay, có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước và rất khó dự đoán. + Rủi ro chính sách: Có thể kể một ví dụ cho thấy việc thay đổi việc chính sách không ổn định trong trung dài hạn có thể làm phát sinh các khoản nợ xấu như thế nào. Năm 2009, Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu. Kinh tế trong nước có bước khởi sắc. Lãi suất vay vốn trung hạn thời điểm giữa năm 2009 điều chỉnh về 10,5%/năm. Nhiều khách hàng bắt đầu vay vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc để kinh doanh. Song 1 năm sau khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất để thu hồi vốn thì lãi suất đã điều chỉnh lên đến 16%/năm và tiếp tục tăng đến 18%/năm trong năm 2011. Trong điều kiện sức mua của người tiêu dùng sụt giảm, chỉ còn cách thanh lý tài sản để trả nợ cho NH. 2.2.5.2 Các yếu tố thuộc về khách hàng: + Đạo đức, uy tín của chủ khách hàng vay vốn: đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng hoàn trả nợ. Tuy vậy, yếu tố này rất khó đánh giá do tình trạng bất cân xứng thông tin giữa khách hàng với NH. CBTD chỉ có thể đưa ra quyết định theo 37 nhận định chủ quan cảm tính. Trong đa số trường hợp khi đã phát sinh ra RRTD mới phát hiện đạo đức và uy tín của khách hàng có vấn đề. + Năng lực kinh doanh và tầm nhìn chiến lƣợc: yếu tố này có tác động rất lớn và cốt lõi để khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trên thực tế hoạt động, nhiều doanh nghiệp bị nợ xấu đều có nhận định thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ năm 2012, từ đó có một số động thái đón đầu. Khi thực tế thị trường diễn biến ngược lại thì không có khả năng thu hồi vốn đầu tư dẫn đến tình trạng không trả được nợ NH. 2.2.5.3 Các yếu tố thuộc về ngân hàng: + Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng: Cho đến nay Agribank Việt Nam vẫn chưa ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản lý RRTD một cách đầy đủ bằng văn bản. Tất cả chỉ đạo của Hội sở chính chỉ là hướng dẫn thi hành quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay và các quy chế khác do Hội sở chính ban hành. Các công tác dự báo, định hướng chỉ được thực hiện một cách cảm tính, không khoa học tại chi nhánh. Do đó nó gần như không đáp ứng được đòi hỏi ngăn ngừa RRTD mà chỉ có tính chất tổng kết sau khi RRTD đã phát sinh. + Quy trình cấp tín dụng: Quy trình cấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do không tách bạch chức năng cho vay với chức năng thẩm định rủi ro. Việc để phòng tín dụng thực hiện toàn bộ chức năng nhận hồ sơ, thẩm định cho vay, quản lý RRTD cũng làm quá tải và tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở một số CBTD. Thực tế cho thấy RRTD phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thu thập thông tin trước khi thẩm định, giai đoạn sau khi giải ngân và giai đoạn thu hồi nợ: - Giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng: Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu mà CBTD thu thập được là từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nguồn thông tin trên báo chí, mạng điện tử, v.v Tuy nhiên các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Mặt khác, thông tin về khách hàng chủ yếu có được là do chính khách hàng cung cấp nên không khách quan. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Đây có thể xem là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến RRTD cho các NH. Ngoài ra, còn có một số trường hợp, CBTD vì cả nể “khách hàng VIP”, khách hàng quen biết với ban lãnh đạo mà không xem trọng thu thập thông tin cần thiết để thẩm định, từ đó dễ dẫn đến quyết định cấp tín dụng dễ dãi, không chặt chẽ. - Công tác kiểm tra sau khi cho vay: Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ lưỡng và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay, định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng. Đặc biệt đối với các khách hàng có quan 38 hệ tín dụng lâu dài hay quen biết với Ban Giám đốc thường được CBTD cả nể và bỏ qua nhiều thủ tục kiểm tra định kỳ. Công tác kiểm tra đôi khi còn mang nặng tính đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng. - Giai đoạn thu hồi nợ: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kết thúc một chu kỳ cho vay, thu hồi vốn gốc và lãi cho NH. Tuy nhiên, phần lớn các CBTD còn xem nhẹ giai đoạn này và cũng chỉ thực hiện một số biện pháp bị động để thu hồi nợ như: làm thông báo nợ đến hạn, gọi điện thoại nhắc nợ mà chưa đi sâu vào theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền của khách hàng để có các biện pháp thu nợ kịp thời. + Năng lực bộ CBTD và công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Đến cuối năm 2014 tổng số CBTD của chi nhánh (bao gồm CBTD ở PGD) là 18 người, tất cả đều có trình độ từ ĐH trở lên (độ tuổi trung bình là 28, kinh nghiệm trên dưới 4 năm). Hiện tại phần lớn kiến thức nghiệp vụ tín dụng đều là tự đào tạo hoặc theo phương thức người cũ hướng dẫn cho người mới. Do đó, ảnh hưởng đến năng lực phân tích, dự báo, thẩm định RRTD. Đặc biệt, ở những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao (công nghiệp chế biến phôi, sắt thép, sản xuất VLXD, bê tông), nhiều quyết định cho vay theo cảm tính mà không phân tích kỹ lưỡng phương án kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay đều là những mối hiểm họa cho NH. Các khoản nợ vay có vấn đề đều không được phát hiện sớm và các can thiệp của NH đều chỉ được thực hiện sau khi phát sinh nợ quá hạn hoặc doanh nghiệp gặp rắc rối với cơ quan pháp luật. CBTD chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời. Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát vốn vay, kiến thức về pháp luật của CBTD chưa cao. Nhiều CBTD chưa tìm hiểu kỹ chu kỳ kinh doanh của khách hàng nên đã áp đặt kỳ hạn vay không phù hợp tình hình kinh doanh thực tế, với dòng tiền của doanh nghiệp, dù lỏng hay chặt hơn đều là nguyên nhân phát sinh RRTD. + Tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo: Sau khi giải ngân, NH chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, RRTD có thể xảy ra bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân như ở trên đã phân tích. Cho nên nhiều trường hợp CBTD để tránh rủi ro mất vốn chỉ quan tâm đến giá trị và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo mà không chú trọng đến năng lực kinh doanh của khách hàng khi thẩm định khoản vay. Điều này tuy có vẻ an toàn vì tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu thứ hai của NH trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, do hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện chưa đồng bộ, nhất quán nên thủ tục để phát mãi, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ vay là rất mất thời gian và phức tạp. Ngoài ra, việc tài sản bảo đảm không 39 đủ giấy tờ pháp lý, bị tranh chấp, giảm giá trị Cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ. + Chƣa đa dạng hóa danh mục đầu tƣ: Trong cơ cấu ngành nghề cho vay của Agribank Phú Mỹ Hưng có sự đa dạng về ngành nghề song trong nội bộ ngành còn có tình trạng cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng. Từ đó cho thấy yêu cầu QTRRTD theo khía cạnh đa dạng hóa danh mục chưa được thực hiện tốt. 2.3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƢNG: 2.3.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng: Tổ chức hoạt động QTRRTD tại chi nhánh được thực hiện theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Các chính sách và nguyên tắc này, tùy vào từng thời điểm, được Agribank Việt Nam xây dựng, chuẩn hóa và ban hành hướng dẫn thực hiện trong hệ thống. Trên cơ sở chính sách và nguyên tắc đó, Bộ phận nghiệp vụ tín dụng và các bộ phận khác có liên quan trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản trị và kiểm soát RRTD. Mô hình QTRRTD này hướng tới các mục tiêu: - Xác định mức chấp nhận RRTD phù hợp; - Xây dựng quy trình tín dụng thống nhất và khoa học; - Duy trì quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý; Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với RRTD; 2.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng: 2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức khung: Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Giám đốc Phòng KHKD Bộ phận thẩm định Bộ phận tín dụng Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập) 40 Quan sát hình 2.2, có thể thấy bộ máy QTRRTD tại Agribank Phú Mỹ Hưng bao gồm 03 nhóm trục chính, chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy trình và các quy định về QTRRTD tại chi nhánh. - Giám đốc chi nhánh (Ban giám đốc chi nhánh). - Các phòng ban nghiệp vụ tín dụng. - Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập. 2.3.2.2 Chức năng nhiệm vụ: + Ban Giám đốc chi nhánh: Ban giám đốc Agribank Phú Mỹ Hưng phụ trách bộ phận tín dụng gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc. Quyền phán quyết tối đa đối với một khách hàng vay của phó giám đốc theo ủy quyền là 70% mức phán quyết của Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm xét duyệt chiến lược tín dụng trong từng thời điểm phù hợp với chính sách tín dụng của Agribank Việt Nam và điều hành chỉ đạo nghiệp vụ cấp tín dụng, cụ thể như sau: + Xem xét nội dung thẩm định do bộ phận nghiệp vụ tín dụng trình lên để quyết định có cấp tín dụng hay không; trong trường hợp chấp thuận cấp tín dụng sẽ ký kết các giấy tờ cần thiết + Quyết định các biện pháp xử lý nợ như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, lãi phạt hoặc khiếu kiện ra toàn để xử lý nợ. + Phòng kế hoạch kinh doanh (Phòng tín dụng): - Bộ phận tín dụng trực thuộc phòng KHKD tại Agribank Phú Mỹ Hưng gồm lãnh đạo phòng KHKD, 02 phó phòng và 08 nhân viên, có những nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư khép kín gắn liền tín dụng sản xuất, xây dựng cung ứng sản phẩm với tín dụng thương mại, tiêu dùng. + Phân tích kinh tế theo ngành nghề, lĩnh vực, chu kỳ; từ đó xây dựng danh mục khách hàng để cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn. Đồng thời theo dõi, đánh giá hiệu quả đề xuất cấp lãnh đạo cho phép nhân rộng. + Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. 41 + Hiện tại mức xét duyệt và ra quyết định cấp tín dụng của bộ phận tín dụng là dưới 02 tỷ đồng/khoản vay. Trên mức này, phải trình hồ sơ cho bộ phận thẩm định tiến hành tái thẩm định và xét duyệt. - Bộ phận thẩm định tại Agribank Phú Mỹ Hưng trực thuộc phòng KHKD, hiện tại bộ phận này có nhân sự gồm 01 phó phòng KHKD (kiêm tổ trưởng tổ thẩm định) và 04 nhân viên. Nhiệm vụ của bộ phận thẩm định: + Thu thập, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa RRTD. + Thẩm định các khoản vay theo mức phán quyết đo Agribank Việt Nam quy định (đối với các khoản vay có giá trị từ 02 tỷ trở lên). + Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định tín dụng của chi nhánh. + Tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ có liên quan. - Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập: Bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập trực thuộc phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh, hoạt động độc lập với bộ nghiệp vụ tín dụng. Hiện nhân sự của phòng KTKSNB là 4 nhân sự (đã bao gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng). Bộ phận này có nhiệm vụ: + Đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình QTRRTD. + Thường xuyên kiểm ra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, các quy định và chính sách của Agribank Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, rủi ro trong hoạt động tín dụng. Từ đó đề xuất các biện pháp xử lý để khắc phục có hiệu quả. + Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng của chi nhánh. + Đề ra các biện pháp phòng ngừa, phòng tránh RRTD. + Đưa ra kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định, thủ tục đến Agribank Việt Nam. + Làm đầu mối tiếp xúc và phối hợp làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm toán của Agribank Việt Nam và các cơ quan chức năng. + Báo cáo kết quả kiểm tra kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Agribank Việt Nam. 2.4 CÁC PHƢƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÃ THỰC HIỆN TẠI AGRIBANK PHÚ MỸ HƢNG: 2.4.1 Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng do Ngân hàng No&PTNT Việt Nam xây dựng: 42 Hoạt động tín dụng tại Agribank Phú Mỹ Hưng được tổ chức thực hiện bám sát quy trình tín dụng được Agribank Việt Nam xây dựng và có sửa đổi để phù hợp với các điều kiện riêng của địa bàn hoạt động. Theo đó, các bước thực hiện như sau: 43 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình tín dụng  Xem xét chứng từ sử dụng vốn.  Giải ngân.  Ký kết hợp đồng tín dụng và các giấy tờ khác.  Kiểm tra tài sản bảo đảm  Các vấn đề khác GIÁM SÁT TÍN DỤNG – THANH LÝ HỢP ĐỒNG TỔN THẤT  Không trả nợ gốc  Không trả nợ lãi  Trả đủ gốc  Trả đủ lãi  Nhận biết dấu hiệu cảnh báo.  Phân tích rủi ro.  Đề ra biện pháp xử lý nợ.  Số liệu  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Thanh toán  Đánh giá tín dụng Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thường PHÊ DUYỆT THƢƠNG LƢỢNG  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản  Bảo đảm tiền vay  Các vấn đề khác  Cán bộ quản trị rủi ro  Giám đốc/Tổng giám đốc THỦ TỤC HỒ SƠ VÀ GIẢI NGÂN THẨM ĐỊNH  Tiếp nhận yêu cầu khách hàng  Tìm hiểu triển vọng  Tham khảo ý kiến bên ngoài  Mục đích vay  HĐKD  Quản lý  Số liệu NHU CẦU KH Xác định thị trường và tìm kiếm khách hàng ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG THỦ TỤC HỒ SƠ GIẢI NGÂN GIÁM SÁT THANH LÝ HĐ 44 2.4.1.1 Đề xuất tín dụng: Đề xuất tín dụng có thể xem là khởi đầu của một quá trình đem lại lợi nhuận hoặc RRTD cho chi nhánh, nó bao gồm các khâu: tiếp xúc khách hàng  Thẩm định tín dụng  Thương lượng  Phê duyệt. + Tiếp xúc khách hàng: Trên cơ sở danh mục khách hàng do Phòng KHKD đề xuất và được Lãnh đạo chi nhánh phê duyệt, CBTD chủ động tìm kiếm khách hàng phù hợp. Qua tiếp xúc khách hàng CBTD tiến hành thu thập các tài liệu: pháp lý (Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, v.v), tài chính (Báo cáo tài chính, xác nhận lương v.v), kinh tế ( Hợp đồng đầu vào, đầu ra,), mục đích vay vốn (Giấy đề nghị vay vốn, phương án – dự án vay vốn, v.v), tài sản đảm bảo (Giấy chứng nhận sở hữu tài sản, bảo hiểm, v.v). + Thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng được tiến hành dựa trên kỳ vọng hạn chế hai loại rủi ro cơ bản trong cho vay là: (1) Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt; (2) Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. CBTD tiến hành thẩm định khách hàng (trong trường hợp số tiền khách hàng đề nghị cấp tín dụng trong quyền phán quyết – 2 tỷ đồng), hoặc lập tờ trình sơ bộ tình hình khách hàng (theo những thông tin sơ bộ thu thập được qua tiếp xúc khách hàng) và chuyển cho bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định (trong trường hợp số tiền khách hàng đề nghị cấp tín dụng vượt quyền phán quyết của CBTD – trên 2 tỷ đồng). + Nội dung thẩm định: Agribank Việt Nam xây dựng nội dung thẩm định khách hàng dựa trên mô hình đánh giá RRTD 6C. Theo đó, cán bộ thực hiện thẩm định các nội dung sau: * Tƣ cách ngƣời vay (Character): CBTD xem xét mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hay không? Bên cạnh đó cần phải tận dụng các nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_han_che_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_non.pdf
Tài liệu liên quan