Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VỐN NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm vốn nhà nước trong các công ty cổ phần 5

1.2. Quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần 16

1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc 28

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA TỈNH NGHỆ AN 35

2.1. Tổng quan tình hình cổ phần hoá công ty nhà nước của tỉnh Nghệ An 35

2.2. Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An 39

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An 63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC Ở CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỈNH NGHỆ AN 72

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An 72

3.2. Những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 73

3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An nhằm đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá 96

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 105

 

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u gần 7 năm hoạt động theo mô hình cổ phần thì việc SXKD của công ty chỉ có 2 năm đầu là làm ăn có lợi nhuận. Từ năm 2004 cho đến nay, công ty luôn gặp nhiều khó khăn trong tài chính, sản xuất kinh doanh thua lỗ (Năm 2004 lỗ - 542.514.000; năm 2005 lỗ -498.966.000 đ, năm 2007 lỗ -177.651.000đ). Do gặp khó khăn trong tài chính nên không đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ công trình, trong khi đó máy móc đã gần hết khấu hao nên công ty không đủ năng lực đấu thầu, bế tắc trong việc tìm kiếm thị trường. * CTCP Chế biến & Xuất khẩu súc sản Nghệ An Chuyển sang hoạt động cổ phần từ tháng 9 năm 2005, không giống tình trạng như CTCP Tàu quốc và xây lắp Nghệ An là thua lỗ liên tục thì CTCP Chế biến & XK súc sản Nghệ An đã khắc phục được điều đó trong năm 2007. Sau 2 năm làm ăn thua lỗ (3 tháng cuối năm 2005: lỗ 25.000.000 đ, năm 2006 lỗ: 255.000.000 đ), sang năm 2007, nhờ biết điều chỉnh và thay đổi chiến lược SXKD nên đã kịp thời khắc phục khó khăn đã có lợi nhuận là: 600.000.000 đ. * CTCP Thương mại Nghệ An Do những tồn tại về tài chính từ công ty nhà nước chuyển sang chưa được xử lý dứt điểm, mặt khác sự thống nhất trong bộ máy lãnh đạo chưa cao, nên liên tục hai năm đầu khi chuyển sang hoạt động cổ phần bị thua lỗ (năm 2005 thua lỗ: 18.366 triệu đồng chủ yếu do chênh lệch bán vật tư tồn kho lạc hậu, năm 2006 tiếp tục thua lỗ: 3.115 triệu đồng). Sang năm 2007, nhờ sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo quản lý công ty, đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, nên bước đầu doanh nghiệp đã khắc phục được những khó khăn và sản xuất kinh doanh đã có lãi; năm 2007 lãi: 673 triệu đồng. Về thu nhập của người lao động và cổ tức là hệ quả trực tiếp của hoạt động SXKD của các CTCP, cụ thể (được thể hiện ở bảng 2.4). - CTCP Bến xe Nghệ An: Thu nhập bình quân của người lao động trong công ty ngày càng tăng và so với mặt bằng chung đối với các CTCP khác nằm trên địa bàn tỉnh là khá cao; tính tại thời điểm năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động là 2.680.000đ, cổ tức bình quân 2004-2007 là: 11,35%. - CTCP Tư vấn & Xây dựng thuỷ lợi: Thu nhập bình quân là: 2.542.000đ/người. tháng và cổ tức là: 16%/năm. - CTCP Tàu quốc và xây lắp Nghệ An: Từ năm 2004 cho đến nay, công ty luôn gặp nhiều khó khăn trong tài chính, sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn tới nhiều lao động phải nghỉ việc không lương, thu nhập của người lao động thấp (năm 2007 là 1.197.000đ/người. tháng). Bảng 2.3: Thu nhập bình quân và cổ tức của các CTCP sau CPH ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2004-2007 TT Tên DN Thu nhập BQ ( ngàn đồng/người/tháng) Cổ tức (% vốn)  2004 2005 2004 2005 2004 2005 2004 2005 1 Cty CP CB& XK súc sản N.A x 900 x 900 x 900 x 900 2 Cty CP Vận tải – CN tàu thuỷ N.A VINASHIN 1.200 1.500 1.200 1.500 1.200 1.500 1.200 1.500 3 Cty NTTS Trinh Môn x x x x x x x x 4 Cty CP Cây xanh TPVinh x 1.408 x 1.408 x 1.408 x 1.408 5 Cty CP ĐTHTKT Việt - Lào x x x x x x x x 6 Cty CP Thương mại N.A x 1.208 x 1.208 x 1.208 x 1.208 7 Cty CP Tư vấn & XD thuỷ lợi 1.690 1.723 1.690 1.723 1.690 1.723 1.690 1.723 8 Cty CP Bảo vệ thực vật x 1.450 x 1.450 x 1.450 x 1.450 9 Cty CP Hữu Nghị N.A 1.000 1.036 1.000 1.036 1.000 1.036 1.000 1.036 10 Cty CP QL & PTHT Đô thị Vinh x 900 x 900 x 900 x 900 11 Cty CP TMĐTPT Miền núi x x x x x x x x 12 Cty CP Sách - TBTH 1.650 1.800 1.650 1.800 1.650 1.800 1.650 1.800 13 Cty CP MTĐT& DVDL Cửa Lò x 1.200 x 1.200 x 1.200 x 1.200 14 Cty CP QL & XD Cầu đường x x x x x x x x 15 Cty CP Khách sạn Giao tế N.A 1.117 1.278 1.117 1.278 1.117 1.278 1.117 1.278 16 Cty CP Bến xe N.A 2.100 2.470 2.100 2.470 2.100 2.470 2.100 2.470 17 Cty CP Thương Mại N.A x 1.208 x 1.208 x 1.208 x 1.208 18 Cty CP In N.An x x x x x x x x 19 Cty CP Tàu quốc và Xây lắp N.A 794 916 794 916 794 916 794 916 (Dấu “x”: là năm chưa thực hiện CPH) Nguồn: Ban đổi mới quản lý DN tỉnh Nghệ An. * CTCP Chế biến & Xuất khẩu súc sản Nghệ An: cùng với sự cải tổ trong hoạt động SXKD, công ty đã có lãi trong 2 năm trở lại đây nhờ vậy mà thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng: từ 1.100.000 đ/người. tháng (năm 2006) tăng lên 1.700.000đ/người/ tháng (năm 2007). * Hiệu quả sử dụng vốn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các CTCP tỉnh Nghệ An qua ví dụ của 2 công ty: CTCP Hữu Nghị Nghệ An và CTCP Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của CTCP Hữu Nghị Nghệ An và XNK Thuỷ Sản Nghệ An II Chỉ tiêu CTCP Hữu Nghị Nghệ An CTCP XNK Thủy Sản Nghệ An II 2006 2007 2006 2007 1 Doanh thu 124.983.277.040 135.832.660.536 39.600.000.000 39.170.000.000 2 Lợi nhuận 1.312.768.168 965.981.052 600.000.000 650.000.000 3 Tổng vốn bình quân 34.617.353.962 42.322.221.120 19.430.000.000 22.034.000.000 4 Vốn chủ sở hữu 17.141.369.426 17.170.653.820 1.276.000.000 1.276.000.000 5 Hiệu suất sử dụng vốn (1/3) 3,61 3,21 3,1 3,07 6 Hệ số sinh lời (2/3) 0,038 0,023 0,031 0,029 7 Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (2/4) 0,076 0,056 0,47 0,51 8 Tỷ suất lợi nhuận/DT 0,010 0,007 0,015 0,016 Nguồn: Ban đổi mới quản lý DN tỉnh Nghệ An. Qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của 2 CTCP Hữu Nghị và XNK Thuỷ sản Nghệ An II cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng giảm dần từ 3,61 xuống 3,21 đối với CTCP Hữu Nghị và 3,1 xuống 3,07 đối với CTCP XNK Thuỷ sản. Mặt khác hệ số sinh lời trên vốn và trên vốn chủ sở hữu thấp và cũng có xu hưóng giảm dần: năm 2007 thì tại CTCP Hữu nghị thì 1 đồng vốn sinh 0,023 đồng lợi nhuận và 1 đồng vốn chủ sở hữu sinh 0,056 đồng lợi nhuận thấp hơn so với năm 2006 (tương ứng là 0,038 và 0,076). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tại 2 công ty này cũng thấp 1 đồng doanh thu sinh ra từ 0,007 tới 0,016 đồng lợi nhuận. Có thể nói hiệu quả sử dụng vốn của 2 CTCP có vốn nhà nước ở Nghệ An được minh họa trên và nhiều công ty khác nữa là rất thấp dẫn tới hiệu quả sử dụng đồng vốn của Nhà nước cũng kém hiệu quả. Đây là vấn đề cần được cải thiện trong công tác quản lý vốn nhà nước trong các CTCP. 2.2.3. Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An 2.2.3.1. Thực hiện các biện pháp lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá * Xử lý nợ tồn đọng khi tiến hành CPH Trong giai đoạn 2002-2005, UBND tỉnh phối hợp với các Sở, Ngành đã trực tiếp làm việc với nhiều DN, các ngân hàng để xem xét, xử lý nợ tồn đọng, xây dựng phương án lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, có các giải pháp phù hợp hỗ trợ DN. Hội đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp Tỉnh (trước đây, khi thực hiện theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ là Ban Chỉ đạo CPH doanh nghiệp) đã tích cực xem xét, tiến hành thẩm định lại giá trị doanh nghiệp theo đúng quy trình, thủ tục và chế độ hiện hành thực, phân loại tài sản và công nợ, tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và trình UBND tỉnh xử lý nhằm lành mạnh hoá tài chính cho các DN trước khi chuyển đổi. + Trong năm 2002, UBND tỉnh đã quyết định bù lãi suất vay vốn lưu động cho 14 DNNN, số tiền 1.868 triệu đồng. Kể từ khi Quỹ hỗ trợ sắp xếp DNNN tỉnh được thành lập (năm 2000) đến tháng 12/2007 (từ tháng 01/2005, các khoản thu từ cổ phần hóa DN phải nộp về Trung ương), UBND tỉnh đã sử dụng Quỹ để hỗ trợ cho DN theo chế độ quy định, giúp DN lành mạnh hoá tài chính trong quá trình củng cố hoặc chuyển đổi sở hữu với số kinh phí là: 59.177 triệu đồng, trong đó: hỗ trợ giải quyết cấp đào tạo lại lao động: 3.738 triệu đồng, chi hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp: 31.831 triệu đồng; cho vay để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; cấp hỗ trợ vv... 23.608 triệu đồng. Căn cứ các văn bản quy định về xử lý nợ tồn đọng, trong năm 2002 UBND tỉnh Nghệ An đã đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý nợ tồn đọng cho 20 DNNN trước khi sắp xếp, chuyển đổi. Kết quả một số DN đã được xử lý nợ tồn đọng là: Xí nghiệp dầu Nghĩa Đàn được xóa nợ ngân hàng 233 triệu, xoá nợ ngân sách 350 triệu; Công ty Điện tử - tin học viễn thông được khoanh nợ ngân sách 1.200 triệu; Xí nghiệp Gạch ngói 22/12 được ngân hàng xoá nợ 997 triệu đồng; Nhà máy Thuốc lá được khoanh nợ ngân sách 4.500 triệu đồng vv.... Trên thực tế, số nợ tồn đọng được xem xét xử lý không nhiều, còn nhiều DNNN thuộc diện được xử lý nhưng chưa được xem xét, lập hồ sơ xử lý nợ tồn đọng. Các DN đã được phân nhóm để chỉ đạo thực hiện gồm các nhóm: + Nhóm các DN khá lành mạnh về tài chính, có khả năng sản xuất kinh doanh hiệu quả thì tập trung đẩy nhanh CPH và phải đi trước một bước tạo ra bài học kinh nghiệm cho các DN khác học tập. + Nhóm các doanh nghiệp có điều kiện về kinh doanh, lợi thế thương mại, nhưng trước mắt còn khó khăn về tài chính, về thị trường thì Tỉnh cùng DN chủ động làm việc với các Bộ, ngành TW, các Tổng công ty để có thể sáp nhập vào các DNTW (được 30DN). Thực tế, sau sáp nhập các DN đã hoạt động có hiệu quả hơn. + Nhóm các DN có điều kiện kinh doanh nhỏ, không cần sự tác động nhiều của nhà nước thì tiến hành giao, bán, tạm thời khoán kinh doanh cho người lao động. + Nhóm các DN không đủ khả năng sản xuất kinh doanh, thua lỗ kéo dài thì tập trung giải quyết chế độ cho người lao động và kiên quyết cho doanh nghiệp giải thể, phá sản. + Cuối cùng là nhóm các DN khó khăn về tài chính, song có nhiều yếu tố quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh, UBND tỉnh tập trung củng cố về mặt tài chính, tạo môi trường tốt cho DN hoạt động SXKD, từ đó từng bước CPH. Tập trung cho phương án này, tỉnh đã cấp hỗ trợ bù lãi suất vay vốn lưư động cho DN, hỗ trợ kinh phí đào tạo lại lao động, tạo điều kiện cho vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ, sắp xếp DN của tỉnh để DN mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ vv... Tổng số tiền hỗ trợ thời gian qua gần 40 tỷ đồng. Đồng thời tập trung để củng cố đội ngũ quản lý DN và coi đây là 1 trong những yếu tố quan trọng để phát triển DN thoát khỏi khó khăn. Trong việc xử lý tài chính, do một số doanh nghiệp khi chuyển đổi chưa đủ điều kiện để xử lý một số khoản công nợ theo quy định tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính vẫn phải tính vào giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại thời điểm CPH các khoản công nợ này đã có dấu hiệu khó đòi do đó khi chuyển sang cổ phần thì các doanh nghiệp cổ phần phải gánh chịu, nên tình hình tài chính vẫn còn tồn tại. Một số khoản thuế nộp phạt, truy thu theo quy định phải xử lý trước khi CPH. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số khoản thông báo truy thu, nộp thuế giai đoạn DNNN thông báo cho CTCP, do đó, gây nhiều khó khăn cho đơn vị khi xử lý lành mạnh để hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quy định tại Thông tư 126/2004/TT-BTC không hướng dẫn xử lý nợ ngân sách và lãi vay ngân hàng từ giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chuyển chính thức sang cổ phần, nên có một số trường hợp phát sinh đột biến không xử lý được cho doanh nghiệp. 2.2.3.2. Thực trạng về quản lý việc huy động vốn trong thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thông qua việc phát hành cổ phiếu ở tỉnh Nghệ An Nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn, nhưng khả năng cho vay của ngân hàng là có hạn, nên giải pháp huy động vốn tốt nhất hiện nay là CPH, huy động thông qua cổ phiếu và thu hút vốn từ công chúng. Trong thời gian qua, việc mua bán cổ phiếu trong quá trình CPH DNNN ở tỉnh Nghệ An được thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Về phương thức bán cổ phần: Phương án CPH được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, trong đó có nội dung bán cổ phần. Theo các văn bản hướng dẫn ngoài cổ phần ưu đãi giảm giá cho người lao động và phần vốn nhà nước nắm giữ thì số cổ phần tối thiểu 20 % trên vốn điều lệ được bán công khai ra ngoài doanh nghiệp do Hội đồng bán đấu giá thực hiện theo đúng quy trình. Ban hành quy chế bán đấu giá cổ phần được thông tin trên 2 tờ báo tổ chức bán đấu giá công khai.... Kết quả cho thấy đa số các doanh nghiệp bán đấu giá chưa cao vì chưa có doanh nghiệp nào thực sự hấp dẫn nhà đầu tư. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp không bán được cổ phần ra ngoài doanh nghiệp như phương án được duyệt vì những doanh nghiệp này kinh doanh không ổn định, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Số cổ phần chưa bán được, UBND tỉnh tạm thời để nhà nước nắm giữ, cho tiến hành Đại hội đồng cổ đông và sẽ bán tiếp trong thời gian tới. Quá trình tổ chức thực hiện mua bán cổ phiếu trong thực hiện CPH DNNN tỉnh Nghệ An không ban hành văn bản riêng về lĩnh vực này, mà thực hiện đúng với quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ ngành liên quan. Bảng 2.5: Danh sách các đơn vị, cá nhân là cổ đông sáng lập lớn nhất ở các DNNN cổ phần hóa của tỉnh Nghệ An TT Tên DN Vốn điều lệ Cổ đông sáng lập lớn nhất Mức vốn Tỷ lệ % 1 Cty CP Hữu Nghị 15.939 Hồ Hồng Vinh 697 4,4 2 Cty CP Xây lắp TM N.A 5.426 Nguyễn Thế Tài 250 8 3 Cty CP Th.phẩm Hoàng Long 4.962 Phan Bùi Nhung 1.517 31,6 4 Cty CP Vận tải hàng hoá 10.500 Nguyễn Hữu Sơn 532 5 5 Cty CP XD Thuỷ lợi II 2.458 Đặng Xuân Trương 370 15 6 Cty CP Kh. sạn Giao tế 7.996 Võ Tiến Luỹ 367 6,8 7 Cty CP Thương Mại 76.314 Trịnh Ngọc Sơn 433 0,5 8 Cty CP Vật tư Nông nghiệp 39.463 Trương Văn Hiền 272 0,02 9 Cty CP Xi măng 12/9 38.712 Cty CP khai thác đá NA 630 1,6 Nguồn: Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tỉnh Nghệ An. Việc tổ chức bán đấu giá CP tại các DN CPH ở tỉnh Nghệ An được thực hiện công khai, minh bạch theo đúng quy định của nhà nước (thành lập Hội đồng bán đấu giá đối với DN bán phần vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng, thuê các tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá đối với DN bán phần vốn nhà nước trên 1 tỷ đồng), không có trường hợp khiếu kiện xảy ra. Đối với một số ít doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nếu tính ưu đãi cho người lao động chỉ khoảng 10-15 cổ phần/năm công tác, nhưng vẫn phải bán đấu giá cổ phần tối thiểu 20% vốn điều lệ (có đơn vị chỉ bán đấu giá trên dưới 40 triệu đồng) nhưng cũng phải thực hiện bán đấu giá theo đúng quy định, quy trình, chi phí tốn kém, có khi hiệu quả thấp. Việc người lao động dôi dư hưởng chế độ theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ được mua cổ phần ưu đãi ở một số doanh nghiệp gây ra hiện tượng bán ngầm cổ phần ưu đãi, gây giá sốt ảo cổ phần ở doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động tiếp tục làm việc tại CTCP. Theo Nghị Định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính Phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành CTCP, DNNN chuyển đổi CPH được bán cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược theo mức giảm giá 20 % so với giá đấu giá thành công bình quân. Mức cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược thực hiện CPH được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nghị Định 44 và Nghị Định 64 trước đây chưa có quy định bán cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược. Vì vậy số doanh nghiệp CPH có nhà đầu tư chiến lược đã được UBND tỉnh quyết định theo Nghị định số 187 như sau: Bảng 2.6: Danh sách nhà đầu tư chiến lược lớn nhất của các DNNN CPH thuộc tỉnh Nghệ An TT Tên CTCP Vốn điều lệ Nhà ĐT chiến lược lớn nhất Mức vốn Tỷ lệ % 1 CTCP Vật tư Nông nghiệp 39.463 Cty TNHH Tân Long Vân 1.402 8 2 Cty CP Dệt May 2.988 Trần Thị Đường 767 27 Nguồn: Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Tỉnh Nghệ An. * Cơ cấu cổ phần lần đầu bình quân của các doanh nghiệp CPH trên địa bàn: Đến thời điểm 01/01/2007, tổng vốn điều lệ khi mới thành lập của CTCP được CPH từ DNNN là: 390.964 triệu đồng. Trong đó: - Phần vốn nhà nước: 178.700 triệu đồng - Vốn cổ phần của người lao động: 202.631 triệu đồng - Vốn người ngoài doanh nghiệp: 9.620 triệu đồng Với mức vốn trên, tình hình cơ cấu vốn cổ phần lần đầu bình quân của các doanh nghiệp CPH trên địa bàn là: - Cơ cấu vốn bình quân của các doanh nghiệp: + Mức vốn bình quân: 390.964 tr.đ /85 DN = 4.600 triệu đồng + Cơ cấu: chiếm tỷ lệ 1,2 %. - Cơ cấu phần vốn nhà nước bình quân của các doanh nghiệp: + Vốn nhà nước bình quân của các DN: 178.700 tr.đ/ 85 DN = 2.102 triệu đồng. + Cơ cấu: chiếm 46% trên vốn điều lệ bình quân của các DN; chiếm 1,2 % trên tổng vốn nhà nước. - Cơ cấu vốn bình quân người lao động trong doanh nghiệp: + Mức vốn bình quân từng doanh nghiệp: 2.384 triệu đồng + Cơ cấu: chiếm 52 % trên vốn điều lệ bình quân từng doanh nghiệp; chiếm 1,2 % trên tổng số vốn của người lao động tại thời điểm CPH. * Về giá trị cổ phần bán ra theo phương thức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu: Trong số 85 DN CPH, có 16 DN được tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu theo Nghị định 187/NĐ-CP với: - Tổng giá trị theo mệnh giá cổ phiếu là: 25.893 triệu đồng - Tổng giá trị thu hồi theo kết quả đấu giá: 30.291 triệu đồng. (Chênh lệch 4.398 triệu đồng, tăng 17 % so với giá ban đầu). Từ số liệu trên có thể thấy, các CTCP được CPH từ DNNN thuộc tỉnh Nghệ An quản lý hầu hết là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp; khi CPH chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư nên chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp. Hiện nay, các DNNN tỉnh Nghệ An chuyển sang hoạt động cổ phần chưa có doanh nghiệp nào thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (có 3 CTCP: thực hiện CPH trước Nghị định 187/2004/NĐ-CP nhưng đã chuyển quyền sở hữu vốn nhà nước về SCIC). Do vậy, các CTCP hạn chế trong việc mở rộng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài và công tác quản lý huy động vốn tại các DN này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đấu giá cổ phiếu lần đầu. 2.2.3.2. Thực trạng về quản lý tài sản nhà nước là đất đai trong thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Nghệ An Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1999 và năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành các quy định sau: + Quyết định số 670 QĐ/UB ngày 29/3/1995 ban hành quy định tạm thời về thủ tục giao đất cho các tổ chức trong nước sử dụng vào mục đích chuyên dùng và sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp. + Quyết định số 89/2001/QĐ-UB.ĐC ngày 01/10/2001 ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Quyết định số 40/2005/QĐ-UB ngày 21/3/2005 ban hành quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ quan, tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Quyết định số 67/2006/QĐ-UBND ngày 07/7/2006 về việc ban hành đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hàng năm UBND tỉnh ban hành 19 Quyết định công bố mức giá đất trên địa bàn 19 huyện, thành thị. Mức giá đất được quy định cho từng lô, thửa trên Tờ bản đồ để làm cơ sở áp giá tính tiền thuê đất cho doanh nghiệp và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Hiện tại, tổng diện tích đất mà các doanh nghiệp trên địa bàn hiện đang quản lý sử dụng: Tổng diện tích đất hiện đang sử dụng: 3.933.491,3m2. Tổng diện tích đất doanh nghiệp thuê: 3.933.491,3m2. Tổng diện tích đất trước CP hoá: 2.824.329,5m2. Tổng diện tích đất tăng sau CP hoá: 109.161,8m2. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 1.281.322,0m2. Việc quản lý và sử dụng đất của các doanh nghiệp sau CPH về cơ bản đều thực hiện đúng mục đích sử dụng đất được thuê, các doanh nghiệp CPH hiện đã và đang tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết diện tích đất mà các doanh nghiệp CPH đang sử dụng là diện tích đã được giao sử dụng trước năm 1993, việc làm thủ tục thuê đất, cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất phần diện tích này theo chỉ thị số 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra chậm bởi do: các doanh nghiệp không thiết tha với GCN; một số diện tích lại vướng quy hoạch. Trong số 85 DN CP hoá hiện có 28 doanh nghiệp chưa làm thủ tục để cấp GCN như CTCP mía đường Sông Lam, CTCP Bia Nghệ An, CTCP kinh doanh vật liệu xây dựng... Tuy nhiên, nhiều DN sau CPH (nhất là các DN có vốn NN chi phối) có diện tích đất đai lớn, vị trí thuận lợi nhưng chưa được khai thác hiệu quả do hoạt động đồng đầu tư còn hạn chế. 2.2.3.3. Thực trạng người đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần ở tỉnh Nghệ An Bộ máy quản lý của doanh nghiệp sau CPH đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp như giải quyết các vấn đề nhân sự, ra quyết định quản lý hay kinh doanh, xây dựng chiến lược, đầu tư.. đều do bộ máy quản lý của doanh nghiệp thực hiện theo pháp luật và yêu cầu của thị trường. Bất cứ ý kiến hoặc cách làm sai lệch nào của bộ máy quản lý cũng có thể đưa doanh nghiệp đến chỗ khó khăn, thậm chí phá sản. Khi chưa CPH, mọi công việc như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với những chức danh chủ chốt của bộ máy quản lý DNNN đều do cơ quan Nhà nước đảm nhiệm. Có những giám đốc doanh nghiệp bị cách chức ở doanh nghiệp này lại được chuyển sang làm quản lý ở doanh nghiệp khác. Điều này thường gây nên hiện tượng có số cán bộ quản lý doanh nghiệp chạy chọt để có được vị trí hoặc không phải rời bỏ vị trí lãnh đạo mặc dù họ không đủ năng lực hoặc có tín nhiệm trong doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động thường không có hiệu quả do không chọn được những người đủ đức, tài để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, các hoạt động quản lý doanh nghiệp CPH đều được thực hiện bởi: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và bộ máy điều hành. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát, quyết định các vấn đề về cổ phần, lợi tức, về điều lệ; tổ chức lại hoặc giải thể công ty. Ban kiểm soát có chức năng kiểm soát các thành viên trong Hội đồng quản trị và kiểm soát hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc (hoặc giám đốc), các quản trị viên cấp dưới được tổ chức hết sức gọn nhẹ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Một thành viên trong bộ máy điều hành có thể kiêm nhiệm các chức vụ khác nhau. Giám đốc doanh nghiệp có thể kiêm nhiệm các chức vụ khác nhau. Giám đốc doanh nghiệp có thể là người trong công ty hoặc thuê ngoài để có thể chọn được người có đủ năng lực, đức tài điều hành doanh nghiệp. Tất cả những công việc này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH và cắt giảm chi phí không cần thiết. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu tại các DN CPH ở tỉnh Nghệ An được hầu hết các doanh nghiệp tổ chức Đại hội khi chuyển sang CTCP đều đạt kết quả tốt, bộ máy quản lý của CTCP đầu kế thừa từ bộ máy của công ty nhà nước. Tuy vậy, ở một số ít đơn vị công tác nhân sự khi đại hội vẫn còn lúng túng, chưa có sự nhất trí cao trong công tác dự kiến nhân sự cho CTCP (xuất hiện ở các doanh nghiệp CPH 100%). Song, nhìn chung việc tổ chức Đại hội cổ đông đều được thực hiện công khai, dân chủ. Tuy nhiên, CTCP ở tỉnh Nghệ An không tự được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các vị trí quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Do còn vốn chi phối của Nhà nước, nên có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, bố trí nhân sự... của doanh nghiệp còn chịu sự can thiệp của người đại diện cổ phần của Nhà nước. Tại tỉnh Nghệ An, đối với một số doanh nghiệp thực hiện CPH đang còn vốn nhà nước, UBND tỉnh giao cho đơn vị tiến hành họp dân chủ, Sở Nội vụ thẩm định lại để UBND tỉnh quyết định cử người quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp còn vốn nhà nước thì lãnh đạo chủ chốt ở DNNN và cán bộ Sở Tài chính được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại DN CP. Số lượng cụ thể tuỳ vào mức cổ phần nhà nước nắm giữ và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cùng với việc thực hiện các giải pháp tài chính, nhằm chấm dứt tình trạng thua lỗ kéo dài của các DNCP, UBND tỉnh Nghệ An đã rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ có năng lực hơn đảm đương nhiệm vụ SXKD trong cơ chế mới, trong năm 2001 và 2003 UBND tỉnh đã thay 45 giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng yếu kém, có tín nhiệm thấp, Hiện nay, tỉnh vẫn đang tiếp tục thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, khi có sự can thiệp về nhân sự cũng đã và đang gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, không phải lúc nào trong doanh nghiệp cũng đi đến ý kiến thống nhất giữa các cổ đông, các chủ sở hữu, nhất là đại diện chủ sở hữu Nhà nước, có thể dẫn tới mất đoàn kết nội bộ. Bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp CPH có xu hướng, hoặc là gây cản trở khi không đoàn kết, hoặc là quyết tâm đưa doanh nghiệp đi lên. Như vậy bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp cổ phần cổ phần có thể là yếu tố gây cản trở hoặc tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khi bố trí các vị trí, chức danh của doanh nghiệp sau CPH, ngoài các yếu tố chính chi phối về vốn, các cổ đông của doanh nghiệp phải được quyền và có trách nhiệm lựa chọn những người có đủ năng lực tham gia lãnh đạo doanh nghiệp và cần theo dõi để phát hiện và kịp thời khắc phục những hiện tượng liên kết vốn không chính đáng nhằm đưa những cá nhân không đủ năng lực tham gia điều hành doanh nghiệp. Tại Nghệ An, nhiều CTCP chưa có sự đổi mới mạnh theo yêu cầu quản trị của một CTCP; phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan