MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 3
1. Khái niệm và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh XNK 3
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền KTQD 4
3. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu 7
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 10
1. Nghiên cứu thị trường 10
2. Lựa chọn phương thức giao dịch 14
3. Lập phương án kinh doanh hàng hóa 16
4. Đàm phán và kí kết hợp đồng kinh doanh 17
5. Tổ chức thực hiện hợp đồng 19
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 23
1. Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp 24
1.1. Bộ máy tổ chức quản lý 24
1.2. Nguồn lực tài chính 25
1.3. Yếu tố con người 25
1.4. Yếu tố tổ chức mạng lưới kinh doanh 25
2. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp 26
2.1. Các chế độ chính sách luật pháp quốc gia và quốc tế 26
2.2. Ảnh hưởng của sự biến động thị trường trong nước và thị trường nước ngoài 28
2.3. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng 29
2.4. Trình độ cơ sở hạ tầng 29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 31
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 31
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 31
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 32
2.1. Chức năng 32
2.2. Nhiệm vụ 33
3. Sơ đồ cơ cấu tồ chức 34
4. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty 37
II. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 39
1. Tình hình chung 39
1.1. Tình hình doanh thu 40
1.2. Tình hình lợi nhuận 42
1.3. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu và phương thức nhập khẩu 43
1.4. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu 45
2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Xuất Nhập Khẩu Máy Hà Nội 47
2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo khu vực thị trường 47
2.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng 49
2.3. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu 52
2.4. Phân tích nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của Công ty trong thời gian vừa qua 55
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 59
1. Thuận lợi 60
2. Khó khăn 61
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU MÁY HÀ NỘI 67
I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
1. Định hướng về xuất khẩu 67
2. Định hướng về nhập khẩu 67
3. Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của Công ty XNK Máy Hà Nội trong thời gian tới 68
II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI 70
1. Giải pháp đối với Công ty 71
1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 71
1.2. Đa dạng hóa các hình thức nhập khẩu 72
1.3. Cải tiến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu cho phù hợp 73
1.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tổ chức tốt nguồn nhân lực 74
2. Một số kiến nghị 78
2.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 78
2.2. Kiến nghị với Công ty 82
Kết luận 86
Danh mục bảng, biểu, đồ thị 88
Danh mục tài liệu tham khảo 89
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ngành có sự khác nhau. Điều này do đặc điểm và tính chất hoạt động của ngành đó quyết định. Kinh doanh thương mại là lĩnh vực lưu thông và phân phối hàng hóa nên vốn lưu động chiếm tỉ lệ chủ yếu trong vốn kinh doanh.
Các DN Nhà nước được đầu tư vốn hàng năm phải nộp một khoản tiền nhất định vào Ngân sách Nhà nước do đã sử dụng một khoản vốn của Nhà nước. Căn cứ để tính số tiền về sử dụng vốn Ngân sách là tổng số vốn thuộc diện phải thu phí sử dụng vốn và tỉ lệ thu.
Theo quyết định tại điều 11 Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 và Thông tư số 62/1999/ TT-BTC ngày 7/6/1999 thì ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, DN Nhà nước phải tự huy động vốn dưới nhiều hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp và các hình thức khác để kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Việc huy động vốn không được thay đổi hình thức sở hữu của DN và phải tuân theo các quy định của Pháp luật hiện hành.
Giống như nhiều Công ty có hoàn cảnh tương tự, Machino luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Ngay từ thời kỳ ban đầu khi tách ra khỏi Tổng Công ty Máy và phụ tùng để làm đơn vị trực thuộc, Công ty chỉ có hơn 5 tỉ đồng để làm vốn kinh doanh. Với số vốn khiêm tốn như vậy để phát triển kinh doanh là một điều rất khó.
Bảng 1: Nguồn vốn của Công ty qua các năm (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn vốn
5646,7
5699,5
5749,7
Tăng giảm (%)
100
-0,127
+1,95
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm 2000 đến 2002)
Trong hơn 4 năm hoạt động nguồn vốn kinh doanh của Công ty hầu như không đổi, hoạt động không đem lại hiệu quả vì khó khăn lớn đối với Công ty là nguồn vốn rất hạn hẹp, hàng tồn kho nhiều nên thường phải kinh doanh bằng nguồn vốn vay.
Chính vì lẽ đó mà việc kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngắn hạn của các Ngân hàng là điều hết sức khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để trả nợ Ngân hàng đúng hạn thì việc bán hàng và thu hồi vốn theo các hợp đồng đã ký và đang được thực hiện phải hết sức khẩn trương và đúng thời cơ, đây cũng chính là lý do chính mà Công ty không có khả năng dự trữ các mặt hàng thời vụ để XK
Hiện nay vay vốn của các tổ chức tín dụng là rất khó khăn vì lâu nay việc vay vốn chỉ được thực hiện thông qua thế chấp. Điều này đòi hỏi DN phải có tài sản cầm cố, hoặc là hàng hóa trong kho hoặc là tài sản cố định nhưng phần lớn các DN không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền quản lý, khai thác và sử dụng
II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Máy Hà Nội
1. Tình hình chung
NK là một mảng lớn trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh của Machinoimport và là hoạt động kinh doanh mang tính định hướng lâu dài của Công ty. Vì vậy để đánh giá nó một cách chi tiết tỉ mỉ thật khó, chúng ta chỉ đi phân tích trên một số mặt chính sau:
1.1. Tình hình doanh thu
Quá trình sản xuất của DN sau mỗi kỳ hạch toán có những khoản thu bằng tiền được gọi là doanh thu của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với khoản thu nhập này để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo DN phải bỏ ra những phần nhất định để bù đắp chi phí cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đã thực hiện. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường một DN thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên DN cũng có nhiều loại doanh thu khác nhau:
ỉ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), phần thu từ trợ cấp của Nhà Nước khi thực hiện cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
Đây là bộ phận thu nhập chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập, nó quyết định sự tồn tại của DN.
ỉ Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: Các khoản thu nhập từ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài DN, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu...thu từ cho thuê tài sản, liên doanh, góp vốn cổ phần, thu từ hoạt động liên kết, thu lãi tiền vay, tiền nợ đã xóa nay lại thu hồi được, thu do hoàn nhập dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng và các khoản thu khác.
Sau hơn 4 năm hoạt động kể từ khi tách khỏi Tổng Công ty Máy và Phụ tùng, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều thay đổi theo chiều hướng không mấy lạc quan. Các nguồn đóng góp vào tổng doanh thu chủ yếu là từ hoạt động XNK, từ cửa hàng ăn uống Hàn Quốc, trung tâm thương mại Đông Anh và từ việc cho thuê văn phòng, kho bãi...
Bảng 2: Tình hình biến động về tổng doanh thu
của Công ty MachinoImport Hà Nội (tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Trị giá
+/-
(%)
Trị giá
+/-
(%)
Trị giá
+/-
(%)
S doanh thu
102,7
-26,0
100
91,2
-11,5
100
146,0
+37,5
100
D.thu XNK
54,4
-38,6
53.0
50,2
-4,2
58,0
97,0
+46,8
71,0
D.thu khác
48,3
+8,0
47,0
41,0
-7,3
42,0
49,0
+9,0
29,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Công ty các năm 2000-2002)
Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu năm 2000 giảm 26% so với năm trước, trong đó doanh thu hàng XNK giảm 38,6%, ngược lại doanh thu từ các nguồn khác lại tăng 8%. Điều đó một phần là do những khó khăn chung của cả nước như vẫn còn tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng không đáng kể, chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt nên sức mua trong nước không tăng, cạnh tranh gay gắt, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại chưa bị ngăn chặn...đã ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh doanh của các DN. Ngoài ra Công ty vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn cố hữu từ khi thành lập.
Sang tới năm 2001, Tổng doanh thu vẫn tiếp tục giảm, tổng doanh thu chỉ đạt 91,2 tỉ đồng-giảm 11,5% so với năm 2000, trong đó cả doanh thu hàng XNK và doanh thu từ các nguồn khác đều giảm một lượng tương ứng là 4,2% và 7,3%.
Đến năm 2002 nhờ có chiến lược đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty cũng như những nỗ lực của các cán bộ công nhân viên tổng doanh thu đã đạt được xấp xỉ kế hoạch đề ra, tồng doanh thu năm này đạt 146 tỉ đồng, tăng 37,5% so với năm 2001 trong đó cả doanh thu hàng XNK và doanh thu từ các nguồn khác đều tăng tương ứng là 46,8% và 9%.
1.2. Tình hình lợi nhuận
DN là một tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là sản xuất kinh doanh. Có nhiều loại hình DN với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. như: DN Nhà Nước, DN cổ phần, DN trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân...Tất cả các loại hình DN này đều phải sản xuất kinh doanh, đều nhằm mục tiêu là lợi nhuận và bắt buộc phải có lợi nhuận nếu như không muốn bị phá sản.
Theo Mác thì lợi nhuận chính là phần thặng dư vượt quá sức lao động tất yếu do người lao động sáng tạo ra trong quá trình sản xuất và được đo bằng khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và toàn bộ chi phí bỏ ra để có được khoản thu nhập đó. Từ khái niệm đó ta có công thức xác định lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí
Nhìn từ góc độ DN ta thấy rằng lợi nhuận của DN chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có được khoản doanh thu đó.
Thật vậy, thu nhập giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN vì trong điều kiện hạch toán theo cơ chế thị trường DN có tồn tại và phát triển hay không thì điều đầu tiên, điều quyết định là DN đó có tạo ra lợi nhuận hay không, vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của DN, ảnh hưởng tới tình hình tài chính của DN, việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của DN được vững chắc.
Hiện nay và hơn bao giờ hết lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Lợi nhuận không chỉ có ý nghĩa đối với DN, với người lao động mà còn có ý nghĩa với cả toàn xã hội. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ sản xuất, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một DN.
Bảng 3: Tình hình lợi nhuận của Công ty qua các năm (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Lợi nhuận hđkd
-1,5
119.0
159.5
Lợi nhuận hđtc
39,5
50.0
46.5
Lợi nhuận bất thường
16.0
7.0
4.0
Lợi nhuận trước thuế
54.0
176.0
210.0
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm2000-2002)
Trong đó:
LN hđtc : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
LN hđkd : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Trong tổng lợi nhuận của DN thì lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn, nó là nhân tố chính mà các DN cần quan tâm.
Qua bảng và biểu đồ trên cho ta thấy trong những năm đầu chật vật với những thay đổi về tổ chức, mặt khác do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, đầu tư trong nước và nước ngoài tăng không đáng kể, chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt nên sức mua trong nước không tăng, cạnh tranh gay gắt, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại vẫn chưa bị ngăn chặn...đã ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong năm 2000 âm nhưng do có thu nhập từ hoạt động tài chính bù vào nên tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty vẫn dương. Tuy nhiên sang đến năm 2001 hoạt động kinh doanh có xu hướng trỗi dậy, lợi nhuận trước thuế của Công ty đã đạt 176 triệu đồng, con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2002 và đã đạt tới 210 triệu đồng. Sở dĩ có được những kết quả khả quan như vậy là do Công ty đã chú trọng vào giảm tối đa chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
1.3. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu và phương thức nhập khẩu
Là một DN trực thuộc Bộ thương mại, ban đầu hoạt động kinh doanh của Công ty đều do chỉ tiêu trên đề ra nên chưa mang tính chất kinh doanh thực sự. Khi chuyển sang tự chủ trong kinh doanh, ngoài việc thực hiện một số chỉ tiêu Bộ đưa ra, Công ty còn được giao quyền hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty được phép tự do hoạt động trong các lĩnh vực đã đăng kí trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Các mặt hàng chủ yếu của Công ty từ xưa đến nay là máy móc, trang thiết bị phụ tùng...Thiết bị cạnh tranh bởi nhiều DN cũng được phép kinh doanh XNK nhưng nhờ có uy tín của mình nên Công ty vẫn thu hút được khách hàng. Hoạt động NK được đẩy mạnh thể hiện qua nhiều hợp đồng có giá trị lớn.
Một số bạn hàng nước ngoài chấp nhận kí kết hợp đồng đưa hàng hóa vào Việt Nam theo phương thức thanh toán chậm trả sau khi bán hàng. Việc NK máy móc, thiết bị được xuất phát từ yêu cầu của đơn đặt hàng trong nước hoặc được ủy thác, đôi khi cũng xuất phát từ hình thức đấu thầu cung cấp.
NK ủy thác là hình thức kinh doanh chủ yếu của Công ty. Bởi vì hiện nay còn nhiều DN cần thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ, nguyên vật liệu từ nước ngoài mà không có khả năng tìm kiếm hoặc không nắm vững nghiệp vụ NK máy móc thiết bị. Hiện nay Công ty đã bắt đầu chú trọng đến hình thức NK tự doanh. Trong khoảng những năm gần đây, các mặt hàng NK ủy thác của Công ty tuy có giảm về mặt số lượng nhưng Công ty vẫn thường xuyên có những thương vụ lớn, chẳng hạn như NK máy móc thiết bị cho các dự án cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy dệt...Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua các số liệu dưới đây:
Bảng 4: Một số mặt hàng nhập khẩu của Công ty trong 3 năm gần đây
Stt
Mặt hàng nhập khẩu
Giá trị
Cơ quan chủ đầu tư
1
Thiết bị toàn bộ nhà máy đường Lam Sơn II Thanh Hóa
23.248.000USD
Công ty đường Lam Sơn Thanh Hóa
2
Dự án xử lý thu gom nước thải TP Huế
13.000.000USD
Công ty cấp thoát nước TP Huế.
3
Tầu nạo vét bùn
2.400.000USD
Công ty nạo vét đường thủy-BGT
4
Dây chuyền sản xuất bánh ngọt
2.800.000USD
Công ty thực phẩm Huế
5
Dât chuyền sản xuất bao PP
200.000USD
Công ty liên doanh bao bì Hà Nam
6
Dây chuyền chế biến gỗ ghép thanh
150.000USD
Lâm trường Uông Bí- Quảng Ninh
7
Trang thiết bị toàn bộ cho bệnh viện Hà Tây
5.000.000USD
Bệnh viện tỉnh Hà Tây
8
Dây chuyền sản xuất cửa nhựa tỉnh Quảng Ninh
1.500.000USD
Công ty chế biến lâm sản Quảng Ninh
9
Thiết bị toàn bộ Công ty cấp nước Nam Định
30.000.000FF
Công ty cấp nước Nam Định
(Nguồn: Báo cáo về nguồn hàng của Công ty các năm 2000-2002)
Hầu hết các mặt hàng trên đây đều được NK ủy thác và là các mặt hàng thuộc về máy móc thiết bị có giá trị cao. Tuy nhiên nó cũng phản ánh sự không ổn định về nguồn hàng. Công ty không duy trì được một số mặt hàng thường xuyên hay nói cách khác là mặt hàng chủ lực. Hoạt động kinh doanh không có sự ổn định, liên tục tất sẽ gặp nhiều khó khăn và hạn chế .
1.4. Đặc điểm về thị trường nhập khẩu
Trong kinh doanh nói chung và hoạt động NK nói riêng việc tìm kiếm thị trường là vấn đề rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, đạt hiệu quả cao. Kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì việc nghiên cứu thị trường càng trở nên phức tạp. Tuy vậy trong những năm vừa qua Công ty đã luôn cố gắng trong việc tìm kiếm và lựa chọn thị trường.
Trước đây dưới thời bao cấp Công ty chủ yếu có quan hệ với thị trường các nước Đông Âu, Liên Xô cũ và một số nước xã hội chủ nghĩa. Đây là những thị trường gần gũi và hết sức quen thuộc với nước ta. Không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trong hầu hết mọi lĩnh vực, ta luôn nhận được sự ưu đãi của các thị trường này bởi vì nước ta hiện nay mới chỉ có khả năng tự cung cấp một số mặt hàng đơn giản...còn các loại sản phẩm mamg tính kĩ thuật cao và các máy móc thiết bị thì hoàn toàn là phải nhập từ bên ngoài.
Nhưng từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường đồng thời các thị trường truyền thống cũng rơi vào khó khăn thì Công ty đã mở rộng quan hệ với nhiều thị trường trên khắp các châu lục song chủ yếu vẫn là các thị trường Châu á vì đây là những thị trường có nhiều sự tương đồng phù hợp với nước ta. Đặc biệt là sau tháng 2/1995, khi Mỹ hủy bỏ cấm vận đối với Việt Nam và cho đến tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN thì mối quan hệ của Công ty với các thị trường này ngày càng mở rộng hơn, có điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, mặt hàng NK theo đó cũng ngày càng phong phú hơn.
Cùng với sự phát triển chung của toàn quốc, các ngành kinh tế trong nước ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong nước và XK. Nhận rõ xu hướng phát triển này, Công ty cũng chuyển dịch cơ cấu XNK theo hướng tăng dần tỉ trọng hàng hóa nội địa, thu hẹp kim ngạch NK.
Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty là thị trường nội địa, 98% doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty được thu từ thị trường nội địa, đây cũng là tất yếu khách quan vì nhiệm vụ kinh doanh chính của Công ty là NK các hàng hóa về đáp ứng nhu cầu trong nước.
2. Phân tích kết quả kinh doanh hàng hóa nhập khẩu của Công ty
2.1. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo khu vực thị trường
Mặc dù trong những năm gần đây do khó khăn chung cho các đơn vị kinh doanh XNK, kim ngạch NK của Công ty có chiều hướng giảm xuống song số thị trường của Công ty không hề thay đổi theo chiều hướng đó. Giữ được các thị trường đó là do Công ty có được các thế mạnh riêng với từng mặt hàng NK ở mỗi nước. Để phân tích hoạt động NK của Công ty theo từng thị trường chúng ta sẽ đi tìm hiểu kim ngạch NK ở một số thị trường chính của Công ty.
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thị trường
giai đoạn 2000-2002 (USD)
STT
Thị trường
Kim ngạch
Tỉ trọng(%)
1
Nhật Bản
6.200.000
35
2
Trung quốc
3.260.000
19
3
Đức
2.400.000
14
4
Mỹ
1.890.000
11
5
Pháp
1.370.000
8
6
Hàn quốc
1.035.000
6
7
Thị trường khác
1.200.000
7
Tổng cộng
17.355.000
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết về thị trường của Công ty)
Biểu 1: Tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu của Công ty theo thị trường
Trong thời kỳ đóng cửa, bạn hàng của Công ty chủ yếu từ Liên Xô cũ và các nước Đông âu, có một số ít là đến từ Nhật Bản. Ngày nay, do điều kiện kinh tế mở cũng như có nhiều biến động về kinh tế-chính trị, Công ty đã chuyển hướng làm ăn với các nước thuộc khối tự do là chính. Thị trường NK chủ yếu của Công ty hiện nay là các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore...(Xem bảng 6).
Thị trường NK của Công ty đã thực sự rộng hơn, phù hợp hơn với chính sách đa phương hóa của Nhà nước trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong suốt thời kỳ sau đổi mới, Machino đã có quan hệ làm ăn với nhiều hãng hàng đầu thế giới thuộc các nước phát triển.
Qua biểu 1 ta thấy trong số các thị trường NK chính của Công ty thì thị trường Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường chính có tỉ trọng NK chiếm đa số, đặc biệt là thị trường Nhật Bản-thị trường có kim ngạch NK cao nhất, Công ty chủ yếu thực hiện việc NK máy móc thiết bị từ thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường chính của Công ty với các mặt hàng chủ lực như ô tô, máy móc cho giao thông vận tải, máy thi công xây dựng...Nhật Bản là thị trường lớn và hết sức gần gũi với Việt Nam, họ đã làm ăn với ta từ rất lâu trước đây và hiểu rất rõ thực trạng và tiềm năng cũng như tập quán tiêu dùng của thị trường chúng ta. Người Nhật luôn coi hiệu quả và chữ tín làm trọng. Hàng hóa của họ nói chung là được người Việt Nam ưa chuộng bởi tính bền đẹp, mang đậm phẩm chất á Đông. Thị trường Nhật Bản chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch NK của Công ty một phần cũng là do các nguyên nhân nêu trên nhưng chủ yếu là vì Nhật Bản là một nước có thế mạnh về sản xuất máy móc thiết bị, ô tô, những mặt hàng này đã nổi tiếng trên thế giới và được ưa chuộng, mặt khác các mặt hàng NK từ Nhật Bản là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao do đó giá của chúng khá đắt.
Trong tương lai thì Nhật Bản sẽ vẫn là thị trường truyền thống của Công ty, khai thác các chủng loại mặt hàng chính như máy thi công, ô tô, phụ tùng...
Trung Quốc là một thị trường mới nổi và được xem là thị trường rất lớn trên thế giới. Việt Nam là nước láng giềng của họ và quan hệ kinh tế giữa hai nước gần đây ngày càng được cải thiện. Hàng hóa Trung Quốc tuy chưa thể so sánh với hàng ngoại khác về chất lượng nhưng hình thức, mẫu mã rất đẹp lại hợp với túi tiền đại đa số người Việt Nam nên họ đã chiếm một thị phần đáng kể tại thị trường chúng ta. Trong những năm qua doanh thu của Machino đối với Trung Quốc ngày càng tăng và chiếm tới 19% tổng doanh thu.
Mỹ và Tây Âu (trong đó có Pháp và Đức) là những thị trường chính của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Chúng ta đang thúc đẩy quan hệ toàn diện với họ, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ vừa rồi được Thượng nghị viện Mỹ thông qua đã thực sự mở ra những cơ hội mới cho các DN của cả hai phía. Machino cần phải nhanh nhạy nắm bắt được xu thế biến động của thị trường để đưa ra những phương pháp hợp lý nhất cho các quan hệ hợp tác kinh doanh của mình. Trong những năm gần đây kim ngạch NK từ các thị trường này cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể. Tuy nhiên mặt hàng săm lốp ô tô, xe máy Công ty có xu hướng NK giảm vì sản xuất trong nước cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó với sự tham gia vào khối ASEAN của Việt Nam, thị trường các nước trong khu vực luôn được duy trì. Tuy vậy kim ngạch NK ở các thị trường như Hàn Quốc, Singapore...vẫn còn thấp, có xu hướng giảm. Hy vọng với sự tham gia vào khối mậu dịch tự do AFTA và hoàn thành chương trình CEPT Công ty sẽ tiến xa hơn nữa với các thị trường này.
Một số thị trường khác như ấn độ, australia, Mỹ...là những thị trường đang được Công ty khai thác và tương lai kim ngạch NK ở các thị trường này sẽ chiếm tỉ trọng cao góp phần đa dạng hóa chủng loại sản phẩm trong các nhóm ngành hàng Công ty được phép NK.
2.2. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Mặt hàng NK của Công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại song chủ yếu vẫn là máy móc, trang thiết bị, phụ tùng.
Trước thời kỳ đổi mới khi mà Nhà nước độc quyền về hoạt động ngoại thương và giao cho các DN Nhà nước chuyên ngành thực hiện hoạt động NK thì hầu như các mặt hàng thuộc về máy móc thiết bị đều do Machino đảm nhận. Riêng thiết bị toàn bộ được thực hiện bởi công ty Techno-import.
Chuyển sang cơ chế mới, Nhà nước thôi không giữ độc quyền về ngoại thương nữa do đó Machino cũng mất đi độc quyền về phân phối máy móc thiết bị NK và phải tự mình bươn trải trên thị trường. Hàng hóa được NK không phải theo chỉ tiêu của Chính Phủ nữa mà là theo nhu cầu của khách hàng trong nước. Hiện nay các mặt hàng NK ủy thác của Công ty có giảm rất nhiều nhưng Công ty vẫn thường có những thương vụ lớn-NK máy móc thiết bị cho các dự án của Chính Phủ như dự án cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy dệt...Các mặt hàng được nhập với giá trị lớn trong 3 năm vừa qua của Công ty như sau:
Bảng 6: Các mặt hàng NK chính của Công ty các năm 1999-2002
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Trị giá
1
Thiết bị toàn bộ
USD
9.545.000
2
Máy phát điện
USD
1.530.000
3
Máy xây dựng
USD
900.000
4
Thiết bị phát thanh truyền hình
USD
500.000
5
Thiết bị y tế
USD
1.115.000
6
Thiết bị xử lý nước thải
USD
2.050.000
7
ô tô , xe máy
USD
750.000
8
Phụ tùng các loại
USD
1.200.000
9
Hạt mỳ trắng
USD
620.000
(Nguồn: Báo cáo về nguồn hàng của Công ty cãc năm 2000-2002)
Hầu hết các mặt hàng trên đây đều được NK uỷ thác và là các mặt hàng thuộc về máy móc thiết bị có giá trị cao. Máy móc thiết bị thường là những dây chuyền sản xuất, những máy móc có giá trị lớn cho nên kim ngạch NK của những mặt hàng này thường cao hơn những mặt hàng khác như mặt hàng nguyên vật liệu cho sản xuất, ô tô, xe máy, phụ tùng các loại. Do sản xuất trong nước phát triển khá mạnh nên phần nào đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước dẫn tới việc kim ngạch NK của các mặt hàng này không cao. Công ty còn nhập một số mặt hàng khác nữa nhưng số lượng không đáng kể.
Mặc dù trong những năm gần đây Nhà nước đã xóa bỏ độc quyền XNK, các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế đều có thể NK nên cạnh tranh rất gay gắt, nhất là phải cạnh tranh với các bộ phận chuyên ngành. Tuy vậy, nhiều phòng ban của Công ty đã biết tận dụng các mối quan hệ lâu năm, đi sâu về các tỉnh, các địa phương khai thác để NK ủy thác thiết bị cho các dự án thuộc nguồn vốn ODA và các nguồn đầu tư, bám sát các nhà máy sản xuất để nhập vật tư nguyên liệu và phụ tùng khác nên đã đem lại hiệu quả cao.
Cụ thể Công ty đã nhập những mặt hàng như:
ỉ NK máy móc thiết bị: hiện nay tình hình sản xuất máy móc thiết bị ở nước ta chưa theo kịp với tình hình phát triển khoa học công nghệ trên thế giới. Trong đó để phục vụ cho CNH-HĐH đồng thời để tận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường nước ngoài và các luật lệ TMQT nên Công ty đã tiến hành NK ủy thác những máy móc thiết bị cho các đối tác ủy thác: Thiết bị toàn bộ nhà máy đường Lam Sơn, dàn tưới phun cho vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, thiết bị cầu đường ban điều hành dự án quốc lộ 5, tàu nạo hút bùn-Công ty nạo vét đường thủy Bộ giao thông...
ỉ NK các dây chuyền, công nghệ cho các DN trong nước: trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nhu cầu đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu về hàng tiêu dùng từ đó mà có sự gia tăng, đòi hỏi các DN phải nâng cao công nghệ sản xuất không chỉ dừng ở số lượng, chất lượng hàng hóa mà còn ở chủng loại, mẫu mã hàng hóa. Từ đó Công ty đã NK ủy thác cho: dây chuyền sản xuất bánh Cookies và thiết bị đóng gói cho Sơn La, dây chuyền sản xuất bánh Cookies, bánh Custand trứng truyền thống của Đan Mạch cho Huế, thiết bị y tế phòng khám 107 Tôn Đức Thắng Hà Nội...
Việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa chủng loại mặt hàng NK của Công ty các năm qua không chỉ đạt hiệu quả trong hoạt động NK mà còn mang lại uy tín lớn, sức mạnh cho Công ty đối với các bạn hàng trong và ngoài nước.
2.3. Phân tích hoạt động nhập khẩu theo phương thức nhập
Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển theo kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, cùng với xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối với các nước trong và ngoài khu vực, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phát triển vượt bậc, nâng cao uy tín Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giơí trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi luôn luôn đi cùng với sự phát triển của Việt Nam. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác về chính trị thì Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích DN tích cực hoạt động trao đổi mua bán với bên ngoài nhằm phục vụ cho nền kinh tế đất nước.
Trong hoạt động NK hàng hóa công ty sử dụng 2 phương thức NK chính là NK ủy thác và NK tự doanh. Kim ngạch NK theo phương thức NK trong mấy năm qua được thể hiện ở bảng sau (xem bảng 7)
Biểu 2: Tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu.
(Nguồn: phòng kinh doanh 5 Công ty XNK Máy Hà Nội)
Công ty XNK Máy Hà Nội luôn coi trọng hoạt động NK, coi đó là vấn đề sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, đặc biệt là hoạt động NK ủy thác
Bên cạnh đó Công ty cũng đang triển khai hoạt động NK tự doanh nhằm đối phó với tình trạng khách hàng ngày càng thưa thớt đi. Nhiều công trình Nhà Nước đầu tư có cho đấu thầu NK máy móc thiết bị nhưng tiêu chuẩn nhà thầu rất bất lợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty XNK Máy Hà Nội.DOC