Luận văn Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở CÁC VÙNG NGOẠI THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAy 5

1.1. Việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành 5

1.2. Hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực ngoại thành 27

Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 36

2.1. Điều kiện và thực trạng về việc làm của thanh niên ngoại thành Hà Nội 36

2.2. Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội 52

2.3. Đánh giá chung về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội 65

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NGOẠI THÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 70

3.1. Quan điểm và định hướng về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn Hà Nội 70

3.2. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội 74

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 94

`DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

 

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian qua, dân số Hà Nội vẫn tăng lên nhưng tăng chậm hơn mức tăng dân số của cả nước. Do mức sinh giảm, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ quan liêu, bao cấp kéo dài nhiều năm, do sự phát triển đô thị không đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng, do cơ cấu kinh tế chưa thật hợp lý (nhất là cơ cấu trong nội bộ ngành và nhóm ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế), tính chất tự phát trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, do quy mô và tốc độ nguồn lao động tăng nhanh, lại thiếu những chính sách biện pháp tổng thể có tính chất chiến lược của Nhà nước trong việc sử dụng lao động ở Thủ đô. * Văn hoá, giáo dục, y tế: Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, với lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ và giao thoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Người dân Hà Nội thanh lịch, có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều ngành nghề truyền thống, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có thể tạo ra những giá trị kinh tế và văn hoá, tinh thần cao. Điều này ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn lao động của Thủ đô. Với số lượng đầu sách và sách ngày một tăng từ năm 2000 đến năm 2004 tương ứng là 260 lên 361 và 392 ngàn lên 333 ngàn bản, tỉ lệ tăng tương ứng là 38,8% và 17,7%. Hệ thống thông tin, phát thành, truyền hình được mở rộng và hiện đại hoá, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Thành phố. Đa số hộ gia đình đều có máy thu hình, số điện thoại bình quân/100 dân tăng lên nhanh chóng từ 25,4 năm 2002 lên 42 năm 2006. Đến nay, 100% UBND các xã có điện thoại cố định và máy vi tính hoạt động, trong đó 8 xã đã nối mạng interet; 100% số xã có hệ thống truyền thanh thông suốt đến các thôn; 85% số xã có điểm bưu điện văn hoá, trong đó 43,3% điểm bưu điện văn hoá xã đã nối mạng internet; 21% số xã có thư viện; 73% số thôn có nhà văn hoá thôn; 100% các xã đã có tủ sách pháp luật [6]. Sự phát triển của ngành du lịch là động lực quan trọng thức đẩy việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hoá, di tích lịch sử cách mạng, tạo nên diện mạo của Thành phố hiện đại có nét bản sắc dân tộc, truyền thống. Về đào tạo nguồn nhân lực: Hà Nội là trung tâm của khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước, là nơi hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo đầu đàn. Ngoài ra số lượng lớn các viện nghiên cứu chuyên ngành, các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài hoạt động trong các ngành công nghiệp tiên tiến, mũi nhọn... Đây chính là yếu tố vật chất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến việc phân bổ, sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội, tạo điều kiện cho Hà Nội có cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của các nước trong khu vực và trở thành động lực phát triển của cả nước. Về chăm sóc sức khoẻ nhân dân: số giường bệnh địa phương quản lý có xu hướng tăng, hiện Hà Nội có 31 bệnh viên, với 9.390 giường bệnh [6]. Hệ thống y tế ở khu vực ngoại thành đã được quan tâm đầu tư: 100% số xã có trạm y tế, trong đó: 84,7% số trạm y tế xây dựng kiên cố. Số lượng y bác sỹ được tăng cường, mạng lưới khám chữa bệnh được mở rộng đến các thôn. Kết quả Tổng điều tra, tại thời điểm 1/7/2006 có 473/624 thôn có cán bộ y tế, chiếm 75,8% [15]. Thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động y tế của Đảng và Nhà nước, khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội đã hình thành và phát triển các loại hình khám chữa bệnh tư nhân: có 61,2% số xã có cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và 86,7% số xã có cửa hàng thuốc tư nhân. Công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được quan tâm hơn, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình đã đạt được kết quả trong việc giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. Bảo hiểm y tế không ngừng được mở rộng và phát huy tác dụng đối với chăm sức khoẻ cho nhân dân thủ đô nói chung và thanh niên ngoại thành nói riêng. 2.1.2. Thực trạng việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội trong những năm vừa qua 2.1.2.1. Về số lượngthanh niên ngoại thành Hà Nội Bảng 2.4: Số lượng ước tính dân số trong độ tuổi thanh niên (15-29 tuổi) của khu vực ngoại thành Hà Nội các năm 2002-2006 Đơn vị: người Năm Số thanh niên ngoại thành Hà Nội ước tính % so với dân số ngoại thành % so với dân số trong độ tuổi lao động 2002 34.957 28.89 47.98 2003 34.184 29.15 47.74 2004 31.805 29.37 47.54 2005 32.332 29.58 47.33 2006 33.222 29.79 47.23 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, 2002-2006 [29]. Số lượng lao động thanh ngoại thành phản ánh yếu tố cung về lao động thanh niên ngoại thành cho thị trường lao động. Dân số trong độ tuổi thanh niên ngoại thành Hà Nội cũng chính là dân số ngoại thành trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng, do số lượng thanh thiếu niên bước vào tuổi lao động tăng (bảng 2.4). Biểu trên cho thấy, tỷ trọng thanh niên ngoại thành Hà Nội năm 2005 chiếm 29,58% so tổng dân số, đến năm 2006 tăng lên 29,58%; mặc dù tỷ trọng thanh niên ngoại thành so tổng dân số trong độ tuổi lao động chiếm gần 1/2 nhưng lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ cơ cấu dân số Thủ đô Hà Nội đang bắt đầu chuyển dần sang cơ cấu dân số già hơn. Chỉ tiêu quan trọng là số thanh niên ngoại thành tham gia lực lượng lao động. Mặc dù tỷ lệ thanh niên đi học càng tăng, nhưng do tốc độ tăng của lao động TNNT nên xu hướng chung là tỷ lệ thanh niên ngoại thành tham gia lực lượng lao động giảm về tỷ lệ và tăng lên về số tuyệt đối. Bảng 2.5: Ước lượng số lượng TNNT ngoại thành Hà Nội (15-29 tuổi) tham gia lực lượng lao động các năm 2002-2006 Đơn vị: người Năm Tổng số Tỷ lệ thanh niên tham gia LLLĐ (%) % so tổng LLLĐ 2002 21534 61.6 35,8 2003 21211 62.05 35,58 2004* 19741 62.07 35,20 2005 19748 61.08 34,69 2006 20618 62.06 34,56 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, 2002-2006 [29]. * Ghi chú: Năm 2004, 2 huyện chuyển thành quận Bảng số liệu trên phản ánh số TNNT ngoại thành Hà Nội tham gia lực lượng lao động các năm có xu hướng tăng. Xét về tỷ lệ thanh niên trong lực lượng lao động thì ở Hà Nội tương đương với cả nước, nhưng nếu xét về tỷ lệ TNNT tham gia lao động (chiếm khoảng 62%) thì thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (trên 74%) và đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do số TNNT đi học tăng lên hàng năm, chưa tham gia lực lượng lao động. Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội, tỉ lệ lao động trẻ cao trên tổng số lao động của các xã, từ 45-67%, đây là tín hiệu tốy cho việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong hiện tại và tương lai. 2.1.2.2. Về chất lượng của thanh niên ngoại thành Hà Nội Trình độ văn hoá của thanh niên là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng và tình trạng phát triển nguồn nhân lực của mỗi địa phương. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thanh niên ngoại thành Hà Nội trên thị trường lao động. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm hàng năm 2002, lao động thanh niên chưa biết chữ hoặc học hết tiểu học là 0,5% đã giảm liên tục những năm tiếp theo, các cấp học cao hơn có xu hướng tăng; nói chung TNNT ngoại thành Hà Nội có trình độ học vấn cao hơn mức chung của TNNT cả nước. Số năm đi học bình quân của lao động thanh niên cả nước khá cao, bình quân 7,8 năm (năm 1998) và không có sự khác biệt lớn về giới. Tuy nhiên, lao động trẻ tốt nghiệp THPT tại các xã ngoại thành có tỷ lệ thấp, điều này sẽ tạo những khó khăn không nhỏ trên bước đường phát triển tiếp theo của lao động trẻ. Thể hiện là vẫn còn một bộ phận TNNT ngoại thành Hà Nội có trình độ văn hoá tốt nghiệp cấp I (năm 2002 có 21,48%), ảnh hưởng đến khả năng tham gia đào tạo chuyên môn kỹ thuật, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng của lực lượng TNNT ngoại thành Hà Nội. Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện qua học vấn của lao động TNNT ngoại thành Hà Nội là khá cao so với lao động thanh niên chung cả nước, tỉ lệ gần 40% lao động trẻ đã qua đào tạo [46, tr.3], nhưng hiện nay chất lượng thực của một phận lao động trẻ đã qua đào tạo là điều đáng lo ngại. Các bạn trẻ có nhiều chứng chỉ trong tay nhưng lại tỏ ra thiếu hiểu biết về những kiến thức cơ bản về chuyên môn được đào tạo, một số ít lại tỏ ra yếu về kỹ năng thực hành đối với chuyên môn mình vừa học xong. Kết quả điều tra, khảo sát năm 2005 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội, với gần 3000 người tại 14 xã ngoại thành của Hà Nội cho thấy tình trạng việc làm của lao động trẻ ngoại thành như sau (bảng 2.6): Bảng 2.6: Tình trạng việc làm của lao động trẻ năm 2005 TT Nội dung Tổng số Số người Tỉ lệ (%) 1 Có việc làm thường xuyên, ổn định ngay tại địa phương nơi cư trú 431 15,4 2 Có việc làm thường xuyên, ổn định ngoài nơi cư trú 557 19,9 3 Có việc làm nhưng không thường xuyên 649 23,2 4 Vừa có việc làm tại nơi cư trú vừa phải kiếm thêm việc làm ngoài nơi cư trú 351 12,5 5 Hoàn toàn chưa có việc làm 812 29,0 Tổng 2800 100 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên Hà Nội, 2005[46] Tỉ lệ số lao động trẻ đã có việc làm ở các mức độ khác nhau, hiện tại không thấp, chiếm 71% số người được hỏi. Trong đó tỉ lệ “có việc làm thường xuyên ổn định ngay tại nơi cư trú” không cao, chỉ có 15,4%. Bên cạnh đó số lao động “hoàn toàn chưa có việc làm” và các tỉ lệ có việc làm nhưng không thường xuyên lại cao hơn nhiều, tương ứng là 29% và 23,2%. Số lao động này có thể hiểu là có việc làm nhưng thất thường, thiếu tính ổn định và “thât nghiệp”. Điều đó đặt ra trách nhiệm các cấp, ngành, tổ chức đoàn, hội thanh niên và bản thân người lao động cần phải có những giải pháp tích cực giảm tỉ lệ “lao động không có việc làm” nếu không số lao động này là đối tượng xã hội gây nhiều vấn đề phát sinh tệ nạn xã hội đang rất quan tâm và phải giải quyết. Cũng với mẫu điều tra trên thì trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của thanh niên được đào tạo qua TC -CNKT và đào tạo ngắn hạn chỉ chiếm 25,4% là tỉ lệ không cao, bên cạnh đó tỉ lệ thanh niên được học nghề theo phương thức truyền nghề chỉ chiếm 4,9% là tỉ lệ rất thấp. Trong khi nhu cầu học nghề tới 72,6%. Đa số lao động TNNT ngoại thành Hà Nội đã tốt nghiệp THPT trở lên là 49,4% [46, tr.18]. Bảng 2.7: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của lao động trẻ Đơn vị: % Trình độ học vấn, chuyên môn Tổng số Số người Tỉ lệ (%) Tốt nghiệp Trung học cơ sở 569 20,3 Tốt nghiệp Trung học phổ thông 981 35,0 Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học 404 14,4 Tốt nghiệp TC 397 14,2 Công nhân kỹ thuật 161 5,8 Đào tạo ngắn hạn 152 5,4 Đã được học nghề theo hình thức truyền nghề 136 4,9 Cộng 2.800 100 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên Hà Nội, 2005[46]. Trong tình hình hiện nay trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội đang mở ra nhiều khu công nghiệp để đáp ứng số lượng tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp đòi hỏi lao động có tay nghề kỹ thuật, hoặc đã qua đào tạo thì chưa đủ điều kiện đáp ứng vì tỉ lệ lao động có trình độ TC-CNKT, đào tạo ngắn hạn chỉ chiến 25,4%. Điều này, có thể giải thích lao động thanh niên đang trong thời kỳ đào tạo nghề nghiệp, chưa tham gia thị trường lao động; còn số thanh niên tham gia lao động đa số là là lao động phổ thông. Ngoài ra, việc duy trì, củng cố phát triển các làng nghề truyền thống tại các huyện cũng là một kênh để giải quyết viêc làm. Tuy vậy, hiện nay thì tỉ lệ lao động đã được học nghề theo hình thức truyền nghề chỉ chiếm 4,9%. Bảng 2.8: Nguyện vọng tham gia đào tạo, học nghề của TNNT ngoại thành Hà Nội TT Nội dung Tổng số Số người Tỉ lệ (%) 1 Mong muốn được học nghề 2033 72,6 2 Không muốn tham gia 432 15.4 3 Mong muốn tham gia nhưng vì lý do nào đó không thể tham gia 335 12.0 Cộng 2800 100 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên Hà Nội, năm 2005 [46]. Với 72,6% lao động TNNT ngoại thành Hà Nội mong muốn được tham gia đào tạo, DN, trong khi chỉ có 15,4% “không muốn tham gia”. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện, quan tâm đến đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, DN để giúp TNNT thực hiện nguyện vọng chính đáng của mình. Bảng 2.9: Điều tra về sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn được đào tạo Nội dung Kết quả Số người Tỉ lệ (%) Rất phù hợp 555 20,7 Phù hợp 989 36,9 Không phù hợp 1138 42,4 Cộng 2682 100 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thanh niên Hà Nội, năm 2005 [46]. Có tới 42,4% số thanh niên được hỏi cho rằng việc làm không phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo, chỉ có 20,7% cho rằng rất phù hợp. Tình trạng trên thể hiện sự lãng phí trong sử dụng nguồn lao động TNNT, không phát huy được hiệu quả của quá trình đào tạo. Đây cũng là vấn đề các cấp, các ngành của thành phố cần quan tâm đến đào tạo hướng nghiệp để nâng cao chất lượng của lao động TNNT. 2.1.2.2. Một số hạn chế về lao động, việc làm của thanh niên ngoại thành Hà Nội - Tỷ lệ lao động TNNT ngoại thành Hà Nội qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp, nhất là chất lượng thực của lao động TNNT ngoại thành Hà Nội; kỷ luật lao động, tác phong làm việc khoa học công nghiệp vẫn chưa được hình thành, lao động TNNT ngoại thành Hà Nội tuyển mới vào các doanh nghiệp mới thành lập, các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất hàng xuất khẩu (giày da, dệt may, lắp ráp điện tử…) chưa được qua đào tạo bài bản, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất. - Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động thanh niên về chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập so với yêu cầu của phát triển kinh tế của Thủ đô và của thị trường lao động. Theo số liệu trên thì TNNT ngoại thành Hà Nội, ước tính tỉ lệ tỷ lệ đào tạo giữa Cao đẳng, Đại học và trên Đại học - THCN - công nghiệp kỹ thuật là 1 - 0,99 - 0,78, số liệu nào của thanh niên cả nước nói chung là 1- 0,9-2,8 trong khi các nước đang phát triển khác tỷ lệ đó là 1 - 4 - 10. Như vậy, chúng ta đang rất thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao, nhiều lĩnh vực, chúng ta phải thuê chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao của nước ngoài; xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động TNNT có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ qua giáo dục định hướng. 2.2. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 2.2.1. Thực trạng chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã góp phần tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu bức xúc về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội. Một trong 6 mục tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt ngày 29/4/2003 là cố gắng giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ. Trong đó nêu rõ chỉ tiêu cụ thể là: "Tạo thêm nhiều việc làm mới, phấn đấu khoảng 1 - 1,1 triệu thanh niên được giải quyết việc làm mỗi năm”. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn khu vực đồng bằng Sông Hồng, trong đó có Thành phố Hà Nội tăng 76,08% (năm 2002) lên khoảng 80,7% (năm 2006). Cơ cấu lao động của thành phố Hà Nội chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp và lâm nghiệp từ 0,53% (năm 2002) xuống còn 0,38% (năm 2007), bình quân mỗi năm giảm 0,025% lao động nông nghiệp [13]. Tỷ lệ thanh niên Việt Nam nói chung có việc làm tăng trung bình 3,1% năm [18]. Tuy nhiên, như ở trên đã phân tích thì số lượng TNNT ngoại thành Hà Nội tham gia lực lượng lao động ngày một tăng (chưa kể số lượng dân di cư từ các vùng lân cận). Vì vậy, càng gây sức ép đối với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho TNNT Từ năm 2005 đã có Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ DN ngắn hạn cho lao động nông thôn. Theo quyết định này, mỗi nông dân bị thu hồi đất được hỗ trợ 300 nghìn đồng /người /tháng. Kinh phí trên được phân bổ về các cơ sở DN ở địa phương chứ không cấp trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, các cơ sở DN ở địa phương lại không mặm mà với việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp. Vậy là người dân mất đất cũng chẳng thể "đổi nghiệp"! Trước đây, Hà Nội cũng đã xây dựng đề án về một số giải pháp hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Với 4 giải pháp: Thành lập quỹ hỗ trợ, ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế những hỗ trợ này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong khi nông dân than phiền không có việc làm, nhưng lại chỉ một số ít biết tổ chức học, chuyển nghề. Rõ ràng, trước một bối cảnh đầy thách thức mới như hiện nay thì chúng ta cần phải đánh giá lại toàn diện các giải pháp. Bên cạnh đó, do phần lớn TNNT không có tay nghề, trình độ nên sau khi bị mất đất, họ xin vào các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn đều bị trả về vì không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Một số rất ít thanh niên được chính quyền cho tham gia vào các lớp đào tạo nghề thì xin được vào các công ty, xí nghiệp để làm công nhân nhưng chẳng làm được bao lâu vì công ty, xí nghiệp không có việc làm thường xuyên, trả lương bèo bọt, không có chế độ đãi ngộ, ưu tiên. Trước thực trạng này, thời gian qua nhiều địa phương trong vùng quy hoạch đô thị ở Hà Nội đã quyết định lập phương án liên kết với các trường DN để tạo điều kiện cho con em nông dân được theo học sau khi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Để đảm bảo cho người dân mất ruộng có việc làm, các địa phương cần thống nhất ưu tiên cho con em những hộ có ruộng bị thu hồi được hưởng chính sách đào tạo và tìm việc làm trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và tại các khu chung cư. Ngoài các chính sách hỗ trợ về việc làm, địa phương cũng đầu tư, mở rộng thêm các chợ thương mại để tạo môi trường kinh doanh, buôn bán cho bà con nông dân, giải quyết một phần lao động dôi dư ở địa phương. Tại kế hoạch thực hiện Chương trình 05-Ctr/TU về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010, những hướng đi khá cụ thể cũng đã được xác định như: Triển khai các dự án vùng hoa tập trung Tây Tựu (Từ Liêm); vùng rau an toàn Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Vân Nội, Nam Hồng (Đông Anh); Thanh Xuân (Sóc Sơn). Các vùng trũng ở một số huyện ngoại thành cũng có hướng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Hình thành vùng chăn nuôi bò chất lượng cao ở Sóc Sơn, Gia Lâm... Để chuyển dịch cơ cấu lao động, Chương trình 05 - Ctr/TU cũng đã xác định việc xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải quyết việc làm tại 4 huyện ngoại thành. Việc xây dựng các trung tâm được gắn kết với thực hiện đề án DN ngắn hạn cho lao động nông thôn và xây dựng đề án chuyển đổi nghề, giải quyết lao động cho vùng bị mất đất. Bên cạnh việc tìm hướng để hiện đại hoá cho sản xuất và cơ sở hạ tầng, một vấn đề không kém phần quan trọng đó là xác lập và thực hiện quy hoạch kiến trúc không gian nông thôn ngoại thành phù hợp với quá trình đô thị hoá, hài hoà giữa tính truyền thống và hiện đại. Giữ gìn một số làng cổ, làng nghề, khu di tích lịch sử - văn hoá, xây dựng mới làng, xã sinh thái để phát triển du lịch là thế mạnh tiềm năng và quý giá của vùng ngoại thành. Chương cho vay tín dụng để đi lao động nước ngoài; chương trình tín dụng để nâng cấp mở rộng cơ sở DN, mua sắm thiết bị mở rộng cơ sở; Chương trình tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi dự doanh nghiệp và lập nghiệp... UBND thành phố đã phê duyệt đề án “ Phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010, định hướng 2015”, đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động, nâng cao trình độ lao động và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Sau gần 2 năm thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả khả quan, hoạt động phát triển thị trường lao động được đẩy mạnh, giải quyết việc làm cho 172.000 người (2006-2007), đạt 102% kế hoạch, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 6,06 (2006) xuống còn 5,74% (2007) [19]. Một số định hướng, chính sách đã đi vào cuộc sống, tạo môi trường cho thị trường lao động hoạt động năng động và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các chính sách phát triển dịch vụ việc làm đã góp phần hình thành mạng lưới các các trung tâm, doanh nghiệp, tổ chức liên kết, phối hợp tham gia có hiệu quả. Các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm phong phú, đa dạng trên toàn thành phố đã mang lại hàng chục nghìn cơ hội việc làm cho người lao động. Riêng năm 2007, với 3 phiên giao dịch trên sàn giao dịch việc làm do Hà Nội tổ chức, đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia, trong đó gần 5.000 người đã tìm được việc làm ngay trong ngày giao dịch. 2.2.2. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội * Hỗ trợ tạo việc làm cho TNNT ngoại thành thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Tạo việc làm cho cho TNNT ngoại thành Hà Nội không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Thông qua Quỹ quốc gia giải quyết việc làm hàng năm đã và đang góp phần thay đổi nhận thức của người lao động. Từ chỗ trông chờ hoàn toàn vào Nhà nước, đến nay người dân, nhất là lớp thanh niên đã tự tạo cho mình là chính, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra môi trường kinh tế, pháp luật thuận lợi, hỗ trợ một phần về vốn, còn người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Tuy nhiên trong phạm vị luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm của các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Với nguồn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (xem bảng), trong năm 2003 thành phố đã xét duyệt cho 5 huyện ngoại thành 396 dự án với tổng vốn là 36167 triệu đồng đã tạo việc làm cho 14114 lao động mà phần lớn là thanh niên, năm 2004 tổng vốn là 16.819 triệu đồng đã tạo việc làm cho 9.435 lao động, năm 2005 tổng vốn là 28.735 triệu đồng đã tạo việc làm cho 6.743 lao động [30]. Bảng 2.10: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2003 - 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số dự án 396 296 284 Tổng vốn (triệu đồng) 36167 16819 28375 Lao động 14114 9435 6743 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, 2003-2005) [30]. Theo thống kê, từ đầu năm đến tháng 6-2008, vùng ngoại thành có khoảng 3.000 thanh niên được vay vốn với hơn 18 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn vay giải quyết việc làm (qua kênh Trung ương Đoàn). Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số lao động TNNT ngoại thành Hà Nội có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động của các huyện ngoại thành, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của các huyện. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương, các ngành chế biên nông sản và dịch vụ. Nguồn vốn này đã tận dụng và khai thác nội lực của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp góp phần vào sự định hướng đầu tư đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp, phát triển ngành nghề truyền thống và nâng cao mức sống của người dân Thủ đô. Bên cạnh những kết quả đạt được từ việc vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vẫn tồn tại hạn chế như cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của TNNT ngoại thành còn thấp. So với yêu cầu thực tế thì số lượng trên còn nhiều hạn chế, nguyên nhân không phải là nguồn vốn ít, mà do ngân hàng chưa tin vào thanh niên, bởi họ phần lớn còn trẻ, sống phụ thuộc vào gia đình. Một số thanh niên đã xây dựng gia đình, muốn làm ăn lớn, nhu cầu vốn vay nhiều, trong khi Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ cho hộ nghèo và cận nghèo vay, nên việc vay vốn khó khăn... * Hỗ trợ tạo việc làm cho TNNT ngoại thành thông qua các phong trào thanh niên. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định một số giải pháp lớn về việc Đoàn tham gia phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết việc làm cho thanh niên. Hàng năm Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều chương trình tuyên truyền, hướng nghiệp, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, một số chương trình, mô hình điểm: - Câu lạc bộ khuyến nông-lâm-ngư nghiệp của thanh niên nông thôn được bắt đầu từ những năm 1997. Hình thức của câu lạc bộ này ra đời do sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm hỗ trợ thanh niên nông thôn (thuộc Trung ương Đoàn) với Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm và các Trung tâm khuyến nông-lâm-ngư nghiệp. - Phong trào thanh niên xung phong xây dựng kinh tế đảm nhận các dự án thuộc Chương trình 733 (khai thác và sử dụng bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng). - Mô hình thanh niên lập nghiệp ven đường Hồ Chí Minh. - Mô hình trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi theo Quyết định số 3554/2000/QĐ-TTg ngày 28/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia moi.doc
Tài liệu liên quan