Luận văn Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.Thanh toán quốc tế và hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. 4

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế. 4

1.1.2. Điều kiện và vai trò của thanh toán quốc tế. 5

1.1.2.1. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 5

1.1.2.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động của NHTM. 6

1.1.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn các ngân hàng thương mại. 8

1.1.3.1. Ngân hàng mở L/C 8

1.1.3.2. Ngân hàng thông báo L/C 8

1.1.3.3. Ngân hàng xác nhận L/C 8

1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu. 9

1.2.1. Phương thức chuyển tiền: 9

1.2.2. Phương thức bảo lãnh 10

1.2.3. Phương thức nhờ thu: 10

1.2.4.Phương thức tín dụng chứng từ: 11

1.3. Khái niệm, trình tự tiến hành và nội dung của phương thức Tín dụng chứng từ. 11

1.31. Khái niệm Phương thức Tín dụng chứng từ. 11

1.3.2. Ý nghĩa của phương thức Tín dụng chứng từ. 12

1.3.2.1. Đối với nhà xuất khẩu. 12

1.3.2.2. Đối với nhà nhập khẩu. 13

1.3.2.3. Đối với ngân hàng thương mại. 13

1.3.3. Cơ sở pháp lí của thanh toán Tín dụng chứng từ. 13

1.3.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 13

1.3.3.2. Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng theo Tín dụng chứng từ ( URR 525) 14

1.3.3.3. Quy tắc thực hành Tín dụng dự phòng quốc tế ( ISP 98) 14

1.3.3.4 ISBP 15

1.3.3.5 Incoterms 2000 15

1.3.3.6 Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982. 16

1.3.3.7 Quy định về cấm vận của Hoa Kỳ: 16

1.3.3.8 Các văn bản pháp luật trong nước: 16

1.3.4. Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 17

1.3.4.1. Thư tín dụng thương mại(Letter of Credit- L/C). 17

1.3.4.2. Quy trình tiến hành thanh toán tín dụng chứng từ. 21

1.4. Tín dụng chứng từ- một phương thức thanh toán quốc tế ẩn chứa nhiều rủi ro. 24

1.4.1. Khái niệm rủi ro. 24

1.4.1.1. Rủi ro đối với bên xuất khẩu. 25

1.4.1.2. Rủi ro đối với bên nhập khẩu. 26

1.4.1.3. Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. 27

1.4.2. Các loại rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ và nguyên nhân. 28

1.4.2.1. Rủi ro kĩ thuật. 28

1.4.2.2.Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh doanh 30

1.4.2.3. Rủi ro ngoại hối. 31

1.4.2.4. Rủi ro đạo đức. 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT HÀ NỘI VÀ NHỮNG RỦI RO TIỀM ẨN 34

2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 34

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Agribankhanoi. 34

2.1.2. Chi nhánh 35

2.1.3. Hệ thống tổ chức. 37

2.1.3.1. Mô hình tổ chức. 37

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp- NHNN&PTNN HN) 37

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban tại NHNo & PTNT Hà Nội. 38

2.2. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 40

2.2.1. Hoạt động huy động vốn (Nguồn vốn). 41

2.2.2. Đầu tư tín dụng. 43

2.2.3.Hoạt động kinh tế đối ngoại. 44

2.2.4. Phát triển dịch vụ tiện ích 47

2.2.5. Hoạt động tài chính thanh toán, dịch vụ và ngân quỹ. 48

2.2.5.1. Công tác thanh toán: 48

2.2.5.2. Về triển khai dịch vụ và kết quả tài chính 48

2.2.5.3. Ngân quỹ 49

2.2.6. Các công tác khác. 49

2.2.Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNN&PTNTHà Nội. 50

2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN&PTNT Hà Nội. 50

2.2.2. Thực trạng thanh toán L/C tại NHNo&PTNT Hà Nội. 52

2.3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C. 55

2.3.1. Rủi ro do người mở L/C mất khả năng thanh toán. 55

2.3.2. Rủi ro kĩ thuật. 55

2.3.3. Rủi ro đạo đức. 56

2.3.4. Rủi ro ngoại hối. 56

2.3.5. Rủi ro chính trị. 56

2.4. Nguyên nhân gây rủi ro trong thanh toán bằng L/C. 56

2.4.1. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng 56

2.4.1.1. Nguyên nhân từ NHNo&PTNT Việt Nam. 56

2.4.1.2. Nguyên nhân từ NHNo&PTNT Hà Nội. 57

2.4.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng. 57

2.4.3. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài. 58

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT HÀ NỘI 60

3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội. 60

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C đã thực hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 61

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng. 61

3.2.1.1. Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng 62

3.2.1.2. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng 62

3.2.1.3. Đánh giá quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng 62

3.2.1.4. Đánh giá chung về khách hàng xin mở L/C 63

3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 65

3.2.3. Thành lập bộ phận quản lí và phòng ngừa rủi ro. 67

3.2.4. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng. 67

3.2.5. Tiếp tục đổi mới công nghệ cho ngân hàng. 68

3.3. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán TDCT tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội. 68

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ 69

3.3.2 Các giải pháp đối với ngành ngân hàng 70

3.3.3. Đối với NHNo & PTNT Hà Nội. 72

3.3.3.1. Tổ chức tốt Bộ phận TTQT của từng chi nhánh và thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro trong từng vai trò cụ thể. 72

3.3.3.2 Đào tạo con người để phục vụ cho nghiệp vụ TTQT 91

3.3.3.3 Hoàn thiện chương trình công nghệ phục vụ thanh toán quốc tế 92

3.3.3.4. Đối với các đơn vị có liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 92

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù có nhiều biến động phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song NHNo Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhờ đổi mới phong cách giao dịch ,với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ vay vốn với NHNo&PTNT Hà Nội. Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về đầu tư tín dụng của NHNo và NHNo Việt nam và QĐ 493 QĐ 18 của NHNo Việt Nam và Quyết định 165 về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNo VN. Đặc biệt ngay từ đầu năm 2008 Đảng uỷ, Ban giám đốc đã chỉ đạo những nhiệm vụ và mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh trong đó: Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tập trung khai thác và tiếp cận những thành phần kinh tế chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành phần kinh tế tư nhân cá thể.. làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch rõ ràng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định do vậy trong năm chi nhánh đã đầu tư vốn tín dụng tăng trên 700 tỷ só năm 2007.Mặt khác tích cực thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Tập trung rà soát và xác định chính xác nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5. Để tiếp tục phát triển NHNo Hà Nội tiếp tục phải thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng theo quy định của NHNo và NHNo Việt Nam, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.3: Tình hình NQH của NHNo & PTNT Hà Nội. (Đơn vị: Tỷ đồng) 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền NQH 40.974 23.81 26.3 Dư nợ 2574 2737 3438 NQH/Dư nợ 1.67% 0,87% 0.76% (Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội) 2.2.3.Hoạt động kinh tế đối ngoại. Hoạt động kinh tế đối ngoại là một nghiệp vụ rất quan trọng, vì nghiệp vụ này có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như từng doanh nghiệp (DN) tham gia xuất nhập khẩu nên NHNo & PTNT Hà Nội qua 3 năm đã từng bước làm tốt công tác thanh toán quốc tế. - Về Xuất khẩu: Tình hình phục vụ công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp của NHNo&PTNT Hà Nội được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4 - Tình hình phục vụ công tác xuất khẩu của các DN (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền - Chứng từ đòi tiền 53 1.028 482 187.5 451 163.5 - Thu tiền được 48 0.996 341 158.3 326 141.7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Qua bảng trên ta thấy hoạt động kinh doanh đối ngoại về xuất khẩu năm 2006 rất kém nhưng đến năm 2007 lại tăng trở lại và cũn tăng đột biến so với các năm trước. Nguyên nhân có thể do Việt Nam đó là thành viên của WTO, nên hoạt động xuất khẩu được mở rộng. Năm 2008 do biến động của nền kinh tế toàn cầu nên tình hình xuất khẩu cú giảm sút đôi chút tuy nhiên không nhiều lắm. - Về Nhập khẩu: Bảng 2.5 – Tình hình phục vụ công tác nhập khẩu của các DN (Đơn vị: Triệu USD) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số L/C Số tiền SốL/C Sốtiền SốL/C Sốtiền - L/C mở 786 116 1088 180 684 163 - L/C thanh toán 800 62,4 1071 140 932 195 - Thanh toán nhờ thu 427 19.1 468 28.2 397 27.4 - Thanh toán TT 1994 42.9 2344 70.7 2260 139.9 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Qua bảng ta thấy, số tiền thu được từ kinh doanh đối ngoại về nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2007, trị giá L/C mở tăng 64,2 triệu USD, trị giá L/C thanh toán tăng 2,25 lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ trong năm 2007 ngân hàng đã làm tốt các dịch vụ về nhập khẩu. Năm 2008 mặc dù suy thoái kinh tế diễn ra trên phạm vi nhiều quốc gia nhưng nhập khẩu vẫn tăng. Ngoài ra để phục vụ cho các doanh nghiệp thanh toán nhập khẩu NHNo&PTNT Hà nội đã tích cực khai thác ngoại tệ để cung ứng, nên phần lớn các nhu cầu về ngoại tệ trong 3 năm qua đều được đáp ứng tương đối kịp thời và đầy đủ, không để xảy ra tình trạng thanh toán chậm. Bảng 2.6 - Tình hình cung ứng ngoại tệ cho các DN thanh toán nhập khẩu (Đơn vị: triệu) Ngoại tệ 2006 2007 2008 - USD 154 184 240 - JPY 407 953 1,230 - EUR 6 12 66.7 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Năm 2008 nền kinh tế có biến động phức tạp, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Song công tác thanh toán quốc tế tiếp tục ổn định đảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh toán, vay vốn các loại ngoại tệ của các thành phần kinh tế. Trong năm đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 23% so năm 2007, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 20% so năm 2007. Bên cạnh đó, để làm tốt công tác thanh toán quốc tế chi nhánh đã chủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY…được gần 240 triệu USD, trên 1.230 triệu JPY, gần 70 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng, đồng thời triển khai thu đổi các loại ngoại tệ tại các trung tâm thương mại. . 2.2.4. Phát triển dịch vụ tiện ích + Năm 2006 Tính đến 31/12/2006: Có gần 30.000 tài khoản cá nhân số dư hơn 100 tỷ VNĐ, trên 36800 thẻ ghi nợ tăng gần 13200 thẻ so với năm 2005 với số dư trên 56 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 30 tỷ với 280 000 món, 27 đại lý thu đổi ngoại tệ với 46 triệu USD (khoảng 260 tỷ VNĐ) + Năm 2007 Đến hết năm 2007 có trên 60.000 tài khoản cá nhân có số dư trên 150 tỷ VNĐ, trong đó có 51.600 thẻ ghi nợ với số dư gần 100 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 50 tỷ với trên 350.000 món. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho NHNo Hà Nội. Ngoài ra đó phỏt hành 380 thẻ tớn dụng nội địa. Cụ thể ngân hàng đó triển khai ký hợp chi lương qua tài khoản cho 146 đơn vị, trong đó có 94 đơn vị hành chính sự nghiệp, 52 đơn vị kinh doanh, trả lương hưu trí 11 phường và nhiều cá nhân… với tổng số thẻ đó phát hành đạt 51.644 thẻ tăng 14.810 thẻ so 2006. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt gần 5 triệu USD, Western Union đạt gần 3 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt gần 200 ngàn USD. Dịch vụ thu đổi ngoại tệ với 30 đại lý thu đổi ngoại tệ với doanh số gần 17 triệu USD (Quy đổi các loại ngoại tệ) tương đương với trên 270 tỷ VNĐ, ngoài ra chi nhánh đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, JPY, AUD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng cũng hạn chế. + Năm 2008 Đến hết năm 2008 có trên 85.000 tài khoản cá nhân có số dư trên 200 tỷ VNĐ, trong đó có 41.500 thẻ ghi nợ với số dư gần 130 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 64 tỷ với trên 410.000 món. . Mặt khác chi nhánh đã tiếp tục triển khai ký hợp chi lương qua tài khoản với tổng số 164 đơn vị, trong đó có 108 đơn vị hành chính sự nghiệp, 71 đơn vị kinh doanh, trả lương hưu trí hầu hết các phường trên địa bàn quận Hai Bà trưng và nhiều cá nhân… Tổng thu ngoài tín dụng đạt trên 154 tỷ trong đó thu dịch vụ đạt 40.200 tỷ tăng 61% so năm 2007 2.2.5. Hoạt động tài chính thanh toán, dịch vụ và ngân quỹ. 2.2.5.1. Công tác thanh toán: Với khối lượng vốn thanh toán lớn trong giao dịch của các thành phần kinh tế trên địa bàn và trên phạm vi cả nước do vậy công tác thanh toán vốn năm 2008 ngày càng phức tạp và khẩn trương hơn, tuy nhiên NHNo Hà nội đã tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt vào quý hai và quý ba và thời điểm cuối năm 2008 đối với các doanh nghiệp không để chậm trễ hoặc sai sót, đảm bảo uy tín của Chi nhánh đối với khách hàng. Mặt khác NHNoHà Nội tiếp tục nâng cao chất lượng giao dịch một cửa tại Hội sở và PGD trực thuộc với khách hàng nhằm nâng cao công tác quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính của ngân hàng nói riêng và đối với khách hàng nói chung được chuẩn xác, nhanh chóng, thuận lợi. 2.2.5.2. Về triển khai dịch vụ và kết quả tài chính Cùng với việc huy động vốn, đầu tư tín dụng, thu nợ, lãi đến hạn, thu nợ, thu lãi quá hạn, thu nợ đã xử lý rủi ro Chi nhánh còn mở rộng các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu. Những dịch vụ đã triển khai như chuyển tiền nhanh, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp, tại nhà khách hàng có số tiền gửi lớn, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, thu hộ chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán phi thương mại, dịch vụ Ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, cầm cố chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ thanh toán biên mậu. Do vậy, tổng thu dịch vụ trong năm tăng trên 61% so năm 2007 đã góp phần tạo thêm nguồn lực về tài chính đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương cho cán bộ nhân viên theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam. 2.2.5.3. Ngân quỹ Chi nhánh đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, vừa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt với các thành phần kinh tế và dân cư, vừa mở rộng được diện thu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp, cung ứng kịp thời chính xác các nhu cầu thu chi tiền mặt của các TCKT, xã hội và các doanh nghiệp, các Chi nhánh Kho bạc, Bảo hiểm…Trong năm tổng thu tiền mặt đạt trên 30 ngàn tỷ đồng tăng trên 7 ngàn tỷ đồng, tổng chi tiền mặt đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, tăng gần 7 ngàn tỷ đồng so với năm 2007. Với khối lượng thu chi tiền mặt lớn, song trong năm 2008 chi nhánh luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi, đảm bảo tốt công tác an toàn ngân quỹ, tài sản của Ngân hàng và khách hàng. Năm 2008: - Tổng thu nhập đạt 4.052 tỷ tăng 1.458 tỷ, tăng 56% so 2007 - Năm 2008 tổng chi phí 3.776 tỷ tăng 1.435 tỷ, tăng 61% so 2007 Việc thu chi tiền mặt, quản lý thẻ phiếu trắng, ấn chỉ có giá được chấp hành nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam. Do vậy Chi nhánh luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thu chi tiền mặt đối với khách hàng, quản lý tài sản của NH không để xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình giao dịch. Trong năm, chị em bộ phận ngân quỹ đã nêu nhiều tấm gương liêm khiết đã trả 333 món tiền thừa cho khách hàng với số tiền 202 triệu đồng, có món tới 50 triệu và phát hiện được 57 triệu tiền giả, được khách hàng khen ngợi. 2.2.6. Các công tác khác. Trong năm chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch đào tạo 17 lớp tại Chi nhánh với lượt 1.145 cán bộ đã tổ chức đào tạo, đào tạo lại tại chỗ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng, Thanh toán Quốc tế, Kế toán-Ngân quỹ, và Vi tính …Cử đi đào tạo số lớp được đào tạo 32 lớp với 77 lượt cán bộ …. Bình quân 21 ngày/1cán bộ/1 năm. Nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cán trong từng mặt nghiệp vụ đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong năm chi nhánh đã tổ chức thi nghiệp vụ giỏi nghiệp vụ KT-NQ. Qua kết quả hội thi có gần 85% cán bộ đạt khá giỏi. Năm 2008 công tác thi đua khen thưởng của NHNo&PTNT Hà Nội cũng được triển khai và thực hiện theo chương trình các phong trào thi đua của NHNo&PTNT Việt Nam phát động. Tham gia đầy đủ các đợt ủng hộ thiên tai bão lụt, quỹ từ thiện. Ngoài ra căn cứ từng thời điểm hội đồng thi đua đã phối hợp với các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn phát động phong trào thi đua, đợt thi đua với mục tiêu phấn đấu hoàn thành tốt KHKD năm 2008 ủa Chi nhánh. Qua công tác thi đua khen thưởng đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh năm 2008 đạt kết quả, đảm bảo quỹ thu nhập chi lương theo quy định của NHNo&PTNT VN. Tóm lại, năm 2008 NHNo & PTNT Hà Nội mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quyết tâm và sự đoàn kết nhất trí cao của Đảng uỷ, Ban giám đốc cùng tập thể CB nhân viên. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp Chính quyền các Ban ngành từ Trung ương đến Địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của NH cấp trên, sự cộng tác tích cực của khách hàng đã giúp NHNo & PTNT Hà Nội vượt qua khó khăn giành thắng lợi trong kinh doanh đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế Thủ đô năm 2008. 2.2.Thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNN&PTNTHà Nội. 2.2.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNN&PTNT Hà Nội. Nhìn chung hoạt động TTQT có nhiều bước phát triển đáng kể. Trong những năm qua, có thể thấy rằng hoạt động TTQT ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHNo Hà Nội. Điều đó càng được thể hiện rõ ràng hơn qua những số liệu thông kê ba năm gần đây. Bảng 2.7 : Tình hình TTQT giai đoạn 2006-2008 tại NHNo & PTNT Hà Nội Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số L/C Số tiền SốL/C Sốtiền SốL/C Sốtiền 1.Nhập khẩu 3219 124.7 3883 293.3 3571 362.6 L/C 798 62.4 1071 140.4 932 195.2 Nhờ thu 427 19.2 468 28.2 379 27.4 Chuyển tiền 1994 43.1 2344 70.7 2260 140 2.Xuất khẩu 755 20.2 1015 52.4 792 61.11 L/C 44 1.8 47 2.5 119 22.51 Nhờ thu 170 4.3 170 7.1 200 7.8 Chuyển tiền 541 14.1 798 42.8 473 30.8 Phí dịch vụ 0.368 0.5 0.612 ( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006-2008 NHNo&PHNT Hà Nội) Năm 2007 là sự phát triển vượt bậc về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo Hà Nội. Đi cùng với điều này, phí thu được từ hoạt động TTQT tại NHNo Hà Nội cũng tăng liên tục và tăng cao vào năm 2007. Sang năm 2008, mặc dù tình hình cung cầu và tỷ giá ngoại tệ trong năm có nhiều biến động nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và kinh doanh có lãi. Số lượng L/C phát hành đã thanh toán trong năm 2008 đạt 932 món, tổng giá trị thanh toán nhập khẩu đạt 195 triệu USD, tăng 39% so với năm 2007. Số lượng thanh toán nhờ thu, chuyển tiền dịch vụ và chuyển tiền phi thương mại cũng có những chuyển biến đáng khích lệ. Cụ thể trong năm 2008 số lượng thanh toán nhờ thu đạt 27.4 triệu USD chứng tỏ ngân hàng NHNo&PHNT Hà Nội đã tạo được niềm tin với cả khách hàng trong nước cũng như khách hàng và ngân hàng nước ngoài.Bên cạnh đó thanh toán chuyển tiền cũng tăng trưởng khá, đạt 139 triệu USD, tăng hơn 98% so với cùng kì năm trước, thanh toán phi thương mại cũng đạt 227 ngàn USD. Tuy nhiên doanh số TTQT tương đối lớn nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu : Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu tuy có tăng gần gấp 3 lần so với năm 2007 nhưng mới chỉ hơn 61 triệu USD, trong khi doanh số hàng xuất khẩu là 362 triệu USD, có nghĩa là lượng nhập siêu vào khoảng 301 triệu USD, gây áp lực rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thanh toán đặc biệt trong tình huống biến động và rất khó khăn về cung cầu và tỷ giá ngoại tệ như trong năm qua. Doanh số thanh toán quốc tế vẫn chưa cao, chưa xứng tầm với vị thế của NHNo Hà Nội. Về phương thức thanh toán, qua bảng số liệu ta thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các phương thức thanh toán chủ yếu đối với xuất khẩu và nhập khẩu. Trong thanh toán xuất khẩu, phương thức thanh toán Chuyển tiền vẫn là chủ yếu. Còn trong thanh toán nhập khẩu thì phương thức tín dụng chứng từ mới là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Đó là do trong thương mại quốc tế, uy tín của các nhà nhập khẩu Việt Nam chưa cao, do đó chủ yếu áp dụng phương thức L/C. Các giao dịch thanh toán nhập khẩu tại chi nhánh cũng lớn hơn số lượng giao dịch xuất khẩu. Nguyên nhân là do hiện nay, Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu rất nhiều. 2.2.2. Thực trạng thanh toán L/C tại NHNo&PTNT Hà Nội. Đối với L/C xuất khẩu, công việc của NHNo Hà Nội có phần nhẹ nhàng hơn, bởi Sở Giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam luôn là đầu mối thực hiện các giao dịch vớ ngân hàng nước ngoài. Tất cả các L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về trước khi chuyển đi các chi nhánh đều được Sở giao dịch NHNo&PTNN Việt Nam kiểm tra, xác thực. Hiện nay, nghiệp vụ phát hành L/C tại ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các loại L/C thông thường. Ngân hàng chưa thực hiện và phát hành các loại L/C đặc biệt như : L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng… Ngân hàng tuy có nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng, nhưng thực tế cho đến nay, ngân hàng chưa thực hiện bất kì nghiệp vụ bão lãnh nhận hàng nào. Nhưng nhìn chung, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng diễn ra sôi động, không gặp sai sót, gây được niềm tin, uy tín đối với khách hàng. Hoạt động phát hành và thanh toán L/C rất sôi động, tăng đều từ năm 2006 đến nay. Đặc biệt trong năm 2008, mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khó khăn nhưng hoạt động phát hành và thanh toán L/C vẫn tăng mạnh, với số lượng giao dịch lớn, thể hiện sự tin tưởng của nhà nhập khẩu đối với ngân hàng Bảng 2.8 : Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHNo &PTNT Hà Nội Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số món Số tiền Số món Sốtiền Số món Sốtiền Phát hành L/C 786 116 1088 180 684 163 So với năm trước(%) 137.4 155.2 62.9 90.55 Thanh toán L/C 798 62 1070 140 932 195 So với năm trước(%) 134.1 225.8 87.1 139.3 ( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 NHNN&PHNT Hà Nội) Bảng 2.9 : Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu tại ngân hàng NHNo & PTNT Hà Nội Bảng 2.8 : Kết quả thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHNo &PTNT Hà Nội Đơn vị : Triệu USD Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số món Số tiền Số món Sốtiền Số món Sốtiền Gửi chứng từ đòi tiền 23 950 24 1206 60 11327 So với năm trước(%) 104.3 108.1 250 939.2 Thu tiền hàng xuất 21 832 23 1306 59 11184 So với năm trước(%) 109.5 157 256.5 856.3 ( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2006-2008 NHNN&PHNT Hà Nội) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ngay sự mất cân đối quá lớn giữa doanh số L/C xuất và L/C nhập. Mặc dù ngân hàng đã áp dụng nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể từ NHNo& PTNN Việt Nam về hoạt động thông báo L/C nhưng số lượng khách hàng thực hiện nghiệp vụ này qua NHNo Hà Nội không nhiều. Nhưng có một dấu hiệu đáng mừng là hàng xuất khẩu năm 2008 tăng mạnh về cả trị giá gửi chứng từ lẫn tổng trị giá báo có. Năm 2008, thu tiền hàng xuất đạt hơn 15 triệu USD, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2007. Doanh số chuyển tiền hàng xuất đạt 30,8 triệu USD. Hoạt động XK trong năm 2008 được coi là rất có triển vọng. Đây cũng là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy phòng KDNH của chi nhánh đang từng bước cố gắng cải thiện sự mất cân đối trong cơ cấu thanh toán hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, thực hiện chủ trương thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần làm giảm áp lực huy động vốn ngoại tệ vốn là một hoạt động tương đối khó khăn và phức tạp trong số các nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 2.3. Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C. Trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng khó mà tránh được rủi ro, chỉ là nhiều hay ít. NHNo&PHNT Hà Nội cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số rủi ro mà NHNo&PTNT Hà Nội đã gặp phải trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT trong những năm gần đây. 2.3.1. Rủi ro do người mở L/C mất khả năng thanh toán. Rủi ro này ít gặp ở NHNo Hà Nội bởi vì mức kí quỹ khi thực hiện mở L/C lớn cho các khách hàng mới luôn là 100%. Còn với những khách hàng quen thuộc thì mức kí quỹ chỉ là 10%-20% nhưng do đã từng thực hiện nhiều giao dịch nên đáng tin cậy. Với 1 mức kĩ quỹ khá an toàn cho ngân hàng như vậy nên thiệt hại cũng nhỏ. Tuy nhiên, mặc dù mức kí quỹ 100% đảm bảo cho ngân hàng tránh được rủi ro nhưng lại gây khó khăn cho khách hàng. Việc huy động một nguồn vốn lớn để kí quỹ khi hàng chưa đến và chưa đưa vào lưu thông là một trở ngại lớn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3.2. Rủi ro kĩ thuật. Đây là loại rủi ro thường thấy trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT ở Agribank Hanoi. Rủi ro này thường gặp do khách hàng đến mở L/C không thấu hiểu rõ về phương thức này nên thường làm mất thời gian mở L/C. Cũng do Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam có chủ trương đào tạo nguồn nhân lực tập trung ở khu vực tín dụng hơn nên nhân lực ở khu vực kinh doanh quốc tế không được mạnh lắm. Nhân viên TTQT không được đào tạo chuyên sâu về phương thức TDCT nên trong công việc còn nhiều khó khăn. 2.3.3. Rủi ro đạo đức. Đây cũng là loại rủi ro ít thấy ở NHNo Hà Nội. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng thường rất cẩn thận khi mở dịch vụ thanh toán L/C cho khách hàng. Chính vì vậy nên rất ít khi gặp các trường hợp lừa đảo. Thực tế là từ khi chi nhánh có dịch vụ này chưa từng gặp rủi ro này bao giờ. 2.3.4. Rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối là một điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và TTQT nói riêng. Do việc hầu hết các vụ mua bán đều thông qua loại ngoại tệ mạnh là USD mà trong mấy năm gần đây sự biến động của loại ngoại tệ này phải nói là thất thường. Đây là loại rủi ro gây thiệt hại nhiều nhất cho Chi nhánh trong mấy năm gần đây. 2.3.5. Rủi ro chính trị. Nền kinh tế Việt Nam tuy có sự ổn định về chính trị vào bậc nhất trên thế giới nhưng về sự biến động trong các chính sách kinh tế thì lại thay đổi liên tục. Là một ngân hàng nằm trong hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước, chi nhánh phải tuân theo các chính sách kinh tế của nhà nước nói chung cũng như các chính sách về TTQT của ngân hàng nhà nước nói riêng. Việc thay đổi liên tục các chính sách gây khó khăn không ít cho việc thực hiện nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT của chi nhánh. Thiệt hại do rủi ro này gây ra chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 3,5% trong năm 2008. 2.4. Nguyên nhân gây rủi ro trong thanh toán bằng L/C. 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng 2.4.1.1. Nguyên nhân từ NHNo&PTNT Việt Nam. Khung phí mà NHNo&PTNT Việt Nam ấn định chung cho các chi nhánh gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc linh hoạt mức phí đối với từng đối tượng khách hàng trên các địa bàn khác nhau. Thực tế này bắt nguồn từ phương pháp quản lí điều hành tập trung vủa NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chưa xây dựng được những “ gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng” mà chủ yêu vẫn đưa ra những dịch vụ đơn lẻ trên cơ sở nhu cầu đơn lẻ. Điều này cũng gây ra sự thiếu hấp dẫn nói riêng cả dịch vụ TTQT bằng phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Việt Nam. Chính sách đào tạo cán bộ của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Do nhấn mạnh đến nghiệp vụ tín dụng nên cán bộ được đào tạo chủ yếu vẫn tập trung vào nhóm cán bộ tín dụng và thẩm định dự án. Cán bộ TTQT cũng như cán bộ cung cấp dịch vụ khác ít được đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức về chuyên môn cũng như kiến thức kĩ năng phụ trợ hiện đại. 2.4.1.2. Nguyên nhân từ NHNo&PTNT Hà Nội. - Chiến lược marketing ngân hàng Danh mục sản phẩm của chi nhánh còn thiếu đa dạng, hầu hết là các nghiệp vụ đơn giản, sức hấp dẫn khách hàng chưa cao. Chi nhánh còn chưa thực hiện được các hình thức khuếch trương, quảng cáo cho riêng mình một cách hệ thống và bài bản. - Về mặt uy tín trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong thời gian qua toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ra sức xây dựng cho mình một hình ảnh về một ngân hàng rất tốt về các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Cho đến nay, chi nhánh cũng đã khẳng định phần nào uy tín của mình trong hoạt động TTQT nói chung và trong phương thức TDCT nói riêng. Tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa đủ uy tín để thực hiện các nghiệp vụ TTQT đòi hỏi uy tín lớn như đóng vai trò NH xác nhận. Những gói L/C như vậy thường do trụ sở chính ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực hiện. 2.4.2. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng. Trước hết là do trình độ, kiến thức của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có trình độ và kinh nghiệm trong thanh toán thì cũng còn ít các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, kém hiểu biết về thị trường quốc tế. Vì còn có nhiều sai sót trong đơn yêu cầu mở L/C nhiều điều khoản mâu thuẫn, không phù hợp trong hợp đồng… gây bất lợi cho doanh nghiệp, nên thời gian mở L/C, tu chỉnh mở L/C hay thời gian chờ doanh nghiệp kéo dài. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ về trách nhiệm của mình khi sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT, nên khi có tranh chấp, sự cố xảy ra, ngân hàng rất khó giải quyết. Đó là những tồn tại phát sinh do những sai sót từ phía các doanh nghiệp XNK thực hiện thanh toán bằng phương thức TDCT qua chi nhánh. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng quốc tế của Vietcombank. VCB là ngân hàng luôn đi đầu trong hoạt động cung các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đối ngoại ở Việt Nam. Hơn nữa bản thân VCB cũng không ngừng mở rộng nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của mình. Để có thể làm thay đổi được thói quen này và thu hút được khách hàng đến với ngân hàng mình là một điều không đơn giản. 2.4.3. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài. Hiện nay, ngành ngân hàng chưa có riêng một văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu nói chung và về phương thức tín dụng chứng từ nói riêng cho riêng mình. Mỗi ngân hàng đều xây dựng một quy trình thanh toán cho riêng mình dựa trên kinh nghiệm của mình và thông lệ quốc tế. Điều này gây nên sự thiếu đồng bộ trong thanh toán bằng phương thức TDCT giữa các ngân hàng với nhau, nhất là khi họ có quan hệ đại lí hoặc cùng tham gia trong một thương vụ thanh toán, hơn nữa còn gây khó khăn cho khách hàng, những người vốn có ít thông tin về nghiệp vụ này của ngân hàng. Hơn thế nữa, chính sách Nhà nước không nhất quán cũng gây khó khăn cho hoạt động TTQT. Trong thời gian qua, chính sách liên quan đến ngoại thương không phù hợp với tình hình biến động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan