LỜI MỞ ĐẦU. 3
1.Tính cấp thiết của đề tài . 3
2.Mục đích nghiên cứu đề tài . 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4
4.Phương pháp nghiên cứu. 5
5.Những đóng góp của luận văn. 5
6.Kết cấu luận văn . 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG . 7
1.1.Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng. 7
1.1.1.Hoạt động tín dụng. 7
1.1.2.Rủi ro tín dụng . 9
1.1.3.Quản trị rủi ro tín dụng. 17
1.2.Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng. 18
1.2.1.Tổ chức quản trị rủi ro. 18
1.2.2. Nhận dạng rủi ro. 21
1.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng. 28
1.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng. 35
1.3. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng. 36
1.3.1. Căn cứ để quản trị rủi ro . 36
1.3.2. Quy trình quản trị tín dụng . 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ PVFC. 40
2.1. Tổng quan về Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí VN. 40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của PVFC. 40
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của PVFC. 40
2.1.3 Mô hình tổ chức tại PVFC. 41
2.1.4. Kết quả hoạt động KD của PVFC trong thời gian vừa qua. 43
2.2. Hoạt động tín dụng tại PVFC từ năm 2009-2011. 44
2.2.1. Hoạt động tín dụng tại PVFC . 44
2.2.2. Tình hình phân loại nợ tại PVFC . 47
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. 51
2.3.1. Quy trình cấp tín dụng và Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC . 51
115 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí PVFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao và vượt rất nhiều chỉ tiêu kế hoạch do Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia VN giao. Năm 2011, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh
tế VN và thế giới, PVFC đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh bằng những giải
pháp cụ thể, quyết liệt cùng sự nỗ lực cao của toàn thể đội ngũ. Một số kết quả cụ
thể là doanh thu đạt 8.009 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch; lợi nhuận đạt 553 tỷ
đồng, bằng 100% kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua và nộp ngân
sách 74 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động PVFC giai đoạn 2007-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng TS 42,151 45,104 64,652 66,252 88,806
2 VĐL 3,000 5,000 5,000 5,000 6,000
3 Doanh thu 3,142 4,259 5,058 6,720 8,009
4 LNTT 616.6 36 611 639 553
5 Nộp NS 156 0 106 70 74
(Nguồn: BCTC qua các năm của PVFC)
Tăng trưởng của PVFC còn được thể hiện qua quy mô hoạt động ngày càng mở
rộng. Tổng tài sản qua tăng lên liên tục qua các năm. Nếu như năm 2007 tổng tài
sản của PVFC mới chỉ 42.151 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên 88.806 tỷ đồng,
cao gấp trên 2 lần. Đánh giá sự thành công và phát triển vượt bậc tạo tiền đề để thực
hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015
44
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng TS qua các năm
Đặc biệt, năm 2008 đã đánh dấu một bước ngoặt của PVFC khi Công ty đã
thực hiện thành công tiến trình cổ phần hoá, chuyển từ DN 100% vốn Nhà nước
sang mô hình Tổng Công ty cổ phần. Ngày 19/10/2007, thông qua Trung tâm giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, PVFC đãthực hiện thành công đợt đấu giá
IPO, qua đó Cổ phần Nhà nước nắm giữ là 70%, cổ phần bán ra ngoài là 30%.
Với mười năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều khó khăn cho đến nay
PVFC đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Từ số vốn điều lệ ban đầu là 100
tỷ đồng với 8 người đầu tiên đặt nền móng xây dựng cho Công ty, đến nay PVFC đã
phát triển thành một Tổng Công ty lớn mạnh với số vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng và
hơn 1.400 cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống. Trong đó Morgan Stanley là
cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC, đây là một trong những
Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 1.250 tỷ USD. Với việc
Morgan Stanley là cổ đông chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho PVFC trong
việc cung cấp các dịch vụ tài chính, đầu tư một cách chuyên nghiệp, thâm nhập thị
trường quốc tế, nâng cao nghiệp vụ cũng như phát triển nguồn nhân lực của PVFC.
2.2. Hoạt động tín dụng tại PVFC từ năm 2009-2011
2.2.1. Hoạt động tín dụng tại PVFC
Năm 2011, toàn ngành TCTD tăng trưởng không quá 20% so với
31/12/2010, đồng thời các TCTD cần phải tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng
-
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
90,000
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng TS
VĐL
Doanh thu
LNTT
Nộp NS
45
và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo thanh khoản, hạn chế cấp tín dụng cho
các lĩnh vực phi sảm xuất như kinh doanh bất động sản, chứng khoán Tính đến
31/12/2011, tổng dư nợ của toàn hệ thống PVFC đạt 48.779 tỷ đồng, tăng trưởng
5.82% so với thời điểm cuối năm 2010. Đây là mức tăng trưởng hợp lý của PVFC
trong điều kiện hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặt biệt là lĩnh vực phi sản xuất.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng qua các năm
(Nguồn: Báo cáo TD của PVFC các năm 2009,2010, 2011)
Trong những năm gần đây, PVFC đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu TD theo
hướng tích cực, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định vì sự phát triển của Tập đoàn
Dầu khí VN. Cụ thể:
Cơ cấu TD theo thời hạn vay: Tỷ trọng cho vay dài hạn/tổng dư nợ tại
PVFC có xu hướng giảm dần qua các năm, tính đến thời điểm 31/12/2011 dư nợ
cho vay dài hạn giảm còn 39,97% tổng dư nợ (so với thời điểm năm 2009 là
53.31%). Đây cũng là định hướng TD của PVFC trong năm 2011 và trong thời gian
tới (Chi tiết xem tại phụ lục 01).
Cơ cấu TD theo loại hình cho vay: Thực hiện định hướng của Tổng
công ty về tập trung phát triển TD ngắn hạn, trong thời gian từ năm 2009 đến năm
2011, tỷ trọng cho vay các khoản ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động của các DN
tăng từ 29,36% năm 2009 lên 48.68% năm 2011, trong khi đó tỷ trọng cho vay
trung dài hạn các dự án của PVFC giảm từ 71.79% năm 2009 xuống còn 52.13%
tổng dư nợ năm 2011 (Chi tiết xem tại phụ lục 02).
29,716
36,402
48,779
-
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
2009 2010 2011
46
Cơ cấu TD theo phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp là phương
thức cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất tại PVFC với tổng dư nợ năm 2011 là 23.877
tỷ đồng, tương đương 48,95% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, để chia sẻ rủi và đảm bảo
nhu cầu vốn của KH, trong những năm gần đây, PVFC vẫn luôn luôn duy trì dư nợ
cho vay đồng tài trợ để thu xếp các dự án có nhu cầu vốn lớn của KH, cụ thể tỷ
trọng cho vay đồng tài trợ năm 2009 là 26.18%, năm 2010 là 26,14%, năm 2011 là
23.66% (Chi tiết xem tại phụ lục 03).
Cơ cấu TD theo lĩnh vực ngành nghề: PVFC thực hiện cấp TD đối với
các đối tượng khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên cấp
tín dụng trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng và khoáng sản. Năm 2009, tỷ trọng
cho vay đối với lĩnh vực này là 47,20% tổng dư nợ và tăng lên 48,67% năm 2011,
tương đương 23.741 tỷ đồng (Chi tiết xem tại phụ lục 04).
Cơ cấu TD theo TSĐB: Nhằm đảm an toàn danh mục tín dụng, trong
những năm gần đây PVFC tăng cường cho vay đối với các khách hàng có TSBĐ và
giảm dần các khoản cho vay tín chấp. Năm 2007, tỷ trọng cho vay tín chấp tại
PVFC là 44,56% tổng dư nợ, và con số này giảm xuống mức 35,35% năm 2009
(Chi tiết xem tại phụ lục 05).
Cơ cấu TD theo đối tượng KH trong/ngoài ngành: Là một định chế tài
chính xương sống của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia VN, PVFC thực hiện chủ trương
ưu tiên, khuyến khích và thực hiện cấp TD ưu đãi đối với các KH trong ngành Dầu
khí. Tỷ lệ cho vay các đơn vị trong ngành tăng dần qua các năm, từ 43,25% năm
2009 lên 51,66% năm 2011 (Chi tiết xem tại phụ lục 06).
Như vậy, trong những năm qua, tăng trưởng TD tại PVFC đã có những
chuyển biến theo hướng tích cực:
Tăng cường kiểm soát tăng trưởng và chất lượng TD, tăng hiệu quả và độ an
toàn, gắn chặt giữa tăng trưởng TD và kiểm soát rủi ro.
Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm, giảm tỷ trọng cho vay không có tài
sản bảo đảm.
47
Tăng tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản
và các doanh nghiệp trong ngành, giảm tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài
ngành.
2.2.2. Tình hình phân loại nợ tại PVFC
2.2.2.1. Nợ quá hạn
Bảng 2.2: Tình hình nợ quá hạn từ năm 2009-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Nợ quá hạn 1,601 2,147 2,272
2 Tổng dư nợ 29,716 36,402 48,779
3 Tỉ lệ nợ quá hạn 5.39% 5.90% 4.65%
4 Tốc độ tăng năm sau/năm trước 24.69% 34.10% 5.82%
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn 2009-2011
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)
Tình hình nợ quá hạn tại PVFC được kiểm soát rất tốt tỷ lệ nợ quá hạn 2009
là 5,39% , năm 2012 là 5,90% đến 2011 là 4,65%.
5.39%
5.90%
4.65%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
2009 2010 2011
Tỉ lệ nợ quá hạn
48
Năm 2011, công tác xử lý thu hồi nợ được PVFC triển khai quyết liệt ngay
từ đầu năm, PVFC đã thành lập mới Ban Giám sát tín dụng và xử lý nợ nhằm tăng
cường công tác giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, bước đầu hoạt
động của Ban đã khẳng định vai trò vị trí trong công tác quản lý giám sát tín dụng.
2.2.2.2. Nợ xấu tại PVFC
Bảng 2.3: Nợ xấu tại PVFC năm 2009-2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Dư nợ xấu 368 640 1,032
2 Tổng dư nợ 29,716 36,402 48,779
3 Tỷ lệ nợ xấu 1.24% 1.76% 2.12%
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại PVFC
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)
Tính đến 31/12/2011, dư nợ xấu tại PVFC là 1.032 tỷ đồng, tương đương tỷ
lệ nợ xấu là 2,12%, đảm bảo thấp hơn tỷ lệ cho phép 3% của NHNN. Mặc dù trước
diễn biến thị trường còn nhiều khó khăn và phức tạp, song con số này cũng cho thấy
sự cố gắng nỗ lực của PVFC trong công tác thu hồi và xử lý nợ tại trong thời gian
1.24%
1.76%
2.12%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
2009 2010 2011
Tỷ lệ nợ xấu
49
vừa qua. Nợ xấu tại PVFC tập trung tại một số đơn vị như: CN Thanh Hóa, CN Hải
Phòng, CN Nam Định, CN Thăng Long, PGDTT Láng Hạ Trong đó:
Chi tiết từng nhóm nợ tại PVFC:
Bảng 2.4: Chi tiết nhóm nợ xấu tại PVFC
TT Nhóm nợ
Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
(tỷ VNĐ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ VNĐ)
Tỷ
trọng
(%)
1 Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn 34,256 94.10 46,507 95.34
2 Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 1,507 4.14 1,240 2.55
3 Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 206 0.57 245 0.50
4 Nhóm 4- Nợ nghi ngờ 139 0.38 171 0.35
5 Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn 294 0.81 616 1.26
Tổng dư nợ 36,402 100 48,779 100
Nợ xấu (Nhóm 3+4+5) 640 1,032
(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của PVFC)
Năm 2011, dư nợ nhóm 5 tăng cao, từ 294 tỷ đồng năm 2010 lên 616 tỷ đồng
năm 2011 là do các khoản cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán không
thu được nợ. Trong khi đó, một số khoản nợ nhóm 3, nhóm 4 tại các đơn vị chưa
được thực hiện xử lý triệt để đã chuyển lên nợ nhóm 5 là 616 tỷ đồng, tuy nhiên nợ
nhóm 2 giảm, cụ thể cuối năm 2010 dư nợ nhóm 2 tại PVFC là 1.507 tỷ đồng và
giảm xuống 1.240 tỷ đồng năm 2011, trong khi đó tỷ lệ nợ nhóm 3, 4 năm 2011
0.50%, 0.35%, lại có tỷ lệ giảm so với 2010 là 0.57%, 0.38%.
Nợ xấu theo lĩnh vực, ngành nghề: Toàn bộ các khoản nợ xấu tại PVFC đều
là các đối tượng KH ngoài ngành và tập trung tại các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế
biển và BĐS, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp (chi tiết xem tại phụ lục 07).
Đây là những nhóm ngành tại PVFC nói riêng và các TCTD khác nói chung đang
rơi vào khó khăn về nguồn tài chính để trả nợ khi đến hạn. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn tới khó khăn đối với các KH thuộc các lĩnh vực này do:
50
o Trong thời gian qua, lĩnh vực BĐS bị đóng băng do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường BĐS trong nước không ổn định. Vận tải biển
cũng là một trong những ngành bị ảnh hưởng đầu tiên khi khủng hoảng kinh tế xảy
ra.
o Trong thời gian từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, cùng với xu hướng cấp
TD và đầu tư của các NHTM, PVFC cũng đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn vào
lĩnh vực BĐS và vận tải biển với tốc độ giải ngân rất nhanh. Trong thời kỳ tăng
trưởng TD nóng và không dự báo được về khủng hoảng kinh tế xảy ra, PVFC thực
hiện cho vay ồ ạt các dự án dài hạn về BĐS và dịch vụ cao cấp. Từ đầu năm 2010
đến cuối năm 2011, NHNN lại thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất
cơ bản, vì vậy các chủ đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục thực hiện dự
án cũng như không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và
nợ xấu tăng cao trong các lĩnh vực này trong thời gian qua.
Cho đến nay, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực này vẫn ở mức rất cao
(chiếm ~25% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2011), bên cạnh tính thanh
khoản kém, RRTD còn xảy ra do các TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay chưa
hoàn thiện thủ tục bảo đảm, nhiều tài sàn còn chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý Vì vậy,
tình trạng nợ xấu trong thời gian tới tại PVFC vẫn tiếp tục là mối lo ngại. Song việc
giải quyết nó trong ngắn hạn là điều không hề dễ dàng và hiện tại PVFC vẫn phải
tiếp tục vừa giải quyết những tồn đọng cũ, vừa tìm kiếm những cơ hội kinh doanh
mới.
2.2.2.3. Biện pháp thực hiện nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu tại PVFC
Trước tình hình nợ xấu của PVFC có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo đảm chất
lượng tín dụng an toàn, thực hiện mục tiêu đưa nợ xấu của TCT về mức dưới 3%,
PVFC đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế các khoản nợ quá hạn, nợ xấu,
kiểm soát rủi ro tín dụng, cụ thể sau:
PVFC đã thành lập Ban giám sát tín dụng và xử lý nợ xấu, BGSTD&XLN
tham gia trực tiếp xử lý các khoản nợ quá hạn (nợ nhóm 2), tập trung xử lý các
khoản nợ xấu của toàn hệ thống (nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5). Bên cạnh
51
đó, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng xử lý RRTD, Tổng công ty cũng tổ chức họp nợ
xấu hàng tuần hoặc đột xuất để nắm bắt, cập nhật thông tin về tình hình xử lý nợ
xấu của từng đơn vị một cách thường xuyên, quyết định nhanh chóng phương án đề
xuất của đơn vị trong toàn hệ thống.
Ban hành văn bản Hướng dẫn các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện công
tác thu hồi nợ đến hạn và xử lý các khoản nợ quá hạn tại PVFC. Trong đó quy định
rõ trình tự, biện pháp thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ quá hạn đối với tất cả các đơn
vị.
Thực hiện đánh giá chất lượng các khoản vay của các đơn vị cấp tín dụng
trong toàn hệ thống, trong đó thực hiện dừng hoạt động tín dụng đối với đơn vị có
tỷ lệ nợ xấu trên 3% để tập trung xử lý, thực hiện thu hồi nợ đến khi tỷ lệ nợ xấu về
mức dưới 3% và áp dụng các chế tài thưởng - phạt trong công tác phân loại nợ.
Rà soát các khoản vay của các đơn vị trên toàn hệ thống, thực hiện cơ cấu
lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và khả
năng trả nợ thực tế của khách hàng.
Đối với các khoản nợ quá hạn nhóm 2, thực hiện cơ chế báo cáo, đánh giá,
theo dõi và phương án xử lý như đối với tất cả các khoản nợ xấu, nhằm mục đích
kiểm soát và hạn chế nguy cơ tăng nhóm nợ cao hơn của khoản vay.
Thực hiện rà soát các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến phân loại
nợ, loại bỏ các văn bản lỗi thời, không phù hợp và tiến hành xây dựng mới các quy
chế, quy định, quy trình, hướng dẫn liên quan đến phân loại nợ để phù hợp với tình
hình hoạt động của PVFC và quy định của NHNN.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC
2.3.1. Quy trình cấp tín dụng và Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại
PVFC
2.3.1.1- Quy trình cấp tín dụng
Hiện tại PVFC đã ban hành các quy trình TD, thẩm định theo tiêu chuẩn ISO
nhằm đảm bảo cho quá trình cấp TD được đảm bảo theo đúng trình tự, phân tách
52
được trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia, nâng cao chất
lượng TD và hạn chế được rủi ro.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình tín dụng của PVFC
Ghi chú:
1. (-): Không chấp thuận.
2. (+): Chấp thuận.
3. (1): Đường chỉ dẫn các bước thực hiện định giá và xếp hạng TSBĐ đối với Cán
bộ Bộ phận Thẩm định.
4. (2): Đường chỉ dẫn các bước thực hiện định giá và xếp hạng TSBĐ đối với Cán
bộ Bộ phận Khách hàng.
5. Cấp có thẩm quyền là cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng, phê duyệt kết
quả xếp hạng tín dụng nội bộ, phê duyệt báo cáo định giá, cấp ký kết Hợp đồng và
cấp phê duyệt giải ngân theo quy định cụ thể của PVFC.
53
54
55
56
2.3.1.2- Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Để đảm bảo đưa hoạt động TD của PVFC phát triển theo đúng định hướng,
đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro
cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, năm 2011 PVFC đã xây dựng chính sách
RRTD với những nội dung cơ bản sau đây:
Giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng: Các giới hạn TD tại PVFC bao
gồm: Giới hạn quy mô và tỷ lệ tăng trưởng TD trong một thời kỳ; giới hạn tăng
trưởng TD theo từng KH, nhóm KH, ngành nghề, kỳ hạn, loại tiền cho vay; tỉ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ; tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; giới hạn về tỉ lệ cho vay tín
chấp trên tổng dư nợ; giới hạn vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro.
Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu: PVFC tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu
như: Dầu khí, năng lượng, khoáng sản; lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho Dầu khí, năng
lượng, khoáng sản; dịch vụ du lịch cao cấp; đầu tư và KD khu đô thị mới, khu công
nghiệp, văn phòng cho thuê, chung cư cao cấp; tài chính, NH, bảo hiểm; KT biển,
các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.
PVFC thực hiện giao giới hạn TD cho các Chi nhánh thông qua việc xây
dựng tỷ trọng, hạn mức TD cho từng đơn vị, đảm bảo việc kiểm soát tăng trưởng
TD, nâng cao hiệu quả, chất lượng các khoản vay. Với vai trò là công cụ điều tiết
hoạt động cấp TD, tỷ trọng hạn mức được Ban QTRR xây dựng định kỳ hàng năm
nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng TD phù hợp và định hướng công tác cấp TD
trong năm kế hoạch, theo đó, đưa ra phương hướng phát triển vào những lĩnh vực
ngành nghề có triển vọng, đảm bảo an toàn rủi ro cho hoạt động TD của PVFC.
Việc giao giới hạn TD dựa trên chất lượng, hiệu quả của hoạt động TD của đơn vị
nên đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng TD có chất lượng cao, hạn chế tăng trưởng
ở các đơn vị có chất lượng TD thấp, đồng thời giúp các Chi nhánh sẽ lựa chọn
những KH tốt để cấp TD trong hạn mức được giao.
Giới hạn tín dụng cho các ngành: PVFC xác định giới hạn TD đối với một số
ngành cụ thể đến cuối năm 2012 như sau:
57
Bảng 2.5: Giới hạn tín dụng các ngành năm 2012
STT Lĩnh vực cấp tín dụng
Giới hạn tối đa
của lĩnh vực
cho vay/tổng
dư nợ
1 Nông, lâm, ngư nghiệp 5,73%
2 Dầu khí 19,37%
3 Khai thác than và khoáng sản khác (trừ dầu mỏ, khí đốt). 2,71%
4 SX hàng công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. 10,12%
5
SX xi măng, sắt thép, VLXD, thương mại sắt thép và
các sản phẩm kim loại khác.
6,52%
6 Điện 9,08%
7 KD bất động sản, cơ sở hạ tầng, xây dựng 11,15%
8 Thương mại hàng công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. 5,69%
9 Dịch vụ vận tải và hoạt động hỗ trợ 21,52%
10 Khác 6,10%
Tổng số 100%
(Nguồn: Báo cáo tỷ trọng hạn mức TD-PVFC)
Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường kiểm soát chất
lượng TD, kiểm soát rủi ro, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay
trung dài hạn, bên cạnh đó các Chi nhánh cũng thận trọng hơn trong việc lựa chọn
dự án, lựa chọn KH để quyết định cho vay, thực hiện chuyển dịch cơ cấu TD theo
hướng tăng tỷ trọng cho vay có TSBĐ, củng cố tính pháp lý của TSBĐ, giảm dần
dư nợ cho vay bằng tín chấp, đồng thời tăng cường TD đối với các đơn vị trong
ngành nhằm đảm bảo an toàn TD và hạn chế rủi ro.
Chính sách KH trong hoạt động tín dụng: Trên cơ sở phân loại KH dựa vào
hệ thống xếp hạng TD nội bộ, PVFC xây dựng chính sách KH theo hướng thiết lập
mối quan hệ toàn diện, lâu dài, và có nhiều ưu đãi đối với các KH có ít rủi ro, hạn
58
chế quan hệ tín dụng và không ưu đãi đối với những KH có rủi ro trung bình và
dừng quan hệ, thu hồi nợ đối với các KH có rủi ro cao.
Báo cáo QTRR tín dụng: Định kỳ hàng quý, B.QTRR lập báo cáo QTRR tín
dụng gửi HĐQT và Ban Tổng giám đốc. Báo cáo QTRR tín dụng hàng quý bao
gồm nhưng không hạn chế ở những nội dung sau:
o Tổng dư nợ, tăng trưởng dư nợ, tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.
o Tình hình thực hiện danh mục TD và chính sách tín dụng;
o Tình hình thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn;
o Tình hình nợ xấu, đánh giá chất lượng TD;
o Đề xuất xử lý nợ xấu và phát triển TD;
o Báo cáo việc thực hiện các giới hạn về vốn tự có, về tổng dư nợ.
Đánh giá các rủi ro của sản phẩm TD mới: Các sản phẩm TD mới tại PVFC
đều phải được đánh giá các rủi ro phát sinh và HĐQT là cấp phê duyệt các sản
phẩm TD mới.
2.3.2. Công tác tổ chức hoạt động QTRR Tín dụng tại PVFC
Tại Hội sở chính
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức hoạt động QTRR tại PVFC
Ban quản trị rủi ro
Hội đồng quản trị
Hội đồng xử lý RR tín dụng Tổng giám đốc
Phó TGĐ phụ trách tín dụng
Phòng QTRR ĐT Phòng QTRR TT Phòng QTRR TD
BAN GSTD&XLN
59
Hội đồng quản trị: là người phê duyệt chính sách QTRR TD phù hợp với
chiến lược phát triển dài hạn của PVFC, phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ TD, tỉ lệ
nợ quá hạn tối đa được chấp thuận, và phê duyệt cơ cấu, các tỉ lệ, giới hạn, hạn mức
của danh mục TD trong từng thời kỳ.
Hội đồng xử lý RRTD: Là bộ phận do HĐQT Tổng Công ty quyết định
thành lập, bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự; là cấp có thẩm quyền quyết định các
vấn đề liên quan đến việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, phương án thu hồi nợ
trong quý hiện hành đối với các khoản nợ đã được xử lý RRTD và các vấn đề phát
sinh đột xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của các khoản TD tại
PVFC.
Ban QTRR: là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý và điều hành của TCT, có
chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QTRR của PVFC.
Về cơ cấu tổ chức, Ban QTRR được chia làm 03 phòng (Phòng QTRR Tín dụng,
Phòng QTRR Đầu tư và Phòng QTRR Thị trường). Trong đó nhiệm vụ chính của
Phòng QTRR Tín dụng là:
Tham mưu xây dựng, soạn thảo chính sách QTRR tín dụng; tham mưu xây
dựng hệ thống thẩm quyền, cơ chế phê duyệt TD của Hội sở và các đơn vị
trong toàn hệ thống; hướng dẫn, triển khai các quy định về QTRR tín dụng
của NHNN trong toàn hệ thống.
Tổng hợp, phân tích cơ cấu danh mục TD, có các cảnh báo chất lượng TD
trong toàn hệ thống theo định kỳ và đề xuất các giải pháp tăng cường chất
lượng TD.
Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách, quy định về QTRR tín
dụng, thực hiện cơ cấu, các giới hạn, tỉ lệ, hạn mức của danh mục TD và có
những cảnh báo phù hợp.
Ban GSTD& XLN: là đơn vị mới được thành lập đầu năm 2011 trực thuộc
bộ máy quản lý và điều hành của TCT, có chức năng theo dõi, giám sát và thực hiện
công tác xử lý nợ xấu của TCT.
60
Tại các Chi nhánh
Thành lập bộ phận QTRR tín dụng trực thuộc phòng Thẩm định và QTRR của
Chi nhánh, chịu sự quản lý theo ngành dọc của Ban QTRR tại Hội sở chính, trong
đó bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
Tham gia nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp về các quy chế, hướng dẫn, quy
trình nghiệp vụ tín dụng; giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy
định và chính sách của PVFC liên quan đến TD của Chi nhánh;
Thực hiện quản lý, kiểm soát hạn mức TD cho từng KH và toàn bộ Chi
nhánh; thực hiện thẩm tra và kiểm soát việc phân loại nợ và tính toán mức
trích lập dự phòng tín dụng và đầu tư tại Chi nhánh;
Thực hiện thẩm tra và kiểm soát việc chấm điểm xếp hạng KH đối với các
KH tại đơn vị; thực hiện theo dõi và báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban
QTRR những rủi ro phát sinh liên quan đến hoạt động TD tại Chi nhánh;
Phối hợp với Ban QTRR tham gia việc rà soát, đánh giá hiệu quả, rủi ro của
các khoản TD phát sinh tại Chi nhánh tối thiểu 06 tháng/lần hoặc khi có yêu
cầu;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ QTRR
tín dụng tại đơn vị.
Ưu điểm
Về mặt cơ cấu tổ chức: Với mục tiêu hướng tới trở thành một TCTD
hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Hội sở chính và các Chi nhánh, đơn vị
thành viên đã được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức nhằm hướng tới KH, thúc
đẩy và cải thiện dịch vụ KH. Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như thành lập các Hội
đồng xử lý RRTD, Ban GSTD&XLN, Ban QTRR tại Hội sở chính và Phòng Thẩm
định và QTRR tại các Chi nhánh đã tạo ra được sự tách bạch về chức năng nhiệm
vụ của từng bộ phận trong hoạt động TD, giúp cho PVFC nâng cao chất lượng hiệu
quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát rủi ro. Trong đó, Ban QTRR là cơ quan có
chức năng kiểm soát, theo dõi và quản trị độc lập với bộ phận KD, tham gia vào
quá trình QTRR ngay từ trước khi nghiệp vụ KD thực sự tiến hành và có cơ chế để
61
có thể báo cáo trực tiếp lên Ban điều hành cấp cao - những người không tham gia
vào việc nhận rủi ro. Với chức năng, nhiệm vụ của đó, Ban QTRR là nơi ban hành
các chính sách, quy trình, quy chế điều hành hoạt động của TCT. Năm 2011, PVFC
cũng đã tiến hành rà soát, chỉnh sửa hệ thống quy trình, quy chế liên quan đến hoạt
động TD, đầu tư. Trong năm cũng đã ban hành quy trinh cấp tín dụng với những
quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Điều này thể hiện nỗ lực của TCT trong việc nâng
cao chất lượng cơ sở chính sách, bước đầu phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của
bộ máy.
Cơ chế phân cấp uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê
duyệt TD của PVFC được phân cấp theo thẩm quyền phê duyệt với các hạn mức TD
cụ thể. Bao gồm các cấp: Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc
phụ trách TD; Giám đốc Chi nhánh/Phó Giám đốc Chi nhánh phụ trách TD; Trưởng
phòng giao dịch và được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:
Tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật, NHNN;
Tuân thủ quy định của PVFC về phê duyệt cấp TD;
Tuân thủ tỷ trọng, hạn mức TD và đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu
quả trong hoạt động TD; đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp TD của KH;
Quyết định cấp TD được thực hiện theo nguyên tắc quyết định cao nhất,
nghĩa là các cấp trung gian phải nêu rõ quan điểm đồng ý/không đồng
ý/ý kiến khác về phương án cấp TD và được quyền bảo lưu ý kiến. Cấp
cao nhất theo hạn mức TD là cấp có quyết định cuối cùng;
Người tham gia phê duyệt TD không đồng thời là người thẩm định, kiến
nghị cấp TD;
Đối với các khoản TD vượt thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ được trình qua
các cấp trung gian để cho ý kiến trước khi trình lên cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
62
Hạn chế
Hiện nay, cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng chưa rõ ràng, chưa phân tách rõ trách
nhiệm của từng cấp, chưa đảm bảo tính độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271338_6077_1951892.pdf