Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long

 

Trong năm 2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã giảm đầu tư vào hệ thống DNNN, tỷ lệ đầu tư chiếm 63,6% giảm 12,3% so với năm 2006. Tỷ trọng cho vay đối với các DNV&N đã tăng lên đáng kể về số tiền và tỷ trọng, có thể thấy tỷ lệ này năm 2005 là 970 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng là 31.9% ) thì sang năm 2007 tăng so với năm 2006 là 369 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37.6 %. Như vậy có thể thấy Ngân hàng đã chuyển hướng đầu tư sang các thành phần kinh tế khác có hiệu quả hơn, xoá bỏ dần tâm lý phân biệt các thành phần kinh tế, để có được điều đó Ngân hàng cũng đã cải cách các quy trình tín dụng, chủ động áp dụng những quy trình, sản phẩm cho vay mới với để phù hợp với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1991. Từ ngày 14/04/1991 Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 12/02/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Kể từ đó tới nay, cũng như các chi nhánh khác trong hệt thống, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long thực hiện ngay các chức năng của một Ngân hàng thương mại đó là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, cho vay, kinh doanh ngoại hối và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã đạt được nhiều thành tựu lớn, trở thành một trong những thành viên quan trọng của NHNo&PTNT Việt Nam, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trước quá trình hội nhập, tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã quyết tâm phấn đấu đi lên, đổi mới toàn diện phù hợp với yêu cầu mới và trở thành một trong những Chi nhánh mạnh nhất của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long CÁC PHềNG BAN Phũng KHKD Phũng KTNQ Phũng HC & NS Phũng Kiểm tra Kiểm toỏn nội bộ Phũng Vi tớnh Phũng dịch vụ Marketing CHI NHÁNH CẤP II Chi nhánh Tây Sơn + Điểm GD 157 Tây Sơn Chi nhỏnh Trung Yờn Chi nhánh Định Công + PGD Số 1 Chi nhánh Láng Thượng + PGD Nguyễn Phong Sắc Chi nhánh Chợ Mơ + PGD Kim Đồng + PGD Trương Định Chi nhỏnh Nguyễn Khuyến Chi nhánh Nguyễn Đỡnh Chiểu + PGD Số 2 + PGD Số 3 Chi nhỏnh Hàm Long Chi nhánh Phan Đỡnh Phựng. + PGD Nguyễn Chớ Thanh PHÓ GIÁM ĐỐC PHềNG GIAO DỊCH Phũng giao dịch Hàng Gà Phũng giao dịch Bờ Hồ GIÁM ĐỐC Từ khi đổi tên ngày 14/04/2003 thì Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã có những bước thay đổi toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động kinh doanh có nhữnh đột phá mới trong tình hình kinh tế của đất nước ngày càng phát triển. Từ sự thay đổi về chức năng nhiệm vụ, chiến lược và phương hướng hoạt động, về cơ cấu nhân sự…Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã dần khẳng định được vị thế và tầm quang trọng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và đối với nền kinh tế. Những thành công đó gắn lion với công sức của các cán bộ của toàn Chi nhánh và ban lãnh đạo. Hoạt động huy vốn. Trước những biến chuyển mới từ khi đổi tên cũng như chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã có những biến chuyển lớn trong công tác huy động vốn. Trong các năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã có những đổi trong công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày càng cao cả về quy mô và sự đa dạng. Bảng 1: Nguồn vốn 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Đvt: Triệu VNĐ Nguồn vốn hoạt động Năm 2005 2006 2007 1. Theo kỳ hạn nnguồn vốn 7,451,000 8,220,000 10,518,000 Nguồn vốn không kỳ hạn 3,787,000 4,299,000 6,669,000 Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng 1,529,000 1,091,000 1,796,000 Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng 2,135,000 2,830,000 2,053,000 2. Theo tính chất nguồn vốn 7,451,000 8,220,000 10,518,000 Tiền gửi dân cư 1,394,000 1,603,000 1,602,000 Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội 4,737,000 5,978,000 7,960,000 Tiền gửi, vay TCTD và nguồn khác 1,320,000 639,000 956,000 (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2003-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Qua bảng cân đối trên thì chúng ta nhận thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã tăng mạnh mẽ về quy mô cũng như tính đa dạng của nguồn vốn, trong đó chủ yếu là các nguồn tiền gửi và tiết kiệm ngắn hạn. Từ sau khi đổi mới về nhiều mặt thì Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã đạt được rất nhiều thành công trong quá trình kinh doanh, trong công tác huy động vốn thì Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long luôn luôn nằm trong top 5 những Ngân hàng về huy động vốn Hoạt động sử dụng vốn (hoạt động tín dụng). Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì mục tiêu quan trọng là làm thế nào để sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình đã huy động được. Trong đó công tác cho vay chiếm một vai trò quan trọng. Để tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản nhất của các Ngân hang và thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu của Ngân hàng Qua các năm phát triển và trưởng thành, dịch vụ cung cấp tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã không ngừng tăng lên cả về chất và lượng thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Dư nợ tín dụng năm 2005, 2006, 2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Đvt: Triệu VNĐ Đ nợ tín dụng Năm 2005 2006 2007 1. Theo loại tiền vay 2,543,000 3,036,000 3,564,000 Nội tệ 2,034,400 2,500,000 3,163,000 Ngoại tệ 508,600 536,000 401,000 2. Theo kỳ hạn cho vay 2,543,000 3,036,000 3,564,000 Dư nợ ngắn hạn 1,551,000 1,558,000 2,266,000 Dư nợ ngắn hạn 550,000 966,000 1,006,000 Dư nợ dài hạn 442,000 512,000 292,000 3. Theo thành phần kinh tế 2,543,200 3,036,000 3,564,000 Doanh nghiệp Nhà nước 1,037,000 1,604,000 1,545,000 Doanh nghiệp NQD 1,024,000 970,000 1,339,000 Hộ sản xuất và khác 482,200 462,000 680,000 (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhỏnh NHNo&PTNT Thăng Long) Ta nhận thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong những năm qua đã không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng, thể hiện qua tổng dư nợ không ngừng tăng cao, chất lượng tín dụng được cải thiện, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ. Năm 2005: 2.543.000 triệu đồng, năm 2006: 3.036.000 triệu đồng và đến năm 2007: 3.564.000 triệu đồng. Thành phần cho vay cũng đa dạng hơn, những thành phần kinh tế chủ đạo đã được Chi nhánh tiếp cận và cho vay có hiệu quả cao, điều này là rất cần thiết và tối quan trọng trong hoạt động của một Ngân hàng hiện đại. 2.2 Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Sau 17 năm từ ngày thành lập và đi vào hoạt động dến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã không ngừng vươn lên và lớn mạnh về nhiều mặt. Đứng trước những chuyển biến của nền kinh tế, trước yêu cầu canh tranh và thách thức trong hội nhập với quốc tế, các ngân hàng đều có những bước đi, những chiến lược kinh doanh riêng cho chính mình. NHNo&PTNT Việt Nam đã định hướng chiến lược là thực hiện đa dạng hóa trong các hoạt động và phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2010. Là một chi nhánh cấp I, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã và đang thực hiện theo chiến lược đa dạng hóa đó. Chi nhánh thực hiện đa dạng hóa trong nhiều hoạt động như huy động vốn, trong hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động, dịch vụ Ngân hàng mang nhiều giá trị gia tăng đến cho mọi đối tượng khách hàng. Trong đó có chủ trương đa dạng hóa tín dụng mà chi nhánh đang thực hiệnđể mang lại nhiều phương thức vay vốn đối với các DNV&N Bảng 3: Dư nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long trong giai đoạn 2005 – 2006 – 2007 Đvt: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ tín dụng 2,543,000 100 3,036,000 100 3,564,000 100 Theo thời gian Ngắn hạn 1,551,000 61.0% 1,558,000 51.3% 2,266,000 63.6% Trung hạn 550,000 21.6% 966,000 31.8% 1,006,000 28.2% Dài hạn 442,000 17.4% 512,000 16.9% 292,000 8.2% Theo thành phần kinh tế DNNN 1,037,000 40.8% 1,604,000 52.8% 1,544,000 43.3% DNNQD 1,024,000 40.3% 970,000 31.9% 1,339,000 37.6% HTX 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Cá thể 482,000 19.0% 462,000 15.2% 681,000 19.1% Theo loại tiền Nội tệ 2,200,000 86.5% 2,500,000 82.3% 3,163,000 88.7% Ngoại tệ 343,000 13.5% 536,000 17.7% 401,000 11.3% (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Trong năm 2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã giảm đầu tư vào hệ thống DNNN, tỷ lệ đầu tư chiếm 63,6% giảm 12,3% so với năm 2006. Tỷ trọng cho vay đối với các DNV&N đã tăng lên đáng kể về số tiền và tỷ trọng, có thể thấy tỷ lệ này năm 2005 là 970 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng là 31.9% ) thì sang năm 2007 tăng so với năm 2006 là 369 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37.6 %. Như vậy có thể thấy Ngân hàng đã chuyển hướng đầu tư sang các thành phần kinh tế khác có hiệu quả hơn, xoá bỏ dần tâm lý phân biệt các thành phần kinh tế, để có được điều đó Ngân hàng cũng đã cải cách các quy trình tín dụng, chủ động áp dụng những quy trình, sản phẩm cho vay mới với để phù hợp với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tổng dư nợ của năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là 528 tỷ đồng, mức tăng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn và một phần là dư nợ trung hạn. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2007 là 63,6% tăng 12,3% năm 2006. Dư nợ trung hạn năm 2007 giảm 3,6 % nhưng lại tăng về số tuyệt đối là 40 tỷ đồng. Bảng 4: Số DN có quan hệ tín dụng với Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Đvt: Doanh nghiệp, % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % DNNN 5 1.2% 6 1.5% 11 2.8% Công ty cổ phần, hợp danh 42 10.0% 42 10.7% 57 14.6% Công ty TNHH 98 23.3% 88 22.5% 106 27.2% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 0 0 Doanh nghiệp tư nhân 10 2.4% 6 1.5% 4 1.0% HTX 1 0.2% 2 0.5% 2 0.5% Hộ kinh doanh cá thể 264 62.9% 247 63.2% 210 53.8% Tổng số 420 100% 391 100% 390 100% (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Từ bảng trên ta nhận thấy sự da dạng về loại hình Doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long từ công ty TNHH, Công ty hợp danh, công ty cổ phần, hộ sản xuất… có thể nhận thấy sự đa dạng trong chính sách tín dụng cho vay đối với các DNV&N của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Số lượng các loại hình Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng cao nhất. Trong chủ trương cho vay của Ngân hàng, đối tượng các DNV&N luôn có sự ưu tiên nhất định, cho thấy phù hợp với xu hướng cổ phân hoá của Doanh nghiệp mà Chính phủ đang triển khai quyết liệt Các DNNN có quạn hệ với Ngân hàng tiếp tục tăng lên qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng, năm 2005, 2006, 2007 lân lượt là: 5, 6, 11 với tỷ trọng tăng tương ứng là: 1,2%; 1,5%; 2,8%. Các lạo hình Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, hợp danh, công ty TNHH đều tăng cả về tuyệt đối và tương đối, đặc biệt là trong năm 2007 chiếm tỷ trọng là 42,8% trong tổng số các Doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng, điều này cho thấy Ngân hàng đã có cái nhìn thông thoáng hơn đối với các lạo hình Doanh nghiệp này, đồng thời cũng cho thấy xu hướng của các Ngân hàng là chuyển dần sang thành phần ngoài quốc doanh tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn thấp trong tổng cơ cấu của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Số hộ kinh doanh cá thể lại giảm đều qua các năm, năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là: 264 (62,9%); 247 ( 63,2%); 210 (53,8%), sở dĩ như vậy là tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long chủ yếu tập trung các khách hàng là Doanh nghiệp lớn, còn các hộ kinh doanh cá thể chủ yếu là do các chi nhánh cấp II đảm nhiệm. Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bị boe ngỏ, trong khi đó đây là mảng hoạt động hấp dẫn mà các Ngân hàng cần chú ý phát triển, vì trong thời gian tới khi Việt Nam đã trỏ thành thành viên chính thức của WTO thì số lượng Doanh nghiệp này sẽ tăng lên rất nhiều. Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ đối với các DNV&N Đvt: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ tín dụng 2,543,000 3,036,000 3,564,000 Dư nợ tín dụng DNV&N 947,000 1,000,678 1,337,894 Tỷ trọng (%) 37.2% 33.0% 37.5% Mức tăng trưởng dư nợ của DNV&N 53,678 337,216 Tốc độ tăng trưởng (%) 5.67% 33.70% (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Từ bảng trên ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long là tăng lên hàng năm, năm 2005: 2.543 tỷ đồng, năm 2006: 3.036 tỷ đồng; năm 2007: 3.564 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ các DNV&N giảm qua các năm nhưng không phải do số DNV&N và số tiền cho vay giảm mà là do tổng dư nợ của Ngân hàng tăng nhanh hơn mức tăng của dư nợ các DNV&N. Năm 2007 tăng 337 tỷ đồng, tăng 37,5% so với năm 2006; năm 2006 tăng 53,7 tỷ so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng năm 2006 so với năm 2005 là 5,7%; đặc biệt trong năm 2007 đã tăng 33,7% so với năm 2006, đã cho thấy sự quan tâm của Ngân hàng vào loại hình Doanh nghiệp này Bảng 6: Dư nợ đối với các DNV&N phân theo ngành – lĩnh vực kinh tế Đvt: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông - Lâm nghiệp 300 0.0% 1,500 0.1% 1,000 0.1% Thuỷ sản - - - - - - Công nghiệp và xây dung 242,692 25.6% 414,784 41.5% 510,582 38.2% Thương mại và dịch vụ 403,063 42.6% 409,081 40.9% 663,404 49.6% Ngành khác 300,362 31.7% 175,313 17.5% 162,908 12.2% Tổng 946,417 100 1,000,678 100 1,337,894 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Ta nhận thấy cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long tương đối phù hợp với chiến lược phát triển theo ngành đã được chính phủ phê duyệt. Trong đó chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp và các ngành thương mại và dịch vụ Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng qua các năm lên xuống khá thất thường. Tuy nhiên là đều tăng lên về tỷ trọng qua các năm. Còn ngành thương mại và dịch vụ thì tăng đều qua các năm. Cả hai ngành trên đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu cho vay của Chi nhánh, cho thấy Ngân hàng đã khá nhanh nhậy trong việc nắm bắt và chuyển hướng theo nhu cầu phát triển của xã hội đó là sự phát triển mạnh mẽ về cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dung và ngành thương mại và dịch vụ. Với tỷ trọng hai ngành chiếm trên 80% tổng cơ cấu dư nợ thì Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng các ngành kinh tế trọng yếu, góp phần giải quyết khó khăn cho các Doanh nghiệp để tạo ra công ăn việc làm, phù hợp với những chương trình và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Bảng 7: Dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn Đvt: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 601,007 63.5% 681,332 68.1% 1,123,018 83.9% Trung, dài hạn 345,410 36.5% 319,346 31.9% 214,876 16.1% Tổng dư nợ DNV&N 946,417 100 1,000,678 100 1,337,894 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Từ bảng trên ta thấy dư nợ cho vay từ năm 2005 đến năm 2007 của Chi nhánh tăng mạnh ở ngắn hạn và giảm dần ở trung và dài hạn. Cụ thể trong năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 441,686 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng 522,011 tỷ đồng so với năm 2005. Như vậy dư nợ ngắn hạn tăng lên rất nhiều so với tổng dư nợ, còn dư nợ trung và dài hạn lại giảm đều qua từng năm. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu vốn của các DNV&N là các khảon vay chủ yếu liên quan đến các khoản vay ngắn hạn, đây là nguồn vốn mà chính mà các DNV&N dùng để mua nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, đây là các khoản vốn mà Doanh nghiệp liên tục cần trong hoạt động kinh doanh của mình. Sở dĩ các khoản vay trung và dài hạn bị giảm là do trong năm 2006 Ngân hàng tiến hành thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay các dự án dài hơi, ít hiệu quả nên Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã tiến hành thu hồi nợ và giảm dần tài trợ cho các dự án trung và dài hạn chủ yếu chỉ phục vụ các khách hàng truyền thống thực sự có nhu cầu vốn trung và dài hạn. Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn của các DNV&N Đvt: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 598,321 63.2% 848,986 84.8% 934,523 69.9% Nợ nhóm 2 279,914 29.6% 105,221 10.5% 357,752 26.7% Nợ nhóm 3 62,824 6.6% 22,006 2.2% 25,678 1.9% Nợ nhóm 4 920 0.1% 1,837 0.2% 1,725 0.1% Nợ nhóm 5 4,438 0.5% 22,628 2.3% 18,216 1.4% Nợ xấu(nhóm 3+ 4+ 5) 68,182 7.2% 46,471 4.6% 45,619 3.4% Tổng 946,417 100 1,000,678 100 1,337,894 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động KD 2005-2006-2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long) Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giảm dần qua từng năm, nợ xấu ( nhóm 3 + 4 + 5 ) năm 2005 là 7.2% đến năm 2006 là 4.6%, giảm 2.6%, còn năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh còn 3.4%, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng được cải thịên, nhất là trong quan hệ cho vay đối với các DNV&N, các DNV&N ngày càng chiếm được niềm tin của Ngân hàng , điều này tạo đà thúc đẩy mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và các DNV&N giúp các DNV&N dẽ dàng hơn trong viưệc tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng để giải quyết các khó khăn trước mắt mà các DNV&N gặp phải trong quá trình cạnh tranh. 2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong khoảng hai năm trở lại đây, nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến bất lợi: Sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào, giái dầu thế gới liên tiếp đạt kỷ lục về tăng giá, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất đều tăng chóng mặt, giá vàng và ngoại tệ biến động thất thường, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cho vay của các ngân hàng đều tăng, thiên tai và dịch bệnh xẩy ra nhiều vùng trên cả nước…đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các doanh nghiệp và người dân. Những sự biến động đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng DNV&N nói riêng của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Tuy nhiên với sự cố gắng của mình Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã đạt được những kết quả trong việc, mở rộng cho vay đối với DNV&N Bước đầu quan tâm đến đối tượng khách hàng là các DNV&N Theo xu hướng chung của hoạt động ngân hàng, theo chiến lược hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã tiến hành mở rộng về quy mô, địa bàn, tăng cường cho vay và tích cực tìm kiếm những dự án khả thi để tài trợ, những Doanh nghiệp hạot động hiệu quả để cho vay. Việc cho vay DNV&N mà biểu hiện là số lượng DNV&N đến với hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng tăng. Từ con số 150 DNV&N năm 2005, năm 2007 tăng lên thành 167 DNV&N. Về dư nợ tín dụng, năm 2003 tỷ trọng dư nợ tín dụng DNV&N trong tổng dư nợ các tổ chức kinh tế của chi nhánh là 25% với số dư là hơn 453 tỷ đồng. Năm 2005 số dư này là gần 947.000 triệu đồng chiếm 37,2% tổng dư nợ. Bước sang năm 2006 chi nhánh đó đạt được số dư nợ tín dụng DNV&N là gần 1.000.678 triệu đồng chiếm 33% trong tổng dư nợ. Bước vào năm 2007 số dư cho vay các DNV&N là 1.3373894 triệu đồng chiếm 37,5% tổng dư nợ. Những thay đổi này cho thấy rõ định hướng chiến lược của chi nhánh là chuyển dịch dần từ cho vay DNNN sang cho vay DNV&N và từ đó bước đầu có hiệu quả và thể hiện tính khả thi. Đã xác lập cơ cấu vốn cho vay đối với DNV&N Thành công nữa là về thời hạn tín dụng trong cơ cấu thời hạn của tín dụng DNV&N, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là trên 60%, trong năm 2007 là trên 80%, còn cho vay trung và dài hạn là 30% trong năm 2007 chỉ còn 16%. Từ đó cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã có được cơ cấu cho việc cung cấp tín dụng cho DNV&N ở mức cao và hiệu quả. Quan trọng hơn nữa là tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn cho các DNV&N là khá lớn, trung bình hàng năm trên 30%. Điều này một lần nữa khẳng định định hướng của chi nhánh trong việc thúc đẩy cho vay DNV&N đã và đang phát huy tác dụng. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tài trợ cho những DNV&N với tỷ trọng tương đối cao, trên 30%, đã, đang và sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho chi nhánh là: thu lãi ổn định, các khảon vay để được đảm bảo thu hồi nợ, uy tín và năng lực tài trợ những dự án có quy mô lớn, thời gian dài, độ phức tạp cao trong thẩm định và phân tích tín dụng cung như trong kiểm soát trong cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn cho DNV&N phục vụ cho mục tiêu phát triển Chất lượng các khoản tín dụng được cung cấp luôn được quan tâm đúng mức tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Việc tài trợ cho vay đối với các DNV&N của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã và đang dần được cải thiện, tình hình nợ xấu của chi nhánh giảm dần qua các năm, các khoản nợ xấu được chi nhánh tập trung nhiều biện pháp để đôn đốc thu hồi, đồng thời tích cực tận thu những khoản nợ đẫ xử lý trích lập rủi ro. Với số lượng lớn các DNV&N, ngày càng tăng về số lượng, tổng doanh số cho vay cũng như dư nợ chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động tín dụng ngày một minh bặch và hiệu quả thì Ngân hàng đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của DNV&N. Trợ giúp DNV&N về vốn, tư vấn về tài chính chuyên nghiệp đã đem lại cho các DNV&N này những kết quả tốt trong hoạt động đầu tư đồng thời tiếp tục tháo gỡ nhưng khó khăn đặc thù của DNV&N và của từng DN nhằm tạo điều kiện phát triển cho DN, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: Mặc dù đẫ có những thành công không nhỏ trong việc thúc đẩy cho vay DNV&N nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cũng tồn tại một số hạn chế cần được tìm hiểu và phân tích cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa hoạt động này: 2.3.2.1. Nguồn vốn ổn định của Ngân hàng trong việc mở rộng cho vay Trong tình hình hiện nay việc các Ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn là việc rất phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng trên là do những năm vừa qua tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn đến cán cân nguồn vốn của các Ngân hàng gặp khó khăn. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát cao, nhâp xiêu tăng đột biến, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng…đã ảnh hưởng rất lớn đến nội tại nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng. Trong năm vừa qua, tình trạng các Ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn diễn ra trầm trọng, lãi suất qua đêm trên thị trường liên Ngân hàng có lúc đỉnh điểm là trên 30%/năm, đây là mức lãi suất “nguy hiểm” đối với bất kỳ Ngân hàng nào. Đúng thời điểm trên, với mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là giảm tỷ lệ lạm phát và giảm nhập siêu, NHNN Việt Nam đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 14%/ năm, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán lên cao làm cho các Ngân hàng đã thiếu vốn lại phải lao vào cuộc đua lãi suất đầu vào kiến lãi suất cho vay trung bình là trên 20%/năm. Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cũng không nằm ngoài những khó khăn trên, mặc dù là một trong những Chi nhánh luôn đi đầu trong công tác huy động vốn trong hệ thống NHNo Việt Nam nhưng nguồn vốn của Chi nhánh cũng bị sụt giảm đáng kể cả về cơ cấu cũng như tỷ trọng trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân là do những khó khăn ở trên và do lãi suất đầu vào của các Ngân hàng khác tăng lên rất cao nên việc cạnh tranh trong công tác huy động vốnn diễn ra hếtt sức khó khăn. Các dự án lớn đã giải ngân thì phải đình trệ lại toàn bộ hoặc một phần, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn đã tấc động rất lớn đến kế hoạch kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Trong một thời gian dài có thể nói là Ngân hàng đã không tiến hành giải ngân, hoặc chỉ giải ngân nhỏ rọt đã kiến các Doanh nghiệp lao đao vì thiếu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. 2.3.2.2. Chiến lược thu hút khách hàng Đây là điểm yếu có thể nói là cố hữu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, nguyên nhân là do mạng lưới và cơ cấu bộ máy tổ chức qúa lớn và trải dàn trên toàn quốc nên sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm là điều khó khăn và diễn ra chậm hơn sơ với hệ thống Ngân hàng cổ phần. Các sản phẩm của Ngân hàng thường là cố định được áp dung thống nhất trên toàn hệ thống, các sản phẩm có nhiều tính giá trị gia tăng cho khách hàng lựa chọn còn ít. Các khách hàng từ lớn, nhỏ cho đến tiềm năng hay không tiềm năng đều có một cơ chế như nhau chứ không linh hoạt và phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng nên dẫn đến sức hút có thể nói là khách hàngông bằng các Ngân hàng cổ phần Trong thời điểm hiện nay nếu Ngân hàng đợi khách hàng đến với mình thì sẽ mất hết những khách hàng tốt và khách hàng tiềm năng của mình. Mỗi cán bộ Ngân hàng phải tự mình tìm đến những khách hàng tốt cho Ngân hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đa dạng nhất và có tính cạnh tranh nhất để lôi kéo khách hàng đó về với mình. 2.3.2.3. Lãi suất cho vay chưa linh hoạt và phù hợp Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và hệ thống NHNo Việt Nam đều áp dụng chung mức lãi suất cho vay trên toàn hệ thống và phân chia lãi suất cho vay theo thời gian là: lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung hạn và lãi suất cho vay dài hạn. Như vậy với quy định như trên vô tình chung đã làm đi tính cạnh tranh trong lãi suất đối với khách hàng. Trong kinh doanh chúng ta không thể đánh đồng mọi khách hàng như nhau được mà phải căn cú vào tình tình hình thực tế của từng khách hàng, từng lĩnh vực để đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất và linh hoạt nhất cho khách hàng. 2.3.2.4. Sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng Hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn rất nhỏ bé so với các Ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.doc
Tài liệu liên quan