Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

MỤC LỤC

  

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG

THANH TOÁN QUỐC TẾ . 1

1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế . 1

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế . 1

1.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế . 1

1.1.2.1 Điều kiện về tiền tệ . . 1

1.1.2.2 Điều kiện về thời gian thanh toán . 3

1.1.2.3 Điều kiện về phương thức thanh toán . 4

1.1.2.4 Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán . 4

1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng . 4

1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):. 4

1.1.3.2 Phương thức nhờ thu (Collection). . 5

1.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) . 6

1.1.4 Vai trò của thanh toán quốc tế . 7

1.1.4.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế . 7

1.1.4.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với các NHTM:. 8

1.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế . . 9

1.2.1 Khái niệm về rủi ro . 9

1.2.2 Rủi ro trongthanh toán quốc tế . 9

1.2.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý . 10

1.2.2.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối . . 10

1.2.2.3 Rủi ro tác nghiệp . 10

1.2.2.4 Rủi ro tín dụng . . 11

1.2.2.5 Rủi ro đối táctrong các phương thức thanh toán quốc tế . 11

1.3 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân hàng

thương m ại trên thế giới . 21

1.3.1 Giới thiệu kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các

ngân hàng thương mại trên thế giới . 21

1.3.1.1 Phân loại khách hàng. 22

1.3.1.2 Sử dụng các thỏa thuận cho giao dịch thanh toán quốc tế trong hợp

đồng, cam kết và mẫu biểu . . 22

1.3.1.3 Chức năng thông tin về các khách hàng của phòng quan hệ quốc tế22

1.3.1.4 Áp dụng công nghệ và đào tạo con người . 23

1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân

hàng thương mại trên thế giới . 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG1 . . . 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT VÀRỦI RO TRONG TTQT

TẠI EXIMBANK. . . 26

2.1 Tổng quan về Eximbank . 26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank . 26

2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ . 26

2.1.1.2 Thành tích và sự ghi nhận. 27

2.1.2 Kết quả họat động kinh doanh của Eximbank từ năm 2007 đến năm 2009 .. 28

2.1.2.1 Về huy động vốn . 28

2.1.2.2 Về sử dụng vốn . . 29

2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ . 30

2.1.2.4 Phát triển mạng lưới hoạt động. 30

2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh . 31

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank từ năm 2007 đến năm 2009 . 31

2.2.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank . 31

2.2.2 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank. 32

2.2.2.1 Doanh số thanh toán quốc tế. . 32

2.2.2.2 Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế tại Eximbank . . 33

2.3 Tình hình rủi ro trong TTQT tại Eximbank . 36

2.3.1 Rủi ro trong TTQT tại Eximbank . . 36

2.3.1.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý . 36

2.3.1.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối . . 37

2.3.1.3 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán. 39

2.3.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong TTQT tại Eximbank . 49

2.3.2.1 Các nguyên nhân khách quan . 49

a.Nguyên nhân từ phía khách hàng của Eximbank . 49

2.4 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Eximbank . 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TTQT TẠI

EXIMBANK . . 61

3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Eximbank trong thời gian tới:. 61

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong thời gian tới . 61

3.1.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong năm 2010 . . 61

3.1.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong th ời gian tới . . 61

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Eximbank trong thời gian tới .. 62

3.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong TTQT của Eximbank . 64

3.2.1 Các giải pháp cơ bản nhằm quản lý rủi ro trong các phương thức TTQT

chủ yếu của Eximbank. . . 64

3.2.1.1 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức chuyển tiền . 64

3.2.1.2 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức nhờ thu . 65

3.2.1.3 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. . 66

3.2.2 Các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro trong TTQT của Eximbank . 70

3.2.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý . 70

3.2.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro ngoại hối bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ

kinh doanh ngoại tệ . 71

3.2.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro do các đối tác . 73

3.2.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự TTQT . 77

3.2.2.5 Giải pháp về công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT . 78

3.3 Một số kiến nghị . 79

3.3.1 Đối với chính phủ. . 79

3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách trong TTQT . 79

3.3.1.2 Tăng cường quản lý thị trường, giám sát hợp đồng kinh doanh: . 80

3.3.1.3 Tăng cường các biện pháp quản lý kỹ thuật an toàn trong thanh toán xuất nhập khẩu: . 82

3.3.1.4 Nâng cao vai trò của các đại sứ quán ở nước ngoài, có chính sách

phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu . . 83

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước. . 83

3.3.2.1 Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình hình tài chính -kinh tế . . . 83

3.3.2.2 Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh kịp thời . . 84

3.3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa

và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (CIC): . 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 87

KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các sản phẩm tài trợ XNK của Eximbank đã phát huy hiệu quả đẩy mạnh doanh số xuất khẩu. Tổng thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2008 đạt 86 tỷ, tăng 35 tỷ tương đương 68.25%, năm 2009 đạt 137 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương đương tăng 60.15% so với năm 2008. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2007-2009 của Eximbank Việt Nam 2.3 Tình hình rủi ro trong TTQT tại Eximbank 2.3.1 Rủi ro trong TTQT tại Eximbank 2.3.1.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý Trong TTQT, bất cứ một thay đổi nào về chính trị, pháp lý của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia giao dịch. Không chỉ mâu thuẫn giữa luật pháp các nước, mà ngay cả sự thay đổi về chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch cũng gây khó khăn cho các Ngân hàng trong hoạt động TTQT. Như chúng ta đã biết, thanh toán quốc tế là một hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực cũng như quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh 51 86 137 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2007 2008 2009 Năm Tỷ Đ ồ ng Hình 2.9 Phí Thanh Toán Quốc Tế 37 hưởng tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế. Ngoài ra còn có những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng gây nên như: chiến tranh, đình công, động đất, núi lửa, cấm vận… gây tổn thất cho các bên liên quan Tình huống 1: Năm 2005, Eximbank có mở một L/C cho Doanh nghiệp tư nhân Hải Thông nhập khẩu một lô hạt nhựa từ Iraq. Khi chứng từ về đến Eximbank cũng là lúc hàng vế đến cảng của TP. Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp tư nhân Hải Thông đưa công văn chấp nhận mọi bất hợp lệ của bộ chứng từ và cam kết thanh toán toàn bộ trị giá lô hàng là 55,000USD. Theo đúng quy trình thanh toán hàng nhập khẩu theo TDCT, Eximbank đã tiến hành thanh toán trị giá lô hàng trên cho ngân hàng xuất trình bộ chứng từ ở Iraq. Nhưng không may, thời điểm mà Eximbank thanh toán cho ngân hàng ở Iraq thì nước Iraq đang bị lệnh cấm vận của Mỹ nên toàn bộ số tiền 55,000USD khi qua hệ thống ngân hàng ở Mỹ đã không được chuyển trả cho ngân hàng ở Iraq. Cuối cùng Eximbank phải nhờ đến ngân hàng nostro là JPMorgan Chase can thiệp để chuyển trả lại số tiền trên cho Eximbank, nhưng không đầy đủ sau khi bị trừ đi các khoản chi phí chỉ còn lại USD54,900 2.3.1.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối Như chúng ta đã biết khi tỷ giá biến động sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặt biệt là trong tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu. Đầu tháng 6/2008, tỷ giá đột ngột tăng mạnh lên gần 17.000 đồng/đôla (ngoài thị trường tự do có lúc lên đến 19.000 đồng/đôla), các Ngân hàng bán với giá trần. Các nhà nhập khẩu muốn mua thì phải chịu thêm phí mua đôla hoặc bán cho các doanh nghiệp theo tỷ giá chuyển đổi (thay vì bán đôla theo đúng giá niêm yết thì Ngân hàng không có đôla để bán, Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp mua EUR theo tỷ giá ngân hàng ấn định rồi mới chuyển đổi qua đôla). Các doanh nghiệp nhập khẩu lúc này đã lở ký hợp đồng phải thanh toán tiền hàng cho kịp nên đành chấp nhận những khoản phí phát sinh thêm này. Điều này khiến cho lợi nhuận của các nhà nhập khẩu bị thiệt hại nặng thậm chí có nhiều doanh nghiệp bị lỗ nặng nề. Tuy nhiên đối với các nhà xuất khẩu, khi thu được 38 tiền hàng sẽ đem bán cho Ngân hàng để lấy nội tệ hoạt động kinh doanh, lúc này khi thu mua lượng ngoại tệ trên, Ngân hàng sẽ trả thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu một khoản phí. Chính điều này sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu. Hơn thế nữa chính những sự biến động về tỷ giá như trên đã làm cho trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng không ổn định, tạo ra những rủi ro về tỷ giá cho các ngân hàng thương mại trong đó có Eximbank. Năm 2008, do tình hình ngoại tệ biến động như trên nên Eximbank đã hạn chế mở L/C cho nhiều công ty có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nên một số khách hàng của Eximbank đã chuyển sang giao dịch với các ngân hàng khác làm cho Eximbank mất đi một lượng khách hàng đáng kể. Ngoài ra, có những bộ chứng từ trả chậm đến hạn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài nhưng Eximbank không đủ ngoại tệ để bán cho khách hàng, nên phải vay hoặc mua của các ngân hàng khác với lãi suất cao hoặc tỷ giá cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này. Tình huống 2: Eximbank phải chấp nhận thanh toán L/C số 2000ILSEIB09XXX đã mở trị giá 1,500,200 EUR cho ngân hàng Mizuho Corporation Bank mặc dù khách hàng nhập khẩu là Công XNK H.K có đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ. Lý do: đề nghị tu chỉnh giá trị L/C sang ngoại tệ Đôla Mỹ không được khách hàng thụ hưởng L/C và ngân hàng Mizuho Corporation Bank chấp nhận do đồng Đôla Mỹ đang bị giảm giá so với đồng Euro và thời hạn sửa đổi để sửa đổi điều khoản loại ngoại tệ thanh toán là 3 tháng trước khi hàng được giao đã trôi qua. Đây là một ví dụ mà khách hàng cũng như Eximbank là ngân hàng tài trợ thanh toán cũng bị rủi ro về biến động tỷ giá. Tình huống 3: Eximbank thường xuyên mở L/C cho các công ty trong nước để nhập khẩu vải, sợi. Các bộ chứng từ xuất trình cho mặt hàng này đa số rất nhiều và món tiền nhỏ, khó kiểm tra. Thường hay xảy ra các lỗi như: thư đòi tiền của ngân hàng nước ngoài nhiều hơn số tiền tổng các hóa đơn, các chứng nhận đóng gói (packing list) lên đến hàng chục trang nhưng kiểm tra số kiện thì nhiều hơn số kiện thể hiện trên chứng từ 39 vận tải mà vẫn đòi tiền trên số kiện của chứng từ đóng gói, xuất trình chứng từ vận tải không phải là bản gốc, hóa đơn đòi tiền hàng mẫu hay phí bưu điện không được đề cập trong L/C v.v…). Eximbank nhận định rõ, đây là những lỗi không nhỏ, gây một số rủi ro nhất định cho Eximbank khi tài trợ thanh toán những L/C này. Đó là khi thanh toán số tiền lớn hơn số tiền tổng các hóa đơn, số kiện trên các chứng từ đóng gói không như chứng từ vận tải thể hiện, thanh toán hàng mẫu hay phí bưu điện không đề cập trong L/C mà không biết hay thanh toán một chứng từ vận tải không phải chứng từ gốc (có thể giả mạo), tức là đã thanh toán khống tiền ra nước ngoài mà không có hàng hóa đối ứng, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, đây có thể không phải là sai sót của ngân hàng đòi tiền mà có thể là một sự cố ý khi mà lượng chứng từ dày đặc khó kiểm tra; hay người mua nợ tiền người bán nên cấu kết lừa ngân hàng để chuyển tiền khống. 2.3.1.3 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán Tình huống 4: Nhà nhập khẩu là Doanh nghiệp tư nhân Đồng Tâm, nhập khẩu thép từ công ty ở Đức. Công ty này mở L/C trả ngay tại Eximbank trị giá USD 245,000. Sau đó, bộ chứng từ xuất trình tại Eximbank và kiểm tra với các bất hợp lệ: giao hàng từng phần không được phép, giao hàng thiếu, ngày phát hàng của chứng từ bảo hiểm sau ngày giao hàng. Eximbank theo chỉ thị người mua về nên tạm thời từ chối thanh toán bộ chứng từ trên cơ sở bộ chứng từ có bất hợp lệ vì lý do chính là hàng chưa về đến thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, người bán sau khi giao hàng xong, muốn nhận tiền hàng lập tức yêu cầu chuyển sang hình thức nhờ thu trả ngay (D/P at sight). Khi đó Eximbank trở thành ngân hàng trung gian phục vụ khách hàng và tuân thủ quốc tế về quy tắc thống nhất nhờ thu chứng từ bằng cách thông báo chi tiết về bộ chứng từ nhận được. Người mua biết hàng hóa vẫn chưa cập cảng nên cương quyết không nhận bộ chứng từ và thương lượng với người bán chỉ nhận bộ chứng từ và thanh toán khi hàng về cảng. Người bán do đã gửi hàng và bộ chứng từ khá lâu mà chưa nhận được tiền hàng lại không có bất kỳ thông tin nào từ phía ngân hàng thu hộ là Eximbank, do đã chuyển sang hình thức nhờ thu nên ngân hàng thu hộ (Eximbank)không có sự ràng 40 buộc về việc thông báo tình trạng bộ chứng từ cho người bán trong vòng 5 ngày làm việc theo quy định của UCP600. Người bán lại không tin tưởng người mua nên không thể tin và chờ người mua nhận hàng rồi mới thanh toán. Do đó, người bán thông qua ngân hàng xuất trình yêu cầu hoàn trả chứng từ không được trì hoãn vì có thể người bán đã tìm được đối tác khác để bán với giá cao hơn hoặc có có sự lừa đảo là thật sự người bán chưa giao hàng như đã tuyên bố với người mua. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Như vậy, giao dịch này đã không thành, gây ra một số rủi ro: người mua đang cần hàng mà không có hàng, tiềm ẩn rủi ro bị lừa đảo nếu trả tiền mà không nhận được hàng; người bán tốn chi phí để chở hàng bán cho đối tác khác… Trong tình huống này, khi người mua và người bán chưa thật sự tin tưởng lẫn nhau thì phương thức tín dụng chứng từ vẫn đảm bảo việc thanh toán của người mua cho người bán hơn là phương thức nhờ thu. Tình huống 5: Ngày 01/05/2008 Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát xuất trình bộ chứng từ nhờ thu trả chậm (D/A ) 90 ngày sau ngày B/L, trị giá USD 585,000, xuất khẩu cá ba sa cho Công ty Hoogland Foods BV của Hà Lan với ngân hàng thu hộ là Fortis Bank, ngày giao hàng là 26/04/2008, ngày đến hạn thanh toán là 25/07/2008.Nhưng việc thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, đến ngày đáo hạn 25/07/2008 Cty Minh Phát vẫn chưa nhận được tiền thanh toán từ đối tác. Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands) để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan. Công ty TNHH xuất khẩu Minh Phát sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Công ty Hoogland Foods BV thì... không có người nghe máy, lý do là Công ty Hoogland Foods BV là công ty của 1 người (ông Gert.J Hoodlands)để đăng ký kinh doanh tại Hà Lan. Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài ( Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho 41 ngân hàng nhờ thu). Tuy nhiên sau khi giao hàng “đối tác” này cứ...lần lữa không thanh toán. Người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là Công ty Star Procurement Inc. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Trước tình huống trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải thuê luật sư để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được tiền hàng.Vừa qua, một số cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, như Pakixtan, Singapore, Hà Lan… cũng đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A, D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi), đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt… Để phòng tránh những rủi ro không thu được tiền hàng khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần lưu ý, đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, doanh nghiệp cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh và tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng. Công ty nước ngoài cũng như công ty Việt Nam khi đã đăng ký kinh doanh là có tư cách pháp nhân, tuy nhiên không phải đối tác có tư cách pháp nhân là yên tâm ký hợp đồng, mà cần chú ý tới khả năng chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khỏan hợp đồng mà khách hàng đưa ra… 42 Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tư cách pháp nhân người, công ty giao dịch và người/công ty đứng ra ký kết hợp đồng (trong trường hợp nêu trên, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là đại lý và không chịu trách nhiệm, lúc ký hợp đồng đã lấy danh nghĩa một công ty khác mà doanh nghiệp ta lại không chú ý đến vấn đề này). Như vâỵ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn để đảm bảo thu hồi tiền hàng. Tình huống 6: Ngày 15/03/2007 nhận được một L/C từ ngân hàng Hana Bank, Korea với ngày giao hàng chậm nhất là 20/04/2007, chứng từ phải được xuất trình sau 15 ngày sau ngày B/L và L/C hết hạn hiệu lực là ngày 04/05/2007 với cty xuất khẩu là công ty TNHH Tân Minh Long. Eximbank đã tiến hành thông báo L/C này cho nhà xuất khẩu là Công ty xuất nhập khẩu Tân Minh Long biết mà không có bất kỳ sự lưu ý đặc biệt nào về các điều khoản trên của L/C. Công ty TNHH Tân Minh Long tiếp nhận L/C, chuẩn bị hàng để giao và chuẩn bị các chứng từ xuất trình cho Eximbank kiểm tra theo quy định của L/C đòi tiền. Eximbank do nghe công ty TNHH Tân Minh Long nói sẽ giao hàng khoảng 15/04/2007 và trễ lắm cũng trước ngày 20/04/2007 nên Eximbank cho rằng sẽ chuẩn bị kịp chứng từ để gửi đòi tiền và sợ tốn phí mà không có sự cảnh báo hay cẩn trọng cần thiết là yêu cầu công ty TNHH Tân Minh Long liên lạc yêu cầu cty nhập khẩu tu chỉnh L/C dời ngày hết hạn hiệu lực của L/C đến 15/05/2007 thay vì 05/05/2007 nhằm tránh bất hợp lệ và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác Eximbank cho rằng đây là việc nhập khẩu rất quen thuộc và thường xuyên, ngân hàng Hana bank lại là một ngân hàng có uy tín. công ty TNHH Tân Minh Long xuất trình bộ chứng từ và hợp đồng ngoại chưa được người mua ký nhưng Eximbank không hỏi mà vẫn tiếp nhận bộ chứng từ. Mãi đến ngày 20/04/2007, công ty TNHH Tân Minh Long mới tiến hành giao hàng. Bắt buộc sau ngày 04/05/2007, Eximbank mới được xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng Hana bank (vì chứng từ phải được xuất trình sau 15 ngày sau ngày 43 B/L) để đòi tiền nhưng L/C đã hết hiệu lực. Và sau đó, Eximbank đã nhận được điện từ chối thanh toán của Korea Exchange với lý do: “xuất trình không đúng yêu cầu của L/C” và trả bộ chứng từ. Công ty TNHH Tân Minh Long đã chở hàng đi nên việc trả lại bộ chứng từ đưa công ty xuất khẩu vào một tình thế hết sức khó khăn, công ty xuất khẩu kiện người mua nhưng người mua trả lời hợp đồng chưa được ký kết rõ ràng. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Đối với ngân hàng xuất trình là Eximbank: Eximbank đã không có sự quyết đoán và cẩn trọng cần thiết khi quá tin vào nhà xuất khẩu và ngân hàng nước ngoài. Trong tình huống này Eximbank tuy được miễn trách nhưng đã sai lầm khi không kiên quyết yêu cầu nhà xuất khẩu tu chỉnh L/C và tư vấn nhà xuất khẩu ký kết đầy đủ hợp đồng trước khi mở L/C để có cơ sở pháp lý khiếu kiện khi có tranh chấp xảy ra. Nhân viên TTQT của Eximbank không có nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống tốt làm cũng mất đi phần nào uy tín của Eximbank. Mặc dù, Eximbank có thể kiện Hana bank về lý do từ chối bộ chứng từ là không xác đáng. Eximbank đã gặp rủi ro về tác nghiệp và rủi ro về quan hệ đại lý. Đối với công ty xuất khẩu trong nước: Tốn kém vì chuẩn bị chứng từ và vận chuyển hàng hóa đi và vận chuyển về nước. Thua kiện trong việc tranh chấp với nhà nhập khẩu nước ngoài. Đối với ngân hàng phát hành là ngân hàng Hana bank: Vì lợi ích của khách hàng đã mở một L/C với điều kiện vô lý, làm mất uy tín của ngân hàng và mối quan hệ giữa các ngân hàng. Tình huống 7: Công ty Tân Phúc Lộc yêu cầu Eximbank phát hành thư tín dụng trả ngay trị giá USD450,000 mặt hàng gỗ tròn, điều kiện giao hàng CFR HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Theo đề nghị của Eximbank trước khi phát hành thư tín dụng, công ty Tân Phúc Lộc đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo điều kiện ICC clause C 1982. Khi nhận được thông báo thư tín dụng từ ngân hàng Citi Bank, Singapore, người bán tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, do cơn bão Durian làm tàu chở hàng chìm trên đường đi từ Indonesia về Việt Nam. Khi nhận được tin này, Công ty Tân Phúc Lộc đã liên hệ với 44 công ty bảo hiểm Nhà Rồng để xúc tiến việc bồi thường thiệt hại của lô hàng. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm Nhà Rồng thông báo Công ty Tân Phúc Lộc khi người bán giao hàng đã không đóng gói hàng trong kiện do đó tổn thất này thuộc điều khoản loại trừ nên không được bồi thường. Công ty Tân Phúc Lộc đã thông báo với Eximbank về việc này và đề nghị Eximbank tìm cách từ chối thanh toán bộ chứng từ. Vì vậy, sau khi nhận được bộ chứng từ, Eximbank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định thư tín dụng. Theo điều 5, 15 UCP600, Eximbank có trách nhiệm thanh toán USD 450,000 cho Citi Bank Singapore, ngay cả khi Công ty Tân Phúc Lộc không nhận được hàng. Trước tình hình đó, Eximbank đề nghị Công ty Tân Phúc Lộc nộp tiền để thanh toán thư tín dụng này. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Trong kinh doanh có những rủi ro mà cả người mua và người bán đều không thể dự đoán được. Mặc dù Công ty Tân Phúc Lộc không nhận được hàng nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng cam kết. Khi rủi ro này xảy ra, Eximbank là người phải có trách nhiệm thanh toán cho Citi Bank, Singapore ngay khi hàng hóa không về được Việt Nam. Bởi vì theo UCP600, ngân hàng giao dịch dựa trên chứng từ chứ không phải hàng hóa. Do đó, đối với các công ty xuất nhập khẩu để tránh những rủi ro do thiên tai bất khả khán thì nên nghiên cứu kỹ các điều khoản bảo hiểm của hợp đồng ngoại thương. Tình huống 8: Ngày 10/05/2008 Eximbank có mở L/C trả ngay trị giá EUR 50,000 cho công ty Hoa Mai Sơn để nhập mặt hàng máy móc thiết bị, điều kiện giao hàng CIF HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi nhận bộ chứng từ, Eximbank kiểm tra và xác định bộ chứng từ hợp lệ nên thông báo công ty Hoa Mai Sơn nộp tiền để nhận chứng từ. Tuy nhiên, khi công ty Hoa Mai Sơn làm thủ tục nhận hàng thì Hải Quan từ chối không cho công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng và phạt 10 triệu đồng vì lý do giấy chứng nhận xuất xứ viết tay chứ không in sẵn hay đánh máy. Công ty Hoa Mai Sơn đã đề nghị Eximbank giải thích “Eximbank thông báo chứng từ hợp lệ nhưng công ty không được nhận hàng?”. Eximbank cũng giải thích trong UCP600 và ISBP681 không 45 có điều khoản quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay nên không chịu trách nhiệm về việc công ty không nhận được hàng. Tuy nhiên, để công ty Hoa Mai Sơn có thể nhận hàng, Eximbank đã gởi điện cho ngân hàng người bán ở Trung Quốc đề nghị gởi lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác và Eximbank sẽ gởi trả lại bộ giấy chứng nhận xuất xứ cũ vì không thể làm thủ tục Hải Quan. Mười ngày sau Eximbank mới nhận được bộ giấy chứng nhận xuất xứ khác để công ty Hoa Mai Sơn đi nhận hàng. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: UCP 600 vẫn chỉ là tập quán quốc tế và không thể vượt lên trên luật quốc gia. Bởi vì theo công văn 1690 hướng dẫn của Tổng cục Hải Quan không chấpnhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay. Eximbank không có thông tin Tổng cục Hải Quan có công văn quy định giấy chứng nhận xuất xứ không được viết tay. Khi phát hành thư tín dụng, Eximbank chỉ căn cứ vào hợp đồng của khách hàng ở phần chứng từ xuất trình quy định “Giấy chứng nhận xuất xứ 3 bản”. Kế đó, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, Eximbank đã xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ căn cứ theo quy định của UCP600 và ISBP681. Hơn nữa, đối với việc Hải Quan không chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ viết tay, Eximbank hoàn toàn ở thế bị động vì Eximbank không thể nào biết được Tổng cục Hải Quan ban hành văn bản như vậy. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra, khách hàng đánh giá không tốt về trình độ nghiệp vụ của Eximbank. Do đó, nếu ngay từ khi phát hành thư tín dụng Eximbank thể hiện điều khoản “giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình 3 bản được đánh máy và do cơ quan xxx phát hành” thì rủi ro này đã không xảy ra. Công ty Hoa Mai Sơn nhận hàng chậm 15 ngày so với kế hoạch sản xuất. Eximbank tốn chi phí gởi trả lại giấy chứng nhận xuất xứ cho ngân hàng xuất trình và có thêm bài học kinh nghiệm bộ chứng từ được lập phù hợp với thư tín dụng nhưng chưa chắn đã phù hợp với luật trong nước. Tình huống 9: Trong hợp đồng nhập khẩu “Xe gắn máy nhãn hiệu Honda SH 150cc” từ Italy của Cty Minh Long với cty “Mega Bike SRL” có điều khoản thanh toán như sau: 46 ứng trước 20 % trị giá hợp đồng (EUR 40,000), L/C at sight có xác nhận 80 %trị giá hợp đồng (EUR 160,000) Eximbank đã phát hành L/C xác nhận cho người hưởng lợi “Mega Bike SRL” qua ngân hàng thông báo và xác nhận là “Banca Monte Dei Paschi Di Siena Roma Italia” với điều khoản “Ngân hàng xác nhận được phép đòi tiền bằng điện từ ngân hàng hoàn trả “Deutsche Bank Frankfurt Germany” với điều kiện bộ chứng từ phải phù hợp với L/C”. Ngày 12/09/07, ngân hàng xác nhận L/C đã điện thông báo cho Eximbank về việc “Chiết khấu bộ chứng từ phù hợp với L/C và điện đòi tiền ngân hàng hoàn trả với ngày giá trị 16/09/07” theo như chỉ định trong L/C. Tuy nhiên, ngày 14/09/07, Eximbank đã nhận được bộ chứng từ, kiểm tra nó và tìm thấy quá nhiều điểm sai biệt quan trọng, đồng thời thông báo ngay cho người yêu cầu mở L/C về tình trạng bộ chứng từ và được xác nhận “Từ chối chứng từ, không thanh toán do hàng hóa chưa về”.Nhằm ngăn chặn tổn thất, ngay lập tức Eximbank, một mặt, đã điện báo cho ngân hàng hoàn trả về việc không thanh toán và mặt khác, gửi thông báo từ chối chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng xác nhận. Khi đó, phản ứng của ngân hàng này là yêu cầu Eximbank phải thanh toán ngay hoặc gởi trả lại ngay bộ chứng từ cho họ (Ghi chú: họ sẵn lòng thanh toán các khoản bưu phí và điện phí liên quan). Tuy nhiên,vấn đề đáng nói là người yêu cầu mở L/C không muốn gửi trả lại bộ chứng từ vì họ e ngại rằng nếu gửi trả lại chứng từ, một mặt, họ sẽ không lấy được hàng khi hàng về đến, mặt khác, mất luôn cả khoản tiền đặt cọc 40.000EUR mà họ đã chuyển TTR trước đó. Do đó, không còn cách nào khác, vào ngày 26/09/07, người yêu cầu mở L/C buộc phải chấp nhận chứng từ và chỉ thị thanh toán. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Kết quả là mặc dù Cty Minh Long chưa xảy ra thiệt hại (không bị mất 40,000EUR), nhờ có sự ứng phó kịp thời của Eximbank. Tuy nhiên đây là bài học lớn cho Eximbank về cách hành xử của các ngân hàng có liên quan trong giao dịch, ngân hàng xác nhận cố tình xác nhận sai tình trạng chứng từ để đòi tiền bằng điện theo “L/C confirmed cho phép đòi tiền bằng điện từ ngân hàng hoàn trả”. 47 Tình huống 10: Ngày 25 tháng 06 năm 2008, Eximbank có nhận được bộ chứng từ xuất trình theo phương thức tín dụng chứng từ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An xuất khẩu gạo trị giá USD150,000. Khi Eximbank kiểm tra chứng từ phát hiện bộ chứng từ bất hợp lệ do thư tín dụng có điều khoản không thể thực hiện được “Vận đơn đường biển lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và ghi cước phí trả trước (freight prepaid)”. Trong khi đó điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000 nên hãng tàu phát hành vận đơn thể hiện “freight collect”. Do đó, Eximbank đã đề nghị Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An thông báo người nhập khẩu sửa đổi thư tín dụng trước khi giao hàng để ngân hàng phát hành không thể từ chối thanh toán. Tuy nhiên, 4 ngày sau Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An thông báo người nhập khẩu từ chối sửa đổi thư tín dụng, yêu cầu gởi chứng từ gấp nếu không sẽ từ chối nhận hàng và Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An phải bồi thường việc vi phạm hợp đồng do giao hàng trễ. Vì vậy, Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thạnh An đã yêu cầu Eximbank gởi chứng từ đòi tiền nhưng phải lập văn bản gởi Eximbank với điều khoản “bộ chứng từ có bất hợp lệ, đề nghị Eximbank gởi chứng từ. Công ty chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu bộ chứng xuất trình bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán”. Nguyên nhân: Khi ký kết hợp đồng, người mua soạn sẵn hợp đồng với điều khoản chứng từ vận tải ghi cước phí trả trước “freight prepaid” còn điều kiện giao hàng là FOB HoChiMinh city port, Incoterms 2000. Khi Thu Hoạch ký kết hợp đồng đã không kiểm tra điều khoản này bất lợi cho mình vì không thể lập được bộ chứng từ hợp lệ để thanh toán theo phương thức thư tín dụng. Nhận định một số rủi ro các bên tham gia: Mặc dù người nhập khẩu đồng ý thanh toán nhưng ngân hàng phát hành khấu trừ phí bất hợp lệ USD80 Eximbank hoàn toàn ở thế bị động khi không thể xuất trình được bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của thư tín dụng. Đối với trường hợp như vậy, quyền chủ động thanh toán nằm trong tay của ngân hàng phát hành chứ không phải Eximbank. Nếu 48 ngân hàng phát hành có thiện chí thanh toán thì Eximbank cũng bị khấu trừ phí bất hợp lệ. Ngược lại khi ngân hàng phát hành từ chối than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_han_che_rui_ro_trong_thanh_toan_quoc_te_tai_eximbank_viet_nam.pdf