MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1 . . . . 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU
TƯ CHỨNG KHOÁN . . 3
1.1.Tổng quan về TTCK . . . 3
1.1.1.Khái niệm. . . . . 3
1.1.2.Phân loại TTCK. . . . 3
1.1.3.Vai trò của TTCK: . . . 4
1.1.3.1.Huy động vốn cho nền kinh tế: . 4
1.1.3.2.Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: . . 4
1.1.3.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: . . 4
1.1.3.4.Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. . 5
1.1.3.5.Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. . 5
1.1.4.Nguyên tắc hoạt động của thị trường. . . 5
1.1.4.1.Nguyên tắc đấu giá: . 5
1.1.4.2.Nguyên tắc công bằng: . . . 5
1.1.4.3.Nguyên tắc công khai: . 5
1.1.4.4.Nguyên tắc trung gian:. . . 5
1.1.4.5.Nguyên tắc tập trung: . 5
1.1.5. Các chủ thể tham gia TTCK. 6
1.1.5.1.Nhà phát hành: . . . 6
1.1.5.2.Nhà đầu tư . 6
1.1.5.3.Các tổ chức kinh doanh trên TTCK:. 6
1.1.5.4.Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán . 6
1.2.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán. . 7
1.2.1.Khái niệm . . . . 7
1.2.2.Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. . 7
1.2.3.Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán . . 7
1.2.3.1.Rủi ro hệ thống. . . . 7
1.2.3.2.Rủi ro không hệ thống. 9
1.3.Bài học kinh nghiệm. . . . 10
CHƯƠNG 2 . . . . 12
THỰC TRẠNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN . 12
2.1.Tổng quan về TTCK Việt Nam . . . 12
2.1.1.Khái quát chung về TTCK Việt Nam. . 12
2.1.2. Thực trạng hoạt động của SGDCK TPHCM thời gian qua . 27
2.1.2.1. Quy mô niêm yết. . . 27
2.1.2.2.Giá trị vốn hóa thị trường . . . 28
2.1.2.3.Quy mô giao dịch . . . 30
2.1.2.4.Chỉ số giá chứng khoán . . . 31
2.1.3. Thực trạng hoạt động của SGDCK Hà Nội thời gian qua. 34
2.1.3.1.Quy mô niêm yết. 35
2.1.3.2. Giá trị vốn hóa thị trường . . . 36
2.1.3.3.Quy môgiao dịch . . . 37
2.1.3.4. Chỉ số giá chứng khoán . . . 38
2.1.4. Đánh giá TTCKVN sau 10 năm hoạt động . . 40
2.1.4.1. Những thành tựu . . . 40
2.1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại . . . 42
2.2.Rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN. . . 44
2.2.1. Nguyên nhân rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN . 44
2.2.2. Các rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN. . 45
2.2.2.1. Rủi ro hệ thống . . . 45
2.2.2.2. Rủi ro không hệ thống -Rủi ro từ tổ chức phát hành. 56
2.2.3. Các rủi ro khác. . . 58
CHƯƠNG 3 . . . . 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN TTCKVN
HIỆN NAY. 60
3.1. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. . 60
3.1.1. Đối với Công ty niêm yết: . 60
3.1.2. Đối với các công ty chứng khoán . . . 65
3.1.3. Đối với nhà đầu tư. . . 66
3.2. Kiến nghị đối với cơ quan QLNN, UBCKNN và các cơ quan chức năng. . 70
3.2.1. Đối với cơ quan QLNN . 70
3.2.2. Đối với UBCKNN . 70
3.2.3. Đối với các cơ quan chức năng . . . 71
KẾT LUẬN. . . . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 74
Phụ lục 1 . . . . 77
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK TPHCM ( 2000-2011). 77
Phụ lục 2 . . . . 87
DANH SÁCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT SGDCK HÀ NỘI (2005-2011) . 87
Phụ lục 3 . . . . 102
Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán . . . 10
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rủi ro này ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của nhà đầu tư và khiến NĐT không
thể lường trước được. Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, chưa
bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn
bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản
pháp luật khác,… Tóm lại, luật chứng khoán cũng như các văn bản pháp luật liên
quan đến chứng khoán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Rủi ro về cơ chế chính sách là yếu tố quan trọng đẩy TTCK giảm với nghị quyết 11
của chính phủ (24/2) về những giả pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát; chỉ thị 01 của
NHNN (1/3) thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hang nhằm kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thông tư 226 của Bộ tài chính (31/12/2010) quy
định chỉ tiêu an toàn tài chính ( tỉ lệ vốn khả dụng tối thiếu 180%) và biện pháp xử
lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài
chính. Tuy nhiên, chính sách được kỳ vọng nhất, đó là thông tư số 74/2011/TT-
BTC được áp dụng vào ngày 1/8/2011, cho phép mở nhiều tài khoản, giao dịch
cùng phiên và margin. Nhìn chung, chính sách này ra đời là phù hợp và từng bước
đưa thị trường tiếp cận với các thông lệ quốc tế và vẫn đảm bảo khả năng quản lý,
giám sát thị trường. Tuy nhiên, việc cho phép T+2 thì vẫn còn chậm chễ. Trong
thông tư quy định ủy quyền phải công chứng góp phần hạn chế rủi ro cho NĐT,
nhưng đối với NĐT thì quy định này thật sự rắc rối, mất thời gian.
Đối với giao dịch ký quỹ, trước khi Thông tư 74 được ban hành thì không
có văn bản pháp quy nào quy định và hướng dẫn thực hiện và đã có một số công ty
chứng khoán vận dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để đưa ra sản phẩm hợp
đồng hợp tác kinh doanh, nhưng bản chất là giao dịch ký quỹ. Điều này rất khó
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
49
chấp nhận, bởi vì thị trường chứng khoán là lĩnh vực tài chính rất mới, phức tạp,
lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành rất cao đòi hỏi phải có văn bản pháp luật hướng
dẫn chi tiết, nhà đầu tư không thể nói là được phép làm những gì mà pháp luật
chứng khoán không cấm. Mặt khác, hợp đồng hợp tác đầu tư giữa công ty chứng
khoán và NĐT cũng không đúng nếu xét theo bản chất của hợp đồng hợp tác, vì về
mặt nguyên tắc, nếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty chứng khoán và
nhà đầu tư cùng góp vốn để đầu tư thì nếu sinh lời, hai bên đều hưởng theo tỷ lệ
vốn góp hoặc nếu thua lỗ thì hai bên cùng phải chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn. Tuy
nhiên, thực tế hầu như NĐT phải chịu mọi rủi ro trong mọi trường hợp, CTCK gần
như không có rủi ro. Khi thị trường sụt giảm, nhiều tranh chấp đã xảy ra. Vì vậy,
NĐT có lẽ kỳ vọng nhiều nhất là các quy định về giao dịch ký quỹ. Bước đầu loại
chứng khoán ký quỹ và tỷ lệ ký quỹ được quy định chặt chẽ để đảm bảo ổn định thị
trường, theo tỷ lệ 60:40 tức là ký quỹ 60% và cho vay 40%, sau này khi đi vào ổn
định thì UBCKNN có thể xem xét nới lỏng thêm tỷ lệ vào thời điểm thích hợp. Tuy
nhiên, thị trường vẫn kỳ vọng nới lỏng hơn về tỷ lệ ký quỹ. Trước đây, các CTCK
thường đưa ra tỉ lệ ký quỹ 50:50, thậm chí do cạnh tranh, để lôi kéo khách hàng,
nhiều công ty đưa ra mức ký quỹ như 40: 60, thậm chí với tỉ lệ rất cao là 20: 80.
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thái quá khiến thị trường tăng trưởng quá nóng và
sụt giảm thì quá mạnh do áp lực phải giải chấp. Hiện nay dịch vụ giao dịch ký quỹ
vẫn còn nhiều bất cập. Theo quy định, khách hàng muốn thực hiện giao dịch ký quỹ
phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với CTCK nơi khách hàng có tài
khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ phải
được quản lý tách biệt với tài khoản giao dịch thông thường. Và cũng theo thông tư
này, mỗi nhà đầu tư cũng chỉ được mở một tài khoản tại một CTCK. Thêm vào đó,
theo quy chế quy định, CTCK được phép thỏa thuận lãi suất khi thực hiện margin
với khách hàng. Như vậy, CTCK có được cho vay lãi suất cao quá 150% lãi suất cơ
bản như quy định hiện nay. Tóm lại, quy chế về giao dịch ký quỹ còn nhiều yếu tố
thiếu rõ ràng và bất cập.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
50
Tóm lại, mặc dù được thị trường kỳ vọng rất nhiều và như một phần của các
giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ, hỗ trợ thị trường, thực ra thông tư 74 khó mang lại
một sự tăng trưởng đột biến cho thị trường, như giá cổ phiếu tăng, hoặc thanh
khoản tăng mạnh....
2.2.2.1.5.Rủi ro về các quy định chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch
Trong kinh doanh chứng khoán, NĐT phải thông qua các tổ chức trung gian
môi giới vì vậy họ chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình nghiệp vụ
cũng như chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian. Trước tiên là rủi ro liên
quan đến việc tổ chức khớp lệnh. Trong phiên khớp lệnh định kỳ lúc mở cửa, rủi ro
là nhà đầu tư không được hủy lệnh trước khi kết thúc phiên. Vì vậy, theo tình hình
thị trường, họ muốn sửa hay hủy để mua hay bán giá khác không được và lệnh của
họ có thể khớp với mức giá họ không mong muốn. Điều đó gây tổn thất cho NĐT.
Thêm vào đó, khớp lệnh định kỳ dễ gây tình trạng cung và cầu ảo trên thị trường,
tình trạng nghẽn mạch, quá tải hay phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi NĐT nhỏ ở các
sàn giao dịch. Vì vậy, nó góp phần tạo ra rủi ro cho các NĐT.
Bên cạnh đó, khớp lệnh liên tục dù là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các
lệnh mua và bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch,
không phải chờ đến thời điểm định kỳ như kiểu khớp lệnh định kỳ. Vì vậy, nó cũng
có thể gây ra rủi ro cho NĐT. Nguyên tắc của khớp lệnh liên tục là ưu tiên về giá
rồi mới đến ưu tiên về thời gian. Do đó, quyền ưu tiên sẽ giành cho lệnh mua với
mức giá mua cao nhất và lệnh bán với mức giá thấp nhất. Khi lệnh mua và bán
đồng mức giá thì rủi ro đối với NĐT đó là lệnh của họ nhập vào hệ thống chậm hơn
so với NĐT khác có lệnh tương tự.
Vì đặc thù của kinh doanh chứng khoán là thông qua các tổ chức trung gian,
các công ty chứng khoán. Vì vậy, chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NĐT. Một CTCK chất lượng kém sẽ
gây nhiều tổn thất cho NĐT và ngược lại, chẳng hạn chương trình công nghệ không
cập nhật thường xuyên, ngày càng lạc hậu, sàn giao dịch mà mạng thường xuyên bị
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
51
lỗi, bị nghẽn,... thì lệnh của NĐT bị chậm lại, giao dịch trì hoãn,.... Xét về cơ sở vật
chất, hệ thống bảng điện mờ, vị trí của CTCK đặt ở tầng cao, thường xuyên mất
điện dẫn đến NĐT thường phải đi thang bộ, giao dịch bất tiện.... Còn về chất lượng
nhân sự cũng rất quan trọng. Đội ngũ cán bộ nhân viên thiếu chuyên nghiệp, không
am hiểu nghiệp vụ sẽ không đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu của NĐT, gây rủi ro
và tổn thất không chỉ NĐT mà cả bản thân CTCK đó.
Ngoài ra, hoạt động tự doanh của các CTCK có thể lấn lướt, gây sự cạnh
tranh không bình đẳng trong cuộc chạy đua lợi nhuận trên thị trường vì các CTCK
có lợi thế hơn về thông tin, hiểu rõ những qui định của luật, kiểm soát thời gian đặt
lệnh của NĐT, trong khi không ai kiểm soát công ty,... Vì vậy, điều này cũng góp
phần gây ra rủi ro với các NĐT, đặc biệt là các NĐT nhỏ lẻ.
2.2.2.1.6. Rủi ro lãi suất
Lãi suất ảnh hưởng nhưng không quyết định đến TTCK và lãi suất có thể
ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là LSCK . Khi LSCK gia tăng, hiệu ứng
tổng thể là nó sẽ làm giảm lượng cung tiền, làm cho việc vay tiền của các cá nhân
và DN trở nên đắt hơn, tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến
lược kinh doanh, gia tăng chi phí cho các DN, khiến cho thu nhập thấp hơn và có
khuynh hướng làm cho TTCK đi xuống hoặc giá chứng khoán sụt giảm. NĐT sẽ
nhận thấy đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so với đầu tư vào các
lĩnh vực khác. Khi NHNN công bố tăng LSCK thường sẽ kèm theo là các chứng
khoán chính phủ mới được phát hành như TPCP, được xem là cơ hội đầu tư an toàn
nhất và hấp dẫn hơn.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
52
Nguồn Bloomberg
Biểu đồ 2.7: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN
Đến nửa đầu năm 2007, lãi suất cơ bản là 8.25%/năm, CSTT và CSTK nới
lỏng, TTCKVN đã tăng trưởng mạnh, VN-Index vượt ngưỡng 1.100 điểm, đạt đỉnh
điểm cao nhất trong lịch sử TTCK. Cuối 2007 đầu 2008, CSTT thắt chặt trong khi
CSTK vẫn mở rộng , các cơ quan quản lý kiểm soát lạm phát thông qua việc điều
hành và kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán, đảm bảo tăng tín dụng mục
tiêu và nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm vào tháng 6/2008. Lúc này TTCK bắt đầu
giảm xuống. Từ cuối năm 2008, CSTT, CSTK nới lỏng nhưng do tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do CSTT thắt chặt từ thời gian trước nên các DN gặp
khó khăn. Trong bối cảnh này, đầu năm 2009, lãi suất cơ bản đã giảm xuống còn
7%/năm và chính phủ còn thực hiện 3 gói kích cầu hỗ trợ lãi suất. Tính đến đầu quý
4/2009, TTCK đã hồi phục và tăng trưởng. Cuối năm 2009, CSTT bị thu hẹp, các
gói hỗ trợ lãi suất kết thúc, lãi suất cơ bản tăng lên 8% /năm từ ngày 1/12/2009 và
đến ngày 5/11/2010 là 9%/năm và các lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn cũng tăng
mạnh nhưng TTCK tiếp tục sụt giảm.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
53
Nguồn NHNN
Biểu đồ 2.8: CÁC LÃI SUẤT CỦA NHNN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Đến năm 2011, lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 9%/năm, còn các lãi suất
chiết khấu, tái cấp vốn và thị trường mở liên tục tăng. Theo biểu đồ 2.8, chúng ta có
thể thấy lãi suất tái chiết khấu đã tăng mạnh mẽ từ 7%/năm lên đến 12%/năm và
cuối tháng 6/2011 là 13%/năm. Thông tin này đã tác động tiêu cực đến TTCK và
NĐT nhận thấy rằng đầu tư vào cổ phiếu thực sự rủi ro cao hơn lĩnh vực khác.
2.2.2.1.7. Rủi ro sức mua: do tác động của lạm phát trong đầu tư chứng khoán
Giá trị các khoản đầu tư luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của lạm
phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khoán.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
54
Nguồn: TCTK
Biểu đồ 2.9: LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2010
Nguồn: TCTK
Biểu đồ 2.10: DIỄN BIẾN CỦA VN-INDEX QUA 4 GIAI ĐOẠN LẠM PHÁT
Từ nửa đầu năm 2007, CSTT và CSTK nới lỏng. Tuy nhiên hiệu quả đầu tư
thấp, nền kinh tế không hấp thụ được nguồn cung tiền lớn, hệ quả là lạm phát tăng
cao lên 8,3% còn TTCK tăng mạnh với chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.100 điểm.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
55
Từ nửa cuối năm 2007 đến nửa đầu 2008, CSTT thắt chặt, CSTK vẫn mở
rộng và lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm vào tháng 6/2008, vì vậy điều này gây áp
lực làm phát còn lãi suất không giảm dẫn đến lạm phát tiếp tục xu hướng leo thang
và đạt đỉnh điểm gần 23%/năm và TTCK giảm sức nóng, VN-Index bắt đầu giảm
sâu.
Từ nửa cuối năm 2008 đến cuối năm 2009, CSTT và CSTK đều nới lỏng, lãi
suất cơ bản giảm còn 7%/năm và Chính phủ thực hiện 3 gói kích cầu hỗ trợ lãi suất,
nhưng do độ trễ của CSTT thắt chặt từ giai đoạn trước và kiểm soát tốt dư nợ tín
dụng và tổng phương tiện thanh toán dưới mức mục tiêu nên lạm phát năm 2009
được khống chế và giảm còn 6,9%. Còn TTCK, đầu quý 4 năm 2009, thị trường
phục hồi và tăng trưởng VN-Index tăng 165% và HN-Index là 179%.
Từ cuối năm 2009 đầu năm 2011, CSTT thu hẹp, các gói hỗ trợ lãi suất đã
kết thúc, lãi suất tăng nhưng do tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện
thanh toán cao nên lạm phát vẫn tăng và TTCK lại sụt giảm. Như vậy, khi lạm phát
tăng có mức độ trong bối cảnh cung tiền tăng mạnh, mở rộng chi tiêu Chính phủ thì
TTCK tăng trưởng, khi lạm phát tăng cao trong bối cảnh CSTT thắt chặt thì TTCK
suy giảm nhanh. Và khi lạm phát giảm trong bối cảnh CSTT và CSTK nới lỏng thì
TTCK lại tăng.
Đến tháng 6/2011, tình hình lạm phát hạ nhiệt và lãi suất huy động giảm nhẹ
là dấu hiệu tích cực ủng hộ thị trường nhưng NĐT vẫn hoang mang trước xu hướng
của thị trương. Đầu tháng 7/2011, NHNN điều chỉnh giảm lãi suất thị trường mở từ
15% xuống 14%, đồng nghĩa với việc nới lỏng CSTT, có chiều hướng giảm lãi suất
cho vay. Thêm vào đó là thông tin giảm thuế đầu tư chứng khoán góp phần tạo tín
hiệu tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, về mặt phân tích kỹ thuật thì chỉ số VN-
Index và HNX-Index vẫn tiếp tục giảm. Xét về dài hạn, những tín hiệu tích cực trên
là triển vọng phục hồi nền kinh tế, nhưng xét về ngắn hạn, những giải pháp bình ổn
thị trường khiến dòng tiền vào TTCK bị thu hẹp.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
56
Tóm lại, lạm phát tác động trực tiếp đến tâm lý NĐT và giá trị các khoản đầu
tư trên TTCK. Lạm phát tăng cao có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng niềm tin, dễ
xuất hiện tâm lý mua bán bầy đàn, bán tháo cổ phiếu gây hậu quả thanh khoản thấp.
NĐT sẽ nhìn thấy giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán bị giảm giá trị tương
đối và TTCK sẽ trở nên kém hấp dẫn so với các lĩnh vực đầu tư khác như gửi tiết
kiệm do lãi suất thị trường tiền tệ tăng cao, hay đầu tư vàng . Lúc này, TTCK lại
tiếp tục đi xuống
2.2.2.2. Rủi ro không hệ thống -Rủi ro từ tổ chức phát hành
NĐT có thể chưa nhận diện được tình hình tài chính của một số doanh
nghiệp đang ở tình trạng giải thể, phá sản. Chúng ta hãy cùng nhìn về cổ phiếu
DVD, NĐT hoang mang trước tin tức về khả năng DVD có thể bị phá sản.
DVD hoàn toàn không công bố thông tin kể từ cuối tháng 4/2011 và không nộp
hàng loạt báo cáo như BCTC kiểm toán năm 2010, báo cáo thường niên năm 2010,
BCTC quý I và II/2011… đã cho thấy nhiều bất ổn. Và cuối cùng, cổ phiếu DVD
đã bị hủy niêm yết trên HOSE từ 5/9/2011 vì liên tục vi phạm công bố thông tin
định kỳ theo quy định. Như đã nói trên, các nhà đầu tư năm giữ DVD gặp tổn thất.
Ngoài ra, những thông tin về kết quả kinh doanh quý 2/2011 của các công ty
niêm yết đã được công bố và đã lộ rõ sự phân hóa. Dòng tiền ngắn hạn chủ yếu là
dòng tiền đầu cơ tập trung chủ yếu trên SGDCK Hà Nội đẩy thanh khoản lên cao so
với SGDCK TPCHM. Mặt bằng giá cũng có sự phân hóa mạnh khi chỉ có 30% các
mã trên cả hai sàn có sự cải thiện đáng kể về mặt dòng tiền và biến động mạnh về
giá, còn lại phần lớn các cổ phiếu giá giảm mạnh và gần như mất tính thanh khoản.
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, môi trường kinh doanh đã tác động nhiều tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này khiến các nhà đầu tư lo
ngại là triển vọng của các công ty niêm yết.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, những DN đã công
bố kết quả kinh doanh thua lỗ chưa nhìn thấy khả năng phục hồi. Những DN có nền
tảng hoạt động tốt vẫn duy trì kết quả kinh doanh có lãi, nhưng kỳ vọng lợi nhuận
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
57
phải điều chỉnh. Nhóm cổ phiếu blue-chip vẫn tiếp tục khẳng định vị thế thương
hiệu và tiềm năng của mình trên thị trường chứng khoán. So với cùng kỳ năm
ngoái, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011 của 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn
nhất hầu như tăng trưởng, đặc biệt là VIC, PVL tăng trưởng trên 100%. Trong khi
đó, BVH và HAG lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA 10 DN CÓ GTVH LỚN
NHẤT TTCKVN
Mã
CK
Lợi nhuận 6
tháng năm 2010
( Tỷ đồng)
Lợi nhuận 6
tháng năm 2011
( Tỷ đồng)
Tăng
trưởng
EPS điều
chỉnh
( nghìn
đồng)
P/E
( lần)
VCB 2138,02 2420,88 13,23% 2,74 10,20
MSN 336,36 650,351 93,35% 5,18 23,76
VIC 138,7 349,35 151,87% 6,56 15,08
BVH 533,68 521,85 -2.22% 1,48 46,51
CTG 1646,71 2985,62 81,3% 2,83 8,99
VNM 1748,57 2.113,66 20,88% 10,85 11,79
ACB 1288,39 1390,48 7,92% 2,86 7,56
HAG 907,9 610,9 -32,71% 3,84 8,56
EIB 822,89 1261,96 53,36% 2,24 7,08
VPL 41,37 208,57 404,15% 1,67 48,13
Nguồn: cafef.vn- Ngày 29/09/2011
So với các nước trong khu vực, không có nước nào có giá trị doanh nghiệp
mạnh và rẻ bằng Việt Nam. Năm 2011, Việt Nam sẽ được định giá là một trong
những quốc gia hấp dẫn bởi P/E ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Thị trường vẫn rất tiềm năng để đầu tư trung và dài hạn. Cổ phiếu các ngành mía
đường, công nghệ thông tin, cao su tự nhiên, dầu khí đang hấp dẫn dòng tiền đầu tư.
Giảm tỷ trọng nắm giữ đối với các ngành bất động sản, thép. Và giữ nguyên đối
với ngành bảo hiểm. Với mặt bằng giá hiện tại, P/E của TTCK Việt Nam hiện đang
ở mức khá thấp, gần tương đương với mức P/E khi nền kinh tế còn chịu tác động
mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
58
Nguồn : Thomson Reuters, PSI
Biểu đồ 2.11: TỶ SỐ P/E,P/B CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG
THẾ GIỚI
2.2.3. Các rủi ro khác.
Bên cạnh những rủi ro đã nêu trên, trong hoạt động kinh doanh chứng khoán,
NĐT còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác, đó là những giao dịch giả tạo, đưa ra
chào mua, chào bán ảo nhằm tạo các đột biến thị trường cho một loại chứng khoán
nào đó. Ngoài ra, còn có các hoạt động mua bán đột biến, dùng các phương tiện
truyền thông để gây ảnh hưởng thị trường, hoặc các hành vi ép giá, trợ giá, chốt gia
và chạy trước, …. Tóm lại, những hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi
của NĐT.
Thêm vào đó, rủi ro còn đến từ chính bản thân nhà đầu tư. Đó là, sự thiếu
kiến thức, thiếu tâm lý vững vàng, thiếu chuyên nghiệp khiến nhà đầu tư gặp rủi ro
rất lớn khi không thể chọn lọc hoặc xử lý thông tin hàng ngày. Góp phần vào rủi ro,
khi thị trường tăng trưởng mạnh, nhiều NĐT huy động vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt
là cầm cố để mua chứng khoán khiến NĐT không cân nhắc hết những rủi ro do thị
trường mang lại. Kết quả là khi thị trường bước sang giai đoạn điều chỉnh, không có
tiềm lực tài chính, những NĐT vốn mỏng buộc phải cắt lỗ, rút khỏi thị trường.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
59
Thêm vào, NĐT thiếu bền vững chính là tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn mà
không tính toán đến các chi phí hoặc rủi ro có thể gặp phải, đó cũng là một trong
những nguyên nhân khiến thị trường có những diễn biến khó lường như thời gian
qua.
Kết luận chương 2:
Chương 2 cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về thực trạng của TTCKVN từ
năm 200 đến năm 2011, từ đó đã đưa ra những đánh giá chung về tình hình
TTCKVN, nêu bật được những thành tựu mà TTCKVN đã gặt hái được cũng như
những vẫn đề còn tồn tại cần được khắc phục. Những rủi ro trong đầu tư chứng
khoán không tránh khỏi. Chương 2 cũng đã trình bày rõ những nguyễn nhân dẫn
đến rủi ro và những rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN. Vì vậy, một số giải pháp và
kiến nghị trong chương 3 sẽ góp phần hạn chế những rủi ro này.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
60
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÊN
TTCKVN HIỆN NAY
3.1. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
3.1.1. Đối với Công ty niêm yết:
Công ty niêm yết phải nâng cao hiệu quả QTDN vì QTDN tốt sẽ giúp cho
công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra còn
mang lại hiệu quả cao cho NĐT và lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công
ty. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của những
công ty quản trị tốt. Như vậy, quản trị càng tốt, cổ phiếu càng có giá. Quản trị công
ty tốt đem lại lợi ích lâu dài cho công ty trong việc nâng cao hình ảnh, uy tín, huy
động nguồn vốn dễ dàng với chi phí thấp, đem lại hình ảnh tốt về một môi trường
đầu tư minh bạch và an toàn. Các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay, thậm chí với
lãi suất thấp hơn, vì quản trị tốt sẽ làm giảm khả năng các khoản vay sẽ được sử
dụng không đúng mục đích và tăng khả năng công ty sẽ trả các khoản vay đầy đủ và
đúng hạn. Ngược lại, quản trị không tốt thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm
chí phá sản công ty.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hệ thống QTDN
tốt. Vai trò và chức năng của ban kiểm soát trong một số công ty còn chưa rõ ràng,
rất hạn chế và mang tính hình thức. Sự minh bạch và công bố thông tin chưa được
thực hiện tốt, vì vậy NĐT không được cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin. Vì
vậy, các công ty niêm yết cần công bố thông tin về tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, kế hoạch dự kiến để các nhà đầu tư có cách nhìn nhận chính xác về tình
hình của doanh nghiệp. Việc công bố những thông tin này là rất quan trọng, sẽ có
tác dụng góp phần làm bình ổn thị trường.
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
61
Thêm vào đó, vai trò của quản lý nhà nước trong việc buộc các doanh nghiệp
phải công khai thông tin, kiểm tra thông tin về các giao dịch với các bên có liên
quan còn hạn chế. Mặc dù, pháp luật doanh nghiệp nước ta đã có những quy định
điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, trong đó
rất nhiều điều khoản ràng buộc doanh nghiệp phải hoạt động công khai, minh bạch,
tuân thủ pháp luật, đối xử công bằng giữa các cổ đông, đảm bảo quyền lợi cổ
đông... nhưng trong thực tiễn vận hành, vẫn còn rất nhiều vấn đề phát sinh mà luật
pháp không thể điều chỉnh hết.
Ngoài ra, do nhận thức về quản trị công ty còn nhiều hạn chế, đồng thời,
không loại trừ yếu tố cố tình hiểu sai bản chất và ý nghĩa của quản trị công ty, các
quy chế quản trị công ty được các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng hiện nay
thường mang tính hình thức, chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu cần có của
những nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ quản trị tốt nhất và chưa đáp ứng
được nguyện vọng của cổ đông cũng như các bên liên quan. Thực tế, phần lớn các
công ty niêm yết quản trị tài chính chưa tốt. Báo cáo thường niên của nhiều công ty
còn sơ sài, bỏ sót nội dung, như mức thù lao, thưởng của HĐQT cùng với đánh giá
mối tương quan giữa thù lao và hiệu quả hoạt động của DN, tỷ lệ sở hữu cổ phần
của HĐQT, ban kiểm soát, ban Giám đốc, cổ đông lớn, báo cáo tài chính còn chưa
chủ động giải trình về lỗ lãi, các khoản ngoại trừ của kiểm toán, chênh lệch giữa
báo cáo tự lập và báo cáo đã được kiểm toán; .…
Quy chế quản trị công ty thường được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy
định của pháp luật hiện hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các
văn bản dưới luật, đồng thời bổ sung thêm những quy định riêng cho phù hợp với
đặc thù doanh nghiệp và mong muốn của cổ đông cùng các bên liên quan. Những
công ty hoạt động minh bạch hay mong muốn hoạt động minh bạch cần xây dựng
quy chế quản trị công ty chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả và chú trọng thực chất
hơn là hình thức. Nếu như các yêu cầu bắt buộc trong luật là điều kiện cần thì các
Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên TTCKVN hiện nay
Hồ Nguyễn Thủy Tiên Lớp Ngân Hàng Đêm 2-K17
62
yêu cầu từ thực tiễn hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó rất quan trọng là kỳ
vọng của cổ đông và các bên liên quan, mới là điều kiện đủ.
Vì vậy, khi xây dựng quy chế quản trị công ty, ban lãnh đạo công ty phải biết
công ty thực sự cần gì để hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, đảm
bảo được sự công bằng trong cả quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông, và sự hài
hòa với lợi ích của các bên liên quan khác.
Một khi luật và các văn bản dưới luật còn nhiều kẽ hở thì chính điều lệ và
quy chế quản trị công ty cần phải xây dựng một cách nghiêm túc nhằm bọc lót, bịt
kín những kẽ hở này để bảo vệ sự minh bạch, công bằng trong công ty. Những quy
định cụ thể, chặt chẽ và chi tiết hơn trong quy chế quản trị công ty về quyền lợi cổ
đông, về đại hội đồng cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát, về vấn đề ngăn ngừa xung
đột lợi ích, công bố thông tin... sẽ giúp công ty tránh được những tranh cãi khi xảy
ra những vấn đề liên quan mà luật không quy định hết.
Ngoài ra, để bảo đảm hiệu quả pháp luật về quản trị công ty , các doanh
nghiệp cũng cần phải:
-Tuân thủ các quy định về quản trị công ty là một trong những yêu cầu bắt
buộc trước khi thực hiện việc niêm yết trên TTCK.
- Thường xuyên báo cáo việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty và
báo cáo cho Trung tâm và Sở Giao dịch chứng khoán những thay đổi về nhân sự
của công ty một cách kịp thời.
-Quản lý công ty và ban kiểm soát công ty phải xác định rõ nội dung, thẩm
quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản trị công ty; nội
dung và phương pháp phối hợp giữa các bộ phận trong công ty khi giải quyết các
vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
- Thường xuyên rà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_han_che_rui_ro_trong_dau_tu_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam_hien_nay.pdf