MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ MARKETING
CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm về cạnh tranh và markeitng cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong kinh doanh.
1.1.3 Các loại cạnh tranh và cấp độ cạnh tranh.
1.1.4 Marketing trong cạnh tranh.
1.1.5 Các chiến lược cạnh tranh.
1.2 Những nguyên tắc của lợi thế cạnh tranh
1.2.1 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh.
1.2.2 Sự khác biệt hóa.
1.3 Mô hình 5 nguồn lực lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter
1.3.1 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
1.3.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (nhà Phân Phối)
1.3.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn.
1.3.4 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
1.3.5 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
1.4 Xu thế sử dụng các công cụ trong cạnh tranh.
1.4.1 Sản phẩm.
1.4.2 Giá.
1.4.3 Phân phối.
1.4.4 Giao tiếp và khuếch trương.
1.5 Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH MẶT HÀNG
THỊT GÀ ĐÔNG LẠNH CỦA INTIMEX TPHCM
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Intimex TP.HCM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Intimex
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh thịt gà của Intimex TP.HCM.
2.1.3.1. Hoạt động nhập khẩu.
2.1.3.1.1. Kim ngạch nhập khẩu.
2.1.3.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng thịt đông lạnh
2.1.3.2. Hoạt động kinh doanh.
2.1.3.2.1. Phân phối bán sản phẩm.
2.1.3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2 Phân tích thị trường kinh doanh thịt gà tại Việt Nam ứng dụngtheo mô hình lợi thế cạnh tranh - phân tích cấu trúc ngành của Michael E. Porter.
2.2.1 Rào cản gia nhập ngành của nhà cung cấp
2.2.2 Người mua.
2.2.3 Đối thủ nội bộ ngành.
2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn.
2.2.5 Sản phẩm thay thế.
2.3 Thực trạng tình hình cạnh tranh mặt hàng thịt gà đông lạnh của Intimex trên thị trường. 2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh hiện tại của Intimex trên thị trường.
2.3.1.1 Yếu tố nhập khẩu.
2.3.1.2 Chất lượng sản phẩm.
2.3.1.3 Nhà cung ứng.
2.3.1.4 Hệ thống kênh phân phối.
2.3.1.5 Giá cả mặt hàng.
2.3.2 Phân tích đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh chính trong ngành.
2.3.2.2 Đối thủ tiềm ẩn.
2.3.3 Vị thế cạnh tranh của Intimex
2.3.3.1 Định vị Intimex và lợi thế so sánh với đối thủ.
2.3.3.2 Các mặt lợi thế của Intimex.
2.3.3.3 Các mặt còn hạn chế của Intimex.
2.4 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG CẠNH
TRANH VỀ MẶT HÀNG THỊT GÀ ĐÔNG LẠNH CHO CÔNG TY CỒ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX
3.1 Các giải pháp Marketing nâng cao khẳ năng cạnh tranh cho Intimex
3.1.1 Giải pháp 1: Xây dựng thêm trung tâm thương mại và tiến vào thị trường TPHCM để trực tiếp tiêu thụ sản phẩm thịt.
3.1.2 Giải pháp 2:Tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với các khách hàng mua sỉ tại thị trường TPHCM.
3.1.3 Giải pháp 3: Tố chức công tác nghiên cứu thị trường
3.1.4 Giải pháp4: Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến sản phẩm “Xây dựng thương hiệu Gà sạch”.
3.2 Kết luận chương 3
Kết luận bài
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3043 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt hàng thịt gà đông lạnh cho công ty cổ phần tập đoàn INTIMEX TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy rằng tầm ảnh hưởng và sự đóng góp vào doanh thu của toàn công ty của mặt hàng này chưa đáng kể. Qua đó, tình hình kinh doanh mặt hàng thịt gà của Intimex chưa thực sự hiệu quả.
Biểu Đồ 2.3-Tỷ Trọng Doanh Thu Của Thịt Gà năm 2008
Qua biểu đồ, có thể thấy rõ hơn và dẫn chứng cụ thể cho lập luận trên. Mặt hàng thịt gà đông lạnh chiếm tỷ trọng là rất bé chỉ khoảng 4,7% trong tổng doanh thu bán hàng của Intimex ècó thể thấy mặt hàng thịt gà Intimex chưa là mặt hàng trọng yếu góp phần vào doanh thu của công ty.
2.2 Phân tích thị trường kinh doanh thịt gà tại Việt Nam ứng dụng theo
mô hình lợi thế cạnh tranh - phân tích cấu trúc ngành của Michael
E. Porter.
2.2.1 Rào cản gia nhập ngành của nhà cung cấp
Về đặc điểm tính chất của thị trường ngành thịt gà tại Việt Nam thì nhà cung ứng chính cho ngành thịt gà
Trang trại chăn nuôi trong nước cung cấp cho thị trường nội địa
Nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác sang thị trường Việt Nam
Thị trường
Thịt Gà Việt Nam
Cung cấp
Cung cấp
Rào cản gia nhập ngành là công nghệ chăn nuôi và điều kiện thức ăn chăn nuôi gia cầm
Rào cản gia nhập ngành là yếu tố về pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu
Sơ Đồ 2.2 – Rào Cản Gia Nhập Ngành Của Nhà Phân Phối
Nhà cung ứng cho thị trường thịt gà Việt Nam là trang trại chăn nuôi nội địa và các quốc gia xuất khẩu thịt gà vào thị trường Việt nam.
Thứ nhất là về trang trại gà nội địa:
Bảng 2.5 - Số Lượng Trang Trại Gia Cầm Trong Cả Nước 2010
ĐVT: Số trang trại
Loại
Số lượng
Chiếm tỷ trọng trong tổng số trang trại cả ngành gia cầm
Trang trại chăn nuôi Gà
1950
68,73 %
Trang trại chăn nuôi Vịt
668
23.54%
Trang trại Gia cầm loại Giống
219
7,71%
Tổng TT gia cầm
2837
100%
Nguồn: Tổng cục chăn nuôi Việt Nam (Cucchannuoi.gov.vn)
Theo báo cáo của cục chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, số lượng trang trại gà, vịt đứng thứ 3 trong Tổng số các trang trại nhiều nhất cả nước, chủ yếu ở các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Duyên Hải Miền Trung và Miền Đông Nam Bộ. Trong đó, số trang trại nuôi gà chiếm tỷ lệ lớn nhất 68% trong tổng số trang trại chăn nuôi gia cầm trong cả nước. è Đây là một nguồn cung ứng lớn cho thị trường thịt nội địa hơn 200.000 con mỗi năm vơi sản lượng gà công nghiệp và gà ta.
Thứ hai là nhà cùng ứng còn lại cho thị trường, chuyên nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ các quốc gia như: Mỹ, Brazil, Ấn độ, Argentina, Trung Quốc,... và một số quốc gia khác.
Đối với rào cản gia nhập thị trường của các nhà cung cấp là trang trại chăn nuôi thị trường nội địa, vì vấn đề về công nghệ chăn nuôi gia cầm và tình hình thức ăn chăn nuôi. Thực tế là tình hình chăn nuôi gia cầm của Việt Nam đã đi theo hướng nuôi công nghiệp nên cần phải có máy móc kỹ thuật và phương pháp chăn nuôi tiên tiến, để đàm bảo được chất lượng thịt gà có thể đạt được sản lượng cao hằng năm để tạo ra lợi ích về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, với sức ép cạnh tranh của các ngành chăn nuôi gà công nghiệp của các quốc gia đang cung cấp cho thị trường thế giới, các trang trại chăn nuôi nội địa phải có trình độ khoa học kỹ thuật cao áp dụng trong chăn nuôi, để đạt được chất lượng thịt gà tốt trong điều kiện môi trường xuất hiện nhiều dịch bệnh nguy hiểm và đạt được sản lượng cao để chiếm thị phần cung cấp cho thị trường thit gà nội địa. Ngoài ra, rào cản gia nhập thị trường khác nữa là nguyên liệu chính trong chăn nuôi là thức ăn chăn nuôi phải đạt chất lượng cao mới có thể thúc đẩy nông sản tốt cho con giống, thì hiện nay rào cản khó khăn nhất là các trang trại trong nước phải nhập thức ăn chăn nuôi với giá cả không ổn định và đang có xu hướng tăng cao trong tình hình hiện nay, gây ảnh hưởng đến giá thành chăn nuôi cũng như khả năng tiêu thụ ra thị trường.
Đối với rào cản gia nhập thị trường của nhà xuất khẩu thịt gà cung cấp cho thị trường Việt Nam là vấn đề mang tính pháp lý và mang tầm vĩ mô. Vì họ phải chịu nhiều sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố của nền kinh tế như: cán cân thương mại, rào cản luật định của Nhà Nước, giảm nhập siêu đảm bảo sự ổn định về tình hình lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam,… Qua các công cụ trên, Nhà nước đề ra các chính sách để đảm bảo sự cân bằng cung cầu của thị trường hàng hóa và thúc đẩy sản xuất trong nước, chính. Vì vậy, đã tác động trực tiếp làm hạn chế các hoạt động xuất khẩu của nhà cung ứng thịt gà sang thị trường Việt Nam.
2.2.2 Người mua.
Theo tính chất và đặc điểm của thị trường ngành thì người mua được phân loại theo các đối tượng sau:
Người mua
Người tiêu dùng cá nhân
Căn tin ở các khu công nghiệp
Các quán ăn, nhà hàng
Các siêu thị
Các tiểu thương ở chợ
Các cơ sở kinh doanh chế biến hàng ẩm thực
Sơ Đồ 2.3 – Khách Hàng Trong Thị Trường Ngành
Đây cũng là một nguồn áp lực cạnh tranh dẫn đến sự tồn tại hay không của một tổ chức kinh doanh trong ngành, đây là đối tượng chính để công ty tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Trong đó có những đối tượng người mua sỉ với số lượng lớn như (các tiểu thương ở chợ, căn tin/ nhà ăn các khu công nghiệp và siêu thị). Ngoài ra, còn một vài đối tượng mua sỉ với số lượng nhỏ như (các cơ sở chế biến thực phẩm và các nhà hàng, quán ăn), cuối cùng là đối tượng phổ biến nhất với số lượng đông nhất chính là người tiêu dùng cá nhân mua lẻ).
Người mua trong thị trường ngành thịt gà rất đa dạng, đối với mỗi đối tượng đều có những đặc điểm riêng, có những nhu cầu khác biệt nhau và dẫn đến hành vi mua hàng cũng khác nhau về: Giá cả, số lượng, cách thức mua và giao hàng.
Đối với cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm: là những tổ chức kinh doanh chế biến đồ ăn từ các loại thịt trong đó có thịt gà.
Ví dụ: điển hình cho chúng ta nhận biết đối tượng này là những thương hiệu có tiếng như (cơ sở bánh mì Hà Nội, cơ sở bánh mì Như Lan,..v.v…), họ là nguồn tiêu thụ cũng khá lớn về mặt hàng thịt gà. Đối tượng này là người mua sỉ với số lượng nhỏ.
Các tiểu thương ở chợ : là một trong những người mua sỉ với số lượng lớn, đối tượng này họ có đặc điểm khác biệt và khá phức tạp so với các nhóm đối tượng khách hàng khác. Ngoài nhu cầu đặc hàng thường xuyên nhất có thể nói là hằng ngày thì còn nhu cầu không chỉ những là thịt gà mà còn các bộ phận khác của gà. Vì vậy, cần phải có đủ điều kiện để đáp ứng những nhu cầu cần cung cấp các sản phẩm khác từ gà cho nhóm đối tượng này.
Các siêu thị: là đối tượng khách hàng chuyên nghiệp nhất và khó tính nhất trong tất cả. Vì hành vi mua hàng của họ phải qua các công đoạn kiểm tra sản phẩm rất nghiêm ngoặt về vệ sinh, giấy chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền, bao bì đóng gói, nhãn hiệu, sản phẩm đúng phẩm cách theo hợp đồng,... v.v.. Đây là một trong những đối tượng người mua hàng sỉ với số lượng rất lớn, và cũng là đối tượng khách hàng hấp dẫn nhất cho các nhà kinh doanh trong ngành này. Vì thông qua việc cung cấp hàng cho họ thì công ty cũnggián tiếp nâng cao thương hiệu và uy tín của sản phẩm trên thị trường.
Các quán ăn , nhà hàng : nhóm đối tượng người mua có tính riêng biệt vì họ người kinh doanh chế biến đồ ăn nóng nên họ tiêu thụ sản phẩm thịt gà họ có nhu cầu cao về mặt tươi sống của mặt hàng thịt gà.
Căn tin ở các khu công nghiệp: nhóm đối tượng người mua có thể nói là có tiềm năng nhất vì trong thời kỳ kinh tế phát triển của đất nước theo hướng hiện đại hóa và công nhiệp hóa thì đầu tư và xuất hiện các khu công nghiệp lớn, khu chế xuất rất nhiều. Họ được xếp vào hàng người mua sỉ với số lượng lớn vì nhu cầu tiêu thụ hằng ngày.
Người tiêu dùng cá nhân: Nhóm đối tượng người mua này duy nhất là mua lẻ, họ là nhóm đối tượng khách hàng trực tiếp cuối cùng sử dụng sản phẩm thịt gà. Tất yếu, đây là nhóm khách hàng đông nhất và chính là đối tượng khách hàng trực tiếp đánh giá sản phẩm, vì đối tượng khách hàng này rất nhạy cảm với xu hướng của thị trường và góp phần trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tiêu thủ sản phẩm của các nhà kinh doanh trong ngành. Tóm lại, những đối tượng người mua trong thị trường ngành thịt gà tại Việt Nam, mặc dù họ có những nhu cầu khác nhau, những hành vi và cách thức mua hàng khác nhau về giá cả sản phẩm như: đối tượng người mua sỉ thì mua với giá sỉ, giá chiết khấu phần trăm theo hợp đồng hay thỏa thuận giữa họ và nhà kinh doanh, người mua lẻ thì mua với giá lẻ theo thị trường chung. Nhưng tất cả các nhóm người mua trên điều có những nhu cầu như nhau về chất lượng sản phẩm an toàn hợp vệ sinh, cách thức giao hàng phải uy tín đúng thời hạn đúng số lượng, đúng giá cả.
2.2.3 đối thủ nội bộ ngành.
Cơ cấu cạnh tranh thị trường thịt gà Việt Nam
Thịt Gà nội địa
Thịt Gà ngoại nhập
Có thể nói về mặt tổng quan là sự cạnh tranh trong thị trường ngành thịt gà là giữa hai đối thủ chính là các nông trại chăn nuôi gà lấy thịt và các nhà nhập khẩu thịt gà từ các nước ngoài về tiêu thụ trong nước
Sơ Đồ 2.4 – Cơ Cấu Cạnh Tranh Trong Thị Trường Thịt Gà
Thị trường thịt gà tại Việt Nam diễn ra khá sôi động, có thể nói với ngành nghề kinh doanh mặt hàng thịt gà đông lạnh của công ty Intimex hiện nay thì Intimex là nhập khẩu thịt gà về tiêu thụ tại thị trường Việt nam thì so với đặc điểm của ngành thịt gà trong nước thì đối thủ chính là thịt gà nội địa.
Theo Tổng Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam VILICO VIỆT NAM, đa số các doanh nghiệp thu mua gà từ các nông trại chăn nuôi hoặc những doanh nghiệp lớn kinh doanh theo mô hình khép kín có đủ tiềm lực đầu tư trang trại lấy thịt và sau đó chế biến đóng gói đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường. Vậy ta có thể tìm hiểu về 2 đối thủ cạnh tranh chính trong ngành thịt gà.
Thịt gà nội địa
Chủ yếu là các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp, các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh hoạt động theo dây chuyền khép kín từ chăn nuôi đến lấy thịt và sản xuất chế biến thành phẩm tiêu thụ ra thị trường Việt Nam.
Bảng 2.6 – Sản Lượng Gà Sản Xuất Trong Nước
Đơn vị: Tấn -Unit: Ton
Số TT
Tỉnh/Thành phố
Năm
2008
2009
2010
CẢ NƯỚC
157,968
184,824
206,655
Miền Bắc - North
113,974
130,735
138,503
I
Đồng bằng Sông Hồng
44,647
54,211
52,169
II
Đông Bắc
34,998
40,067
45,116
III
Tây Bắc
8,905
9,497
9,257
IV
Bắc Trung Bộ
25,424
26,960
31,961
Miền Nam - South
43,994
54,089
68,152
V
Duyên Hải Nam Trung Bộ
9,276
9,584
10,893
VI
Tây Nguyên
7,126
9,250
10,236
VII
Đông Nam Bộ
12,361
14,336
19,708
VIII
Đồng bằng sông Cửu Long
15,231
20,919
27,315
Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy sản lượng gà trong cả nước năm 2010 là 206.655 nghìn/ tấn. Đây cũng là một nguồn cung cấp thịt gà lớn cho thị trường Việt Nam, vì nước ta là một trong số các nước phát triển về nông nghiệp, sẽ là đối thủ cạnh tranh chính cho thị trường thịt ngoại nhập tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Thịt gà ngoại nhập
ĐV (triệu USD) Nguồn: AGROMONITOR từ số liệu cục Hài Quan Biểu Đồ 2.4 – Kim Ngạch nhập khẩu thịt gà và các loại thịt từ 2008-2010
Qua biểu đồ 2.4, thể hiện đây cho thấy kim ngạch nhập khẩu thịt gà, thịt heo, thịt bò cũng chiếm thị phần ở thị trường Việt Nam.
Có thề thấy kim ngạch thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng các loại thịt nhập khẩu vào Việt Nam, điển hình trong biểu đồ trên cột màu xanh là lượng thịt gà nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tính bằng (triệu USD) so với cột màu màu xanh dương là thịt bò và cột màu đỏ là thịt heo, cho thấy rằng thịt gà được nhập khẩu vào thị trường Việt nam là rất lớn.
Có thể thấy rằng đối thủ cạnh tranh chính cũng là một yếu tố quan trọng năm quy luật về áp lực cạnh tranh theo quan điểm của nhà chiến lược học Michael E.Porter. Yếu tố này cũng tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động đầu ra sinh lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của thị trường là những đối tượng nhập thịt gà lậu không rõ nguốn gốc vào thị trường tiêu thụ tại Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị cạnh tranh về giá, vì chất lượng thịt không kiểm dịch cũng như qua khâu xử lý an toàn vệ sinh nên giá bán rất rẻ so với các nguồn thịt sản xuất nội địa và nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Qua đó, làm ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như uy tín của ngành về sản phẩm thịt gà không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2.5 Sản phẩm thay thế.
Đối với ngành thì sản phẩm thay thế thì chỉ có sản phẩm thay thế gián tiếp và các loại thịt khác như heo, bò, vịt v.v.. Thì áp lực về cạnh tranh dẫn đến các sản phẩm có thể thay thế cho thịt gà thì chỉ hoàn toàn phụ thuộc và hai vấn đề chính : Giá cả của thịt gà so với các loại thịt khác và còn lại là yếu tố chất lượng vệ sinh của sản phẩm. Cả hai yếu tố trên đều thuộc về môi trường quyết định ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngành.
Có thể nói là yếu tố chất lượng sản phẩm là do môi trường khách quan như: dịch bệnh cúm gia cầm, các loại dịch bệnh khác hay tình hình chăn nuôi gia cầm chất lượng và sản lượng thịt gà cũng sẽ đã tác động ảnh hưởng mạnh đến sức tiêu thụ của mặt hàng thịt gà làm cho người mua có hành vi chuyển hướng sử dụng các sản phẩm thay thế là các loại thịt khác
Còn lại là yếu tố giá cả mặt hàng là yếu tố mang tầm vĩ mô chịu tác động ảnh hưởng của nhiều vấn đề khác nhau trong nền kinh tế chúng ta sẽ tìm hiều vấn đề này trong phần thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Intimex.
Thực trạng tình hình cạnh tranh mặt hàng thịt đông lạnh của Intimex trên thị trường.
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh hiện tại của Intimex trên thị trường.
2.3.1.1 Yếu tố nhập khẩu.
Các yếu tố về nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ mặt hàng thịt gà của Intimex, qua đó cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Intimex trên thị trường kinh doanh. Bằng chứng là yếu tố nhập khẩu phải chịu sự tác động về mặt pháp lý như:
Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ban hành và có hiệu lực từ ngày 08/04/2010 của Bộ NN và PTNT "Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu"
Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT ban hành ngày 06/05/2010 của Bộ NN và PTNT "Ban hành danh mục, chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN và PTNT:"
Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 133/2010/TT-BTC về việc tăng thuế nhập khẩu từ 24/10/2010 đối với nhiều mặt hàng thực phẩm lên tới mức cao nhất là 40% đối với sản phẩm thịt và đối với sản phẩm nhào thịt mức thuế mới là 38%
Thủ tục khai báo hải quan tự động hàng nhập khẩu đối với sản phẩm thịt đông lạnh.
Nguồn: Cục Hải Quan Bình Dương - haiquanbinhduong.gov.vn
Có thể nói rằng qua các công cụ pháp lý về hàng nhập khẩu trên đã tạo ra một bất lợi cho các nhà nhập khẩu hàng thịt đông lạnh mà trong đó điển hình là hàng nhập khẩu thịt gà của Intimex.
Như Thông Tư về kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu có nguồn góc từ động vật và thông tư Ban hành danh mục, chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu thì mặt hàng thịt gà nhập khẩu của Intimex phải trải qua cuộc kiểm tra lấy mẫu thử về an toàn vệ sinh thực phầm, kiểm định chất lượng của sản phẩm phải đạt chuẩn hay là kiểm tra chất lượng hệ thống bảo quản hàng đông lạnh, chính vì điều đó là đã làm khó khăn cho Intimex về mặt thời gian cung cấp hàng hóa ra thị trường cũng như giao hàng theo hợp đồng cho khách hàng, chính vì đó làm giảm lợi thế của Intimex trước các nhà cung cấp khác trên thị trường mà không ai khác chính là các nhà doanh nghiệp cung ứng thịt gà nội địa có đủ nguồn hàng và có đủ thời gian để tung hàng ra thị trường.
Bên cạnh đó là quy định về thủ tục khai báo hải quan tự động thì theo thực tế của Intimex lúc trước thời gian đế mất làm thủ tục để cho hàng thông quan chỉ mất cao nhất là từ 2 đến 3 ngày còn hiện nay theo quy định trên thì hàng thịt gà nhập khẩu của Intimex có khi phải làm thục hải quan tự động mất nhiều thời gian về mặt pháp lý làm cho hàng đông lạnh phải kẹt và nằm lại cảng từ 2 đến 3 tuần, điều đó đả làm cho mặt hàng thịt gà đông lạnh của Intimex giảm chất lượng so với nguồn thịt tươi từ nội địa, qua đó về việc hàng nằm lại ở cảng thì phải tốn thêm chí kho bãi và phí bảo quản kho đông lạnh làm tăng chi phí nhập khẩu của Intimex
2.3.1.2 Chất lượng sản phẩm.
Yếu tố chất lượng sản phẩm là yếu tố có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của Intimex so với các đối thủ, vì yếu tố ngành nghề là hàng thực phẩm là sản phẩm trực tiếp tác động ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cho nên chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng tồn tại của sản phẩm trên thị trường người tiêu dùng cũng như là quyết định nên sự thành công của một doanh nghiệp trong ngành.
Như tình hình hiện nay về dịch bệnh cúm gia cầm H5N1 đã tạo ra những xu hướng tâm lý ngại sử dụng sản phẩm thị gà của người tiêu dùng, làm giảm hình ảnh chất lượng thịt gà cũng như làm giảm khả năng tiếp cận của sản phẩm đến người tiêu dùng.
Cùng với yếu tố nhập khẩu trên về quy định thủ tục thông quan hàng nhập khẩu thì liên quan gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng thịt gà của Intimex, bằng chứng là tình hình thực tế hàng nhập về của Intimex phải kẹt lại cảng trong một thời gian khá dài so với một hàng hóa là hàng thực phẩm tươi sống nhờ vào bảo quản đông lạnh, qua đó làm mất đi một khoảng thời gian nhất định trong thời gian tươi ngon của sản phẩm cũng như là thời hạn sử dụng được in trên bao bì của sản phẩm. Có thể thấy rằng vừa làm giảm đi chất lượng của sản phẩm khi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Cục Quản Lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế và Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam về thời gian bảo quản, môi trường bảo quản vừa gây khó khăn tiếp theo cho công đoạn kiểm định chất lượng sản phẩm đã làm cho hàng phải chờ ở cảng kiểm duyệt và chứng nhận thì cũng đã làm trễ đi một khoảng thời gian để chuẩn bị kho bãi và vận chuyển giao cho khách hàng theo hợp đồng, làm giảm uy tín của Intimex trước khách hàng và tạo ra tâm lý so sánh với các đối thủ cung cấp khác, hơn thế nữa đã có những trường hợp vì đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như là uy tín của công ty thì Intimex phải buột hủy đi một số sản phẩm hư hao hay quá hạn sử dụng ảnh hưởng đến việc đảm bảo về mặt số lượng sản phẩm không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng đã làm thất thoát cho Intimex. Qua đó làm giảm đi khả năng cạnh tranh của Intimex trên thị trường.
2.3.1.3 Nhà cung ứng.
Qua hoạt động của Intimex thì nhà cung ứng của Intimex là xuất khẩu chính đó là từ thịt gà của Mỹ, nên cũng tồn tại một số yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Intimex trên thị trường Việt Nam. Qua thực tế hoạt động kinh doanh thì có những trường hợp phải lệ thuộc vào nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng, thời gian vận chuyển, thời gian hàng đến.
Về chất lượng sản phẩm của nhà cung ứng khi xuất xưởng thì có xuất xứ từ thị trường Mỹ với những tiêu chuẩn khá tốt thông qua kiểm tra thì là một lợi thế cạnh tranh tốt cho Intimex về nhà cung ứng nguồn hàng.
Thì hiện tại thực trạng vấn đề còn tồn tại gây khó khăn cho Intimex đó chính là sự phụ thuộc vào nhà cung ứng về phương cách cũng như thời gian giao hàng đã làm trực tiếp tác động phần nào đến sản phẩm và hơn thế chính là thời gian giao hàng có khi đã vượt qua kế hoạch làm cho công tác quản lý thời gian nhận hàng và xắp xếp thời gian giao sản phẩm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, không kịp thời điểm để tung hàng ra thị trường theo những mùa cao điểm như lễ và tết, đối thủ có thể lợi dụng thời cơ phục vụ cho thị trường với số lượng nhiều trong mùa cao điểm, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của Intimex đối với đối thủ có nguồn thịt từ nội địa.
2.3.1.4 Hệ thống kênh phân phối.
Như thực tế cho thấy Intimex là nhà nhập khẩu thịt gà đông lạnh từ thị trường Mỹ về phân phối và tiêu thụ tại thị trường Việt Nam cùng vối mô hình hoạt động hiện tại của Intimex thì hệ thống kênh phân phối của Intimex tương đối đơn giản không phân thành nhiều cấp. Có thể nói kênh phân phối là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu ra của sản phẩm và đó cũng là cách thức phương tiện để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng nên nó có sức ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
INTIMEX
Người tiêu dùng
Cửa hàng tại trụ sở Intimex TP.HCM
Siêu thị tự chọn Trung Tâm Thương Mại Siêu Thị Intimex
Siêu Thị bán lẻ
Người tiêu dùng
Sơ Đồ 2.5 – Hệ Thống Phân Phối Hiện Tại Của Intimex
Thực tế trong hoạt động kinh doanh thì Intimex là nhà phân phối bán sỉ và bán lẻ tại thị trường Việt Nam nên thực trạng kênh phối của Intimex chủ yếu là chia làm 3 kênh như sơ đồ 2.6 trên.
Đối với siêu thị bán lẻ, khách hàng của Intimex duy nhất chỉ có siêu thị Co-op Mart, Intimex cung cấp bán sỉ cho hệ thống Co-op Mart. Đây là kênh phân phối hàng cho Intimex có thể nói là nhiều nhất và đạt doanh số cao nhất trong 3 kênh phân phối chính của Intimex. Nhưng bên cạnh đó, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam là siêu thị có tính cạnh tranh rất cao về mọi mặt chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì,..v.v…, Vì xuất hiện nhiều nhãn hiệu trong cùng một ngành hàng, thực trạng cho ta thấy hàng thịt gà của Intimex phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao về chất lượng cũng như là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Còn 2 kênh phân phối còn lại là kênh phân phân phối bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng của Intimex thông qua kênh trung tâm thương mại siêu thị Intimex Buôn Mê Thuột & Hà Nội và một cửa hàng nhỏ tại trụ sở chính TP.HCM. Nhưng trên thực tế, trung tâm thương mại hoạt động lại hiệu quả ở mặt hàng nhập khẩu đồng giá DAISO, hàng điện máy và khu vui chơi mua sắm còn hoạt động kinh doanh của mặt hàng thịt gà thì không hiệu quả bằng. Vì thị trường kinh doanh hàng tiêu dùng luôn là những nơi sôi động và hấp dẫn nhất ở các thành phố kinh tế trọng điểm trong cả nước. Hiện tại, Intimex chưa có sự hiện diện tại Tp. Hồ Chí Minh, chính vì thế hàng thịt gà của Intimex đã phần nào mất lợi thế trước các đối thủ tại những thị trường này.
Còn kênh bán lẻ là cửa hàng đặc tại trụ sở TP.HCM là một cửa hàng nhỏ chỉ mang tính chất là giới thiệu sản phẩm trước người tiêu dùng thì điều đó cho thấy là một hoạt động mang lại không mấy hiệu quả cho Intimex.
Nói chung theo tình hình kinh doanh cho thấy là kênh phân phối của của Intimex chỉ hầu như là phân phối bán sỉ cho Co-op Mart theo thông tin của Intimex thì hoạt động kênh phân phối này chiếm gần 70% doanh thu kinh doanh là mặt hàng thịt gà đông lạnh. Chính vì thế kênh phân phối tiêu thụ thì phải rộng rãi hơn không thể chỉ có một nhà phân phối sỉ duy nhất. Qua đó mới mở rộng được cơ hội thị phần cho sản phẩm, bên cạnh đó công ty cũng phải có kênh phân phối lẻ cho riêng mình, mới có thể chủ động hơn trong nhiều quyết định. Dễ dàng nhận ra rằng Intimex sẽ mất lợi thế về mặt cạnh tranh so với các đối thủ khi chỉ có một nhà phân phối sỉ duy nhất và bỏ lỡ một kênh bán lẻ của riêng thương hiệu tại thị trường bán lẻ sôi động và phát triển nhất nước như thị trường TP.HCM.
2.3.1.5 Giá cả mặt hàng.
Cuối cùng là yếu tố về giá cả sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Intimex trong ngành kinh doanh mặt hàng thịt gà tại thị trường Việt Nam. Không thể phủ nhận rằng đối với kinh doanh mặt hàng tiêu dùng thì giá cả là yếu quyết định sức mua của người tiêu dùng cũng như là sự so sánh và lựa chọn nhà cung cấp để phù hợp giữa chất lượng và chi tiêu bỏ ra để sở hữu được sản phẩm đó. Đối với yếu tố về giá trong ngành kinh doanh thịt gà thì diễn biến mang nhiều tính phức tạp giữa các nguồn cung cấp cũng như giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, sự biến động của giá cả trên thị trường tùy thuộc vào hai nhà cung cấp chính là thị trường chăn nuôi nội địa và thị trường thịt gà thế giới nhập khẩu vào trong nước.
Đối với Intimex là nhà nhập khẩu thịt gà từ thị trường nước ngoài vào tiêu thụ tại thị trường trong nước là thịt gà công nghiệp được làm sẵn và giá cả mặt hàng phụ thuộc vào chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu cũng như là thuế nhập khẩu, như hiện nay thì đối với chính sách của nhà nước ta là phải giảm tình hình nhập siêu đảm bảo cho thị trường sản xuất trong nước và bình ổn tình hình lạm phát thì có nhiều hoạt động nhằm hạn chế bằng chính sách thuế rất cao lên đến gần 40% cho các loại mặt hàng làm từ thịt động vật, chính vì thế đã gây ra sự khó khăn về mặt giá thành sản phẩm của Intimex làm mất lợi thế về cạnh tranh giá cả trước các đối thủ có nguồn cung ứng thịt từ thị trường nội địa được cung cấp trực tiếp không phải tiêu hao chi phí cho hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, thuế phải nộp nên có giá bán rẻ hơn so với Intimex. Đây là một yếu tố ảnh hưởng làm giảm đi khả năng cạnh tranh về mặt giá cả tiêu thụ của Intimex so với đối thủ trong ngành.
Biểu Đồ 2.5 - Gía Sỉ Thịt Gà Nội Địa
(đ/kg) Tháng 1-3/2011
Biểu Đồ 2.6 - Gía Thịt Gà Công Nghiệp (Đ/kg) Tháng 3/2011
Còn về thị trường chăn nuôi nội địa thì chủ yếu là thịt gà Ta nhưng chăn nuôi theo kiểu công nghiệp nên giá cả mặt hàng chỉ phụ thuộc vào các chi phí cho các hoạt động chăn nuôi như chuồng trại và thức ăn gia cầm.
Nguồn: AGROINFO Nguồn: AGROINFO
Giá cả thịt gà sản xuất tại nội địa có xu hướng tăng lên trong những năm qua và điển hình là năm 2011 như biểu đồ 2.5. Giá thịt gà nội địa tại thị trường Hà Nội tă