Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông Hà Nội

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

I. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA TTQT

1.1. Khái quá về NHTM

1.2. Khái quát về hoạt động TTQT của NHTM

1.2.1. TTQT và sự hình thành phát triển của hoạt động TTQTtại NHTM.

1.2.2. Vai trò của thanh toán Quốc tế

1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng trong TMQT

1.3.1. Phương thức chuyển tiền

1.3.2. Phương thức ghi sổ

1.3.3. Phương thức nhờ thu

1.3.4. Phương thức tín dụng chứng từ

II. THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.1. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ

2.2. Thư tín dụng là công cụ quan trọng của phương thức thanh toán TDCT

2.1.1. Khái niêm về thư tín dụng

2.2.2. Những nội dung cơ bản của một L/C

2.2.3. Phân loại L/C

2.3. Trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia thanh toán theo phương thức TDCT

2.4. Những rủi ro đối với NHTM trong thanh toán bằng phương thức TDCT

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI

I. TỔNG QUAN VỀ NHNO &PTNT ĐÔNG HÀ NỘI.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Đông Hà Nội.

1.2. Chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn, của NH Đông Hà Nội.

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh

1.4. Nguồn lực của Ngân hàng

1.4.1. Tình hình huy động vốn

1.4.2. Tình hình đầu tư vốn

1.4.2. Tình hình nợ quá hạn

1.4.4. Tình hình kinh doanh ngoại tệ

1.4.5. Kết quả tài chính

II. QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo ĐÔNG HÀ NỘI

2.1. Quy trình thanh toán L/C Nhập khẩu

2.1.1. L/C Nhập khẩu trả ngay

2.1.2. L/C nhập khẩu trả chậm

2.2. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu

2.3. Các loại L/C được nhà xuất nhập khẩu và NHNo Đông Hà Nội áp dụng

2.4. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo Đông HàNội:

III. TÌNH HÌNH THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG HÀ NỘI

1.1. Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế:

1.2. Tình hình hoạt động thanh toán thực hiện kinh doanh theo phương thức TDCT

1.2.1. Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu

1.2.2. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu

1.3. Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại NHNo Đông Hà Nội

1.3.1. Những kết quả đã đạt được

1.3.1.1. Phí thu được từ dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT:

1.3.1.2. Dịch vụ TTQT theo phương thức TDCT góp phần thúc đẩy hoạt động của các bộ phận khác

1.3.1.3. Xây dựng được quy trình nghiệp vụ thanh toán

1.3.1.4. Tạo được niềm tin của khách hàng trong thanh toán đồng thời thu hút thêm được những khách hàng mới

1.3.1.5. Thực hiện tốt công tác tự đào tao, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ và hỗ trợ cho các chi nhánh

1.3.1.6. Làm tốt công tác. giữ vững doanh số và khối lượng giao dịch:

1.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT

1.3.2.1. Những hạn chế do nguyên nhân khách quan

1.3.2.2. Những hạn chế cần khắc phục từ phía NHNo Đông Hà Nội

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÔNG HÀ NỘI

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHNO ĐÔNG HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1.1. Định hướng chung về kinh doanh đối ngoại của NHNo VN

1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội

1.2.1. Tạo nguồn ngoại tệ,đẩy mạnh hoạt động thu hút ngoại tệ đủ để đáp ứng TTQT nói chung và theo phương thức TDCT nói riêng

1.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh

1.2.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ

1.2.4. Xây dựng chính sách khách hàng và kế hoạch đẩy mạnh công tác tiếp thị

1.2.5. Giải pháp hạn chế rủi ro trong trong thanh toán theo phương thức TDCT

II. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

1.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nông nghiệp và các cơ quan chức năng khác

1.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT Viêt Nam

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm vụ công tác tín dụng, tìm hiểu, tư vấn cho Ban lãnh đạo trong việc triển khai các văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT VN. Tiếp nhận và tổ chức học tập đào tạo trong phạm vi quản lý. Phòng Thẩm định: - Là bộ phận chuyên môn, có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động thẩm định tại chi nhánh và trực tiếp thẩm định các dự án, phương án đầu tư tín dụng, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới, các món vay do Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh quy định, chỉ định. Tổ chức học tập nghiệp vụ và tiếp thu công nghệ mới để hoàn thành nhiêm vụ trong từng thời kỳ. Phòng Thanh toán quốc tế: - Chức năng tham mưu : Trong khuôn khổ trách nhiệm của mình, phòng TTQT có chức năng tham mưu cho ban giám đốc chi nhánh về các mặt có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn cũng như sự phát triển trong kinh doanh. - Chức năng thực hiện: Phòng TTQT sẽ thực hiện, triển khai các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. - Chức năng tư vấn: Trong giao dịch hàng ngày với khách hàng, phòng TTQT có chức năng tư vấn cho khách hàng trong mảng nghiệp vụ mà mình phụ trách trên nguyên tắc đảm bảo lơi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng. - Chức năng đào tạo: Thực hiện đào tạo nhân viên trong phòng, chi nhánh cấp 2, phòng Giao dịch về mảng nghiệp vụ được phân công để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. - Nhiêm vụ: + Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại. Tổng kết công tác kinh doanh đối ngoại, phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại. + Tham mưu cho ban Giám đốc để xây dựng biểu phí dịch vụ đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh với các tổ chức khác. + Đảm nhận dịch vụ TTQT theo yêu cầu của khách hàng. + Tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ và thanh toán khác mà NHNN, NHNo cho phép. + Cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bẩo yêu cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo trạng thái ngoại tệ. Phòng Kế toán- Ngân quỹ: - Tham mưu cho Ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh. Tổ chức quản lý về tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. -Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội. - Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ đối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Ban giám đốc. - Đào tạo cán bộ ngày một vững vàng chuyên môn, có kịnh nghiệm nghề nghiệp. Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ: - Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thực hiện việc xét khiếu nại tố cáo, công tác đấu tranhchống tham nhũng, tham ô lãng phí trong toàn chi nhánh theo Quyết định 176/QĐ/HĐQT-02 ngày 14/12/1998 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT VN về “Quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHNo&PTNT VN”. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của giám đốc chi nhánh và quyền điều hành của kiểm tra trưởng chi nhánh, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, trung thực, khách quan và đúng pháp luật. - Những người trong phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ không kiêm nhiệm các công việc khác của chi nhánh. Phòng Hành chính-Nhân sự - Với chức năng hành chính, phòng hành chính nhân sự thực hiện công tác văn thư, hành chính, quản trị tuyên truyền, tiềp thị, lễ tân, tiếp khách nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng Ngân hàng văn minh, lịch sự. Với chức năng nhân sự, phòng giúp Giám đốc quy hoạch và xắp xếp cán bộ ngân hàng, thực hiện các quyết định khen thưởng và kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động và đề xuất cán bộ của ngân hàng đi học tập tham quan. 1.4. Nguồn lực của Ngân hàng. Về cơ sở vật chất: NHNo&PTNT Đông Hà Nội ra đời được 2 năm, đây là giai đoạn mới hình thành nên chi nhánh cần phải giải quyết rất nhiều công việc và khó khăn. Cơ sở vật chất của chi nhánh chủ yếu là tiếp nhận từ tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam, trang thiết bịvẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được các giao dịch tiên tiến. Riêng trụ sở 23b Quang Trung sau khi tiếp nhận chi nhánh cũng phải đầu tư sửa chữa cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng. Trong thời gian sửa chữa chi nhánh phải thuê địa điểm 91 Lý Thường Kiệt để kinh doanh. Đây là những khó khăn đối với chi nhánh vì chi nhánh phải đầu tư tương đối lớn, vừa phải đầu tư nâng cấp bổ sung trang thiết bị mới vừa phải trả phí thuê địa điểm, điều này dã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của chi nhánh trong 2 năm qua. Về đội ngũ cán bộ: Biên chế lao động của toàn chi nhánh thời gian đầu tổng cộng có 97 người, đến cuối 2004 số lao động chuyển đi và chuyển đến còn 87 người, giảm 10 người...So với mạng lưới thì biên chế lao động còn thiếu.Thiếu nhất là cán bộ kinh doanh và ngân quỹ. Tỷ lệ cán bộ tín dụng chiếm 23% trên tổng số cán bộ. Cán bộ có trình độ cao như tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ lệ rất ít. Chủ yếu là cán bộ có trình độ đại học. Tuy nhiên, ưu điểm của các cán bộ nhân viên là phần lớn họ được chuyển đến từ chi nhánh khác, sở giao dịch, nên họ đã có sẵn kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Lãnh đạo Ngân hàng cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đó được coi là kế hoạch hàng đầu của Chi nhánh. Cụ thể Chi nhánh đã tổ chức rất nhiều các lớp huấn luyện nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, kế toán, gửi đi đào tạo tại các chi nhánh khác, tự đào tạo... Ngoài ra Chi nhánh còn chủ trương từng phòng tự đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho nhau, đây là hình thức đào tạo vừa ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao. tính đến nay các cán bộ đều đã đảm đương được công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về nguồn vốn: NHNo&PTNT Đông Hà Nội ra đời trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Tuy mới hình thành được 2 năm nhưng NH Đông Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể, từ một ngân hàng nhỏ với nguồn vốn và dư nợ cho vay ít ỏi hơn 100 tỷ đồng, đến nay số vốn nay đã tăng lên 16 lần , tính đến 31/12/2004 tổng nguồn vốn của NH là 1 523 tỷ đồng. Về khách hàng và tình hình kinh tế trên địa bàn: Địa bàn hoạt động chủ yếu của NH Đông Hà Nội hoạt động chủ yếu tại khu vực quận Hoàn Kiếm và các quận lân cận trong nội thành. Đây là khu vực trung tâm thương mại của thủ đô, tập trung nhiều tổng công ty lớn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Địa điểm này cũng là nơi nhiều khách du lịch qua lại. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp chi nhánh tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ cũng như mở rộng các dịch vụ khác. Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp phải nhiều khó khăn do là một chi nhánh ra đời sau lại nằm trên địa bàn chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức tín dụng khác. Khách hàng của chi nhánh thời gian đầu hầu hết là nhứng khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với chi nhánh Bà Triệu, khách hàng quen thuộc của các cán bộ nhân viên từ chi nhánh khác, sở giao dịch chuyển đến. NHNo&PTNT Đông Hà Nội đã luôn tìm cách khắc phục những khó khăn trên bằng cách tích cực tìm kiếm khách hàng, coi trọng và thu hút tối đa các đối tượng khách hàng có lượng tiền gửi và nhu cầu tín dụng lớn. Trong thời gian qua chi nhánh đã tiếp cân và quan hệ được vói những khách hàng có uy tín trên địa bàn để đầu tư tín dụng như: công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội, công ty TNHH Long Giang, công ty XNK tạp phẩm, công ty IC Việt Nam, công ty XNK Liên Thành...và một số tổ chức có nguồn vốn lớn như Bảo Hiểm tiền gủi Việt Nam, quỹ hỗ trợ và phát triển, công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện và đang xúc tiến hợp tác với Bảo hiển Prudential. Tình hình hoạt động chung tại NH Đông Hà Nội: Tình hình huy động vốn: Đánh giá chung về nguồi vốn: Nguồn vốn tăng trưởng cao, đến 31/12/2004 chỉ tiêu nguồn đã vượt xa so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng gấp 2,5 lần nếu so với cùng thời điểm 2003. Về cơ cấu nguồn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất (77%). ở kỳ hạn này, chi phí rẻ hơn với loại dài hạn song tính ổn định kém. Xét về thành phần, chủ yếu là của TCTD, chiếm tỷ trọng 57%. Nguồn trên có thuận lợi là số dư lớn song lãi suất thường cao. Nguồn từ khu vực dân cư giảm và chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý của người dân lo ngại sự mất giá của đồng tiền trước các biến động tăng giá tiêu dùng. Mặt khác trên địa bàn có quá nhiều ngân hàng cạnh tranh. Nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất cao hơn hẳn so với các NHTM NN. Nhiều kênh huy động vốn của các tổ chức khác cũng được tăng cường như trái phiếu Chính phủ, kho bạc, giáo dục...được phát hành với lãi suất hấp dẫn đã thu hút hàng nghìn tỷ đồng từ dân cư. Nhiều ngân hàng nếu không tăng được lãi suất thì dùng nhiếu hình thức như khuyến mại, dư thưởng để thu hút khách hàng. BẢNG 1: PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN Đơn vị tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/03 31/12/04 Tăng giảm KH Tăng giảm so năm 2003 2004 so KH Số tiền % Số tiền % 1 Tổng nguồn 594 1513 910 155% 987 526 53% 2 Cơ cấu nguồn theo đồng tiền Nội tệ 387 1379 992 256% 577 802 139% Ngoại tệ 207 134 -73 -35% 410 -276 -67% 3 Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn Không kỳ hạn 131 93 -38 -29% Có KH<12 tháng 312 1164 852 273% Có KH từ tháng 12 trở lên 151 256 105 70% 4 Phân theo loại nguồn 1513 Tiền gửi dân cư 157 TĐ ngoại tệ quy đổi 48 TCKT,TCXH 492 TĐ ngoại tệ quy đổi 33 Vốn uỷ thác đầu tư Tiền gửi khác 301 864 563 187% 5 Bình quân nguồn vốn/1 cán bộ 17 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH Đông Hà Nội Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về huy động vốn, Chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp, như áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm (tiết kiệm bậc thang luỹ tiến theo số dư tiền gửi, theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng), tăng cường quảng cáo, tiếp thị. Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, CN đã huy động cả những kỳ hạn ngắn. Kết quả là ngoài chỉ tiêu kế hoạch huy động đã hoàn thành vượt mức, chi nhánh còn huy động giúp TW vào thời điểm những tháng cuối năm. 1.4.2. Tình hình đầu tư vốn: BẢNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VỐN Đơn vị tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/03 31/12/04 Tăng giảm KH Tăng giảm so năm 2003 2004 so KH Số tiền % Số tiền % I Tổng d nợ 300 700 400 134% 505 196 39% Nội tệ 253 625 327 147% Ngoại tệ quy đổi 47 75 28 60% 1 D nợ theo thời hạn Ngắn hạn 239 458 219 92% 348 110 Trung hạn 61 149 237 76% 157 86 54% Dài hạn 92 2 T/trọng d nợ TDH/Tổng d nợ 35% 3 D nợ theo thành phần kinh tế D nợ DNNN 88 207 121 138% TĐ: D nợ trung, dài hạn 91 Số doanh nghiệp còn d nợ 6 15 D nợ DNQD 185 416 239 129% TĐ: D nợ trung, dài hạn 142 Số doanh nghiệp còn d nợ 82 165 D nợ T nhân, hộ GĐ 27 76 39 144% TĐ: D nợ trung, dài hạn 10 10 Số hộ còn d nợ 114 223 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH Đông Hà Nội Đánh giá chung: tính đến 31/12/2004, đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá. Tuy nhiên 6 tháng cuối năm, thực hiện chủ trương chung, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng với hạn mức tăng trưởng tín đụng do NHNo quy định, chi nhánh đã phải hạn chế cho vay và hầu hết chỉ giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký. Nếu như 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng 12% /tháng, thì 6 tháng cuối năm chỉ tăng 2%/ tháng. Nhìn chung cơ cấu dư nợ là hợp lý, theo đúng định hướng của NHNo. Dư nợ chung dài hạn chiếm 35% tổng dư nợ. Dư nợ thuộc khối DNNQD chiếm tỷ trọng 60%. Cơ cấu trên đã tác động tăng hơn lãi suất đầu ra đảm bảo được hiệu quả kinh doanh đồng thời về mặt kinh tế xã hội, sự đầu tư đúng hướng đã phát huy tác dụng của nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tình hình nợ quá hạn : Nợ quá hạn tổng cộng 4,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng thấp, 0,69%/ tổng dư nợ. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn 4,2 tỷ, chiếm 88%/ tổng dư nợ quá hạn. Các món nợ trên đều phát sinh từ 6 tháng cuối năm 2004, và 100% là nợ do chậm trả lãi. Qua thực tế kiểm tra, khả năng thu hồi nợ cao. Nếu như tháng 10 nợ quá hạn đạt mức cao nhất 11 tỷ thì sang tháng 12 đã giảm 6,5 tỷ (giảm 60%). Cho đến nay chưa phát sinh nợ khó đòi và cũng chưa phải xử lý một món nào từ quỹ dự phòng rủi ro. BẢNG 3: NỢ QUÁ HẠN Đơn vị: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/04 so với NQH nhóm 2 NQH nhóm 3 NQH nhóm 4 2003 Số d %/S NQH Số d %/S NQH Số d %/S NQH I Tổng d NQH 4,8 4,8 Tỷ lệ NQH/S d nợ 0,69% 1 NQH DNNN 0 0 2 NQH DNNQD 3 3 3 0,625 3 NQH HTX 0 0 4 NQH t nhân, hộ g/đình 1,8 1,8 1,8 0,375 II Nợ chờ xử lý (TK28) 0 0 III Nợ khoanh (TK29) 0 0 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NH Đông Hà Nội 1.4.4. Tình hình kinh doanh ngoại tệ: Tổng Mua vào (USD) Bán ra (USD) LãI KD (VNĐ) Giao ngay Kỳ hạn 40.794.473 28.473..236 13.503.323 727.276.810 Chỉ Tiêu 2003 2004 Tăng Giảm % Doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng tổ chức, cá nhân 518 2,619.85 405.76% Doanh số bán ngoại tệ cho Trụ sở chính 500.00 704.40 40.88% BẢNG 4: DOANH SỐ MUA BÁN NGOẠI TỆ Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng TTQT- NH Đông Hà Nội Trong năm 2004, doanh số mua bán ngoại tệ tiếp tục tăng trưởng ở mức khá. Cho thấy sự nỗ lực cao của các cán bộ phòng TTQT vì đây là năm NHNo & PTNT Đông Hà Nội thực hiện cơ chế kinh doanh ngoại tệ tập chung. Phòng TTQT là đầu mối thực hiện mua ngoại tệ phục vụ thanh toán cho toàn chi nhánh. NHNo&PTNN Đông Hà Nội đã xây dựng quy trình kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh và hiện nay quy trình này đã được phối hợp thực hiện một cách nhuần nhuyễn trôi chảy giữa các bộ phận liên quan. Đây là sự chuẩn bị tốt cho việc phát triển nghiệp vụ TTQT cho các chi nhánh cấp 2 sẽ thành lập sau này. 1.4.5. Kết quả tài chính: Đánh giá chung kết quả tài chính: Thu nhập năm 2004 tăng cao, tăng 325% so với năm trước. Nguyên nhân do Chi nhánh mới thành lập, chủ yếu nguồn thu ban đầu là từ hoạt động của chi nhánh Bà Triệu. Trong 1 năm, quy mô tăng trưởng cao, mạng lưới mở rộng đã dẫn đến tăng trưởng doanh số hoạt động cao. Kết cấu thu nhập, chủ yếu là từ thu hoạt động tín dụng, chiếm tỷ trọng 70%, thu phí thừa vốn gửi TW chiếm tỷ trọng 26%. Tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt 30,7%, vượt mức kế hoạch 5,15%. Nguồn thu từ các hoạt động nghiệp vụ khác như TTQT đạt 2 tỷ, từ KĐNT đạt 727 triệu tuy không lớn song tốc độ tăng trưởng là khá cao. Với kinh nghiệm chưa nhiều, thời gian hoạt động chưa lâu song việc đưa nhiều hoạt động dịch vụ và các tiện ích NH của Chi nhánh là một cố gắng lớn. Tổng chi tăng so với kế hoạch, chủ yếu tăng do mua sắm TSCCLD. Đồng thời cuối năm, quy mô kinh doanh được mở rộng với 2 phòng giao dịch tại Kim Mã và Nguyễn Công Trứ được thành lập, chi phí cho sửa chữa, ban đầu cũng khá lớn. Chắc chắn trong năm tới, thực hiện chủ trương hiện đại hoá ngân hàng, còn phải tiếp tục đầu tư hơn nhiều.Chênh lệch thu chi cả năm đạt 8292 triệu, so kế hoạch giao -5433 triệu là một kết quả rất đáng khích lệ. BẢNG 5: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH Đơn vị:Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/04 Tăng giảm Tăng giảm so năm 2003 so KH Số tiền % Số tiền % 1 Thu từ lãi 66415 15088 37 3074 8,3 2 Chi trả lãi 45273 36444 412 3 Thu nhập lãi ròng(1-2) 21142 8345 65 4 Thu ngoài lãi 6375 3650 140 5 Chi ngoài lãi 12850 7983 164 6 Lợi nhuận (3+4-5) 14667 4012 38 Nguồn: Báo cáo tổng kết NH Đông Hà Nội năm 2004 II. QUY TRÌNH THANH TOÁN L/C XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo ĐÔNG HÀ NỘI. Để thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế một cách hiệu quả, an toàn và thuận lợi, Giám đốc Chi nhánhNHNo Đông Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn thực hiện “Quy trình thanh toán quốc tế ” tại chi nhánh. Về cơ bản hướng dẫn này tuân theo quy định chung về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong toàn bộ hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam. Quy trình thanh toán L/C Nhập khẩu: L/C Nhập khẩu trả ngay: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở L/C của khách hàng: 1- Phòng TTQT tổ chức tiếp nhận hồ sơ mở L/C do khách hàng xuất trình theo quy định tại Điều 5 Quyết định 447/QĐ-NHNo-QHQT. Hồ sơ gồm: Thư yêu cầu mở L/C theo mẫu; bản sao có xác nhận sao y bản chính về hợp đồng xuất nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận dăng ký mã số xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu). 2- Thanh toán viên thuộc phòng TTQT chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C, tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của chứng từ xuất trình. Nếu nội dung không rõ, mâu thuẫn hoặc có sự khác biệt với các điều kiện liên quan trong hợp đồng nhập khẩu cần thông báo cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sửa chữa, hoàn chỉnh trước khi mở. 3- Xác định mức ký quỹ: - Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng: Thanh toán viên được phân công phụ trách khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro của mặt hàng, uy tín của khách hàng, để đề xuất mức ký quỹ, lập tờ “Trình duyệt mở L/C”, Giấy đề nghị trích quỹ với số tham chiếu phản ánh số của L/C tương ứng và chuyển toàn bộ hồ sơ trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký duyệt. Đối với khách hàng đáp ứng một trong ba điều kiện sau đây sẽ không yêu cầu có Giấy đề nghị vay vốn và Giấy nhận nợ ký sẵn trong hồ sơ xin mở L/C: + Khách hàng đã ký quỹ 100% + Khách hàng được giám đốc duyệt đưa vào dạng quy hoạch, có chính sách ưu tiên. + Là khách hàng lâu năm, không có nợ quá hạn, thường xuyên có quan hệ tiền gửi ở mức 1.000.000.000 VNĐ (một tỷ) trở lên, mặt hàng nhập khẩu của L/C là mặt hàng ưu tiên hoặc dễ chuyển đổi thành tiền mặt. - Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng (kể cả khách hàng đề nghị mở L/C thanh toán bằng vốn vay lẫn vốn tự có): + Thanh toán viên chuyển hồ sơ mở L/C kèm phiếu “ Yêu cầu xác định mức ký quỹ ” cho phòng Tín dụng. + Phòng tín dụng chịu trách nhiệm xác định mức ký quỹ mở L/C, lập “Phiếu đề nghị mức ký quỹ mở L/C” trình lãnh đạo duyệt. Việc xác định mức ký quỹ phải được thực hiện trong vòng 8 tiếng làm việc và “ Phiếu đề nghị mức ký quỹ mở L/C ” cùng hồ sơ liên quan phải được chuyển cho phòng TTQT trước 14h30 hàng ngày để thực hiện mở L/C 4- Trường hợp khách hàng đề nghị cầm cố, thế chấp tài sản để đảm bảo cho giao dịch mở L/C: - Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng: Giao cho phòng TTQT thực hiện các thủ tục cầm cố, thế chấp theo quy định. - Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng(kể cả khách hàng đề nghị mở L/C thanh toán vốn vay lẫn vốn tự có): Giao cho phòng tín dụng thực hiện các thủ tục cầm cố, thế chấp làm căn cứ mở L/C, có ký nhận của phòng TTQT. Thời gian cuối cùng để phòng TTQT nhận hồ sơ mở L/C trong ngày là 14h30. 5- Thanh toán viên chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ dư trên tài khoản khách hàng đảm bảo số tiền ký quỹ theo yêu cầu. Trưởng phòngKế toán xác nhận số dư trên tài khoản khách hàng theo mẫu “Xác nhận số dư trên tài khoản khách hàng” 6- Tùy theo yêu cầu của khách hàng, tình hình ngoại tệ trên thị trường, khả năng cân đối ngoại tệ của chi nhánh, Phòng TTQT có thể tiến hành thủ tục bán ngoại tệ cho khách hàng để ký quỹ. 7- Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thanh toán viên hoàn tất bộ hồ sơ mở L/C trình Phụ trách phòng, lãnh đạo ký duyệt. b) Mở L/C: Sau khi lãnh đạo duyệt mở L/C, phòng TTQT cẽ theo mạng SWIFT-IN, truyền L/C lên phòng SWIFT sở quản lý, kinh doanh vốn và ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo quy định. Trước đây, khi mở L/C tất cả các chi nhánh truyền L/C lên sở giao dịch nay truyền lên sở nguồn vốn Thanh toán viên chuyển hồ sơ cho phòng Kế toán để hạch toán, có ký xác nhận của phòng Kế toán. Hồ sơ gồm: + Trình duyệt mở L/C + Yêu cầu mở L/C + Một bản L/C đã phê duyệt + Phiếu báo nợ + Giấy đề nghị trích ký quỹ(nếu phát sinh) + Hợp đồng mua bán ngoại tệ(nếu phát sinh) NH Đông Hà Nội sẽ đăng ký số tham chiếu L/C, chọn ngân hàng thông báo. Nếu khách hàng không chỉ định Ngân hàng thông báo thì ưu tiên chọn ngân hàng thông báo có quan hệ đại lý với NHNo Việt Nam. Cán bộ phòng TTQT đưa dữ liệu vào máy để mở L/C, có thể mở L/C bằng điện hoặc bằng thư. Nếu là mở L/C xác nhận, người mua hoặc người bán phải trả phí xác nhận. Trường hợp ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận phải ghi rõ và chỉ rõ trong L/C ai chịu phí xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận không phải là ngân hàng thông báo, NH Đông Hà Nội sẽ chỉ định một ngân hàng đại lý làm ngân hàng xác nhận nếu khách hàng không chỉ định. Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ, khách hàng phải ký quỹ một khoản không nhỏ hơn số tiền mà NH Đông Hà Nội phải ký quỹ với ngân hàng xác nhận. Trong L/C phải chỉ định ngân hàng hoàn trả, ủy quyền cho ngân hàng đòi tiền được đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả khi chứng từ phù hợp. Uỷ quyền hoàn trả sẽ do sở giao dịch cấp mã hoặc bằng thư có đây đủ chữ ký được ủy quyền, trong đó yêu cầu ngân hàng hoàn trả khi nhân được lệnh thanh toán từ ngân hàng đòi tiền phải thông báo cho NH Đông Hà Nội trước khi ghi nợ 2 ngày làm việc. Đối với các L/C cho phép tự động ghi nợ, trong nội dung của L/C phải quy định rõ “chỉ thị ghi Nợ phải được thông báo cho ngân hàng mở L/C trước 2 ngày làm việc” Tu chỉnh và tra soát. Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng lập và xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C theo mẫu, kèm theo văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán. Chi nhánh phát hành sửa đổi gửi ngân hàng thông báo và giao 1 bản gốc cho khách hàng có dấu, khữ ký của lãnh đạo chi nhánh. Xử lý điện, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ. Sau khi nhận được L/C và sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng, gửi điện đòi tiền và lập, gửi bộ chứng từ thanh toán. Chi nhánh sau khi nhận được bộ chứng từ, thanh toán viên ký nhận, kiểm tra tất cả các chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Cần kiểm tra , đối chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C liên quan (nếu có). Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau và ghi ý kiến của mình lên phiếu kiểm tra chứng từ rồi thông báo cho khách hàng sau khi báo cáo với lãnh đạo. Nếu kiểm tra thấy chứng từ không có sai sót hoặc có sai sót nhưng sau khi thông báo với khách hàng, khách hàng chấp nhận sai sót đó, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận chứng từ, thực hiện trả tiền và đòi phí sai sót. Trường hợp sai sót không được khách hàng chấp nhận, thanh toán viên lập điện từ chối và đòi hoàn trả tiền(nếu đã trả tiền), đồng thời nếu sau 10 ngay thông báo cho người nước ngoài và 5 ngày tiếp theo thông báo cho khách hàng mà nếu không nhận được chỉ thị của các bên thì sẽ chủ động hoàn trả nguyên trạng bộ chứng từ nước ngoài. Chỉ từ chối thanh toán khi ký hậu vận đơn và bảo lãnh nhận hàng. Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán một phần, thông báo cho ngân hàng nước ngoài biết và chờ chỉ thị của họ để xử lý. Bảo lãnh nhận hàng: Khi khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh / ký hậu vận đơn để nhận hàng: Nếu khách hàng thanh toán bằng vốn tự có: Phòng TTQT yêu cầu khách hàng nộp đủ 100% trị giá phải thanh toán bộ chứng từ. Nếu khách hàng đề nghị thanh toán bằng tiền vay: Thanh toán viên được phân công phụ trách đơn vị có trách nhiệm thông báo cho cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị và tiến hành các thủ tục cần thiết để ký hậu vận đơn/ phát hành bảo lãnh nhận hàng. Thanh toán viên hoàn tất hồ sơ trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký duyệt. Thanh toán L/C : - Cán bộ phụ trách mua bán ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp của phòng TTQT căn cứ vào giá trị thanh toán của L/C và số dư tài khoản USD của Chi nhánh NHNo Đông Hà Nội tại sở quản lý, KD vốn và ngoại tệ, sẽ tiến hành mua ngoại tệ nếu cần thiết và phải đảm bảo trên tài khoản của Chi nhánh NHNo Đông Hà Nội tại sở quản lý, KD vốn và ngoại tệ có đủ số dư khi chuyển điện thanh toán L/C (điện MT202) lên sở. - Trường hợp khách hàng thanh toán bằng vốn tự có: phòng TTQT thực hiện các thủ tục thanh toán L/C như quy định của NHNo. - Trường hợp khách hàng thanh toán L/C có sử dụng vốn vay: + Phòng TTQT có trách nhiệm thông báo cho phòng Tín dụng ngày dự định thanh toán khi nhận được bộ chứng từ. + Đến ngày thanh toán: Phòng Tín dụng có trách nhiệm chuyển 01 bản Giấy nhận nợ của khách hàng cho phòng TTQT trước 14h30 hàng ngày để phòng TTQT thực hiện thủ tục thanh toán L/C. - Thanh toán viên hoàn tất hồ sơ thanh toán L/C , trình phụ trách phòng và lãnh đạo ký duyệt. - Sau khi lãnh đạo ký duyệt, phòng TTQT thực hiện thanh toán L/C theo quy định. - Thanh toán viên chuyển hồ sơ cho phòng Kế toán hạch toán, bao gồm: + Điện chuyển tiền đã được phê duyệt + Phiếu báo Nợ + Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu phát sinh) 2.1.2 L/C nhập khẩu trả chậm: a) Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng và đề nghị ngân hàng mở L/C trả chậm ký quỹ 100% hoặc có đảm bảo bằng giấy tờ có giá: Giao cho phòng Thanh toán quốc tế tiếp nhận hồ sơ, xem xét và trình lãnh đạo duyệt mở L/C b) Đối với khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNganHang 80.DOC
Tài liệu liên quan