LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.v
PH N M Đ U .1
CHƯƠNG 1: CƠ S LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG .6
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông 6
1.1.1. Một số khái niệm .6
1.1.2. Vai trò, đặc điểm của đầu tư xây dựng các công trình giao thông .17
1.1.3. Nội dung của công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
trên địa bàn cấp huyện .20
1.1.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao
thông .26
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng công
trình giao thông .28
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao
thông.31
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông tại
một số địa phương.31
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý nhà nước về xây dựng
công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì .34
1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .35
Kết luận chương 1 .37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI HUYỆN NA RÌ .38
2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Na Rì.38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Na Rì.39
2.2. Tình hình hệ thống giao thông huyện Na Rì.42
2.2.1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng giao thông tại huyện Na Rì.42
2.2.2. Đánh giá chung về hệ thống giao thông của huyện Na Rì.49
2.3. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn
huyện Na Rì.50
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông
.52
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
xây dựng công trình giao thông .55
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm
40
và giá trị trên một đơn vị diện tích. Từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên
canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, hoa và vùng chè chất lượng cao;
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Công tác quy hoạch, bồi thường giải
phóng mặt bằng và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện. Chỉ tính
riêng giai đoạn 2011 - 2015 và 2015 - 2020 toàn huyện đã huy động được gần 300 tỉ
đồng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện bồi
thường giải phóng mặt bằng 45 dự án, thu hồi 124,7 ha đất, trong đó nhân dân đã hiến
trên 15 ha để xây dựng các công trình; triển khai thực hiện 22 dự án về giao thông.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội
a. Về cơ cấu dân số và nguồn lực trong các ngành kinh tế
Về dân số: Na Rì là một trong những địa phương có tốc độ tăng dân số ổn định, từ
năm 2015 - 2018, tỷ lệ tăng là 0,75%/năm. Đến hết năm 2018 dân số huyện Na Rì là
trên 42 nghìn người, trong đó dân số nông thôn là trên chiếm 83,33%, mức giảm tỷ lệ
sinh giai đoạn 2015 - 2018 là 0,5%0
Về nguồn nhân lực: Na Rì có nguồn nhân lực dồi dào. Người dân Na Rì có đức tính
cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động và có trình độ văn hoá, có khả năng tiếp
cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng để
hình thành đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, công chức, cán bộ kỹ thuật và lao động
có chất lượng tốt. Năm 2015, có gần 26.000 người trong độ tuổi lao động, chiến 61,9
% dân số; Năm 2018, có trên 27.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 64,2 % dân
số. Số lao động được tạo việc làm năm 2015 là 5.550 người, đến năm 2018 số lao động
được tạo việc làm là 7.000 người, tăng 1450 người. Lao động nữ chiếm 45,20%, còn
lại là lao động nam. Số lao động thiếu việc làm thường xuyên ở nông thôn chiếm
khoảng 25% - 30% tổng số lao động.
Nhìn chung, cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn
song còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông - lâm - thuỷ sản có
năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng lao động mặc dù được cải
thiện nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung chưa đồng đều.
b. Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư, phát triển: Giáo dục và đào tạo có bước
phát triển bền vững. Hệ thống trường lớp học được phát triển đồng bộ. Toàn huyện có
41
57 cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em
các dân tộc trong huyện. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, giữ vững và nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục THCS, công nhận được 22 xã , thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung
học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiếp tục được phát triển về số lượng và nâng
cao chất lượng. Tập trung chỉ đạo và nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo
dục. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được nâng lên. Tỷ lệ học
sinh giỏi các cấp, học sinh đỗ đại học ngày càng tăng. Tham gia có hiệu quả các cuộc
vận động và phong trào thi đua lớn của ngành. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động của các Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Cơ
sở vật chất trường, lớp học đã được quan tâm đầu tư; thực hiện có hiệu quả việc lồng
ghép các nguồn vốn.
c. Văn hoá - thông tin tiếp tục phát triển và đạt những thành tựu quan trọng
Phong trào văn hóa văn nghệ phát triển sâu rộng và sôi nổi, đáp ứng nhu cầu giải trí,
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân. Phong trào thể dục - thể thao “rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” phát triển rộng khắp, nhất là trong thanh niên, học
sinh. Đến nay 100% số trường học trên địa bàn huyện có giáo dục thể chất nội khóa.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã được nhân dân hưởng
ứng tích cực và ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến hết năm
2018 so với đầu nhiệm kỳ đại hội XV có 84,7/80% (bằng 105,87% KH) số hộ đạt gia
đình văn hóa, 67/50% (bằng 134% KH) xóm, bản, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa
và 91/95% (bằng 95,78% KH) cơ quan đạt cơ quan văn hoá.
d. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ
Các cấp ủy đảng từ huyện đến cơ sở tăng cường chỉ đạo củng cố, từng bước hoàn thiện
tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của hệ thống y tế cơ sở. Hệ thống y tế xã và y tế thôn
bản ngày càng hoàn thiện và phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phương tiện
làm việc được quan tâm đầu tư. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành y tế ngày
càng tăng về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng khám chữa
bệnh từng bước được nâng lên. Hầu hết các trạm y tế xã có đủ trang thiết bị y tế cơ bản
để hoạt động. Tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, người
42
nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 06 tuổi...Công tác phòng chống dịch bệnh và
thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tương đối đồng bộ.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi ngày càng giảm (từ 16,5% năm 2015 xuống còn
14% năm 2018). Công tác thông tin giáo dục truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia
đình và trẻ em ngày càng được quan tâm và có những tiến bộ rõ rệt; hoạt động bước
đầu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh
vực y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế góp phần tăng cường dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ nhân dân.
e. Thực hiện tốt các chính sách xã hội
Thực tốt chính sách ưu đãi người có công và phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống
nước nhớ nguồn”; huy động nhiều nguồn lực để thực hiện. Từ năm 2015 đến nay đã
xây dựng, sửa chữa nâng cấp 300 nhà ở cho người có công, góp phần cải thiện đời
sống tinh thần của gia đình người có công. Khai thác, sử dụng công trình Nghĩa trang
liệt sỹ của huyện, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong huyện.
Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội; trẻ em trên
địa bàn được thụ hưởng đầy đủ các quyền cơ bản, đến nay có 22/22 xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em.
2.2. Tình hình hệ thống giao thông huyện Na Rì
2.2.1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng giao thông tại huyện Na Rì
Hệ thống giao thông đường bộ huyện Na Rì gồm có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối liền
các huyện của tỉnh Bắc Kạn như Chợ mới, Ngân Sơn, thành phố Bắc Kạn của tỉnh Bắc
Kạn, huyện Bình Gia, huyện Tràng Định của tỉnh Lạng Sơn qua địa bàn huyện Na Rì
và các tuyến đường huyện bắt đầu từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm các xã của
huyện Na Rì. Các tuyến đường trên địa bàn huyện Na Rì bao gồm [19]:
- Quốc lộ 3B: Là tuyến QL đi từ cửa khẩu Pò Mã của tỉnh Lạng sơn theo hướng Bắc-
Nam đi qua các xã: Cường Lợi, Thị trấn Yến Lạc, xã Lam Sơn, xã Cư Lễ, xã Hữu
Thác, xã Hảo Nghĩa, xã Quang Phong, xã Côn Minh của huyện Na Rì và giao với QL3
tại phường Xuất hóa TP Bắc Kạn đây là tuyến đường giao thông chính đề giao thương
hàng hóa của huyện đến tỉnh và với các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn.
43
- Quốc lộ 279: Đường quốc lộ 279 chạy qua huyện theo hướng tây bắc nối huyện Na
Rì với huyện Ngân Sơn và đông nam sang huyện Bình Gia (Lạng Sơn)
- Tỉnh lộ 256: Tuyến đường bắt đầu từ huyện Chợ mới tỉnh Bắc Kạn theo hướng Nam-
Bắc nối với QL3B tại xã Hảo Nghĩa huyện Na Rì
- Các tuyến đường huyện và xã: Huyện Na Rì có tổng chiều dài đường giao thông
huyện là 68,5 km và đường xã là 317,5 km. Bảng 2.1 và Bảng 2.2 cho thấy các tuyến
đường giao thông huyện và xã tại huyện Na Rì.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mạng lưới giao thông trên
địa bàn huyện Na Rì, Bắc Kạn được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Xác định
việc phát triển hệ thống giao thông là một trong những yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Na
Rì đã không ngừng chú trọng việc đầu tư, nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện.
Tính đến thời điểm này, huyện Na Rì đã huy động các nguồn lực để cứng hóa và mở
mới được hàng trăm ki-lô-mét trục đường liên thôn, liên xã, góp phần từng bước nâng
cao diện mạo và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Những năm trở lại đây, hệ
thống giao thông nông thôn của huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể, các công
trình được được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các chương
trình, dự án và đặc biệt có sự tham gia đóng góp của nhân dân. Phong trào làm đường
giao thông nông thôn đã được người dân chủ động tham gia sửa chữa, phát quang các
tuyến đường liên xã, liên thôn. Cùng với đó là việc tích cực bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống
văn hóa ở khu dân cư [19].
Trong những năm tới, tranh thủ các nguồn vốn, huyện sẽ tiếp tục tập trung đầu tư nâng
cấp, mở mới đường liên thôn, liên xã, đường lâm nghiệp tại vùng sâu, vùng đặc biệt
khó khăn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát
triển kinh tế rừng và các mô hình kinh tế trang trại...
44
Bảng 2.1: Các tuyến đường giao thông huyện và xã tại huyện Na Rì
STT Tên đường Chiều dài (Km) Cấp đường
A Đường huyện 68,5
1 Đường Cường Lợi - Vũ Loan 7 GTNT B
2 Đường Lương Hạ - Văn Học 9 GTNT B
3 Đường Yến Lạc - Nàng Tiên 5 GTNT A
4 Đường Kim Hỷ - Vũ Muộn 5 GTNT A
5 Đường QL279 - Khuổi Khiếu 9,5 GTNT B
6 Đường QL3B-Hữu Thác 4 GTNT B
7 Đường Cư Lễ - Pác Ban 3 GTNT A
8 Đường Quảng Phong - Đổng Xá 13,5 GTNT A
9 Đường Vũ Loan - Văn Học - Lạng San 12,5 GTNT B
B Đường xã 317,1
1 Xã Đổng Xá 44,5
2 Xã Lương Hạ 10
3 Xã Lam Sơn 11
4 Xã Hảo Nghĩa 4,8
5 Xã Dương Sơn 15
6 Xã Văn Minh 12
7 Xã Cường Lợi 6,2 GTNT B
8 Xã Xuân Dương 16 GTNT B
9 Xã Lạng San 22 GTNT B
10 Xã Kim Lư 19
11 Xã Quang Phong 14
12 Xã Kim Hỷ 23
13 Xã Lương Thành 10
14 Xã Vũ Loan 29
15 Xã Liêm Thủy 19
16 Xã Côn Minh 18
17 Xã Hữu Thác 12
18 Xã Ân Tình 5
19 Xã Lương Thượng 7,6
20 Xã Văn Học 11
21 Xã Cư Lễ 8
Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Na Rì
45
Bảng 2.2: Các công trình giao thông được xây dựng giai đoạn 2014 - 2018
STT Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Thời gian KC-HT
Tổng mức
đầu tư (trđ)
1
Cải tạo nâng cấp đường từ ngã tư phố
cổ đi Kim Lư nối với tuyến nhánh
Quốc lộ 3B
Thị trấn Yến
Lạc
518m 16/9/2014-24/12/2014 2.285,695
2
Đường liên thôn Pàn Xả - Vằng Khít
xã Lương Thượng
Lương Thượng
Chiều dài 1,653km, chiều rộng
nền 4m, chiều rộng mặt đường
3m
05/9/2013-28/4/2014 3.973,421
3
Đổ bê tông đường Nà Pài - Cốc Sâu
xã Kim Lư
Kim Lư
Chiều dài 159,63m, chiều rộng
nền 4,5, chiều rộng mặt đường
3,5m
18/9/2013-10/4/2014
253,862
4
Đường bê tông từ đầu cầu treo thôn
Hát Luông (Km 0+721,06) xã Kim
Lư
Kim Lư
Chiều dài 110,73m, chiều rộng
nền 4,5m, chiều rộng mặt 3,5m
18/9/2013-10/4/2014
215,345
5
Đường Khuổi A -ĐT 256, xã Hảo
Nghĩa
Hảo Nghĩa 940m đường GTNT loại B 01/8/2013 - 14/4/2014
1.660,329
6
Đường Rầy Ỏi Nà Giàng xã Dương
Sơn
Dương Sơn 3,2km đường GTNT loại B 08/8/2013-26/4/2014
9.965,572
7 Đường Nặm -Thiếu Bản Slảng GĐ II Lạng San 979,09m
03/10/2014 -
31/12/2014
1.416,857
8
Đường Pàn Chầu Khuổi Ít xã Kim Lư
(GĐ 2)
Kim Lư 1,09549km 09/10/2013-10/01/2014
5.488,217
9
Đường vào thôn Nà Giàng xã Dương
Sơn
Dương Sơn 1,905km 20/9/2013-27/5/2014
1.916,983
10
Đường vào thôn Khuổi Căng, xã
Quang Phong
Quang Phong
Chiều dài 0,6Km, chiều rộng
nền 3m
15/8/2014-02/2/2015
1.547,076
11
Mở tiếp đường vào thôn Lũng Tao (
Từ Km1+ 91,29) xã Đổng Xá
Đổng Xá Chiều dài L= 870,3m 23/7/2014-09/12/2014
1.579,767
12
Đường liên thôn Pò Duốc- Khuổi Mụ
xã Vũ Loan
Vũ Loan
Chiều dài 1,02315Km đường,
chiều rộng nền 4m
23/7/2014-09/12/2014
1.692,706
46
STT Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Thời gian KC-HT
Tổng mức
đầu tư (trđ)
13
Đường liên thôn Pàn Xả- Vằng Khít (
từ Km1+ 653,28) xã Lương Thượng
Lương Thượng
Chiều dài 0,674km, chiều rộng
nền 4m, chiều rộng mặt đường
3m
29/10/2014-27/12/2014
2.523,691
14
Đường Xưởng Cưa- Khuổi Luông xã
Lam Sơn
Lam Sơn
Chiều dài 1km, chiều rồng nền
4m, chiều rộng mặt 3 m
25/7/2014-10/11/2014
1.575,224
15
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ
Quốc lộ 279 vào trung tâm xã Kim
Hỷ
Kim Hỷ
Chiều dài 0,7km, Chiều rộng
nền đường 4,5m, chiều rộng mặt
3,5m
28/7/2014-07/11/2014
1.571,962
16 Cầu treo thôn Nà Nhạc Xuân Dương Xuân Dương Khẩu độ 60m, khổ cầu 1,4m 8/8/2014-6/11/2014
2.114,765
17
Đổ Bê tông đường Nà Lẹng- Thẳm
Mu ( đoạn từ Km0+00) xã Ân Tình
Ân Tình
Chiều dài 652,6m, chiều rộng
nền đường 4m, chiều rộng mặt
đường 3m
15/8/2014-27/12/2014
1.168
18
Đường bê tông To Đoóc- Bản Sảng
năm 2014 xã Lạng San
Lạng San
Chiều dài 1061,3m, chiều rộng
nền 3,5m, chiều rộng mặt 3m
21/7/2014-07/11/2014
1.630,766
19 Đường Lương Hạ - Văn Học Văn Học 8,76Km 01/10/2014 - 25/6/2015 14.880,62
20 Ngầm tràn liên hợp xã Vũ Loan Vũ Loan Chiều rộng mặt 5m 2015-2016
3.587
21
Cải tạo, nâng cấp đường QL3B - Hữu
Thác, huyện Na Rì
Hảo Nghĩa, Hữu
Thác
3,965km đường GTNT loại A 2014-2016
9.907
22
Đường Rầy Ỏi - Nà Giàng,
xã Dương Sơn,huyện Na Rì, tỉnh Bắc
Kạn
Dương Sơn 3,2km đường GTNT loại B 08/8/2013 - 19/6/2014
9.966
23
Sửa chữa Cầu treo Bắc Sen Xuân
Dương, cầu treo Nà Hin Lương Hạ
Xuân Dương,
Lương Hạ
06/10/2014-09/11/2014 437,459
24
Sửa chữa cầu treo Pác Ỏ Lạng San,
cầu Soi Cải Lương Thành, cầu Hát
Pết Kim Lư
Lạng San,
Lương Thành,
Kim Lư
03/11/2014-25/12/2014 371,927
47
STT Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Thời gian KC-HT
Tổng mức
đầu tư (trđ)
25
Đường vào thôn Tham không xã
Quang Phong
Quang Phong
Chiều dài 0,605Km, chiều rộng
nền 4m, chiều rộng mặt 3m
18/8/2015-12/10/2015
996,104
26
Mở tiếp đường vào thôn Lũng Tao xã
Đổng xá
Đổng Xá
Chiều dài L= 1.009m, chiều
rộng nền 3,5m
27/8/2015-03/11/2015
926,337
27
Mở tiếp đường liên thôn Pò Duốc
Khuổi Mụ xã Vũ Loan
Vũ Loan
Chiều dài 1013,39m đường,
chiều rộng nền 4m
28/8/2015 đến
23/02/2016
954,000
28
Mở tiếp đường từ nhà họp thôn Nà
Piẹt đến Pác Khuổi Piẹt xã Văn Minh
Văn Minh
Chiều dài 0,232km, chiều rộng
nền 4m, chiều rộng mặt đường
3m
10/8/2015-27/10/2015
291,967
29
Đường bê tông Quốc lộ 256 vào thôn
Nà Dăm - Nà Chang xã Xuân Dương
Xuân Dương
Chiều dài 171m, chiều rộng nền
4m, chiều rộng mặt đường 3m
27/8/2015 đến
03/11/2015
314,560
30
Đường bê tông Cốc Shé - Vằng Đông
Thôn Khuổi Tấy A+B xã Liêm Thuỷ
Liêm Thủy
Chiều dài 215m, chiều rộng nền
4m, chiều rộng mặt đường 3m
17/8/2015 đến
03/11/2015
390,931
31
Mở cua Hạ Dốc Quốc Lộ 279 đoạn
Khuổi Kẹ vào thôn Khuổi Nộc xã
Lương Thượng
Lương Thượng
Chiều dài 117,61m, chiều rộng
nền đường 4m, chiều rộng mặt
đường 3m
07/07/1905 261,198
32
Đường GT từ trạm điện đến phân
trường Khuổi Quân xã Cư Lễ
Cư Lễ
25m bê tông xi măng, mặt rộng
2m
01/10/2015 đến
15/10/2015
18,741
33
Đường Thôm Khon- Khuổi Can xã
Vũ Loan
Vũ Loan 547,34m đường GTNT loại B
31/8/2015 đến
23/12/2015
1.000,0
34
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông
nông thôn từ Nà Vả đến Tham
Không, xã Quang Phong
Quang Phong 693,91m đường GTNT loại B 30/11/2016-23/01/2017 1.271,73
35 Đường trục thôn Nà Chặp - Lạng San Lạng San 253,27m đường GTNT loại B 28/11/2016-11/01/2017
360,438409
36
Đường Bê tông Nà Tao- Cốc Phia xã
Ân Tình
Ân Tình 453,8m đường GTNT loại B 25/11/2016-20/01/2017
778
37 Ngầm tràn liên hợp Tà Slấn Vũ Loan Vũ Loan 03/3/2016-28/6/2016 2.726,529
48
STT Danh mục công trình Địa điểm XD Năng lực thiết kế Thời gian KC-HT
Tổng mức
đầu tư (trđ)
38 Ngầm tràn liên hợp xã Vũ Loan Vũ Loan 20/10/2015-18/01/2016 3.743,877
39
Sửa chữa nền và hành lang đoạn
đường trước cửa nhà nguyên Tổng bí
thư
Lương Hạ
Nền đường diện tích 430m2,
làm mương thoát nướcchiều dài
2017 398,708
40
Đường trục thôn Nà Chặp- Nà Khưa
xã Lạng San
Lạng San 0,1050 km đường GTNT loại B 04/12/2017-30/01/2018 203,000
41
Mở mới đường Tham Không đi
Phiêng Quân xã Quang Phong
Quang Phong 1,45km đường GTNT loại B 03/01/2018-30/3/2018 862,000
42
Mở tiếp đường vào thôn Lũng Tao, xã
Đổng Xá
Đổng Xá 0,95343km đường GTNT loại B 23/12/2017-16/4/20108 919,000
43
Đường bê tông Nà Vàng-Nà Deng xã
Vũ Loan
Vũ Loan 0,603km đường GTNT loại B 18/12/2017-08/02/2018 977,000
44
Mở tiếp đường vào Khuổi Luông thôn
Cốc Duống xã Xuân Dương
Xuân Dương 0,4167đường GTNT loại B 24/12/2017-12/3/2018 772,000
45
Nâng cấp cải tạo đường trục thôn Chè
Cọ- Lủng Pảng xã Côn Minh
Côn Minh 0,407Km đường GTNT loại B 18/12/2017-12/3/2018 886,000
46
Đường bê tông Y Ba Pò Chẹt- Nà
Nôm xã Lam Sơn
Lam Sơn 0,31912km đường GTNT loại B
05/112/2017-
12/02/2018
846,000
47
Đường bê tông Khau Pèn- Chộc Nọi,
thôn Nà Ca xã Văn Học
Văn Học 0,438km đường GTNT loại B 15/12/2017-22/01/2018 767,000
Tổng cộng 46,8 102.295,239
Nguồn: UBND huyện Na Rì
49
Số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy, giai đoạn 2014 – 2018, huyện Na Rì đã triển khai xây
dựng được 46,8 km đường liên xã, thôn. Như vậy sau 5 năm thực hiện, đến hết năm
2018, Na Rì đã đầu tư hơn 102 tỷ đồng; nhân dân hiến 55.121m2 đất, đóng góp 35.864
ngày công lao động thực hiện được 48 tuyến giao thông nông thôn. Từ đó, hệ thống
GTNT cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh theo hướng bền vững,
làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Tuy nhiên, số lượng các xóm chưa có đường hoặc mặt đường chưa được bê tông hóa
còn tương đối cao như các xóm ở các xã Ân Tình, Cư Lễ, Lương Thượng, Văn Học.
Một số tuyến giao thông nông thôn xóm đã được bê tông hóa nhưng chưa đạt chuẩn
theo tiêu chí nông thôn mới. Do vậy, chưa tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn từ
xóm đến trung tâm xã và ngược lại; hạn chế rất lớn nhu cầu đi lại, giao thương phát
triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng
cao núi đá.
2.2.2. Đánh giá chung về hệ thống giao thông của huyện Na Rì
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mạng lưới giao thông trên
địa bàn huyện Na Rì được đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi
lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Xác định việc
phát triển hệ thống giao thông là một trong những yếu tố cần thiết nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Do đó, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện
Na Rì đã không ngừng chú trọng việc đầu tư, nâng cấp, mở mới các tuyến đường
giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Tính đến thời điểm này, huyện Na Rì đã
huy động các nguồn lực để cứng hóa và mở mới được hàng trăm ki-lô-mét trục
đường liên thôn, liên xã, góp phần từng bước nâng cao diện mạo và tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện mạng lưới đường bộ huyện Na Rì bao gồm 3 tuyến quốc lộ, 9 tuyến huyện và
nhiều tuyến đường xã, đường thôn với tổng chiều dài 431km. Trong đó, chiều dài quốc
lộ là 14,65km, chiếm 3,4%; đường huyện chỉ chiếm 10% với 43,1km. Nhiều nhất là
đường xã, thôn với 317,1 km, chiếm gần 86%. Các tuyến đường huyện chủ yếu đạt
50
tiêu chuẩn GTTN B; còn rất nhiều tuyến chưa được vào cấp, đặc biệt các tuyến đường
xã. Trong 5 năm trở lại đây, toàn huyện đã có gần 50 km đường được xây dựng mới
(bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn), nâng cấp-sửa chữa hệ thống đường
huyện, đường xã tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.
Các xã trên địa bàn huyện Na Rì trong những năm qua đã tranh thủ lồng ghép các
nguồn vốn để từng bước kiên cố hóa đường giao thông nông thôn. Đồng thời đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp tiền và ngày công lao động,
bê tông hóa các trục đường thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa,
nông sản. Làm đường giao thông nông thôn ở huyện Na Rì là một trong những phong
trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ và huy động
được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho
thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp, nhằm hướng
đến xây dựng diện mạo mới cho nông thôn miền núi, đồng thời góp phần thúc đẩy
kinh tế huyện nhà phát triển theo hướng bền vững [19].
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ, song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của huyện vẫn
còn những khó khăn nhất định. Xét về mạng lưới trên diện rộng, thì mật độ giao thông
nông thôn ở địa phương còn thấp; hệ thống đường nông thôn chưa bắt kịp với tốc độ
phát triển kinh tế hiện nay; giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết
nối liên hoàn từ hệ thống đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với các xã vùng
sâu, vùng xa...
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
trên địa bàn huyện Na Rì
Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả phân bổ các nguồn lực xã hội. Để đánh giá thực trạng về công tác quản lý
Nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì, đề tài đã sử
dụng các tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo thống
kê, tổng hợp về xây dựng các công trình giao thông của các cơ quan QLNN huyện
Na Rì. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra khảo sát đánh giá công tác
QLNN về xây dựng công trình giao thông bằng bảng hỏi. Các đối tượng điều tra
51
khảo sát là các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN của huyện Na
Rì như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Văn phòng UBND huyện, các
phòng, ban chuyên môn của huyện, Ban Quản lý dự án của huyện, cán bộ quản lý
công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã (21 xã) Để đánh giá đúng mức về
công tác quy hoạch giao thông trên địa bàn huyện, tác giả đã xây dựng phiếu hỏi.
Trong quá trình tiến hành điều tra khảo sát, tác giả đã phát ra 92 phiếu (71 phiếu
dành cho các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN huyện Na Rì và
21 phiếu dành cho cán bộ cấp xã) có liên quan đến công tác quản lý công trình giao
thông trên địa bàn và thu về 76 phiếu với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 22 đến trên
60 tuổi, trong đó có 58 nam và 18 nữ; trình độ đại học và trên đại học 30 người, cao
đẳng, trung cấp là 46 người. Trong số 76 phiếu trả lời, số cán bộ lãnh đạo, quản lý
là 25 người, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn là 51 người. Các câu hỏi khảo sát
là những câu hỏi đóng được trả lời theo 5 mức độ (5 - Hoàn toàn đồng ý; 4 – Đồng
ý; 3 – Bình thường; 2 – Không đồng ý; 1 – Hoàn toàn không đồng ý). Thời gian
khảo sát được thực hiện trong năm 2018. Phiếu của mỗi cá nhân được thực hiện độc
lập, khách quan. Kết quả khảo sát được phân tích đánh giá bằng phương pháp thống
kê mô tả (xử lý bằng phần mềm EXEL), số liệu điều tra khi được tổng hợp chính
xác trong đó sử dụng chỉ tiêu “trung bình” là chủ yếu để đánh giá về công tác
QLNN về đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện Na Rì. Các
nội dung gồm công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông; công
tác tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng công trình giao
thông; công tác tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình giao thông; công tác
thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở các phần
tiếp theo của luận văn.
Công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông ở cấp huyện: Tập
trung chủ yếu nội dung công tác quản lý nhà nước của các dự án do UBND huyện
được giao làm chủ đầu tư; các dự án giao thông như các Quốc lộ, tỉnh lộ do tỉnh
làm chủ đầu tư thì kết hợp với tỉnh để quản lý, giám sát cộng đồng. Khi dự án
được phê duyệt theo quy hoạch và được giao làm chủ đầu tư UBND huyện tiến
hành tổ chức thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nhà
nước, giao cho các phòng ban chuyên môn tham mưu để thực hiện dự án từ khâu
52
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu
quả sử dụng của nguồn vốn.
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông
Nhằm xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, phù hợp, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đi
lại và sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân, Huyện ủy Na Rì đã ban hành
Chương trình số 14-CTr/HU, ngày 19/7/2016 về việc quy hoạch phát triển giao thông,
đặc biệt là giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.
Đây là chương trình nhằm cụ thể hóa thực hiện Chương trình số 09-CTr/TU, ngày
29/4/2016 của Tỉnh ủy về phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_x.pdf