MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MA TÚY, VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY 8
1.1. Ma túy và tác hại của nghiện ma tuý đối với kinh tế - xã hội 8
1.2. Việc làm và hỗ trợ tạo việc làm trong quản lý đối với người sau cai nghiện và phòng ngừa tái nghiện 21
1.3. Kinh nghiệm tạo việc làm cho người sau cai nghiện 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37
2.1. Tình hình tệ nghiện ma túy và công tác cai nghiện hiện nay 37
2.2. Thực trạng tình hình việc làm và hỗ trợ tạo việc làm sau cai nghiện ở nước ta hiện nay 42
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 - Đề án thí điểm sau cai, tại Thành phố Hà Nội 54
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TRONG HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Ở VIỆT NAM 77
3.1. Dự báo một số yếu tố tác động đến công tác quản lý sau cai, hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện trong những năm sắp tới 77
3.2. Một số quan điểm chung 79
3.3. Nhóm giải pháp chủ yếu hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam trong thời gian tới 82
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng sau cai của Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, nan giải:
- Công trường 06 còn nhiều thiếu thốn, việc tiêu thụ sản phẩm về lâu dài gặp nhiều khó khăn, nhất là các công trường sản xuất đá.
- ở cộng đồng, gia đình đối tượng phải chịu trách nhiệm chính trong việc thế chấp vay vốn và quản lý, giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng về việc làm. Đối với những đối tượng có hoàn cảnh quá khó khăn thì chính quyền, đoàn thể xã phường cho vay vốn có tín chấp và trực tiếp liên hệ, tạo điều kiện để bố trí cho đối tượng làm các công việc giản đơn như bốc vác, khai thác cát sỏi, sản xuất gạch ngói. Đồng thời, vận động các cơ sở sản xuất khác trên địa bàn tiếp nhận họ vào làm việc và có chính sách ưu tiên đối với các cơ sở này. Nhưng trên thực tế, vẫn có nơi, chính quyền các tổ chức đoàn thể, kể cả gia đình còn mặc cảm với đối tượng, không tạo điều kiện giúp đối tượng vay vốn làm ăn.
- Kinh phí dạy nghề còn quá thấp (theo chế độ hiện hành là 240.000 đồng/người) thời gian dạy nghề rất ngắn, chất lượng chưa cao. Mặt khác, các công trường mới chỉ dạy được một số nghề đơn giản như thợ xây, mộc, trồng nấm.
Các địa phương khác cũng đã tạo việc làm cho đối tượng sau khi chữa trị phục hồi bằng nhiều hình thức. Có những cơ sở sản xuất tuy không lớn nhưng đã tự nguyện nhận đối tượng vào làm việc. Tuy nhiên, công tác tạo việc làm cho đối tượng rất khó khăn và phức tạp, thường kết quả không bền vững. Cần phải có sự đột phá mới về chính sách của Nhà nước mới có thể tạo cơ sở cho công tác này thực hiện được ở địa phương
2.2.3.3. Mô hình cai nghiện, dạy nghề và giải quyết việc làm tại gia đình và cộng đồng
Mô hình này được kết hợp với phong trào “Xây dựng xã phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” cùng với một số Chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm… đây là mô hình huy động xã hội cao với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và bản thân gia đình người nghiện, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương có khó khăn về ngân sách.
2.2.3.4. Mô hình giải quyết các vấn đề xã hội sau cai
Mô hình này được hình thành những năm qua rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Nội dung chủ yếu là quản lý, giám sát, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, ổn định đời sống thông qua các chương trình kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xoá đói giảm nghèo. Qua phong trào đã phát động được phong trào quần hcúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chẳng hạn, thành phố Hà Nội tổ chức cho người sau cai nghiện sinh hoạt tại các Câu lạc bộ quản lý sau cai nghiện (gọi tắt là Câu lạc bộ B93) và tổ chức các cơ sở kinh doanh dịch vụ như sửa chữa xe máy, cho thuê cốp pha, cắt tóc…nhằm tạo việc làm cho người sau cai nghiện, huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiếp nhận người nghiện sau cai vào làm việc. Sau 6 năm triển khai mô hình Câu lạc bộ B93 từ Dự án AD/VIE/98/B93, tới nay Hà Nội đã có 111 Câu lạc bộ với 1.058 người sau cai nghiện tham gia. Tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm bình quân các Câu lạc bộ chỉ còn từ 40 - 50% trong khi các xã phường không có Câu lạc bộ tỷ lệ tái nghiện là 90 - 95%. Một số địa phương khác cũng có những mô hình kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội sau cai với sự quản lý giám sát giúp đỡ người sau cai tại cộng đồng như của thành phố Thái Nguyên, của xã Ninh Hoà (Hoa Lư - Thái Bình), phường Chăm Mát (thị xã Hoà Bình); mô hình giúp đỡ và vay vốn tạo việc làm cho người sau cai ở quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng)… đã giúp đỡ những người nghiện từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời.
2.2.3.5. Mô hình cai nghiện tập trung thời gian dài, lấy lao động, tạo việc làm là biện pháp trị liệu, giáo dục chủ yếu theo tinh thần Nghị quyết số 16/2003/QH11 của Quốc hội (gọi tắt là Đề án sau cai)
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên kiến nghị Chính phủ và Quốc hội cho thí điểm Đề án sau cai và cách làm này đã được vận dụng mở rộng tại 6 địa phương khác là Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Tây Ninh, Bình Dương, Hà Nội và Long An.
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11 - Đề án thí điểm sau cai, tại thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1: Phân tích tình hình người nghiện ma tuý ở TP. Hồ Chí Minh
STT
Tiêu chí
Bắt đầu triển khai đề án năm 2003 (tỷ lệ %)
Số liệu năm 2007
(tỷ lệ %)
1.
Tổng số
25.635 người
1.519 người
Nam
22.654 người (88,37%)
1.402 người (92,3%)
Nữ
2.981 người (11,63%)
117 người (11,63%)
2.
Độ tuổi
Dưới 18 tuổi
2,7
3,49
Từ 18 - 25 tuổi
52,9
40,09
Từ 26 - 35 tuổi
34,1
47,8
Từ 35 tuổi trở lên
10,3
8,62
3.
Địa bàn
Thành phố
70,8
64,12
KT3
7,0
6,58
Tỉnh
15,7
25,48
Lang thang
6,5
3,82
4.
Trình độ văn hoá
Mù chữ
12,2
4,54
Cấp 1
38,3
25,08
Cấp 2
34,1
47,8
Cấp 3
15,0
21,59
CĐ - ĐH - trên ĐH
0,4
0,99
5
Nghề nghiệp
Thất nghiệp
38,0
29,23
ổn định
6,3
20,54
Không ổn định
55,7
50,23
6
Sức khoẻ
Bình thường
56,9
77,16
Yếu
43,1
22,84
7
Thành phần gia đình
Lao động
62,5
60,17
Nông dân
5,2
14,55
Công nhân
5,6
13,89
CB-CNV
5,7
4,41
Hưu trí
8,7
4,48
Doanh nhân
12,3
2,50
8
Đời sống gia đình
Giàu
10,8
0,33
Khá
11,6
2,57
Đủ ăn
50,2
74,26
Nghèo
20,6
20,41
XĐGN
6,8
2,43
9
Loại ma tuý sử dụng
Heroin
98,3
98,95
Thuốc tây
1,2
0,39
Khác
0,5
0,66
10
Hình thức sử dụng
Tiêm (chích)
75,50
73,67
Hút (hít)
22,32
25,67
Uống
2,18
0,66
11
Liều sử dụng trong ngày
1 - 2 lần
88,8
93,29
3 - 5 lần
19,2
6,05
6 lần trở lên
2,0
0,66
12
Thời gian sử dụng
Dưới 1 năm
49,8
61,75
Từ 1 - 2 năm
33,9
23,44
Từ 3 - 4 năm
5,7
6,78
5 năm trở lên
10,6
8,03
13
Số lần cai
1 lần
49,0
66,24
2 lần
35,5
28,40
3 lần trở lên
15,5
13,52
14
Có tiền án, tiền sự
38,0
24,25
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
2.3.1. Hoạt động dạy nghề và giải quyết việc làm tại các Trung tâm quản lý người sau cai nghiện
* Hoạt động dạy nghề
Dạy nghề cho đối tượng là một nội dung quan trọng trong Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Đề án đã đặt ra chỉ tiêu cần đào tạo nghề cho 16.000 đối tượng trong 3 năm từ 2003 - 2005, bao gồm cả nghề ngắn hạn và dài hạn. Trong đó tập trung vào một số nghề trọng điểm.
Bảng 2.2: Qui mô đào tạo nghề qua các năm
TT
Tên nghề
Qui mô đào tạo
Tổng số
2003
2004
2005
A.
Nghề dài hạn:
1
Tiện, hàn
50
350
500
900
2
Điện máy
50
350
500
900
3
Điện lạnh
50
350
500
900
4
Điện tử
150
550
700
1.400
5
Điện công nghiệp
150
550
700
1.400
6
KTV tin học
150
550
700
1.400
7
Công nghệ thông tin
0
100
200
300
Tổng số
600
2.800
3.800
6.200
B
Nghề ngắn hạn
1
May công nghiệp
600
1.500
2.000
4.100
2
Mộc
200
500
700
1.400
3
Nghề khác
600
1.200
1.500
3.300
Tổng số
1.400
3.200
4.200
8.800
Tổng cộng
2.000
6.000
8.000
16.000
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
Việc coi trọng dạy nghề cho đối tượng là phù hợp vì có dến khoảng 50% số đối tượng trước khi đi cai nghiện là không có chuyên môn kỹ thuật.Tại Điều 37 của Quy chế có nêu “Quyền lợi của người sau cai nghiện được học tập, đào tạo nghề nghiệp theo nguyện vọng và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động”. Tại điều 41 của Quy chế cũng nêu người sau cai nghiện được hỗ trợ một phần chi phí học nghề và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chủ trương đào tạo nguồn nhân lực của TP HCM.
Theo số liệu báo cáo của TP HCM đến hết năm 2005 các trung tâm đã tổ chức được nhiều lớp với các loại hình khoá đào tạo khác nhau cho gần 24.600 lượt đối tượng và đến hết năm 2006 con số này đã lên tới 32.981 lượt người và số được cấp chứng chỉ là 11.507 người. Theo số liệu này thì tổng số lượt đối tượng được học nghề đã cao hơn rất nhiều so với mục tiêu nêu ra trong Đề án. Tuy nhiên, cũng tương tự như trong công tác dạy văn hoá, số liệu báo không có số tách riêng cho học viên đang cai nghiện và sau cai nghiện nên không thể biết trong đó có bao nhiêu người là đối tượng của Nghị quyết 16. Có thể khẳng định rằng số đối tượng thực hiện NQ16 được học nghề thấp hơn rất nhiều vì tính đến hết năm 2006, số đối tượng này vào các trung tâm cũng chỉ mới trên 16.000 người, mà trong đó chỉ khoảng 70 - 80% đã học nghề trong trung tâm..
Việc đăng ký tham gia học nghề là tự nguyện theo những nghề sẵn có trong trung tâm. Trung tâm thống kê trình độ, sức khoẻ của đối tượng để tư vấn chọn nghề cho phù hợp và tổ chức sắp xếp theo các lớp học. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ trên 20% đối tượng không tham gia học nghề do một số nguyên nhân như: đã có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc bằng nghề dài hạn trở lên; đã có chứng chỉ nghề ngắn hạn không muốn học nữa, phải dành thời gian cho học văn hoá; do sức khoẻ yếu và cũng có ý kiến cho rằng trung tâm không tổ chức dạy nghề phù hợp cho mình.
Hiện nay số nghề đào tạo trong mỗi trung tâm có từ 5 - 6 nghề. Khoá đào tạo chủ yếu là những khoá ngắn hạn 2-3 tháng đối với các nghề kỹ thuật. Phần lớn học viên theo học nghề dưới hình thức kèm cặp đối với những công việc không đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Như vậy kế hoạch về đào tạo nghề dài hạn như được nêu ra trong Đề án là khó đáp ứng được. Các Trung tâm chỉ đứng ra tổ chức và quản lý công tác dạy nghề, việc giảng dạy được ký kết với các cơ sở dạy nghề ở ngoài nhằm đa dạng về nghề, đáp ứng một phần nhu cầu rất khác nhau của các đối tượng. Nhìn chung các đối tượng được dạy nghề đã đánh giá cao hiệu quả của học nghề (70.4% đánh giá việc học nghề là có hiệu quả, có 24.7% cho là bình thường, và chỉ có 4.9% ý kiến đánh giá là không hiệu quả). ý kiến đánh giá của doanh nghiệp thu hút lao động sau khi kết thúc thời gian quản lý tập trung tại các trung tâm về công tác dạy nghề của các trung tâm cũng rất khác nhau. Những cơ sở dạy nghề có liên doanh với các trung tâm trong đào tạo nghề cho đối tượng và sau đó nhận về dạy nghề làm việc thì nhìn chung đều đánh giá hoạt động dạy nghề là phù hợp tuy vẫn phải kèm cặp thêm khi vào làm việc chính thức. Các doanh nghiệp không liên kết đào tạo thì đa số đánh giá là hoạt động dạy nghề không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và cần đào tạo lại.
Có một xu hướng trong dạy nghề ngắn hạn đó là các trung tâm thường dạy cho đối tượng những nghề đơn giản để đáp ứng các hợp đồng gia công ký kết với các doanh nghiệp như may, thêu, đan, chế biến hạt điều..Sau khi kết thúc giai đoạn chịu quản lý tập trung, nếu các đối tượng này được nhận vào làm việc tại các cụm doanh nghiệp đặc biệt thì không có vấn đề gì, nhưng sẽ rất khó khăn cho họ tìm được việc làm nếu được hồi gia. Chính vì vậy có đến khoảng 50% số đối tượng hồi gia đánh giá việc học nghề trong các trung tâm là chưa có hiệu quả.
Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo nghề học tại trung tâm
Nghề đào tạo
tại trung tâm
Số lượng
Tỷ lệ theo tổng số (%)
Điện
17
21.0
May, Thêu, Đan
37
45.7
Cơ khí, Sửa chữa xe máy
9
11.1
Tin học
14
17.3
Khác
4
4.9
Tổng số
81
100.0
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
Tại mỗi trung tâm, tuỳ theo đặc thù thường có từ 1- 2 xưởng nghề chính về may công nghiệp hoặc mộc và cơ điện sửa chữa…Giáo viên dạy nghề tại trung tâm quản lý sau cai nghiện được thực hiện qua ký hợp đồng với các trung tâm dạy nghề các quận thuộc TP HCM. Các nghề còn lại thường được tổ chức tại các xưởng sản xuất của các công ty hợp tác đầu tư xây dựng trong khuôn viên của trung tâm. Bình quân về thời gian dành cho học nghề của các đối tượng chiếm khoảng 15% thời gian lưu lại trung tâm.
Qua phỏng vấn lãnh đạo các trung tâm cho thấy vẫn còn một số bất cập trong công tác dạy nghề cho đối tượng như:
- Sức khoẻ yếu, tâm lý người sau cai nghiện không tập trung;
- Khó có thể đầu tư nhiều xưởng cho các loại nghề để đào tạo theo nhu cầu người học và nhu cầu thị trường;
- Chưa có khả năng đào tạo nghề dài hạn vì khả năng đầu tư trang thiết bị đa dạng và hiện đại, cũng như thời lượng của đối tượng dành cho học nghề trong thời gian lưu lại trung tâm.
* Tổ chức việc làm cho người sau cai
Tạo việc làm cho người sau cai là một nhiệm vụ của trung tâm. Điều này vừa góp phần tạo thu nhập, ổn định đời sống cho đối tượng vừa góp phần rèn luyện nhân cách và có được kinh nghiệm về một nghề nào đó để dễ dàng hoà nhập cộng đồng sau khi kết thúc giai đoạn tập trung quản lý.
Các trung tâm quản lý sau cai tuỳ đặc thù của địa bàn và khả năng hợp tác với các công ty đầu tư vào trung tâm mà tổ chức giải quyết việc làm cho các đối tượng của mình. Hình thức tổ chức sản xuất đa dạng như: trung tâm tự tổ chức sản xuất; công ty liên kết xây dựng xưởng sản xuất trong trung tâm; và trung tâm ký hợp đồng đưa người đi lao động trong các doanh nghiệp bên ngoài.
Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 101 đối tượng cho thấy:
- Các trung tâm đã tổ chức việc làm đầy đủ cho các đối tượng có nhu cầu. Tỷ lệ được sắp xếp việc làm 89.1%, số còn lại 10,9% làm việc do đang học văn hoá hoặc đang học nghề.
Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo tình trạng có hay không có việc làm
Tình trạng việc làm
Số lượng
Tỷ lệ theo tổng số (%)
Có
90
89,1
Không
11
10.9
Tổng số
101
100.0
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
Các trung tâm đã có cố gắng trong việc bố trí công việc cho các đối tượng tương đối phù hợp với tay nghề và sức khoẻ của học viên. Vì vậy có đến 91,1% người được hỏi cho rằng công việc là phù hợp.
Đối với các trung tâm ở xa có đất rộng, trình độ kỹ thuật của các đối tượng không cao nên các trung tâm đã tổ chức cho một số lớn đối tượng chế biến hạt điều. Các trung tâm gần thành phố thường tổ chức phần lớn trong gia công may hàng công nghiệp. Các nghề cơ khí, sản xuất sản phẩm nhựa thường ở các trung tâm có công ty liên kết đầu tư. Còn lại các nghề khác như tiểu thủ công mây tre đan, chế biến cà phê, tương hũ, trồng cây công nghiệp, rau xanh, chăn nuôi thường được tổ chức ở hầu hết trong các trung tâm. Như vậy sẽ có một khoảng cách giữa nghề mà người lao động được đào tạo và công việc họ đang làm.
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề việc làm của các trung tâm được khảo sát
STT
Tên nhóm ngành nghề
Cơ cấu lao động (%)
1
Gia công hạt điều
54.7
2
May công nghiệp
12.8
3
Tiểu thủ công nghiệp
10.8
4
Trồng trọt - chăn nuôi
10.5
5
Sản xuất công nghiệp
8.6
6
Chế biến thực phẩm
2.6
Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của TP. HCM năm 2003.
Các trung tâm đã rất cố gắng trong việc tổ chức và liên kết sản xuất để tạo việc làm cho các đối tượng được thường xuyên, đầy đủ và có thu nhập. Số ngày công trung bình của các đối tượng được huy động là khá cao 20 ngày/tháng, nhiều người đạt ngày công bình quân năm là 24 ngày/tháng. Số ngày công thấp nhất là 13 ngày/tháng. Đó là những người yếu sức khoẻ, một số khác là do vừa phải học văn hoá hoặc học nghề vừa tham gia lao động.
Tham gia sản xuất đã đem lại cho các đối tượng khoản thu nhập đáng kể. Ngoài việc tự túc phần rau xanh và đáp ứng nhu cầu thực phẩm để cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày, người lao động có được một thu nhập từ 120 - 900 ngàn đồng/tháng. Bình quân thu nhập khoảng 300 ngàn đồng/tháng tuy không cao nhưng vẫn rất quý vì họ chưa phải là những người lao động thực thụ. Nhiều người trong đó vẫn còn trong giai đoạn áp dụng các biện pháp trị liệu. Đồng thời tham gia sản xuất sẽ giúp họ xa lánh ma tuý, tránh tái nghiện. Theo số liệu báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 4.536 người có tiền dư gửi tiết kiệm với tổng số tiền là 934.952 triệu đồng.
Những bất cập và khó khăn trong giải quyết việc làm gồm
Khó có thể đầu tư hiệu quả vào những ngành nghề sản xuất công nghiệp có năng suất cao vì nhiệm vụ chính là nhằm quản lý đối tượng hơn là tổ chức sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, sức khoẻ của các đối tượng không tốt, trình độ văn hoá thấp và thiếu kỹ năng tay nghề nên khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, và tất yếu là năng suất lao động sẽ thấp.
Việc liên kết sản xuất thường chỉ áp dụng được đối với các công việc không đòi hỏi tay nghề cao vì nó phù hợp với trình độ của đa số đối tượng. Hơn nữa luôn có sự biến động về đối tượng trong các trung tâm. Khi thạo việc thì họ đã đến thời gian được hoà nhập cộng đồng.
Rất khó có thể đa dạng hoá ngành nghề phù hợp với sản xuất ở ngoài xã hội. Nên chắc chắn sẽ khó khăn cho đối tượng kiếm được việc làm phù hợp khi tái hoà nhập cộng đồng.
Những thách thức
Đặc tính đối tượng, đa phần tuổi còn trẻ nhưng đều hết tuổi đến trường trong khi trình độ học vấn thấp và trảI khắp các cấp và lớp học. Có một tỷ lệ rất cao không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. 74,2% chưa qua đào tạo và không có tay nghề chuyên môn. Khả năng trí nhớ và mức độ tập trung của đối tượng chịu ảnh hưởng của thời gian nghiện và còn có tỷ lệ đáng kể trên 10% số người sau cai sức khoẻ yếu kém.
Đội ngũ cán bộ nhân viên tuy đủ về số lượng nhưng còn những bất cập về cơ cấu. Đa số còn rất trẻ thiếu kinh nghiệm dễ dao động. Thiếu cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao về tâm lý, xã hội và bác sỹ.
Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự bị hấp dẫn khi đầu tư trực tiếp vào các trung tâm. Họ chỉ ký kết hợp đồng gia công với những công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao. Do vậy sau khi hết giai đoạn tập trung quản lý họ sẽ chưa có được tay nghề phù hợp như mong muốn để tái hoà nhập cộng đồng.
Đang có một xu thế khá rõ, đó là số đối tượng vào các trung tâm để quản lý sẽ giảm đi vì thành phố đã tập trung đưa hết các đối tượng vào các trung tâm qua 3 năm đầu thực hiện NQ16. Đến nay, phần lớn các đối tượng đã kết thúc hoặc sắp kết thúc giai đoạn tập trung để quản lý và tái hoà nhập cộng đồng mà hướng chủ yếu là hồi gia. Vậy với qui mô khá lớn như hiện nay sẽ không còn phù hợp.
Khuyến nghị
Cần nghiên cứu quy hoạch lại thành một số cụm trung tâm tránh sự đơn lẻ trong vùng, để tạo điều kiện phối hợp tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề và giải quyết việc làm được hiệu quả hơn. Đầu tư nâng cấp tiếp cho các trung tâm cũ có những mặt bằng bố trí được hợp lý hơn trong công tác phân khu quản lý.
Tập trung tổ chức dạy văn hoá cho đối tượng có trình độ học vấn thấp và những người có khả năng muốn học nâng cao. Khắc phục tình trạng không tổ chức được lớp học vì số lượng không đủ. Có thể khắc phục được tình trạng này thông qua việc hình thành được các cụm trung tâm.
Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để tổ chức dạy nghề, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đặc biệt như cụm Nhị Xuân hay của Tổng đội Thanh niên Xung phong. Qua đó đa dạng hoá nghề đào tạo. Kết hợp đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn theo nhu cầu của đối tượng và phù hợp với khả năng tìm kiếm việc làm của đối tượng sau này khi tái hoà nhập.
Hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư và hợp đồng gia công đa dạng hoá việc làm, gắn việc làm với nghề được học, tránh tình trạng chỉ cố gắng giải quyết việc làm đơn thuần cho đối tượng trong thời gian tại trung tâm.
2.3.2. Tình trạng việc làm, đời sống của người sau cai trong các doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11
Có nhiều kênh để tài hoà nhập người sau cai nghiện vào cộng đồng. Các kênh đó là: (1) Hồi gia; (2) đến làm việc và định cư tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân; (3) làm việc cho các đội, lực lượng thanh niên xung phong; (4) định cư và làm việc tại trung tâm Phú Văn; (5) ở lại làm việc cho các trung tâm quản lý, dạy nghề và tạo việc làm của TP HCM…
Tiếp nhận lao động sau cai là một kênh quan trọng để đối tượng hoà nhập cộng đồng, nó vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước để tạo điều kiện về đời sống cho người sau cai. Đồng thời thông qua tạo việc làm các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong quản lý được những diễn biến của các đối tượng này và giảm thiểu được tình trạng tái nghiện. Theo con số thống kê của thành phố Hồ Chí Minh thì đa số đối tượng đang ở tuổi thanh niên. Nhóm từ 18-25 tuổi chiếm 41% và nhóm từ 26-35 tuổi chiếm 46% [59]. Do vậy, dạy nghề và tạo việc làm cho nhóm đối tượng này là cần được ưu tiên góp phần tăng cường trật tự xã hội và giảm gánh nặng cho gia đình đối tượng.
Để tạo điều kiện cho người sau cai ổn định cuộc sống, rèn luyện nhân cách, giảm thiểu tái nghiện, Chính phủ cũng như thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở doanh nghiệp để thu hút lao động sau cai. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện có khá nhiều cơ sở đang thu hút lao động sau cai. Điển hình là các doanh nghiệp trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân. Đây là cụm công nghiệp thuộc diện đặc biệt do Tổng đội thanh niên xung phong quản lý và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Ngoài các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị xuân, Tổng đội còn thành lập hai doanh nghiệp là Đại Việt và Mỹ Sơn. Hai cơ sở khác của thành phố Hồ Chí Minh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhưng lại đặt địa điểm ở Đồng Nai cũng đang thu hút lao động sau cai của thành phố là trung tâm Bình Phước.
* Những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của thành phố HCM đối với các cơ sở sản xuất thu hút lao động là người sau cai:
Theo Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số 05/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai thì khi các cơ sở này có đủ các điều kiện: có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ vay theo cam kết, dự án có người lao động là người sau cai sẽ được vay vốn sản xuất với mức vay tối đa không quá 20 triệu đối với hộ gia đình; không quá 500 triệu đối với cơ sở, doanh nghiệp; lãi xuất như lãi suất cho vay hộ nghèo [50].
Thực tế trước khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 17/2005/QĐ-UB về chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư sử dụng lao động là học viên và người sau cai nghiện mà theo đó các cơ sở này được hưởng rất nhiều hình thức ưu đãi như: ưu đãi về mặt bằng sản xuất, nhà xưởng; ưu đãi về vốn và lãi suất; hỗ trợ về tài chính sau khi nộp thuế; hỗ trợ hoạt động dạy nghề và nhiều chế độ hỗ trợ khác như BHXH, bảo hiểm y tế; hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm, ưu đãi hạn ngạch xuất khẩu….Theo quyết định này của thành phố thì các cơ sở sản xuất được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với qui định của Chính phủ. Thành phố Hồ Chí Minh do có trình độ phát triển kinh tế rất cao, có đủ nguồn lực nên đến nay vẫn được thành phố áp dụng.
* Tình hình đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thu hút lao động sau cai:
Qua kết quả tham vấn đối với lãnh đạo các cơ sở đang thu hút lao động sau cai kể cả ở trong và ngoài cụm Công nghiệp Nhị Xuân cho thấy các cơ sở này đều đang được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đối với các cơ sở đã có sẵn mặt bằng thì không cần đến sự hỗ trợ của thành phố về mặt bằng sản xuất như cơ sở Đại Việt.
Cụm Công nghiệp Nhị Xuân được đưa vào diện “Cụm công nghiệp đặc biệt”. Nói là đặc biệt vì các doanh nghiệp ở đây được hưởng nhiều ưu đãi nhằm mở rộng sản xuất tạo việc làm và ổn định đời sống cho người sau cai. Cụm công nghiệp Nhị Xuân còn bao gồm cả khu dân cư đô thị với tổng diện tích là 54,1 ha, trong đó 33,8 ha dành cho các doanh nghiệp thuê sản xuất, kinh doanh; 23,7ha dành xây dựng khu dân cư và nhà chung cư cho người lao động, trạm y tế, cây xanh, đường xá, khu điều hành của Ban quản lý. Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho cụm Công nghiệp này khoảng gần 200 tỷ đồng và có thể bảo đảm để ở đây có thể thu hút được khoảng 17.000 [47], lao động làm việc ổn định, định cư lâu dài ở đây. Đến tháng 4/2007 đã có 20 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê gần 28 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 chỉ mới có 6 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 1 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ 2005 và 5 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trong năm 2006) và 5 doanh nghiệp khác đang đầu tư xây dựng nhà xưởng và dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm 2007.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị Xuân chủ yếu là ngành dệt, may, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất đồ nhựa và cơ khí… Trong đó ngành dệt may có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất. Các doanh nghiệp bên ngoài tiếp nhận lao động tập trung ở ngành/lĩnh vực may mặc xuất khẩu (Công ty Đại Việt, Mỹ Sơn). Sản phẩm sản xuất chính là phục vụ tiêu dùng cá nhân hộ gia đình như: quần áo, lưới, áo mưa, hạt điều khô, đồ dùng bằng nhựa, bằng sắt inox.
Thực tế các ngành, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu cần lao động có trình độ ở mức trung bình, phù hợp với sức khoẻ của người lao động sau cai. Các ngành/lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi tay nghề cao hoặc yêu cầu người lao động phải có sức khoẻ tốt chưa đầu tư vào cụm Công nghiệp, cũng như chưa đăng ký tiếp nhận sử dụng người lao động sau cai tái hoà nhập cộng đồng. Một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp này là sức khoẻ của người lao động sau cai thường rất kém làm ảnh hưởng đến năng suất lao động c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia.doc