Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp Tây Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ. 3

1. 1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1. 1. 2 Đặc điểm của DNVVN 4

1. 1. 3 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 10

1. 1. 3. 1 DNVVN đóng góp quan trọng đối với sự gia tăng thu nhập quốc dân 10

1. 1. 3. 2 Tạo việc làm tăng thu nhập người lao động 10

1. 1. 3. 3 Cung cấp sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn và đa dạng hoá 11

1. 1. 3. 4 Khai thác và chế tạo nguồn lực cho sự nghiệp CNH- HĐH ở nước ta 12

1. 1. 3. 5 Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12

1. 1. 4 Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN ở Việt Nam 13

1. 1. 5 Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ . 15

1. 2. 1. 2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng thương mại 21

1. 2. 2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN 21

1. 2. 2. 1 Tín dụng ngân hàng là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho các DNVVN 21

1. 2. 2. 2 Tín dụng ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh và uy tín các DNVVN 22

1. 2. 2. 3 Tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn 23

1. 2. 3 Những nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 25

1. 3 Kinh nghiệm một số nước 28

1. 3. 1 Trung quốc 28

1. 3. 2 Nhật bản 29

1. 3. 3 Malaysia 30

Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO TÂY HÀ NỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 31

2. 1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNVVN 31

2. 1. 1 Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh 31

2. 1. 2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian qua 36

2. 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO TÂY HÀ NỘI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 37

2. 2. 1 Khái quát về NHNNo Tây Hà Nội. 37

2. 2. 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh chung của NHNo Tây Hà Nội 39

2. 2. 2. 1 Hoạt động huy động vốn 39

2.2.2.2 Hoạt động cho vay 43

2. 2. 2. 3 Hoạt động thanh toán quốc tế 44

2. 2. 3 Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN 46

2. 2. 3. 1 Số lượng DNVVN trong tổng số khách hàng của ngân hàng 46

2. 2. 3. 2 Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng DNVVN 49

2. 2. 3. 3 Tín dụng đối với DNVVN phân loại theo thời hạn cho vay 50

2. 2. 3. 4 Tín dụng đối với DNVVN phân loại theo thành phần kinh tế 51

2. 2. 3. 5 Chất lượng tín dụng đối với DNVVN 52

2. 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHNo TÂY HÀ NỘI 53

2. 3. 1 Những kết quả đạt được 53

2. 3. 2 Hạn chế 53

2. 3. 3 Nguyên nhân của những hạn chế trên. 54

2. 3. 3. 1 Về phía ngân hàng 54

2. 3. 3. 2 Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ 57

2. 3. 3. 3 Về môi trường vĩ mô 59

2. 4 Kết luận : 61

Chương III 62

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo TÂY HÀ NỘI 62

3. 1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO TÂY HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3. 1. 1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng 62

3. 1. 2 Định hướng hoạt động tín dụng 63

3. 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNo TÂY HÀ NỘI 64

3. 2. 1 Đối với NHNo Tây Hà Nội 64

3. 2. 1. 1 Tạo lập một chính sách tín dụng đối với DNVVN phù hợp với yêu cầu mở rộng tín dụng. 64

3. 2. 1. 2 Cung cấp đa dạng các loại hình tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn của các DNVVN. 66

3. 2. 1. 3 Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng và dự án vay vốn, tránh việc phụ thuộc nhiều vào tài sản đảm bảo khi cho vay. 66

3. 2. 1. 4 Thực hiện chính sách Marketing trong việc tiếp cận các DNVVN 69

3. 2. 1. 5 Coi trọng công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ. 71

3. 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 72

3. 3. 1 Đối với các DNVVN 72

3. 3. 1. 1 Nâng cao trình độ quản lý 72

3. 3. 1. 2 Thực hiện các phương án kinh doanh có tính khả thi cao 72

3. 3. 1. 3 Nắm vững chính sách cho vay của NH 73

3. 3. 1. 4 Hoàn thành thủ tục pháp lý cho tài sản thế chấp 73

3. 3. 1. 5 Hoàn thiện công tác kế toán 74

3. 3. 1. 6 Tạo mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp lớn 74

3. 3. 2 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 74

3. 3. 3 Đối với Nhà nước và các cơ quan có liên quan 75

Kết Luận 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 81

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 82

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng nông nghiệp Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng trên cơ sở đồng bảo lãnh. - Thành lập các tổ chức tài chính công cộng phục vụ các DNVVN, công ty tài chính nhân dân, ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập nhằm tài trợ vốn cho các DNVVN để đổi mới thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. - Việt Nam có thể chưa có đủ điều kiện để thành lập riêng một ngân hàng chuyên phục vụ các DNVVN như tại Nhật bản, tuy nhiên trong một số NHTM lớn đã có các phòng ban chuyên phụ trách khu vực DNVVN. Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm từ Nhật bản như việc hỗ trợ vốn lưu động dài hạn giúp các DNVVN mở rộng phát triển sản xuất, việc bảo lãnh tín dụng dựa trên cơ sở đồng bảo lãnh… 1. 3. 3 Malaysia Hiện tại, các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 80% khối lượng sản xuất công nghiệp của Malaysia trong đó 88% thuộc về các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và 12% thuộc về các doanh nghiệp có quy mô vừa. Tổng số lao động làm việc trong SMEs tại Malaysia là 17,4% tổng số lao động của cả nước. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN, một điểm đáng chú ý là việc các NHTM tại Malaysia bên cạnh xem xét tài sản thế chấp đảm bảo cho khoản tín dụng (Một điều kiện vay vốn mà rất nhiều DNVVN không chỉ ở Malaysia khó đáp ứng được), các ngân hàng nhấn mạnh hơn đến dự án, đến “giá trị” kinh doanh của doanh nghiệp. Các số liệu thông tin ngân hàng quan tâm là dòng tiền của hoạt động kinh doanh, ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, chính sách của chính phủ đối với ngành đó, hiểu biết của chủ doanh nghiệp về tài chính, kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing…Tóm lại là những “giá trị” hiện có của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để đánh giá khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Như vậy, việc các NHTM nhấn mạnh hơn đến dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xin vay vốn, đã nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNVVN. Đây là một bài học kinh nghiệm mà NHTM Việt Nam có thể áp dụng để mở rộng cho vay đối với DNVVN. Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo Tây Hà Nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2. 1 Tình hình hoạt động của các DNVVN 2. 1. 1 Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh + Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, năm 2003 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 7% đưa Việt Nam thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới sau Trung quốc. Tỷ lệ tăng trưởng này có thể duy trì một cách ổn định trong trung hạn, nền kinh tế đất nước đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc kim ngạch thương mại đã vượt tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hiệp định thương mại song phương ký với Hoa kỳ năm 2001 và quyết tâm của Việt Nam gia nhập WTO trước năm 2005 là những điểm mốc quan trọng trong tiến trình này. Tạo động lực cho việc duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao qua các năm một phần nhờ vào xuất khẩu. Trong đó ngành dệt may luôn duy trì mức tăng trưởng cao nhất (45% năm 2003), ngành dầu thô trở thành ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam xét về mặt giá trị. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng góp phần tăng giá trị xuất khẩu bằng USD. Về thị trường xuất khẩu, cùng với hiệp định thương mại Việt Mỹ tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam qua thị trường này tăng mạnh chiếm khoảng 20% hàng xuất khẩu của Việt Nam, các thị trường chủ yếu khác là EU, ASEAN, Nhật bản và Trung quốc cũng tăng trưởng mạnh.(Nguồn: Báo cáo hội nghị nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam 2003) Biểu đồ 1: Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (Nguồn: Báo cáo Hội nghị nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam 2003, (Tr .5)) Đóng góp không nhỏ vào mức tăng trưởng cao và ổn định GDP hàng năm là việc tăng nhập khẩu từ đó dẫn tới đầu tư trong nước và nước ngoài tăng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, các sản phẩm dầu, và các đầu vào sản xuất khác cần cho quy trình mở rộng nhanh của ngành xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) tăng liên tục qua các năm (biểu đồ 2) Biểu đồ 2: Tăng trưởng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Nguồn: Báo cáo Hội nghị nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam 2003, (Tr .6)) Sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng qua các năm. Ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tăng trưởng kinh tế, tiếp đến là các ngành dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp. Biểu đồ 3: Đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của các ngành (Nguồn: Báo cáo Hội nghị nhóm tư vấn tài trợ cho Việt Nam 2003, (Tr .7)) + Các chính sách phát triển Môi trường thể chế và các chính sách đã được cải thiện đáng kể trong năm 5 qua, các thế mạnh chính của Việt Nam là quản lý kinh tế vĩ mô và các chính sách hòa nhập xã hội. Chính phủ đã cam kết xây dựng một nền kinh tế mở và cạnh tranh hơn thông qua việc thực hiện cam kết tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA) và Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ. Quá trình gia nhập WTO trở thành một trọng tâm của cải cách và cơ cấu kinh tế. Về chính sách phát triển, các DNVVN được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Theo đó, “khu vực tư nhân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Nghị quyết 14/NQ- TW ban hành tháng 3 năm 2002 của Đảng cộng sản Việt Nam). Chính phủ cũng ban hành hàng loạt các kế hoạch, hành động để cải thiện môi trường kinh doanh. Trước đó Nghị định 90 được ban hành đã tạo nền tảng cho hàng loạt các hỗ trợ tiếp theo của Chính phủ cho việc phát triển khu vực này. Phát triển các DNVVN cũng được đề cập tới trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2001- 2005 của Đảng “mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức theo luật định và được pháp luật bảo vệ, mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phát triển mạnh các DNVVN, từng bước hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh”. Các tổ chức trong và ngoài nước cũng đã quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ các DNVVN phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong bản báo cáo gần đây của Chính phủ trước quốc hội tháng 5- 2003, thúc đẩy sự phát triển các DNVVN, khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt ở khu vực nông thôn được coi là ưu tiên của chính phủ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách để khuyến khích và phát triển các DNVVN như từng bước tạo lập môi trường pháp lý phù hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, thực hiện các chính sách thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN trong đó chủ yếu tập trung vào vào các lĩnh vực dệt may, giầy dép, sản xuất và xuất khẩu hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, điện, điện tử và công nghệ thông tin. Thiết lập các trung tâm tư vấn và hỗ trợ của các ngành các tỉnh thành phố, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Chính phủ hoan nghênh và khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước kể cả cá nhân đầu tư vốn xây dựng phát triển hợp tác, liên doanh với các DNVVN trong tất cả các lĩnh vực các ngành nghề. Chính phủ đã trực tiếp thực hiện, cũng như tiếp nhận các dự án hỗ trợ vốn, kỹ thuật từ các tổ chức và quốc gia trên thế giới nhằm giúp đỡ các DNVVN phát triển : - Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển (DFA) : Là một tổ chức của Chính phủ Việt Nam cung cấp tín dụng có lựa chọn cho các doanh nghiệp theo Nghị định 43/1999/NĐ- CP của Thủ tướng chính phủ. Quỹ hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp có dự án đầu tư công nghệ mới, mở rộng sản xuất, sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án tạo việc làm, các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và hải sản, các dự án về chăm sóc sức khoẻ giáo dục, văn hoá …Các hoạt động của DFA bao gồm + Cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp + Bảo lãnh cho các khoản tín dụng từ các NHTM + Bảo lãnh lãi suất các khoản tín dụng từ các NHTM Sau 3 năm hoạt động Quỹ đã cấp tín dụng cho 793 dự án với tổng số vốn khoảng 330 triệu USD tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, giầy dép, chế biến hải sản, thủ công mỹ nghệ - Quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN của Liên minh Châu âu (SMEDF): Đây là quỹ được tài trợ từ phía Liên minh Châu âu và được quản lý bởi quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ Việt nam, mục đích của qũy là cung cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính cho các DNVVN. - Chương trình hỗ trợ tài chính cho các DNVVN của ngân hàng Nhật Bản JBIC. Chương trình này kết hợp giữa Ngân hàng hợp tác quốc tế của Nhật bản, bộ Kế hoạch đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mục đích là cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các DNVVN trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tổng nguồn vốn của chương trình là 4 triệu Yên ( 33 triệu USD). - Quỹ doanh nghiệp vùng MêKông: Bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2002 với nguồn vốn là 18,5 triệu USD. Quỹ hoạt động với mục đích đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân của ba nước Đông dương. Quỹ không cho oanh, mà nó còn là điều kiện ác doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn có hiệu quả và khai thác được lợi thế cạnh tranh của vùng. - Quỹ hội nhập kinh tế KFW: Đây là quỹ được tài trợ bởi Kreditantstalt fur Weideraufbau của Đức. Với mục đích cung cấp tín dụng cho DNVVN thông qua ngân hàng Công thương Việt Nam với số vốn 11 triệu USD. - Dự án hỗ trợ DNVVN tại Việt Nam của Swisscontact: Đây là dự án hỗ trợ các DNVVN tại TP. HCM tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiêu dùng đặc biệt là các doanh nghiệp nhựa. - Bên cạnh đó có rất nhiều các dự án khác như chương trình thúc đẩy xuất khẩu của tổ chức DANIDA, chương trình hỗ trợ thương mại và cơ hội kinh doanh của tổ chức JETRO Nhật bản… 2. 1. 2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian qua Hiện tại các DNVVN ở Việt Nam phát triển ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế, dưới các hình thức khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong quá trình CNH- HĐH của Việt Nam, đóng góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các DNVVN có số lao động xấp xỉ 4.5 triệu người ( chiếm khoảng 13% tổng số lực lượng lao động của cả VN ), tổng giá trị sản lượng công nghiệp tạo ra bởi các DNVVN chiếm tới 28% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước, và chiếm tới 35% tổng số hàng hoá tiêu dùng trong nước. Biểu đồ 4: Số lượng các DNVVN thời kỳ 1992- 2002 ( Nguồn : Tổng cục thống kê) Theo thống kê bình quân mỗi tháng trong giai đoạn 2000-2003 có gần 1600 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đặc biệt sau 3 năm thành kể từ ngày Luật doanh nghiệp được ban hành đến tháng 1- 2003 trên cả nước đã có - 55.200 doanh nghiệp thành lập mới đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. - 18.000 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký mở rộng hoạt động kinh doanh. - Tổng số vốn đầu tư đạt 101.400 tỷ VND. ( Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư ) Với tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ như hiện nay của các DNVVN, đứng trên góc độ ngân hàng thì có thể thấy khu vực DNVVN sẽ là những khách hàng đầy tiềm năng của các NHTM trong thời gian tới. 2. 2 Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo Tây Hà Nội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2. 2. 1 Khái quát về NHNNo Tây Hà Nội. NHNo Tây Hà Nội được thành lập ngày ngày 05/06/2003 theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT- TCCB của chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam và chính thức khai trương, đi vào hoạt động ngày 21/7/2003. Với trụ sở chính tại 115-Nguyễn Lương Bằng Hà Nội, NHNo Tây Hà Nội có thuận lợi lớn về môi trường hoạt động kinh doanh. Thành phố Hà Nội không những là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật mà còn là trung tâm lớn về kinh tế, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Là thủ đô của cả nước Hà Nội tập trung một số lượng lớn các NHTM, các tổ chức tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán…trong nước cũng như nước ngoài, điều này tạo thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình hoà nhập và phát triển. Tuy ra đời muộn hơn so với các chi nhánh khác của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo Tây Hà Nội đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các chi nhánh, các phòng giao dịch của NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam nói chung. A, Chức năng và nhiệm vụ của NH Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ bằng nhiều hình thức: mở tài khoản tiền gửi thanh toán tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu. Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế. 3. Làm đại lý dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức tài chính tín dụng và các cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch... 4. Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT… Chi trả kiều hối mua bán ngoại tệ, chiết khấu và cho vay cầm cố các chứng từ có giá. 6. Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước. 7. Thực hiện các dịch vụ khác. B. Tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam, ban hành theo quyết định số 169/QĐ/HĐQT ngày 07/09/2000 của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, cơ cấu tổ chức của NHNo Tây Hà Nội như sau: - Lãnh đạo diều hành + Một giám đốc + Ba phó giám đốc - Các bộ phận chức năng được tổ chức thành 5 phòng nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch + Phòng hành chính nhân sự. + Phòng kế toán ngân quỹ. + Phòng thanh toán quốc tế. + Phòng thẩm định. + Phòng kế hoạch kinh doanh. + Tổ kiểm tra kiểm toán. - Tổng số cán bộ tại NHNo Tây Hà Nội : 63 người. Biểu đồ 5: Mô hình quản lý và điều hành của NHNo Tây Hà Nội Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng thẩm định Các phòng giao dịch Giám đốc Phó giám đốc Kiểm tra, kiểm toán Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Hành chính 2. 2. 2 Thực trạng hoạt động kinh doanh chung của NHNo Tây Hà Nội 2. 2. 2. 1 Hoạt động huy động vốn Một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng đó là hoạt động huy động vốn.Thời gian qua, hoạt động huy động vốn tại NHNo Tây Hà nội có những bước chuyển biến tốt thể hiện qua bảng số liệu. Bảng1: Số dư nguồn vốn huy động (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu 9/12/2003 31/12/2003 1/3/2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 312.7 100% 855.8 100% 1338.8 100% 1. Phân loại theo thời gian Tiền gửi không kỳ hạn 83.9 26.8 250.7 29.3 424.4 31.7 Tiền gửi có kỳ hạn 228.8 73.2 605.1 70.7 914.4 68.3 2. Phân loại theo đồng tiền huy động Tiền gửi bằng nội tệ 239.6 76.6 600.3 70 1.077 80.5 Tiền gửi bằng ngoại tệ 73.1 23.4 255.5 30 268.1 19.5 3. Phân loại theo thành phần kinh tế Tiền gửi của các TCKT 310.6 99.3 817.4 95.5 1217.6 90.9 Tiền gửi TK cá nhân 2.1 0.7 38.4 4.5 121.3 9.1 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét : Tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh qua các thời kỳ. Từ 312,7 tỷ quý III năm 2003 đã tăng lên 1338.8 tỷ trong quý I năm 2004. Qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn chính: Từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Trong đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trên 90%, còn tiền gửi cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 10%. Tiền gửi của các TCTD trong nước 571.547.148.424 Phát hành giấy tờ có giá 44.989.992.585 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 100.000.000.000 Các khoản phải trả khách hàng 80.037.093.664 Tiền gửi của khách hàng 56.906.504.733 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản tổng hợp 31/12/2003 Nhận xét: Chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn là tiền gửi của các tổ chức tín dụng, nguồn này chiếm tới 30% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư của ngân hàng chỉ chiếm 7% nhưng lại là nguồn rất quan trọng đối với ngân hàng. Nguồn này không những làm tăng tổng nguồn mà còn giúp củng cố uy tín của ngân hàng, lý do là các nguồn này thường do NHNN hoặc các tổ chức tài chính quốc tế uỷ thác cho ngân hàng để thực hiện các dự án. Việc gia tăng uy tín là rất cần thiết đối với NHNo Tây Hà Nội đặc biệt khi ngân hàng mới ra đời và đi vào hoạt động. Trong tổng nguồn, nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ với số dư có cuối năm là 10.656.120.858. Điều này đòi hỏi những nỗ lực của ngân hàng trong thời gian tới vì đây là khoản mục quan trọng đối với mỗi ngân hàng do lãi suất thấp, có tính ổn định cao. Bên cạnh đó, địa bàn NHNo Tây Hà Nội hoạt động có một số lượng lớn dân cư có thu nhập cao và ổn định. Biểu đồ 6: Tỷ trọng nguồn gửi tiết kiệm (Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp ngày 31/12/2003 NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét : Nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 250,7 tỷ đồng, chiếm 29,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Duy trì tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn ở mức trên dưới 30% góp phần giảm lãi suất đầu vào, có lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn đạt 605,1 tỷ đồng chiếm 70,7% trong tổng nguồn huy động. Tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn cao tạo thuận lợi cho ngân hàng trong khả năng cung cấp các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn. Biểu đồ 7: Tăng trưởng nguồn vốn ( Đơn vị : tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét: Nguồn vốn của ngân hàng đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, về số tuyệt đối đã tăng từ 312.7 tỷ đồng 30/9/2003 lên 1338.8 tỷ đồng 31/3/2004 tức là tăng hơn 4 lần. Kết quả này thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút các loại nguồn vốn khác nhau nhằm mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hoá nguồn vốn. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại ngân hàng, tiếp đó là các nguồn tài trợ uỷ thác, nguồn phát hành giấy tờ có giá… 2.2.2.2 Hoạt động cho vay Ngân hàng tìm kiếm các khoản vốn ( huy động vốn ), sau đó sử dụng các khoản vốn này nhằm mục đích thu lợi nhuận. Cho vay là phần quan trọng nhất trong các khoản mục đem lại thu nhập cho ngân hàng. Bảng 3: Bảng dư nợ cho vay qua các thời kỳ Chỉ tiêu 30/9/2003 31/12/2003 31/3/2004 Số tiền ( tỷ ) Tỷ trọng Số tiền ( tỷ ) Tỷ trọng Số tiền ( tỷ ) Tỷ trọng Dư nợ cho vay 23.62 100% 410 100% 470 100% 1. Phân loại theo thời gian Ngắn hạn 20.53 87 380 92.6 418.3 89 Trung và dài hạn 3.09 13 30 7.4 51.7 11 2. Phân loại theo thành phần kinh tế Cho vay DNNN 13.4 56.7 175.51 42.8 186.59 39.7 Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4.8 20 104.9 25 5 150.87 32.1 Cho vay khác 5.42 23.3 129.5 31.7 132.54 28.2 3. Phân loại theo tiền tệ Nội tệ 21.32 90.3 378.25 92.3 419.65 89.3 Ngoại tệ 2.3 9.7 31.75 7.7 50.35 10.7 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu cho vay, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và luôn duy trì ở mức 80- 90% trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các thời kỳ. Nguyên nhân là ngân hàng mới đi vào hoạt động, các khách hàng đến với ngân hàng đều là những khách hàng mới nên chủ yếu các khoản tín dụng là tín dụng ngắn hạn. Hơn nữa việc cho vay ngắn hạn còn bảo đảm về một nguồn thu nhập ngắn hạn cho ngân hàng trong thời gian đầu đi vào hoạt động. Cũng qua số liệu trong bảng ta thấy dư nợ tín dụng của các DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ từ 40-50% tổng dư nợ tín dụng. Tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà phần lớn trong số đó là các DNVVN tuy có tăng dần qua các thời nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên dưới 30% trong tổng dư nợ tín dụng. Một đặc điểm là các khoản cho vay khác như cho vay tiêu dùng… lại chiếm một tỷ trọng không nhỏ từ 25-35% tổng dư nợ tín dụng. Thậm chí có thời điểm số dư nợ còn lớn hơn các khoản cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây có thể là một thế mạnh của ngân hàng khi biết rằng tại nhiều NHTM khác các khoản tín dụng này thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể. 2. 2. 2. 3 Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế cũng đạt được những kết quả bước đầu. Trước hết phải kể tới các nghiệp vụ liên quan tới L/C bao gồm cả với vai trò là ngân hàng của người nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Trong vai trò là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu trong 6 tháng kể từ ngày chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt động đến cuối năm 2003 ngân hàng đã mở 42 L/C trong đó 40 L/C dùng đơn vị tiền tệ USD với tổng số tiền là 4. 609. 828, 89 USD 1 L/C 4.300.000 JPY 1 L/C 35.700 EUR Riêng trong tháng 1 năm 2004 ngân hàng đã mở 11 L/C với tổng số tiền là 1.228.514,34 USD. Với L/C xuất thì từ tháng 12/2003 tới nay ngân hàng mới thực hiện được 2 L/C với tổng số tiền là 15.931,58 USD. Về loại hình L/C thì đây chủ yếu là các L/C at sight khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ hàng hoá thì cần phải thực hiện thanh toán ngay cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Trong 6 tháng cuối năm 2003 ngân hàng cũng đã thực hiện một số nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trao ngay chủ yếu đối với đồng EUR, USD, GPB và JPY cụ thể Bảng 4: Tình hình mua bán ngoại tệ năm 2003 USD EUR GPB JPY Mua 2.424.651,53 8.678,73 1.420.000 6.60.000, 00 Bán 2.304.373,67 7.001,41 1.420.000 6.593.404,00 (Nguồn: Báo cáo tình hình mua bán ngoại tệ năm 2003) Cũng trong 6 tháng đầu hoạt động ngân hàng đã thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu với tổng số tiền là 3.312.265,98 USD với các mặt hàng chủ yếu là sắt thép, giấy, máy móc thiết bị, hàng điện tử và linh kiện điện tử, và tổng số tiền thanh toán hàng xuất khẩu là 119. 756, 09 USD trong đó chủ yếu là mặt hàng dệt may. 2. 2. 3 Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN 2. 2. 3. 1 Số lượng DNVVN trong tổng số khách hàng của ngân hàng Các doanh nghiệp là các khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Trong số này tập trung chủ yếu là các DNVVN, và một số ít là các DNL. Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHNo Tây Hà Nội Chỉ tiêu 30/9 2003 Tỷ trọng ( % ) 31/12 2003 Tỷ trọng ( % ) 30/3 2004 Tỷ trọng ( % ) Tổng số doanh nghiệp 7 100 19 100 35 100 - DNL 0 0 2 10.5 5 14.2 - DNVVN + DN quốc doanh + DN ngoài quốc doanh 7 1 6 100 14.2 85.8 17 4 15 89.5 21 68.5 30 5 25 85.8 14.2 71.6 (Nguồn : Báo cáo cho vay các doanh nghiệp của NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét: Bắt đầu đi vào hoạt động ngày 21/7/2003 nếu tính đến 30/3/2004 thì ngân hàng mới hoạt động được 3 quý. Nhìn vào báo cáo số lượng các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng dần từ 7 doanh nghiệp cuối quý III năm 2003 đã tăng lên thành 35 doanh nghiệp quý I năm 2004 trong đó số lượng DNVVN là 33 doanh nghiệp. Con số này vẫn còn rất khiêm tốn nếu như biết được rằng, sau ngày Luật doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động riêng trên địa bàn Hà Nội trung bình mỗi ngày có 14 doanh nghiệp mới được thành lập. Hầu hết trong số đó là các DNVVN với số vốn đăng ký kinh doanh trung bình của mỗi doanh nghiệp là 1,9 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Như vậy hàng năm số lượng doanh nghiệp mới được thành lập gần 4000 doanh nghiệp tạo nên một số lượng khách hàng tiềm năng rất lớn của ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng số lượng khách hàng DNVVN của ngân hàng vẫn còn nhỏ là do ngân hàng mới đi vào hoạt động, uy tín đối với khách hàng chưa cao. Các khách hàng có nhu cầu vốn thường đã có quan hệ với các ngân hàng khác trước đó. Điều này đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong thời gian tới nhằm thu hút được nhiều hơn các đối tượng khách hàng đến với ngân hàng mình. Bảng 6: Dư nợ tín dụng tại NHNo Tây Hà Nội theo quy mô vốn Chỉ tiêu 30/9/2003 31/12/2003 31/3/2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 23.62 100% 410 100% 470 100% - DNL - DNVVN - Cho vay khác 11.8 6.4 5.42 49.9 27 23.1 143.2 184.7 82.1 34.9 45.1 20 179.8 220.8 67.5 38.3 47.2 14.6 Doanh số cho vay 79.10 100% 437.3 100% 624.3 100% - DNL - DNVVN - Cho vay khác 40.9 22.2 15,9 51.7 28.1 20.2 172.8 158.3 106.2 43.4 36.2 24.4 263. 3 264.7 98.63 41.8 42.4 15.8 (Nguồn : Báo cáo hoạt động cho vay doanh nghiệp NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét: Có thể thấy rằng tổng các khoản tín dụng của số ít các DNL lớn cũng đã chiếm tới khoảng 35% tổng dư nợ tín dụng qua các thời kỳ. Nguyên nhân là mặc dù số lượng các DNVVN lớn hơn rất nhiều lần các DNL nhưng quy mô mỗi khoản vay vốn là nhỏ nên tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp này cũng chỉ chiếm khoảng trên dưới 50% tổng dư nợ tín dụng. Biểu đồ 8 : Dư nợ tín dụng (Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay doanh nghiệp NHNo Tây Hà Nội) Nhận xét : Về số tuyệt đối, dư nợ tín dụng đối với các DNVVN tăng theo các thời kỳ từ 6.4 tỷ quý III năm 2003 lên 184 tỷ quý IV 2003 và đạt 220. 8 tỷ quý I năm 2004, tỷ trọng cũng tăng từ 27% lên 47.2 %. Dư nợ tín dụng đối với các DNL cũng tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng thì ổn định qua các thời kỳ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28716.doc
Tài liệu liên quan