Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4

1.1 Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.1Khái niệm 4

1.1.2Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 4

1.1.3Các hoạt động cơ bản của ngân hàng 6

1.2 Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 8

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8

1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 10

1.2.3 Vai trò của DNN&V 16

1.3 Tín dụng NHTM với DNN&V 23

1.3.1 Khái niệm và phân loại tín dụng ngân hàng 23

1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 26

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng cho DNN&V của NHTM 30

1.4.1 Các nhân tố khách quan 30

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNN&V Ở SỞ GIAO DỊCH NHNN&PTNT VIỆT NAM 33

2.1 Giới thiệu khái quát về Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam 33

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển Sở giao dịch 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch 35

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. 37

2.2 Thực trạng tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch 46

2.2.1 Quy chế cho vay đối với DNN&V tại Sở giao dịch 46

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng 49

2.2.3 Những hạn chế nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện quy chế cho vay đối với DNN&V tại Sở giao dịch và. 58

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SỞ GIAO DỊCH. 67

3.1. Định hướng đầu tư tín dụng đối với DNN&V trong thời gian tới 67

3.1.1. Chủ trương phát triển DNN&V của Nhà nước 67

3.1.2. Chiến lược kinh doanh tại Sở giao dịch 69

3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch 72

3.2.1. Xây dựng chiến lược khách hàng, quan tâm đến đối tượng khách hàng là các DNN&V 72

3.2.2. Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng khách hàng là DNN&V 74

3.2.3. Thực hiện tốt Marketing trong việc tiếp cận với các DNN&V 78

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng 79

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án 80

3.2.6. Tăng cường cán bộ tín dụng phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý vốn vay đối với khu vực DNN&V 80

3.3. Một số kiến nghị 83

3.3.1. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 83

3.3.2. Đối với NHNN&PTNTViệt Nam 85

3.3.3. Đối với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước 87

PHẦN KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á cờ đầu của hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam và được Chủ tịch nước trao tặng huân chương lao động Hạng Ba năm 2007. Tính từ năm 2002 đến nay, qua 07 năm, nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam tăng trưởng bình quân 38 % năm; dư nợ tăng trưởng bình quân 72% năm. Sở giao dịch luôn là đơn vị đi đầu của toàn hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam về ứng dụng công nghệ và phát triển khai sản phầm, tiện ích mới, đã và đang là đối tác tin cậy của đông đảo khách hàng, các tổ chức kinh tế lớn và cá nhân, hộ gia đình. 2.1.3.1 Nguồn vốn huy động Bảng 1: Nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 % tăng (Số tiền) Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng BQ qua các năm Tổng số vốn huy động 6.488 8.221 127% 10.990 134% 56% Phân theo loại tiền - Bằng VNĐ 5.236 6.463 123% 9.012 139% 57% - Bằng ngoại tệ quy đổi 1.252 1.758 140% 1.978 113% 53% Theo thành phần kinh tế - Huy động từ dân cư 1.823 2.487 136% 2.859 115% 52% - Tiền gửi các TCKT 4.541 5.565 123% 7.960 143% 58% - Tiền gửi, tiền vay các TCTD 124 168 135% 171 102% 46% Phân loại theo thời gian - Tiền gửi < 12 tháng 3.043 3.964 130% 6.359 160% 70% - Tiền gửi > 12 tháng 3.445 4.257 124% 4.631 109% 45% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Nguồn vốn huy động tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ: từ 6.488 tỷ đồng năm 2005 lên tới 10.990 tỷ đồng năm 2007, tăng 4.502 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 56%. So với năm 1999 – năm Sở giao dịch chính thức đi vào hoạt động - tổng nguồn vốn huy động tăng 19,5 lần (năm 1999 là 564 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vì đây là nguồn vốn ổn định, bền vững. Việc nhận tiền gửi, tiền vay đối với các tổ chức tín dụng thường chỉ thực hiện khi nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và không phải là nguồn vốn ổn định vì vậy nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (năm 2005: 1,9%; năm 2006: 2,04%; năm 2007: 1,55%) Nguồn vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên tăng trưởng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn: năm 2005 là 3.445 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53%, năm 2006 là 4.257 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,7%, tăng 124% so với năm trước, năm 2007 là 4.631 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,1%, tăng 109% so với năm trước. Theo quy định tại văn bản số 2140/NHNN&PTNT-KHTH này 1/6/2005 và văn bản số 156/NHNN&PTNT-HĐQT-KHTH này 3/6/2005 thì nguồn vốn này có ưu thế lớn là không phải dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc nên được sử dụng 100% để cho vay. Chính vì vậy Sở giao dịch đặc biệt quan tâm huy động nguồn vốn này nhằm tạo sự ổn định và nâng cao tỷ lệ sử dụng vốn, đồng thời có điều kiện mở rộng cho vay trung, dài hạn. Để có kết quả trên, Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn huy động như: - Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của Sở giao dịch, gia tăng cơ cấu nguồn vốn rẻ bằng cách mở rộng khách hàng tiền gửi của tổ chức, tăng cường nguồn tiền của dân cư bằng chính sách lãi suất, phí giao dịch, khuyến mãi. Trong năm đã 05 lần điều chỉnh lãi suất huy động VND và USD phù hợp với thị trường; Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyền hình, in tờ rơi quản cáo để tuyên truyền tới các tổ chức và dân cư về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giao dịch (mười lăm loại tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ đang triển khai) - Triển khai thực hiện nối mạng thanh toán điện tử với các TCTD, doanh nghiệp trên địa bàn như ngân hàng An Bình, Ngân hàng CP Quốc tế, HSBC, đang triển khai kết nối thanh toán với Viettel…, nâng cấp chương trình nối mạng thanh toán điện tử với Kho bạc nhà nước để tập trung các khoản thanh toán, tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. - Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn như VIETSOV PETRO, các dự án ODA, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài Bộ Tài Chính, Viettel, Công ly Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt… Triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản. Kết quả huy động được 12 triệu USD và hơn 700 tỷ vốn không kỳ hạn. Tóm lại, với hình thức huy động vốn phong phú và linh hoạt đã làm cho nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh trong những năm qua, tạo điều kiện cho Sở giao dịch chủ động mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay và các hoạt động khác có hiệu quả hơn. Đến 31/12/07 bình quân nguồn vốn đạt 89.3 tỷ đồng/cán bộ 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 % tăng 2005 (Số tiền) Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng BQ qua các năm Doanh số cho vay 1.682 3.060 182% 4.960 162% 98% Doanh số thu nợ 1.147 2.192 191% 3.605 164% 105% Tăng dư nợ 2.051 2.933 143% 4.290 146% 70% Phân theo đồng tiền vay - Bằng VNĐ 1.247 1.597 128% 2.595 162% 69% - Bằng ngoại tệ quy đổi 804 1.336 166% 1.695 127% 70% Phân theo thành phần kinh tế - Doanh nghiệp nhà nước 1.756 2.177 124% 2.569 118% 49% - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 219 673 307% 1.000 149% 152% - Hộ sản xuất 76 83 109% 721 869% 316% Phân theo thời gian - Ngắn hạn 432 919 213% 1.895 206% 146% - Trung, dài hạn 1.619 2.014 124% 2.395 119% 49% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Hoạt động cho vay của Sở giao dịch có sự tăng trưởng vượt bậc cả về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ, các chỉ tiêu đều có mức tăng gần gấp đôi so với năm trước. Cụ thể: Doanh số cho vay qua các năm tăng lên đáng kể: năm 2005 là 1.682 tỷ đồng, năm 2007 là 4.960 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng qua các năm là 98%. Doanh số thu nợ cũng tăng lên hàng năm: năm 2005 là 1.147 tỷ đồng, năm 2007 là 3.605 tỷ đồng. Bình quân tăng trưởng qua các năm là 105%. Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 4.290 tỷ đồng tăng 2239 tỷ đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 70%. So với năm 1999, tổng dư nợ tăng 23,44 lần (dự nợ năm 1999 là 183 tỷ đồng). Đến 31/12/2007 bình quân dư nợ đạt 89,3 tỷ đồng /cán bộ. Hiện nay, Sở giao dịch đã mở rộng cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế, trong đó dư nợ DNNN tăng trưởng liên tục qua các năm, dư nợ DNN&V có bước tăng trưởng mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ, năm 2005 là 295 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,3%, năm 2006 là 856 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1%, năm 2007 là 1.843 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt tới 208%. Cơ cấu dư nợ thay đổi, dư nợ trong vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và giảm dần qua các năm: năm 2005 là 1.619 tỷ đồng, chiếm 78.9 %tổng dư nợ, năm 2006 là 2.014 tỷ đồng, chiếm 68,6%tổng dư nợ, năm 2007 là 2.359 tỷ đồng, chiếm 55 % tổng dư nợ. 2.1.3.3. Chất lượng tín dụng Dư nợ quá hạn đến ngày 31/12/2007 là 20,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,47% tổng dư nợ, so với 31/12/2006 tăng 14,24 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 0,27%) Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 5,8 tỷ đồng, cá nhân là 3 tỷ đồng. Nợ xấu nhóm III: 10,1 tỷ đồng, nợ xấu nhóm IV: 0,08 tỷ động, nợ xấu nhóm V: 19,5 tỷ đồng. Tổng nợ xấu đến thời điểm 31/12/2007 là 29,7 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng dư nợ. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên các khoản nợ đề có tài sản đảm bảo nên hạn chế khả năng mất vốn có thể xảy ra. Nhìn chung việc chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ được xử lý kịp thời, phản ánh đúng chất lượng tín dụng. 2.1.3.4 Công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ Công tác thanh toán qua ngân hàng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng với việc ứng dụng công nghệ tin học trong thanh toán. Đặc biệt năm 2004, thực hiện “văn minh giao dịch”, Sở giao dịch đã triển khai hệ thống xếp hàng tự động và thực hiện giao dịch một cửa, nâng hạn mức giao dịch cho thanh toán viên phù hợp với trình độ, mức độ thành thạo với công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Khối lượng bút toán, số lượng bút toán tăng nhanh nhưng vẫn thực hiện hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản. Nhờ vậy số lượng khách hàng thanh toán qua ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Trong năm đã phát triển số lượng chủ thẻ lên 15.610 chủ thẻ, tăng 4.640 thẻ (42,2%) so với 2006 đạt số dư là 69,8 tỷ đồng. Số dư bình quân/thẻ đạt 4,4 triệu đồng, tăng 0,9 triệu đồng/ thẻ. Trong năm đã chuyển 100% các máy ATM kết nối mạng Banknet. Dư nợ thẻ thấu chi đạt 249 triệu đồng, tăng 201 triệu đồng (416%) so với năm 2006. Trong năm Sở giao dịch đã mở mới 4.418 tài khoản thanh toán (tăng 33,9%), trong đó tài khoản cá nhân là 4.145 tài khoản, doanh nghiệp là 273 tài khoản, nâng số tài khoản Sở giao dịch đang quản lý lên 17.466 tài khoản. Tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch đạt 48.406 tỷ đồng với 159.763 giao dịch, tăng 13,15% so với 2006. Thanh toán quốc tế: Doanh số thanh toán hàng XNK đạt 567 triệu USD tăng 59 triệu USD (tăng 23,6%) so với năm 2006. Trong đó thanh toán hàng xuất khẩu tăng 37 triệu USD (tăng 27,2%) thanh toán hàng nhập khẩu tăng 22 triệu USD (tăng 22,9%). Thu dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 6,2 tỷ đồng tăng 1 tỷ so với cùng kỳ 2006( 19,2%), chiếm 31% tổng thu dịch vụ Thanh toán qua biên giới: hiện tại có 6 khách hàng giao dịch với giá trị thanh toán đạt 1,5 tỷ đồng. Ngoài công tác thanh toán không dùng tiền mặt, Sở giao dịch luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu gửi và rút tiền của khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt. Đến 31/12/2007 Sở giao dịch đã có 11 doanh nghiệp thực hiện trả lương qua tài khoản, với số lượng thẻ tương ứng là 1.860 thẻ. Ngoài ra, Sở giao dịch còn mở rộng các nghiệp vụ khác như: Bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán qua biên giới, trả lương qua tài khoản… Với các dịch vụ mở rộng, Sở giao dịch đã nâng cao uy tín, thu hút khách hàng và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình 2.1.3.5. Kết quả tài chính Bảng 3: Thu nhập, Chi phí, kết quả tài chính. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2006 Năm 2007 % tăng 2005 số tiền Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng BQ qua các năm Tổng thu nhập 500 640,6 128% 859,5 134% 57,3% Tổng chi phí 387 491,8 127% 576,2 117% 49,6% Kết quả tài chính 113 148,8 132% 283,3 190% 83,6% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Tổng thu nhập và chi phí đều tăng qua các năm, trong đó tốc độ tăng thu nhập lớn hơn tốc độ tăng chi phí, tốc độ tăng bình quân thu nhập đạt 57,3% trong khi tốc độ tăng chi phí bình quân là 49,6%, điều này hoàn toàn phù hợp với tình Kết quả tài chính tăng trưởng qua các năm, đảm bảo tiền lương và thu nhập ổn định cho cán bộ. Hoạch toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định. Năm 2007, tổng thu đạt 859,5 tỷ dodòn tăng 218,9 tỷ đồng (tăng 34,16%) so với năm 2006. Trong đó thu lãi tín dụng đạt 301,49 tỷ đồng chiếm 35% tổng thu, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 20 tỷ, chiếm 2,3% tổng thu. Chênh lệch thu - chi năm 2007 đạt 283.3 tỷ đồng tăng 135,91 tỷ đồng (tăng 93,64%) so với 2006, so với kế hoạch tăng 154,98 tỷ (tăng 126%) Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra đạt 0,38%/ tháng tăng 46% so với năm 2006. Do trong năm 2007, Sở giao dịch có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn rẻ, đẩy mạnh khai thác vốn từ thị trường chứng khoán để giảm chi phí đầu vào, nâng cao iệu quả công tác Mảketing, mở rộng đầu tư tín dụng đối với các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các DNN&N, các cá nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng cường cơ cấu nợ ngắn hạn, lựa chọn các dự án đầu tư thực sự có hiệu quả về vốn và chi phí, phân tích lựa chọn các DNNN làm ăn có hiệu quả để đầu tư tín dụng, tập trung thu hồi các khoản nợ xử lý rủi ro. 2.2 Thực trạng tín dụng đối với các DNN&V tại Sở giao dịch 2.2.1 Quy chế cho vay đối với DNN&V tại Sở giao dịch Hiện nay, Sở giao dịch đang thực hiện quy chế cho vay ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam và quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam ban hành theo quyết định số 71/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam. Những quy định này áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng, kể cả doanh nghiệp lớn và DNN&V. 2.2.1.1 Về điều kiện vay vốn Theo quy định của thống đốc NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNN&PTNTViệt Nam, khách hàng vay vốn phải có đủ 5 điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNN&PTNT Việt Nam. Về bảo đảm tiền vay: Theo quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư 06/2000/TT-NHNN của NHNN Việt Nam, có 2 biện pháp đảm bảo tiền vay là đảm bảo tiền vay bằng tài sản và đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khác hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản bao gồm: TCTD lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; TCTD cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ; TCTD cho cá nhân, họ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội. Hiện nay, theo nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2003 của Chính phủ, khách hàng có đủ các điều kiện sau được vay không có bảo đảm bằng tài sản: Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng cho vay hoăc các tổ chức tín dụng khác. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc có dự án dầu tư phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nếu sử dụng vốn vay không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm này. Ngoài những quy định trên, trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo văn bản hiện hành, các ngân hàng có quyền xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 30 triệu đồng đối với các hộ nông dân, chủ trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá; đến 100 triệu đồng đối với các hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây con giống và đến 500 triệu đồng đối với Hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nếu các đối tượng này có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Điều 4 Nghị định 178/1999/NĐ-CP cũng quy định : “TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định tại nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”. 2.2.1.2 Phương thức cho vay Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam được ban hành kèm theo quyết định số 71/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Hội Đồng quản trị, có 6 phương thức cho vay là: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn (đồng tài trợ), cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 2.2.1.3 Về mức cho vay Theo quy định của NHNN&PTNT&PTNT, nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào tình hình thực tế của khách hàng, song việc phê duyệt mức cho vay còn căn cứ vào phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Tống giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam. Hiện nay trong hệ thống NHNN&PTNTViệt Nam dang thực hiện quy định về phân cấp mức cho vay tối đa đối với một khách hàng ddc ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-HĐQT ngày 18/01/2001. Theo quy định này, Sở giao dịch và các chi nhánh cấp I hoạt động ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung có mức cho vay tối đa phân theo đối tượng khách hàng vay vốn như sau: Khách hàng là doanh nghiệp nhà nước : 100 tỷ đồng Khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 20 tỷ đồng Khách hàng là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể: 2 tỷ đồng 2.2.1. 4 Lãi suất cho vay. Theo quy định, mức lãi suất cho vay do ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận, ngân hàng nhà nước chỉ đưa ra mức lãi suất cơ bản để các NHTM tham chiếu. 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng 2.2.2.1. Thực trạng chung trong họat động tín dụng Bảng 4: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ thời điềm 31/12/2007 Đơn vị tính: Tỷ đồng Doanh Trong đó Tiêu Chỉ tiêu Tổng số nghiệp DNN&V Dùng lớn Số % so với cá Tiền tổng số DNL nhân Doanh số cho vay 4.960 2.829 1.879 37,8% 66,4% 252 Doanh số thu nợ 3.605 2.056 1.356 37,6% 65,9% 193 Tăng dư nợ 4.290 2.445 1.712 39,9% 69,2% 133 - Ngắn hạn 1.895 1.080 955 50,3% 85,6% 62 - Trung, dài hạn 2.395 1.365 757 25,7% 55,4% 71 Dư nợ quá hạn 25,8 17 5,8 3 Dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ 0,60% 0,69% 0,33%  2,25% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Đến cuối năm 2007, trong tổng số 58 doanh nghiệp còn dư nợ có 15 doanh nghiệp lớn, 43 DNN&V. Trong số DNN&V, có 28 DNN&V ngoài quốc doanh với số dư nợ là 647 tỷ đồng, các ngoài quốc doanh vay vốn đều có một phần hoặc 100% tài sản đảm bảo; vay trả sòng phẳng, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp. Tóm lại: Dư nợ cho vay đều tăng ở tất cả các loại hình kinh tế, trong đó dư nợ cho vay DNN&V ngày càng lớn và tốc độ tăng nhanh hơn. Điều đó chứng tỏ ngoài việc duy trì dư nợ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp truyền thống Sở giao dịch đã quan tâm mở rộng dư nợ đến đối tượng khách hàng là các DNN&V, trong tổng số 58 doanh nghiệp còn dư nợ có 15 doanh nghiệp lớn, còn lại chủ yếu là các DNN&V. 2.2.2.2. Tình hình tín dụng đối với DNN&V tại Sở giao dịch * Dư nợ DNN&V phận loại theo thời gian Bảng 5 : Dư nợ phân loại theo thời gian Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06/ 05 07/ 06 Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ cho vay ngắn hạn 432 27% 919 31% 1,895 44% 212% 206% Dư nợ cho vay trung, dài hạn 1,619 79% 2,014 69% 2,395 56% 124% 119% Trong đó: Dư nợ DNN&V 759 38% 856 29% 1,843 43% 290% 215% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Qua số liệu trên cho thấy dư nợ đều tăng qua các năm, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn. So với năm 2005, dư nợ ngắn hạn tăng 438%, trong khi dư nợ dài hạn chỉ tăng 147,9% Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ, năm 2005 là 27%, năm 2006 là 31,3%, năm 2007 là 44, 1%. Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ DNN&V liên tục tăng qua các năm, tỷ lệ cho vay cũng tăng theo hướng tăng cho vay ngắn hạn. *Dư nợ DNN&V phân theo thành phần kinh tế Bảng 6: Dư nợ phân loại theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/ 2005 2007/ 2006 Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ -Doanh nghiệp quốc doanh 1.756 86% 2.177 74% 3.269 76% 212% 206% -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 295 14% 756 26% 1.021 24% 124% 119% Trong đó: Dư  nợ DNN&V 759 37% 856 29% 1.843 43% 290% 215% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Qua số liệu trên có thể thấy: dư nợ của các DNN&V quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn: năm 2005 là 85,6 % ; năm 2006 là 74,2% ; năm 2007 là 59,8% nhưng xu hướng ngày càng giảm. Trong khi đó dư nợ cho vay DNN&N ngày càng tăng và có bước tăng vượt bậc trong năm 2007, tăng 215,3% so với năm 2006. Đây là tín hiệu cho thấy Sở giao dịch đã bước đầu có những thay đổi về chiến lược khách hàng, cùng với việc duy trì và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vay vốn truyền thống, Sở giao dịch đã tích cực tiếp cận và mở rộng tín dụng với các DNN&V sản xuất kinh doanh hiệu quả. *Dư nợ DNN&V phân theo ngành kinh tế. Bảng 7: Dư nợ DNN&V phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/ 2005 2007/2006 Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ DNN&V Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ DNN&V Dư nợ Tỷ trọng trong tổng dư nợ DNN&V - Nông Lâm nghiêp 3 0.4% 14 1.6% 17 0.9% 133% 121% - Công nghiệp, Xây dựng 249 32.8% 302 35.3% 832 45.1% 121% 275% - Thương mại, dịch vụ 411 54.2% 451 52.7% 896 48.6% 109% 198% - Ngành khác 96 12.6% 89 10.4% 98 5.3% 92,7% 110% Dư nợ DNN&V 759 100% 856 100% 1.843 100% 112% 215% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Qua bảng trên có thể thấy: Sở giao dịch cho vay DNN&V ở tất cả các ngành kinh tế. Dư nợ năm sau cao hơn năm trước ở mọi ngành. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm ưu thế. Điều này phù hợp với đặc thù và địa bàn hoạt động của Sở giao dịch. Đóng góp vào sự tăng trưởng dư nợ vượt bậc trong năm 2007 chủ yếu là cho vay doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, dư nợ cho vay hai ngành này có tốc độ tăng lần lượt là 275% và 198%; trong khi dư nợ hai ngành còn lại có tốc độ tăng trưởng thấp hơn, chỉ là 121% và 110%. * Chất lượng tín dụng DNN&V Các xem xét trên đã đề cập đến dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ, phận loại dư nợ theo các tiêu chí khác nhau như thành phần kinh tế, thời hạn tín dụng, ngành kinh tế. Để nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về tình trạng tín dụng của khu vực DNN&V tại Sở giao dịch, chúng ta sẽ xem xét tiếp các con số phản ánh chất lượng tín dụng của DNN&V. Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNN&V trong tổng dư nợ Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ cho vay DNN&V (1) 759 856 1.843 Tổng nợ quá hạn (2) 8,8 14,9 25,8 Nợ quá hạn DNN&V (3) 5,1 5,2 5,8 T. đó: - Có khả năng thu hồi 5,1 5,2 5,6 - Không có khả năng thu hồi 0 0 0,2 Tỷ lệ Nợ quá hạn DNN&V /tổng dư nợ DNN&V&V = (3)/(1) 0,67% 0.61% 0,31% Tỷ lệ Nợ quá hạn DNN&V / tổng nợ quá hạn = (3)/(2) 57,9% 34,8% 22,4% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Dư nợ quá hạn đến 31/12/2007 của DNN&V là 5,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,31% tổng dư nợ DNN&V, so với 31/12/2006 tăng 0,2 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 4%). Tỷ lệ nợ quá hạn DNN&V giảm dần qua các năm: năm 2005 là 0,67%; năm 2006 là 0,60%, năm 2007 là 0,33%. Khi đi sâu vào xem xét thì số dư nợ quá hạn 5,8 tỷ đồng chủ yếu của các DNN&V quốc doanh, các doanh nghiệp khác đều vay trả sòng phẳng. Bảng 9: Nợ quá hạn của DNN&V qua các năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ DNN&V Tổng dư nợ DNN&V Tổng dư nợ DNN&V Dư nợ (2) 2.051 759 2.933 856 4.290 1.712 Nợ quá hạn (1) 8,8 5,1 14,9 5,2 25,8 5,8 Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ = (1)/(2) 0,43% 0,67% 0,50% 0,60% 0,13% 0,33% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007, Mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh năm 2008 của Sở giao dịch NHNN&PTNTViệt Nam – Hà nội, 1/2008. Qua bảng trên có thể thấy, dư nợ quá hạn của Sở giao dịch tăng với tốc độ hơn 30% mỗi năm, nhưng trong đó dư nợ quá hạn DNN&V luôn giữ mức ổn định, và ở mức thấp. Dư nợ quá hạn của DNN&V có xu hướng chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của DNN&V trên tổng dư nợ DNN&V vẫn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn trung bình của Sở giao dịch. Năm 2007 là 0,33% cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn trung bình là 0,13% . Qua phân tích cho thấy: chất lượng tín dụng của khu vực DNN&V tương đối tốt, nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Sở giao dịch có thể yên tâm khi mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. 2.2.2.3 Những kết quả đạt được Nhìn chung qua 3 năm hoạt động (từ 2005 đến 2007) hoạt động tín dụng của Sở giao dịch đã có bước tăng trưởng đáng kể. Doanh số cho vay năm 2007 là 4.960 tỷ đồng, tăng 1.900 tỷ đồng (tăng 62%) so với năm 2006; tăng 3.278 tỷ đồng (tăng 194%) so với năm 2005; doanh số thu nợ là 3.605 tỷ đồng, tăng 1.413 tỷ đồng (tăng 65%) so với năm 2006, tăng 2.458 tỷ đồng (tăng 214 %) so với năm 2005. Về tổng dư nợ, riêng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan