Luận văn Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I - SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB 4

1. Lý luận chung về CSHT GTĐB vùng nông thôn 4

1.1. Khái niệm CSHT GTĐB vùng nông thôn 4

1.2. Phân loại GTĐB vùng nông thôn 5

1.3. Đặc điểm của CSHT GTĐB vùng nông thôn 5

• Tính hệ thống, đồng bộ 5

• Tính định hướng 6

• Tính địa phương, tính vùng và khu vực 6

• Tính xã hội và tính công cộng cao 7

2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 9

2.1. Đặc điểm tự nhiên, KT-XH ở vùng TD-MNPB 9

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 9

2.1.2. Đặc điểm KT-XH 10

2.2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 15

2.2.1. Vai trò của CSHT GTĐB đối với phát triển KT-XH ở vùng nông thôn 15

2.2.2. Ý nghĩa quan trọng của việc phát triển CSHT GTĐB đối với vùng nông thôn TD-MNPB 18

3. Vốn đầu tư trong việc phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 19

3.1. Phân cấp quản lý và cấp vốn đầu tư cho GTĐB 19

3.2. Nguồn vốn đầu tư để phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 20

4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn 25

4.1. Trung Quốc 25

4.2. Malaysia 26

4.3. Thái Lan 27

4.4. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho vùng nông thôn TD-MNPB 28

CHƯƠNG 2 - CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB – THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ 30

1. Tổng quan về hiện trạng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 30

1.1. Mạng lưới GTĐB 30

1.2. Hiện trạng phát triển vận tải và phương tiện vận tải 35

1.3. Hiện trạng bảo dưỡng GTNT đường bộ 37

1.4. Tổ chức quản lý GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 41

2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 43

2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư 43

a. Nguồn vốn đầu tư trong nước 44

b. Nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài 52

2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư 55

a. Vốn đầu tư cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp đường bộ nông thôn 57

b. Vốn đầu tư cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ 59

3. Đánh giá chung về công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 60

3.1. Đánh giá về công tác huy động và sử dụng vốn đầu tư 60

3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 64

CHƯƠNG III - PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB 68

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 68

1.1. Quan điểm phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 68

1.2. Các mục tiêu cụ thể 70

• Đến năm 2015 70

• Đến năm 2020 71

2. Phương hướng chung và kế hoạch cụ thể trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 72

2.1. Phương hướng chung trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 72

2.1.1. Đầu tư vốn cho CSHT GTĐB phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực thúc đẩy phát triển KT-XH vùng nông thôn TD-MNPB đồng thời đón đầu đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa cũng như vận tải hành khách phát sinh trong tương lai. 73

2.1.2. Khai thác triệt để mọi nguồn vốn, huy động tối đa nguồn vốn trong nước cũng như nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. 73

2.1.3. Tiến tới thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý khai thác sử dụng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. 75

2.1.4. Vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB cần được thực hiện một cách đồng bộ, đầu tư có trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, sử dụng vốn thất thoát kém hiệu quả. 76

2.2. Kế hoạch cụ thể trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 77

3. Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư 81

3.1. Các giải pháp huy động vốn đầu tư 81

3.1.1. Tăng cường quản lý thu, chi NSNN cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 81

3.1.2. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và nguồn lực từ trong dân 83

3.1.3. Tích cực phát hành trái phiếu đầu tư huy động vốn cho duy trì và phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 84

3.1.4. Khai thác nguồn vốn ODA cho các chương trình, dự án xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn bằng các chủ trương và biện pháp hợp lý 86

3.2. Các giải pháp sử dụng vốn đầu tư 86

3.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 87

3.2.2. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB một cách hợp lý trong từng thời kỳ nhất định 88

3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư cho CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. 90

3.2.4. Xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng vốn kéo dài trong đầu tư xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 92

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB 93

4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân về vị trí vai trò của CSHT GTĐB trong quá trình phát triển KT-XH của vùng nông thôn TD-MNPB 93

4.2. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý hệ thống CSHT GTĐB 94

4.3. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vốn đầu tư trong khu vực nông thôn TD-MNPB 94

4.4. Khai thác vật liệu và nhân công tại chỗ để vừa tạo công ăn việc làm cho người dân sống ở khu vực nông thôn TD-MNPB vừa góp phần hạ giá thành xây dựng, bảo trì 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1. Kết luận 97

2. Kiến nghị 98

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T GTĐB là một trong những điều kiện cơ bản đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của vùng. Phát triển GTĐB không chỉ có tác dụng tích cực đến sự đi lại, vận chuyển hàng hóa và thông thương giữa vùng nông thôn TD-MNPB với các vùng khác mà nó còn là nhịp cầu nối quan trọng trong quá trình thu hút vốn đầu tư. Do đó, đầu tư xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn đã trở thành yêu cầu bức thiết trong tiến trình phát triển của vùng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, bằng nhiều biện pháp và chính sách hỗ trợ kỹ thuật, tiền vốn, hướng dẫn huy động từ nguồn lực trong dân và địa phương cũng như thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, những năm gần đây lĩnh vực đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB đã có nhiều bước tiến bộ. Vậy, thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB giai đoạn 2000 – 2008 như thế nào? 2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư Đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng giao thông mà điển hình là GTĐB ở vùng nông thôn TD-MNPB có những đặc điểm riêng. Bởi, so với các vùng khác, vùng TD-MNPB không có những điều kiện thuận lợi trong việc huy động và thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB hiện nay tại vùng cũng được xuất phát từ 2 nguồn chính. Đó là nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm từ NSTW, NSĐP, sự đóng góp của các tổ chức – cá nhân và nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW Tình hình thu NSNN trên địa bàn vùng Như chúng ta đã biết, thu ngân sách là nguồn chủ yếu để nhà nước đầu tư trở lại phát triển KT – XH các vùng nói chung và CSHT GTĐB vùng nông thôn nói riêng. Đồng thời, nguồn đóng góp của các địa phương vào ngân sách TW cũng phản ánh thực trạng phát triển của từng vùng. Bảng 2.9 – Thu ngân sách TW của các vùng trong cả nước Vùng 2006 2007 2008 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Cả nước 92.812,210 100 99.972,362 100 109.562,689 100 ĐB sông Hồng 20.149,530 21.71 26.872,57 26,88 30.315,99 27,67 TD-MNPB 5.160,36 5,56 6.938,08 6,94 7.625,56 6,96 Bắc Trung Bộ 3.378,36 3,64 3.139,13 3,1 3.286,88 3,0 DH miền Trung 4.148,71 4,47 4.958,63 4,96 5.741,08 5,24 Đông Nam Bộ 51.854,18 55,87 49.426,34 49,44 53.389,89 48,73 ĐB sông Cửu Long 7.127,98 7,68 7.617,89 7,62 7.888,51 7,2 Tây Nguyên 993,09 1,07 1.019,722 1,06 1.314,779 1,2 Nguồn: Bộ Tài Chính Như vậy, kết quả thu ngân sách trên địa bàn ở các vùng trong cả nước đều tăng qua các năm nhưng việc thu ngân sách của vùng khó khăn với tỷ lệ nghề nông cao như vùng nông thôn TD-MNPB là rất thấp. Là một vùng rộng lớn bao gồm 15 tỉnh song thu ngân sách của vùng chỉ chiếm tỷ trọng 5.56% so với tổng thu ngân sách của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do mức thu nhập bình quân đầu người của người dân trong vùng chỉ đạt 135.000 đồng/tháng. Bởi vậy, khả năng đóng góp của các thành phần kinh tế khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay doanh thu từ hoạt động kinh tế thấp và lượng thuế, phí thu được thấp. Bên cạnh đó, đây lại là vùng có địa hình hiểm trở, phần lớn là đồi núi với độ dốc cao, phát triển kinh tế cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, nguồn thu NSNN trên đại bàn vùng đạt tỷ lệ tương đối thấp. Tình hình chi ngân sách TW cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng Nhận thức rõ, phát triển CSHT GTĐB là khâu trọng yếu trong chương trình phát triển KT-XH nông thôn miền núi, khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển, tiến bộ xã hội giữa các vùng. Cùng với việc tập trung nâng cấp một số trục giao thông quốc lộ chính, NSNN đã hỗ trợ đầu tư phát triển mạng lưới giao thông địa phương trong đó đặc biệt quan tâm đến các xã thuộc vùng nông thôn TD-MNPB. Theo phân tích ở trên, sự đóng góp của vùng vào NSTW là rất thấp nên khả năng quay vòng vốn trở lại đầu tư cho CSHT GTNT rất hạn chế. Tuy nhiên, hàng năm NSNN (chủ yếu thông qua Bộ GTVT) dành một khoản vốn đầu tư không nhỏ cho CSHT GTVT nói chung và GTNT đường bộ trong vùng nói riêng. Bảng 2.10 – Tỷ lệ VĐT cho GTĐB so với tổng VĐT từ NSNN vùng nông thôn TD-MNPB - Giai đoạn 2000 – 2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư từ NSNN (tỷ đồng) 11.780 12.252 13.356 14.093 16.912 17.758 Vốn đầu tư GTVT (tỷ đồng) 2.038 2.266,62 2.204 2.410 2.756,66 3125,41 Đầu tư GTNT 224,18 453,32 418,76 439,34 595,44 715,72 Tỷ lệ % VĐT cho GTVT so với VĐT từ NSNN 17,3 18,5 16,5 17,1 16,3 17,6 Tỷ lệ % VĐT so với VĐT NSNN 11 20 19 18,23 21,6 22,9 Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ GTVT Trong giai đoạn 2000 – 2005, tổng số vốn đầu tư từ NSNN dành cho vùng nông thôn TD-MNPB đạt 86.151 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT giao thông so với tổng vốn đầu tư của NSNN chiếm 17,18% tương ứng với 14.800,69 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho GTĐB nông thôn tăng lên qua các năm, năm 2000 vốn đầu tư của NSNN cho GTNT trong vùng là 224,18 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên gấp hơn 3 lần đạt 715,72 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB trong giai đoạn này lên đến mức 2.846,76 tỷ đồng chiếm 19,23% tổng ngân sách chi cho GTVT trong vùng. Bảng 2.11 – Tỷ lệ VĐT cho GTĐB so với tổng VĐT từ NSNN vùng nông thôn TD-MNPB - Giai đoạn 2006– 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 Dự kiến 2010 Vốn đầu tư từ NSNN (tỷ đồng) 18.035 20.289 21.825 24.825 25.498 Vốn đầu tư GTVT (tỷ đồng) 3300,41 3.631,73 4.168,58 4.413,99 5137,85 Tỷ lệ % VĐT cho GTVT so với VĐT từ NSNN 18,3 17,9 19,1 17,83 20,15 Đầu tư GTNT 772,30 864,35 796,20 785,69 1.035,28 Tỷ lệ % VĐT so với VĐT NSNN 23,4 23,8 24,6 25,04 25,18 Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ GTVT Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện 5 năm phát triển KT-XH giai đoạn 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư của NSNN cho vùng nông thôn TD-MNPB là 110.047 tỷ đồng trong đó mức đầu tư cho phát triển CSHT GTNT trong vùng là 4.253,82 tỷ đồng – tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 2000 – 2005. Điều này chúng tỏ, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và chú trọng đến việc phát triển hạ tầng GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ công của người dân. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng tăng lên song tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước cho ngành giao thông nói chung và GTNT nói riêng có chiều hướng giảm do sự gia tăng mạnh của vốn ODA. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB còn được huy động thông qua một số chương trình và dự án phát triển như chương trình 135, dự án GTNT1, GTNT2. Trong đó, tổng nguồn vốn của chương trình 135 cho hạ tầng GTNT giai đoạn 2000 – 2005 là 1.682 tỷ đồng chiếm 27,53% tổng nguồn vốn đầu tư cho vùng nông thôn TD-MNPB. Giai đoạn 2006 – 2010 – tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chương trình 135, lượng vốn đầu tư tăng lên 2.743 tỷ đồng. Ngoài ra, vùng còn có một lượng vốn đầu tư rất lớn cho phát triển GTNT từ các dự án GTNT1 (1997 - 2001), GTNT2 (2000 – 2006) đầu tư vào một số tỉnh như Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh với khoảng 7,672 triệu USD bao gồm vốn vay của WB (3,11 triệu USD), vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh (2,62 triệu USD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (1,942 triệu USD). Nguồn vốn đầu tư từ NSĐP Nguồn vốn địa phương đầu tư phát triển GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB bao gồm ngân sách tỉnh và huyện. Trong toàn bộ 15 tỉnh với 163 huyện của vùng, ngân sách chi cho việc xây dựng hạ tầng GTĐB nông thôn tăng dần qua các năm. Điển hình như năm 2005, Phú Thọ, Quảng Ninh đã chi từ 40 – 50% NSĐP cho GTNT thì năm 2007 tỷ lệ này là 60 – 70%, Yên Bái 11%, Hòa Bình 23%. Đặc biệt, tỉnh Hà Giang có những năm còn đầu tư 75% NSĐP cho phát triển CSHT GTĐB nông thôn nhằm kích thích sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong tỉnh. Theo số liệu thống kê của Bộ GTVT, giai đoạn 2000 – 2005, tổng số vốn đầu tư mà các địa phương sử dụng để phát triển hệ thống GTĐB nông thôn đạt 3.558,45 tỷ đồng chiếm 67,83% tổng NSĐP đầu tư cho CSHT GTNT. Lượng vốn đầu tư này tiếp tục tăng vào các năm 2006 (1.235,1 tỷ đồng), năm 2007 (1.372,9 tỷ đồng), năm 2008 (1.424,11 tỷ đồng). Nâng tổng số vốn đầu tư của giai đoạn 2006 – 2008 là 4.032,11 tỷ đồng, tăng 1,13% so với cả giai đoạn trước. Trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư mà NSĐP chi cho GTĐB nông thôn liên tục tăng từ 72,14% (năm 2006) lên tới 78,95% (năm 2008). Bảng 2.12 – VĐT từ NSĐP vùng nông thôn TD-MNPB Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2000 - 2005 2006 2007 2008 NSĐP đầu tư cho GTNT (tỷ đồng) 5.246,12 1.712,09 1.800,76 1803,81 NSĐP đầu tư cho GTĐB nông thôn (tỷ đồng) 3.558,45 1.235,1 1.372,9 1.424,11 Tỷ trọng (%) 67,83 72,14 76,24 78,95 Nguồn: Bộ GTVT Ngoài ra, hàng năm NSNN cũng hỗ trợ một phần cho các địa phương trong vùng TD-MNPB trong việc đầu tư xây dụng các công trình, hạng mục cơ bản. Bảng 2.13 – Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước do vùng TD-MNPB quản lý Vùng 2006 2007 2008 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Cả nước 66.746 100 74.430 100 78.039 100 ĐB sông Hồng 6.060,53 9,08 6.572,17 8,83 6.617,71 8,48 TD-MNPB 8.837,17 13,34 9.110,23 12,24 7.983,39 10,23 Bắc Trung Bộ 4.945,88 7,41 4.912,38 6,6 5.486,14 7,03 DH miền Trung 4.932,53 7,39 5.671,57 7,62 6.087,04 7,80 Đông Nam Bộ 28.553,94 42,78 33.806,11 45,42 35.780,88 45,85 ĐB sông Cửu Long 12.470,16 15,93 11.849,25 15,92 14.562,08 18,66 Tây Nguyên 945,79 4,17 2.508,29 3,37 1.521,76 1,95 Nguồn: Bộ GTVT Qua bảng số liệu trên, ta thấy vốn đầu tư XDCB của nhà nước do vùng nông thôn TD-MNPB quản lý chiếm tỷ lệ tương đối cao đạt 13,24% (2006) nhưng giảm dần vào các năm 2007 và 2008 chỉ còn 12,24%, 10,23%. Có thể thấy rằng, nguồn NSĐP của các tỉnh trong vùng nông thôn TD-MNPB chi cho phát triển GTĐB nông thôn là khá lớn. Bởi ở những vùng mà khả năng phát triển kinh tế không cao như vùng nông thôn TD-MNPB thì việc đầu tư cho GTVT trong đó có GTĐB nông thôn là một trong những chính sách hoàn toàn hợp lý nhằm tạo ra những cơ hội đầu tư mới cho toàn vùng. Sự đóng góp của người dân, các tổ chức và cá nhân Xác định hệ thống GTĐB nông thôn là một bộ phận quan trọng trong tổng thể mạng lưới GTVT, góp phần làm cho giao thông thông suốt từ tỉnh đến các huyện, xã và thôn bản. Những năm qua, phong trào xây dựng đường GTĐB ở các tỉnh thuộc vùng nông thôn TD-MNPB phát triển sâu rộng. Ngoài nguồn vốn đầu tư của NSNN, NSĐP, các tỉnh đã phát huy nội lực trong nhân dân đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường và các công trình thuộc hạng mục GTĐB nông thôn. Theo số liệu thống kê năm 2007, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chương trình phát triển GTĐB vùng nông thôn đã được nhân dân các xã trong vùng đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Cụ thể, tỷ lệ đóng góp của người dân trong tổng vốn đầu tư phát triển GTNT ở hầu hết tất cả các tỉnh trong vùng là tương đối cao, chiếm từ 25 – 65% như Bắc Giang 62,4%, Phú Thọ 59,18%, Yên Bái 45,21%, Hòa Bình 32,15%. Bảng 2.14 – VĐT cho GTĐB huy động từ trong dân vùng nông thôn TD-MNPB Hình thức đóng góp 2000 – 2005 2006 2007 2008 Dân đóng góp bằng tiền mặt (Tỷ đồng) 2.464,89 328,44 524,87 756,98 Dân đóng góp bằng sức lao động (Triệu ngày công) 39,24 10,08 15,22 16 Nguồn: Bộ GTVT Trong giai đoạn 2000 – 2005, mức huy động từ nhân dân và sự đóng góp của các tổ chức cá nhân trong vùng là 2.464,89 tỷ đồng với 39,24 triệu ngày công. Giai đoạn 2006 – 2008, mức vốn này đã tăng lên 1.610,29 tỷ đồng với 41,3 triệu ngày công, tăng lên một cách đáng kể so với cùng kỳ của thời kỳ trước. Điều đó chứng minh mức sống của người dân ở khu vực nông thôn trong vùng đã tăng lên cũng như họ đã nhận thức được vai trò của CSHT GTĐB trong sự phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của chính họ. Năm 2006, tổng nguồn vốn đầu tư cho làm mới và duy tu bảo dưỡng CSHT GTĐB toàn vùng nông thôn TD-MNPB là 2.335,84 tỷ đồng thì mức đóng góp của người dân là 328,44 tỷ, chiếm tới 14,06% tổng mức vốn cho phát triển CSHT GTĐB nông thôn và hơn 10,08 triệu ngày công lao động tính ra là 105,28 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của người dân là 524,87 tỷ đồng và 15,22 triệu ngày công lao động hơn gấp 1,5 lần so với năm 2006 là 5,14 triệu ngày công. Đến năm 2008, trong tổng số 2.977,29 tỷ đồng đầu tư phát triển CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB thì có đến 756,98 tỷ đồng do dân đóng góp, không kể 16 triệu ngày công. Ở nước ta hiện nay có các hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao), BTO (xây dựng – chuyển giao – vận hành), BT (xây dựng – chuyển giao) khá phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước nhưng hình thức này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn đặc biệt là ở khu vực mà đầu tư phát triển kinh tế không đem lại hiệu quả cao như vùng nông thôn TD-MNPB. Hơn thế nữa, hình thức này chỉ phát huy mạnh trong các dự án phát triển giao thông đô thị, xây dựng cầu cống… Bởi lẽ, các hình thức này là nguồn vốn của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước bỏ ra để đầu tư thu lợi nhuận song do đặc điểm đầu tư CSHT GTNT mang nặng tính công cộng cũng như chính sách của Nhà nước chưa thật rõ ràng nên số vốn thu hút từ hình thức này gần như không có cho phát triển CSHT GTĐB ở khu vực nông thôn. Nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài Song song với việc huy động nguồn vốn từ trong nước, vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát triển CSHT GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, vốn tài trợ của nước ngoài đầu tư vào khu vực nông thôn nước ta nói chung và vùng nông thôn TD-MNPB nói riêng liên tục tăng qua các năm, cụ thể trong giai đoạn 2000 – 2008, số vốn tài trợ vào khu vực nông thôn vùng TD-MNPB đạt 10,82 tỷ USD. Số vốn này được tập trung chủ yếu vào xây dựng CSHT giao thông, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho người dân (điện, đường, trường, trạm), nâng cấp hệ thống thủy lợi và các dự án xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, còn có một số dự án hỗ trợ tín dụng nông thôn cho các tỉnh khó khăn ở trong vùng. Trong đó, các dự án phát triển CSHT GTĐB chiếm tỷ lệ 76,41% tổng số các dự án đầu tư cho CSHT GTNT vùng nông thôn TD-MNPB. Các nguồn tài trợ của nước ngoài bao gồm nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng hợp tác quốc tế (JICA), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), liên minh Châu Âu (EU), ODA… Các nguồn vốn này được tài trợ thông qua hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi xuất thấp, thời hạn cho vay dài. Bảng 2.15 – Vốn tài trợ nước ngoài cho CSHT GTĐB vùng nông thôn theo vùng lãnh thổ - Giai đoạn 2000 - 2008 Vùng ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) TD-MNPB 250,72 26 ĐB sông Hồng 135,00 14 Bắc Trung Bộ 125,36 13 Nam Trung Bộ 101,25 10,5 Tây Nguyên 53,04 5,5 Đông Nam Bộ 86,79 9 ĐB sông Cửu Long 212,14 22 Tổng 964,3 100 Nguồn: Bộ GTVT Như vậy, tính từ năm 2000 – 2008, các dự án phát triển GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, vốn ODA phân bổ cho vùng đạt tỷ lệ khá cao 26% tương ứng với 250,72 triệu USD. Tại sao, ODA phân bổ cho phát triển GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB lại cao hơn hẳn các vùng khác như vậy? Phải chăng do mục đích của nguồn vốn ODA chủ yếu dùng để hỗ trợ ở những khu vực khó khăn, chậm phát triển với trình độ dân trí còn thấp cần cải tạo hệ thống CSHT GTĐB để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thêm vào đó, vùng nông thôn TD-MNPB là vùng kinh tế lạc hậu nhất cả nước, đầu tư cho CSHT GTĐB là một vấn đề tất yếu khách quan mà bất kỳ quốc gia nào khi hỗ trợ cho Việt Nam đều quan tâm tới. Năm 2005, ADB viện trợ không hoàn lại 23,4 triệu USD để phát triển GTĐB nông thôn ở các tỉnh trong vùng. Dự kiến giai đoạn tiếo theo 2008 - 2015, ADB sẽ cho vay và viện trợ 30,9 triệu USD nhằm xây dựng và nâng cấp các tuyến đường GTNT thuộc các tỉnh miền núi khó khăn như Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La… Theo số liệu thống kê của Bộ GTVT, năm 2006, JICA đầu tư cho CSHT GTNT nước ta 1,2 triệu yên Nhật tương ứng với 278 tỷ đồng, trong đó riêng đầu tư cho vùng nông thôn TD-MNPB là 54 tỷ đồng. Cùng năm đó, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ khôi phục, cải tạo mạng lưới đường tỉnh, đường huyện trong vùng với tổng mức đầu tư là 38 tỷ đồng, góp phần nâng cao khoảng 706 km đường ôtô. Thêm vào đó, JICA đã viện trợ không hoàn lại 2,5 triệu USD xây dựng 14 cầu và đường nông thôn triển khai trong các năm 2003 – 2005 tại địa bàn vùng nông thôn TD-MNPB, trong đó có 9 cầu được xây dựng hoàn toàn bằng vốn của Nhật, 5 cầu còn lại ở các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ và Tuyên Quang, Nhật giúp toàn bộ dầm thép, Việt Nam đảm nhiệm thi công móng trụ cầu. Viện trợ không hoàn lại của Vương Quốc Anh, đầu tư xây dựng CSHT GTĐB nông thôn cho 4 tỉnh thuộc vùng nông thôn TD-MNPB là Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tổng mức vốn viện trợ là 23,15 triệu USD (2000 – 2005). Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2000 – 2005 đã cho vay 31,9 triệu USD trong đó vốn ODA cho vay ưu đãi 15,85 triệu USD để nâng cấp 2000 – 3000 km đường cấp thấp (mạng lưới giao thông xã của các dự án cải tạo, tu bổ giao thông huyện xã như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Giai đoạn 2 (2006 – 2010) WB tiếp tục cho vay 35,45 triệu USD cho GTNT vùng TD-MNPB trong đó ODA cho vay ưu đãi là 25,1 triệu USD. Ngoài ra, WB còn có dự án GTNT đầu tư phát triển CSHT GTNT của 11 tỉnh trong vùng với tổng chiều dài là 4.000 km với 42,18 triệu USD (2000 – 2008). Qua số liệu các năm 2000 – 2008 về thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB từ nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài ta có bảng sau: Bảng 2.16 – Vốn đầu tư cho CSHT GTNT vùng TD-MNPB Giai đoạn 2000 – 2008 Nguồn vốn Đơn vị 2000 -2005 2006 2007 2008 NSTW Tỷ đồng 2.846,76 772,30 864,35 796,20 Tỷ lệ % 32,09 33,06 31,29 26,74 NSĐP Tỷ đồng 3.558,45 1.235,1 1.372,9 1.424,11 Tỷ lệ % 40,12 52,88 49,70 47,83 Nhân dân đóng góp Tỷ đồng 2.464,89 328,44 524,87 756,98 Tỷ lệ % 27,79 14,06 19,01 25,43 Tổng Tỷ đồng 8.870,1 2.335,84 2.762,12 2.977,29 Hỗ trợ của nước ngoài Triệu USD 93,35 42,52 51,76 63,09 Nguồn: Bộ GTVT Như vậy, tổng nguồn vốn huy động được trong nước giai đoạn 2000 – 2005 của vùng nông thôn TD-MNPB đạt 8.870,1 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ NSĐP chiếm 40,12% tương ứng với 3.558,45 tỷ đồng, ngân sách TW hỗ trợ 2846,76 tỷ đồng, chiếm 32,09%, nguồn vốn do nhân dân đóng góp xây dựng hạ tầng GTĐB trong vùng 2.464,89 chiếm 27,79%. Bước sang giai đoạn 2006 – 2008, tổng số vốn đầu tư huy động được từ NSNN, NSĐP và sự đóng góp của người dân là 8.075,25 tỷ đồng, tăng lên so với các năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN có xu hướng giảm dần vào các năm 2007 và 2008. NSĐP vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng. Điều đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ trong dân có xu hướng tăng từ 14,06% năm 2006 lên đến 25,43% năm 2008. Qua đó cho thấy đời sống của người dân ở khu vực nông thôn trong vùng có tăng cao và họ ý thức được vai trò của đầu tư cho phát triển hạ tầng GTNT đối với cuộc sống của chính bản thân họ. Cùng với nguồn vốn huy động trong nước, nguồn vốn hỗ trợ cho GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB của các tổ chức nước ngoài cũng đạt được những con số khá ấn tượng. Giai đoạn 2000 – 2005, mức vốn huy động của các tổ chức nước ngoài là 93,35 triệu USD và tiếp tục tăng lên 157,37 triệu USD trong giai đoạn 2006 – 2008. 2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư Nếu như việc huy động vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB đã là một vấn đề vô cùng khó khăn thì việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn ấy như thế nào cũng là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng. Trước hết, chúng ta cùng xem xét chu trình quản lý cấp phát vốn thuộc NSNN, NSĐP cho đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại vùng nông thôn TD-MNPB. Sơ đồ 2.17 – Quản lý cấp phát vốn xây dựng CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB CHÍNH PHỦ (1) (1) (2) Bộ tài chính UBND tỉnh (3b) (3a) Sở tài chính UBND huyện (4b) (4a) (5b) Phòng tài chính (huyện, xã) UBND xã (8) (7) (5a) (6) Kho bạc nhà nước địa phương Chủ đầu tư (9) Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Bộ GTVT Chú thích sơ đồ 2.17: Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. UBND tỉnh bố trí vốn chi tiết cho từng dự án gửi Bộ tài chính. UBND tỉnh thông báo kế hoạch vốn cho UBND huyện và Sở Tài chính. UBND huyện thông báo kế hoạch vốn cho UBND xã và phòng tài chính. UBND xã thông báo cho chủ đầu tư và phòng tài chính của xã. Chủ đầu tư mở tài khoản để giao dịch thanh toán vốn đầu tư với Kho bạc nhà nước ở địa phương. Kho bạc nhà nước tại địa phương lập kế hoạch cho vốn đầu tư gửi Phòng tài chính (huyện, xã). Phòng tài chính chuyển tiền theo mức chi đã duyệt. Chủ đầu tư thanh toán vốn đầu tư với Kho bạc nhà nước. Vậy, trong những năm vừa qua (2000 – 2008), vùng nông thôn TD-MNPB đã sử dụng nguồn vốn đầu tư quý giá này cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo, nâng cấp và bảo dưỡng đường bộ nông thôn ra sao? Vốn đầu tư cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp đường bộ nông thôn Như chúng ta đã biết, vùng nông thôn TD-MNPB bao gồm 15 tỉnh, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước cho phát triển CSHT GTĐB nông thôn của từng tỉnh phụ thuộc vào tình trạng GTĐB ở địa phương đó. Trong đó, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống CSHT GTĐB nông thôn trong vùng được chia thành 2 loại lớn là chi đầu tư và chi thường xuyên. Nguồn vốn đầu tư cho công tác xây dựng mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp đường bộ nông thôn thuộc loại hình chi đầu tư. Nguồn vốn đầu tư sử dụng cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ thuộc loại hình chi thường xuyên. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bảng 2.18 – Cơ cấu chi cho GTĐB của vùng nông thôn TD-MNPB Chỉ tiêu 2000 - 2005 2006 2007 2008 Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Mức chi (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng chi 7.012,70 100 1.780,61 100 2.165,5 100 2.356,53 100 Chi đầu tư 6.840,89 97,55 1.733,6 97,36 2.106,38 97,27 2.290,31 97,19 Chi TX 171,81 2,45 47,01 2,64 59,12 2,73 66,22 2,81 Nguồn: Bộ GTVT Giai đoạn 2000 – 2005, trong tổng nguồn vốn huy động được từ NSNN, NSĐP và sự đóng góp của người dân, vốn được sử dụng để đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB toàn vùng nông thôn TD-MNPB là 7.012,70 tỷ đồng (đạt 79,06% trong tổng số vốn huy động cho phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB ở trong nước của giai đoạn này). Trong đó, chi đầu tư là 6.840,89 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ cao 97,55%. Mức vốn này phân bổ không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Tỉnh nhận được nhiều vốn nhất cho công tác xây dựng mới, kiên cố hóa lại hệ thống GTĐB nông thôn là tỉnh Hà Giang và Cao Bằng (1215,45 tỷ đồng). Bởi lẽ, CSHT GTĐB ở 2 tỉnh này tương đối lạc hậu và yếu kém. Thêm vào đó, với chủ trương xóa bỏ đường đất, đường tạm, bê-tông hóa hệ thống đường thôn, xóm, thôn bản, trong giai đoạn này, vốn XDCB của Nhà nước do các tỉnh trong vùng quản lý chủ yếu tập trung cho việc xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xóm, cải thiện điều kiện đi lại cho người dân trong vùng. Trong số, 22.148,84 tỷ đồng vốn Nhà nước do địa phương quản lý thì có 9.803,25 tỷ đồng được sử dụng cho chi đầu tư phát triển GTĐB nông thôn, chiếm 44,26% tổng nguồn vốn hiện có của địa phương. Giai đoạn tiếp theo (2006 – 2008), tỷ trọng đầu tư cho CSHT GTĐB nông thôn trong vùng luôn ở mức cao. Năm 2006, mức vốn được sử dụng cho phát triển CSHT GTĐB trong vùng là 1.780,61 tỷ đồng (chiếm 76,23% trong tổng số vốn huy động được), trong đó vốn chi cho đầu tư của toàn vùng là 1.733,6 tỷ đồng tương ứng với 97,36% mức vốn đầu tư cho GTĐB nông thôn. Mức chi cho xây dựng mới liên tục tăng trong các năm 2007 (2.165,5 tỷ đồng), năm 2008 (2.356,53 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng từ 97,19% – 97,27 %. Ngoài ra, vốn XDCB do địa phương quản lý cũng được sử dựng đến 45,66% cho công tác chi đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục thiết yếu ở các tỉnh trong vùng. Mặt khác, trong số 250,72 triệu USD - nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài giai đoạn 2000 – 2008 thì có đến 246,41 triệu USD chi cho đầu tư xây dựng đường giao thông cấp tỉnh, huyện và xã, chiếm tỷ lệ 98,18%. Trong đó, 184,23 triệu USD đã được giải ngân (đạt tỷ lệ 74,76%). Số vốn còn lại được đầu tư xây dựng các tuyến đường thôn bản, liên thôn, liên xóm nhằm xóa bỏ đường đất, đường tạm ở những vùng sâu, vùng xa. Vốn đầu tư cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ Như đã nói ở trên, kinh phí được sử dụng để quản lý, duy tu và bảo dưỡng đường bộ thuộc loại hình chi thường xuyên. Nếu so sánh ở cấp Bộ, ngành thì chi đầu tư thuộc lĩnh vực của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong khi đó chi thường xuyên thuộc sự quản lý của Bộ Tài Chính. Ở cấp địa phương cụ thể như vùng nông thôn TD-MNPB (tỉnh, huyện, xã), nguồn vốn cho công tác chi thường xuyên phần lớn lấy từ ngân sách huyện, xã, một phần là sự hỗ trợ của tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm NSNN và NSĐP cũng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21331.doc
Tài liệu liên quan