Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀTÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM . 3

1.1. Tổng quan vềhoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam . 3

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI . 3

1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam . 3

1.1.2.1. Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp FDI . 3

1.1.2.2. Một sốyếu tố đánh giá quá trình vàquy mô phát triển của doanh nghiệp

FDI tại Việt Nam . 4

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam . 8

1.1.3.1. Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng . 8

1.1.3.2. Nâng cao năng lực công nghệcủa Việt Nam bằng việc chuyển giao

công nghệqua các dựán FDI. . 8

1.1.3.3. Đẩy mạnh xuất khẩu. 8

1.1.3.4. Tạo việc làm . 9

1.1.3.5. Đóng góp đáng kểvào nguồn thu ngân sách Nhà nước . 9

1.2. Sựcần thiết khách quan của tín dụng ngân hàng đối với các doanh

nghiệp FDI . 10

1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp FDI . 10

1.2.2. Ảnh hưởng từhoạt động cho vay các doanh nghiệp FDI đối với ngân

hàng . 11

1.2.2.1. Tạo ra thu nhập từhoạt động cho vay . 11

1.2.2.2. Bán chéo sản phẩm . 12

1.2.2.3. Thu hút nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. 12

1.2.2.4. Phân tán rủi ro . 13

1.2.3. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và cạnh tranh trong hoạt động ngân

hàng 14

1.3. Môi trường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh

nghiệp FDI tại Việt Nam . 17

1.3.1. Xuất phát từbản thân doanh nghiệp . 18

1.3.2. Xuất phát từphía ngân hàng . 20

1.3.3. Xuất phát từphía cơsởhạtầng, cơchếchính sách của Nhà nước . 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI TẠI VIETCOMBANK

TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008 . 26

2.1. Khái lược vềNgân hàng thương mại cổphần ngoại thương Việt Nam 26

2.1.1. Thông tin chung . 26

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển . 26

2.1.3. Mô hình tổchức và mạng lưới hoạt động . 29

2.1.31. Mô hình tổchức . 29

2.1.3.2. Mạng lưới hoạt động . 29

2.1.4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank . 29

2.1.4.1. Huy động vốn . 29

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng . 31

2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế. 33

2.1.4.4. Hoạt động mua bán ngoại tệ. 34

2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh thẻ. 34

2.1.4.6. Kết quảhoạt động kinh doanh . 35

2.2. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI

tại Vietcombank . 36

2.2.1. Chính sách tín dụng . 36

2.2.2. Quy trình tín dụng . 37

2.2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI . 39

2.2.4. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại

Vietcombank . 39

2.2.4.1. Quy mô và tốc độtăng trưởng dưnợcủa các doanh nghiệp FDI

tại Vietcombank . 40

2.2.4.2. Tỷtrọng dưnợcho vay đối với các doanh nghiệp FDI . 42

2.2.5. Những thuận lợi và hạn chếcủa Vietcombank trong hoạt động cho vay

các doanh nghiệp FDI . 43

2.2.5.1. Thuận lợi . 43

2.2.5.2. Hạn chế. 51

2.2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 58

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞRỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI

TẠI VIETCOMBANK . 59

3.1. Nhóm giải pháp đối với Vietcombank . 59

3.1.1. Phát triển sản phẩm cho vay có đảm bảo bằng hàng tồn kho, khắc phục

hạn chếvềtài sản bảo đảm của các doanh nghiệp FDI . 59

3.1.2. Hình thành bộphận chuyên thẩm định giá tài sản trực thuộc Vietcombank59

3.1.3. Tăng cường công tác tưvấn, hỗtrợpháp lý và thông tin cho doanh

nghiệp FDI . 60

3.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá chính xác năng lực tài chính

thực sựcủa doanh nghiệp . 60

3.1.5. Khắc phục những hạn chếcủa quy trình, chính sách tín dụng . 60

3.1.6. Tăng cường nguồn vốn . 62

3.1.7. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. 63

3.1.8. Chính sách khách hàng . 63

3.1.9. Công nghệ. 64

3.1.10. Cơcấu tổchức . 65

3.1.11. Nguồn nhân lực . 66

3.1.12. Tăng cường năng lực tài chính . 67

3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp FDI . 68

3.3. Nhóm giải pháp đối với Cơquan Nhà nước . 69

3.3.1. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI . 69

3.3.2. Liên quan đến hoạt động của ngân hàng . 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 74

KẾT LUẬN . 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận viện trợ nước ngoài phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc giải phóng miền Nam. - Giai đoạn 1975-1990: NHNT đã tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao với vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối với các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nước trước việc bị Mỹ cấm vận, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi, NHNT đã thực hiện chủ trương mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kiến nghị Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ - 28 - góp phần tạo nguồn cung ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực. - Giai đoạn 1990-1996: Ngày 14/11/1990, NHNT được chuyển thành NHTM Quốc doanh và được chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Quốc doanh hoạt động đa năng và tự do cạnh tranh với các loại hình ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. Năm 1995, NHNT đã tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT và trở thành đầu mối thanh toán quốc tế quan trọng của cả nước. - Giai đoạn 1996-1999: Giai đoạn này NHNT tiếp tục đầu tư, phát triển mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng như hoàn thành hệ thống ngân hàng trực tuyến, hệ thống ngân hàng lõi – Core Banking (Vietcombank Vision 2010), trở thành thành viên của tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Visa Card, Master Card... - Giai đoạn 1999-2007 : NHNT là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002. Ngoài ra, NHNT còn là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “The Banker” – tạp chí ngân hàng uy tín trong giới tài chính quốc tế của Anh Quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam” liên tục trong 5 năm 2000 – 2004. Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn. - Giai đoạn 2008 đến nay: Từ tháng 6/2008, NHNT chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng thương mại quốc doanh sang hình thức công ty cổ phần, lấy tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Cũng trong năm này, NHNT được trao tặng nhiều giải thưởng quốc tế uy tín như Ngân hàng trong nước tốt nhất và - 29 - ngân hàng có chất lượng quản lý tiền mặt tốt nhất do AsiaMoney bình chọn, ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam 2008 do Trade Finance bình chọn, Cúp vàng “Công ty cổ phần tốt nhất”. 2.1.3. Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động 2.1.3.1. Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức Vietcombank (Công ty mẹ/Công ty con) sau cổ phần hoá 2.1.3.2. Mạng lưới hoạt động Tính đến thời điểm 31/12/2008, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh với 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 60 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 1 văn phòng đại diện, 4 Công ty con bao gồm 3 Công ty trong nước, 1 Công ty tài chính ở Hồng Kông, 1 Văn phòng đại diện, 209 phòng giao dịch và 4 Công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, và mạng lưới máy ATM nhiều nhất trên cả nước (1.244 máy). 2.1.4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2.1.4.1. Huy động vốn Vietcombank chú trọng công tác huy động vốn cả trên thị trường liên ngân hàng lẫn từ nền kinh tế, không những hướng tới những khách hàng truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân. Với những sản phẩm tiền gửi đa dạng, với công cụ lãi suất linh hoạt dựa - 30 - trên nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi khá lớn từ nền kinh tế. Vietcombank cũng chiếm thị phần khá lớn trong hệ thống ngân hàng. Bảng 2.1: Thị phần huy động vốn của Vietcombank năm 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế 15,6% 12,7% 11,8% (Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank) Tổng vốn huy động của Vietcombank tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2008, tổng huy động vốn của Vietcombank là 196 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6 ngàn tỷ đồng so với năm 2007. Tốc độ tăng huy động vốn năm 2008 là 10%, thấp hơn mức 16,95% của năm 2007. Sở dĩ tốc độ tăng huy động chậm lại một phần là do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế mức tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát vào cuối năm 2007, đầu năm 2008. Hành động này đã dẫn đến cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, mặt bằng lãi suất tăng cao, tình hình huy động vốn của các ngân hàng, không chỉ riêng Vietcombank gặp khó khăn. Trong cơ cấu vốn huy động, Vietcombank chủ yếu huy động từ nền kinh tế. Tỷ trọng vốn huy động từ nền kinh tế/ tổng vốn huy động trong năm 2006, năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 73,6%; 79,6% và 79,9%. Trong đó, Vietcombank chủ yếu huy động từ các tổ chức kinh tế. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm 47% đến 55% tổng nguồn vốn huy động. Với thế mạnh về hệ thống máy ATM và dịch vụ thanh toán, Vietcombank đã huy động được lượng vốn không kỳ hạn đáng kể. Đây là nguồn vốn khá rẻ, giúp Vietcombank đưa ra biểu phí dịch vụ ngân hàng khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán, ký quỹ, tiền gửi vốn chuyên dùng) tính trên tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank thời điểm cuối năm 2006 là 45%, năm 2007 là 54% và năm 2008 là 39%. Xét về loại tiền tệ, huy động vốn bằng ngoại tệ chính là thế mạnh của Vietcombank. Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng từ 45% đến 51% tổng huy động. - 31 - Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn tại Vietcombank năm 2006-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng 2007-2006 2008-2007 Vốn huy động 152.125 177.906 196.507 16,95% 10,46% I. Huy động từ nền kinh tế 111.916 141.589 157.067 26,51% 10,93% 1. Theo loại hình 1.1. Tiền gửi thanh toán + ký quỹ + Chuyên dùng 49.989 76.226 55.603 52,49% -27,06% 1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 21.635 21.809 51.185 0,81% 134,69% 1.3. Tiền gửi tiết kiệm 40.292 43.554 50.279 8,09% 15,44% 2.Theo đối tượng 2.1. Tổ chức kinh tế 71.624 98.035 106.788 36,88% 8,93% 2.2. Dân cư 40.292 43.554 20.279 8,09% 15,44% 3.Theo loại tiền 3.1.VNĐ 56.001 69.439 85.621 24,00% 23,30% 3.2.Ngoại tệ quy VNĐ 55.915 72.150 71.446 29,03% -0,98% II. Tiền gửi/ tiền vay khác 31.430 33.096 36.518 5,30% 10,34% III.Phát hành GTCG 8.779 3.221 2.922 -63,31% -9,28% (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank năm 2006, năm 2007 và năm 2008) 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng - Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng của Vietcombank tăng qua các năm. Trong đó, năm 2007, tín dụng tăng trưởng nóng với tốc độ tăng trên 44%. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng chậm lại còn 15% với số dư nợ 112 nghìn tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2006. Sở dĩ năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại là do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN. Trước diễn biến khá phức tạp của tình hình kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng, Vietcombank đã đề ra chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietcombank năm 2006 -2008 ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Tổng dư nợ 67.743 97.631 112.793 2 Tốc độ tăng trưởng (%) 10,97 44,12 15,53 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Ngoại Thương) - 32 - - Cơ cấu dư nợ tín dụng Cơ cấu dư nợ theo thời gian khá ổn định, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm trên dưới 55%, phần còn lại là dư nợ trung dài hạn. Trong giai đoạn 2006 -2008, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng. Xét về loại tiền cấp tín dụng, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ có khuynh hướng giảm qua các năm. Xét về loại hình doanh nghiệp, dư nợ cho vay các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietcombank. Dư nợ cho vay thành phần này chiếm từ 37% đến 47% tổng dư nợ và tăng dần qua các năm. Xét theo phân ngành kinh tế, khoản tín dụng Vietcombank cấp phân bố hài hoà cho các lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển của nền kinh tế. Trong đó chủ yếu là tổng dư nợ cho vay sản xuất chế biến và cho vay thương mại dịch vụ, chiếm 60% tổng dư nợ. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo phân ngành kinh tế - Chất lượng tín dụng Tình hình nợ xấu ngày càng có xu hướng gia tăng tại Vietcombank. Năm 2006, chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ là 2,66%. Sang năm 2007 là 3,87% và năm 2008 là 4,69%. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức cao hơn tỷ lệ chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là dấu hiệu cảnh báo về chất lượng tín dụng của Vietcombank. Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và của toàn hệ thống năm 2006-2008 Stt CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 1 Tỷ lệ nợ xấu Vietcombank 2,66% 3,87% 4,69% 2 Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành 2,6% 1,5% 3% (Nguồn: IMF, Bản cáo bạch Vietcombank) 2.1.4.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Vietcombank có thế mạnh về thanh toán xuất nhập khẩu. Doanh số thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2008, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 31,5 tỷ USD, trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 16,83 tỷ USD, thanh toán nhập khẩu đạt 15,67 tỷ USD. Thị phần của Vietcombank về lĩnh vực này chiếm ưu thế gần như tuyệt đối so với các ngân hàng khác, thị phần có xu hướng giảm song vẫn chiếm hơn 20% thị phần của tổng số gần 100 ngân hàng Việt Nam. Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank ĐVT: Tỷ USD Stt Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần Giá trị Thị phần 1 Doanh số thanh toán xuất khẩu 12,68 32% 14,2 29,3% 16,83 26,8% 2 Doanh số thanh toán nhập khẩu 10,14 22,8% 12,2 20% 15,67 19,5% (Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank) 2.1.4.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng doanh số mua bán (Triệu USD) 22.405 26.217 46.011 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Tỷ đồng) 273 355 953 (Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank) Vietcombank đạt được sự tăng trưởng khá mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cả về doanh số mua bán ngoại tệ lẫn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt trên 46 tỷ USD, gấp 1,7 lần doanh số đạt được năm 2007. Lợi nhuận năm 2008 đạt 953 tỷ đồng, gấp 2,7 lần năm 2007 và gấp gần 3,5 lần năm 2006. 2.1.4.5. Hoạt động kinh doanh thẻ Vietcombank là ngân hàng luôn dẫn đầu cả nước về lĩnh vực kinh doanh thẻ. Hệ thống thẻ của Vietcombank khá phong phú và đa dạng với nhiều tính năng phù hợp nhu cầu thị trường. Vietcombank đồng thời là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 thương hiệu thẻ quốc tế là Visa, Mastercard, Amex, Diners, JCB và CUP. Đặc biệt, Vietcombank đồng thời là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ Amex trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa, thương hiệu Connect24 của Vietcombank đã được bình chọn “Thương hiệu quốc gia” và được trao tặng Giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Tính đến cuối năm 2008, tổng số lượng thẻ phát hành của Vietcombank là hơn 3,3 triệu thẻ, trong đó chủ yếu là thẻ ghi nợ nội địa gần 3 triệu thẻ, thẻ tín dụng 118 ngàn thẻ và thẻ ghi nợ quốc tế 175 ngàn thẻ. Bảng 2.7: Số lượng thẻ đã phát hành của Vietcombank (tích luỹ) Đơn vị: thẻ Stt Loại thẻ 2006 2007 2008 1 Thẻ tín dụng 72.448 92.976 118.499 2 Thẻ ghi nợ quốc tế 11.553 77.096 175.149 3 Thẻ ghi nợ nội địa 1.500.000 2.326.602 3.071.737 Tổng cộng 1.584.001 2.496.674 3.365.385 (Nguồn: Bản cáo bạch Vietcombank) 2.1.4.6. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh của Vietcombank Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng thu nhập 5.039 5.707 8.874 Tổng chi phí (1.291) (1.575) (2.456) Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước trích lập DPRRTD 3.748 4.132 6.418 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.877 2.843 3.558 Tổng lợi nhuận sau thuế 2.861 2.145 2.681 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank) Vietcombank luôn dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng về con số lợi nhuận đạt được. Mặc dù năm 2008 là năm khó khăn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, song Vietcombank đã đạt được con số lợi nhuận trước thuế khá ấn tượng 3,5 ngàn tỷ đồng, vượt xa con số lợi nhuận của ngân hàng xếp vị trí thứ hai là ACB với lợi nhuận trước thuế là 2,5 ngàn tỷ đồng. Như vậy, có thể nói tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong những năm vừa qua khá hiệu quả. Vietcombank luôn dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, kinh doanh thẻ và huy động vốn ngoại tệ. Vietcombank cũng đồng thời là ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu gia tăng qua các năm và ở tỷ lệ cao hơn trung bình toàn ngành là dấu hiệu cần lưu ý về chất lượng tín dụng tại Vietcombank. 2.2. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank 2.2.1. Chính sách tín dụng Vietcombank theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng: Cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng đa dạng hoá khách hàng, củng cố quan hệ với các khách hàng lớn, truyền thống, mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân, tăng cường cho vay kích cầu đầu tư theo chủ trương của Chính phủ và NHNN. Từng bước ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý và thu hồi nợ xấu, rà soát và có biện pháp kịp thời đối với các khoản cho vay trong lĩnh vực có rủi ro cao. Chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc: - Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Vietcombank, không được lợi dụng tài sản và uy tín của Vietcombank vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng. - Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống. - Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn. - Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, Vietcombank thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng. - Đề cao trách nhiệm cá nhân: Vietcombank đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình. 2.2.2. Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng áp dụng đối với khoản cấp tín dụng cho các doanh nghiệp FDI được thực hiện theo quy trình tín dụng doanh nghiệp. Vietcombank hiện đang áp dụng song song hai quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng đối với khách hàng là tổ chức (Quy trình 246) và quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quy trình 36). - Quy trình tín dụng đối với khách hàng là tổ chức ban hành theo Quyết định 246/QĐ - NHNT.CSTD ngày 22/7/2008, áp dụng trong các trường hợp sau: o Đối với khách hàng là tổ chức tại Hội sở chính; o Khi giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở tại Sở giao dịch, chi nhánh và cấp tín dụng trong phạm vi giới hạn tín dụng được duyệt trong trường hợp này; o Khi khoản cấp tín dụng/tổng các khoản cấp tín dụng đối với dự án đầu tư và/hoặc cho khách hàng chưa có Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng Tín dụng Cơ sở tại Sở Giao dịch, Chi nhánh theo quy định của NHNT về thẩm quyền phê duyệt tín dụng trong từng thời kỳ. - Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 36/QĐ-NHNT.CSTD ngày 28/01/2008: áp dụng đối với các khoản phê duyệt GHTD/cấp tín dụng không thuộc phạm vi áp dụng Quy trình tín dụng đối với khách hàng là tổ chức. Đối với giới hạn tín dụng, khoản cấp tín dụng cho khách hàng thuộc mức thẩm quyền của chi nhánh (trừ Hội sở chính) sẽ áp dụng quy trình 36. Theo đó, phòng khách hàng lập báo cáo đề xuất và thẩm định tín dụng (bao gồm các loại: phê duyệt giới hạn tín dụng, cấp tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ thương mại) trình các cấp thẩm quyền tại chi nhánh phê duyệt. Cấp thẩm quyền tại chi nhánh bao gồm giám đốc/phó giám đốc chi nhánh và hội đồng tín dụng cơ sở, tức hội đồng tín dụng cấp chi nhánh. Phân cấp thẩm quyền tại chi nhánh theo trình tự: vượt mức phán quyết của giám đốc/phó giám đốc chi nhánh thì trình lên hội đồng tín dụng cơ sở. Sau khi báo cáo đề xuất và thẩm định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phòng khách hàng tiến hành các bước để ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp với khách hàng, sau đó lập các thông báo tác nghiệp gửi phòng quản lý nợ lưu giữ và nhập liệu vào hệ thống. Việc giải ngân do phòng quản lý nợ chịu trách nhiệm thực hiện trên cơ sở có sự đồng ý của phòng khách hàng. Việc quản lý thu hồi nợ vay do phòng quản lý nợ thực hiện với sự phối hợp của phòng khách hàng. Phòng khách hàng chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. Trường hợp, khoản tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh hoặc khách hàng là tổ chức của Hội sở chính, sẽ áp dụng quy trình 246. Theo đó, phòng khách hàng chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt. Tuỳ theo khoản tín dụng thuộc thẩm quyền của cấp nào mà trình lên cấp thẩm quyền đó (phòng quản lý rủi ro, tổng giám đốc khách hàng, tổng giám đốc phụ trách rủi ro, hội đồng tín dụng trung ương, hội đồng quản trị). Sau khi hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phân quyền cho chi nhánh, các bộ phận chức năng tại chi nhánh: phòng khách hàng, phòng quản lý nợ tiến hành các bước tiếp theo tương tự như trong quy trình 36. 2.2.3. Các phương thức cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại Vietcombank - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Vietcombank thực hiện thủ tục cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Tổng số tiền rút vốn tối đa bằng số tiền cam kết trong hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Vietcombank và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo hạn mức, khách hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ vay, song bảo đảm số dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo dự án đầu tư: Vietcombank cho khách hàng vay vốn thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Cho vay hợp vốn: Vietcombank cùng một hoặc một số TCTD khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, Vietcombank hoặc một TCTD khác làm đầu mối. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Vietcombank cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh. - Cho vay để mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu: Vietcombank cho vay khách hàng để mở L/C trên cơ sở yêu cầu phát hành L/C, hợp đồng mua bán hàng hoá của khách hàng. - Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá ghi danh, không ghi danh do Vietcombank hoặc các TCTD khác phát hành: Vietcombank cho vay khách hàng dựa trên tài sản bảo đảm là các giấy tờ có giá ghi danh, không ghi danh do Vietcombank hoặc các TCTD khác phát hành. Đồng tiền cho vay bao gồm đồng Việt Nam và ngoại tệ mà chủ yếu là Đô La Mỹ. Thời hạn cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 2.2.4. Hiện trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp FDI từ lâu được Vietcombank chú trọng phát triển. Đây là nhóm khách hàng mang lại nguồn huy động đáng kể cho Vietcombank mà chủ yếu là nguồn ngoại tệ. Tính đến cuối năm 2008, tiền gửi của doanh nghiệp FDI tại Vietcombank là 25.810 tỷ đồng, chiếm tới 16,4% tổng tiền gửi khách hàng. Dư nợ của nhóm khách hàng này chiếm từ 9% đến 14% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dư nợ của nhóm khách hàng này giảm về cả quy mô lẫn tỷ trọng dư nợ chiếm trong tổng dư nợ tín dụng tại Vietcombank. 2.2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bảng 2.9: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank ĐVT: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1 Dư nợ 9.380 11.676 9.602 2 Tốc độ tăng trưởng 118% 24% -18% (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank) Năm 2006, dư nợ tín dụng của doanh nghiệp FDI đạt 9.380 tỷ đồng, gấp đôi dư nợ năm 2005. Sang năm 2007, dư nợ khu vực này tăng thêm 2.296 tỷ VND, đạt 11.676 tỷ đồng. Sang năm 2008, dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI giảm, chỉ còn 9.602 tỷ đồng, giảm 2.074 tỷ đồng. Biểu đồ 2.5: Dư nợ của các doanh nghiệp FDI tại Vietcombank 9.380 11.676 9.602 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2006 2007 2008 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank) Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng FDI cũng chậm lại. Từ mức khá cao của năm 2006 là 118%, đến năm 2007, tốc độ này chỉ còn 24%. Năm 2008, dư nợ tín dụng sụt giảm 18%. Sự sụt giảm dư nợ của khu vực doanh nghiệp FDI xuất phát từ nhiều nguyên nhân: - Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng giảm xuống. - Các doanh nghiệp FDI tăng dùng vốn tự có để tài trợ nhu cầu, giảm vốn vay. - Việc thanh toán các khoản nợ trung dài hạn đến hạn theo định kỳ. - Khách hàng chuyển sang quan hệ tín dụng với ngân hàng khác. - Một số khách hàng không đạt tiêu chuẩn rủi ro tín dụng của Vietcombank, buộc phải giảm hạn mức tín dụng. - Vẫn có một số đơn vị, cá nhân khi cho vay khách hàng dựa trên tài sản bảo đảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI thường gặp khó khăn về điều kiện này. Việc cho vay các doanh nghiệp này thường dựa trên các hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có đảm bảo một phần bằng tài sản, cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Do vậy, các đơn vị, cá nhân này có tư tưởng co cụm, ngại phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, làm giảm khả năng mở rộng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp FDI. - Năm 2007, tăng trưởng tín dụng nói chung của nền kinh tế khá nóng. Riêng Vietcombank, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng ở mức 44%, cao nhất trong vòng 5 năm 2004 -2008. Sang đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điều này dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó có Vietcombank. Vietcombank đưa ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tối đa để kìm hãm tốc độ tăng dư nợ và phân bổ mức dư nợ tối đa cho từng chi nhánh. Đối với khách hàng đang quan hệ, ngân hàng tìm cách giảm dư nợ và hầu như hạn chế tối đa cấp tín dụng cho khách hàng mới. Vì vậy, dư nợ cho vay năm 2008 tăng chậm lại. - Trong năm 2007, trước sự biến động cung cầu USD và biến động tỷ giá USD/VND đảo chiều, nhiều doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI gặp khá nhiều khó khăn. Giai đoạn khan hiếm tiền VND, các ngân hàng đã từ chối mua USD của nhiều doanh nghiệp hoặc buộc doanh nghiệp bán USD với tỷ giá thoả thuận với Ngân hàng, không theo mức biên độ tỷ giá khống chế của NHNN. Khoảng 2 tháng sau đó (vào tháng 5/2007), tình hình lại đổi chiều, nhiều doanh nghiệp cần USD nhưng ngân hàng rất khan hiếm USD và các doanh nghiệp phải chờ đợi hoặc phải mua với giá cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI phần nhiều vay vốn bằng ngoại tệ hoặc vay t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan